Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Vọng

“Chúng tôi có kho tàng chứa trong bình sành…” (2 Cr 4,7)

LỜI TRỞ NÊN NGƯỜI PHÀM

Hangda.jpg“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1,14).

Nếu thánh Gioan cùng bước vào một cuộc tranh luận đại chúng với thánh Mathêu và thánh Luca cho câu truyện Giáng Sinh tốt nhất, Gioan sẽ bị thua. Trong câu chuyện Giáng Sinh của thánh Gioan, không có những người đàn ông thông thái, không có Belem, không có máng cỏ, cũng không có những người chăn chiên và các thiên thần, không có vua Hêrôđê. Nhưng nếu tính đơn gỉan là vẻ đẹp, sự ngắn gọn là sức mạnh thì Gioan sẽ thắng lớn trong bất cứ cuộc tranh luận nào của câu chuyện Giáng Sinh.

“Lời” Có Nghĩa Là gì?

Trong bối cảnh này, “Lời” có nghĩa là sự mạc khải và diễn tả tình yêu của Thiên Chúa. Cho đến Giáng Sinh đầu tiên, Chúa Giêsu-sự mạc khải chính mình của Thiên Chúa, hầu như vẫn còn bị che giấu. Khi đến thời, Chúa Giêsu đã được giấu ẩn trong bóng của Cựu Ước khi chính Thiên Chúa cũng bị che giấu nói rằng: “Các ngươi sẽ tìm Ta và các ngươi sẽ thấy, bởi vì các ngươi sẽ hết lòng kiếm Ta” (Ger 29,13). Đó là Cựu Ước: Một Thiên Chúa ẩn nấp và một Đức Kitô ẩn nấp.

Cho đến Belem, “Lời” đã không được thấy, không được mạc khải và không được giải thích. Ngài luôn luôn ở đó, nhưