Trang Chủ > Truyền Giáo > Tài Liệu Khác

Tham luận của Ủy Ban Giám Mục về MỤC VỤ DI DÂN

NHẬP ĐỀ

Trong 50 năm trở lại đây, do chiến tranh và những chuyển biến của xã hội, đất nước Việt Nam nói chung và Giáo Hội Việt Nam nói riêng vốn hình thành và phát triển dựa trên nền tảng định canh định cư, trong đời sống gia đình cũng như nông nghiệp, đang phải đối mặt với một thực tế lịch sử quan trọng: sự di dời và chuyển động chưa từng có một số lớn dân chúng ở trong nước và ra nước ngoài.

TÌNH HÌNH DI DÂN TẠI VIỆT NAM

Không kể những cuộc di cư hay di tản tạm thời vì chiến tranh hoặc thiên tai, hay những cuộc di rời mang tính riêng tư vì kế sinh nhai. Những cuộc di dân qui mô trong những năm gần đây gồm:

1. Trong nước

Di dân lập nghiệp hay dãn dân: thay đổi nơi ở để định canh định cư lâu dài, từ những vùng đồng bằng có mật độ dân số cao tới các vùng cao nguyên, đồi núi: khoảng 6 triệu người trong 30 năm gần đây nhất.

Di dân thời vụ vì lao động hay học hành, chuyển tới các thành phố lớn và các khu công nghiệp: khoảng 3,5 triệu người/năm trong những năm gần đây.

2. Hải ngoại

Định cư lâu dài hoặc vĩnh viễn vì nhiều lý do (kể cả lập gia đình với người nước ngoài): khoảng 4 triệu người trong nhiều quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ, Úc và Châu Á.

Di dân có thời hạn vì lao động hay học hành: khoảng 1,5 triệu người/năm.

Trong số các di dân này, giáo dân công giáo chiếm tỷ lệ không dưới 10 %.

VẦN ĐỀ DI DÂN ĐẶT RA CHO GIÁO HỘI VIỆT NAM

Nếu di dân đã trở nên một hiện tượng phổ biến trên thế giới ngày nay, và đang đặt ra hàng loạt vấn đề cho xã hội, thì với tầm vóc trên, nó cũng đang trở thành thách đố lớn đối với Giáo Hội Việt Nam. Do đó, mục vụ di dân không chỉ là vấn đề chữa cháy, nhưng đòi hỏi phải có một đường hướng nghiêm túc, lâu dài và phải suy xét kỹ lưỡng để có thể giải quyết các thách đố, vì nó sẽ tác động sâu rộng trên Giáo Hội Việt Nam về nhiều mặt trong thời gian tới.

1. Về Mầu nhiệm

Di dân đặt ra nhiều vấn đề cho đời sống đức tin của người công giáo Việt nam:

Trước hết việc mục vụ truyền thống cần được rà soát và canh tân, nhất là trong lãnh vực Bí tích và Phụng tự. Việc này đòi hỏi một ý thức mới nơi hàng giáo phẩm, cũng như sự cởi mở chân thành về phía giáo dân địa phương.

Di dân phát huy đức tin trong một môi trường xa lạ với truyền thống đạo đức địa phương gốc, một số sẽ phải hội nhập trở lại. Điều này đòi hỏi phải có đối thoại giữa các truyền thống.

Một đức tin sống và phát triển trong điều kiện di chuyển sẽ đòi có một nền giáo lý và thần học thích hợp hơn. Văn hóa và từ vựng tôn giáo cũng cần rà soát lại sao cho gần gũi và thích hợp với xã hội đa diện hơn.

2. Về Sứ Vụ

Sứ vụ bác ái phục vụ: sự hiện diện của di dân nghèo khổ kêu gọi ý thức bác ái huynh đệ nơi các cộng đoàn Giáo hội tiếp nhận. Trong việc phục vụ di dân, như kinh nghiệm làm chứng, cũng tạo dịp để cộng tác chung vai sát cánh với các tôn giáo bạn và các tổ chức thiện nguyện xã hội, một dạng thực tế của đối thoại liên tôn và đại kết.

Sứ vụ truyền giáo: sự hiện diện của Ki-tô hữu di dân trong nhiều môi trường không công giáo nhiều khi lại là cơ may truyền giáo quí giá được ban tặng cho Giáo Hội Việt Nam. Vì thế cần gây ý thức làm chứng cho các giá trị Tin mừng nơi các anh chị em di dân trong các môi trường sống và làm việc mới. Cũng vậy việc phục vụ các di dân không phân biệt tôn giáo có thể gieo vãi hạt giống Tin Mừng trong lòng nhiều người.

3. Về Hiệp thông

Di dân có thể trở thành sợi dây nối kết và đối thoại hữu hiệu giữa 26 giáo phận trong nước, nhất là giữa các giáo phận gốc nơi người di dân xuất phát và giáo phận tiếp nhận.

Trong hoàn cảnh các cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam tản mát tại nhiều nơi trên thế giới, thúc đẩy mối hiệp thông và cộng tác giữa Giáo Hội Việt Nam trong nước với các Cộng Đoàn Dân Chúa Việt Nam hải ngoại là điều thật cần thiết. Điều này sẽ giúp nhiều cho văn hóa và truyền thống công giáo Việt Nam được phát triển sâu rộng hơn.

Thực tế hơn nữa là xây dựng tình hiệp thông trong chính các cộng đồng giáo xứ nơi người di dân đến. Cộng đồng giáo xứ phải là môi trường hội nhập thích hợp để tiếp đón, gặp gỡ và trợ giúp di dân đặc biệt về phương diện tinh thần.

KẾT LUẬN

Chúng con xin chân thành ghi ơn Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã thành lập Ủy Ban Mục Vụ Di Dân. Chúng con cầu chúc Ủy Ban làm việc hữu hiệu trong công tác được trao phó. Cũng mong sớm củng cố Ủy Ban Di Dân cấp giáo phận để có thể tạo mạng lưới cộng tác và đối thoại hữu hiệu. Chúc cho Giáo Hội Việt Nam biết tận dụng tốt thực tế di dân để canh tân chính mình và tiến bước trong kế hoạch của Chúa.

 

 

 


Các bài viết mới hơn
     NHỮNG CÂU HỎI CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỂ LƯỢNG ĐỊNH LÒNG NHÂN ÁI - Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
     Ghanh Tỵ....... Cơn Khát Vô Cùng Của Nhân Loại - Lyeur Nguyễn
     Tuổi trẻ trong vòng vây của cơn cám dỗ - Giuse Phạm Đình Ngọc . SJ
     Nhà Là Nơi....... Lyeur Nguyễn
     ĐHY Tagle: 7 năm với Đức Phanxicô là một dụ ngôn về sự gần gũi của Thiên Chúa
     Dung Mạo của Lòng Thương Xót_Fr. Huynhquảng
     ĐỌC KINH THÁNH Một “bài tập thiêng liêng”_ Giuse NGUYỄN Văn Lộc, SJ
     GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2016
     SUY NIỆM 20 MẦU NHIỆM MÂN CÔI THEO Ý CHỈ KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
     100 Truyện tích Chuỗi Hạt Mân Côi - Nguồn gốc, lịch sử chuỗi hạt Mân côi, Kinh Mân côi

Các bài viết cũ hơn
     TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ TRONG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VN HÔM NAY. (Tham luận của ĐHY G.B Phạm Minh Mẫn)
     SỨ VỤ: GIÁO HỘI VIỆT NAM VÀ SỨ MẠNG LOAN BÁO TIN MỪNG. (Tham luận của ĐGM Vinhsơn Nguyễn Văn Bản)
     TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ TRONG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VIỆT NAM HÔM NAY ( Tham luận của ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chuẩn bị cho Đại Hội Dân Chúa)
     ĐỐI THOẠI: NHỊP CẦU NỐI KẾT CÁC TÔN GIÁO (Tham luận của ĐGM Tôma Vũ Đình Hiệu tại Đại Hội Dân Chúa)
     TRẺ EM CẦN TÌNH YÊU THƯƠNG CỦA CHA MẸ
     SỨ ĐIỆP GIÁNG SINH CỦA ĐỨC THÁNH CHA QUA ĐÀI BBC
     HÀI NHI GIÊSU, CÓ THỰC SỰ Ở NƠI HANG ĐÁ KHÔNG?. An-tôn Lương Văn Liêm
     MẦU NHIỆM GIÁO HỘI. ( Tham luận của ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp tại Đại Hội Dân Chúa)
     ĐỨC TIN LÀ MỘT SỰ TÍN THÁC. Sưu tầm
     THIÊN THẦN NGỒI NƠI TAY LÁI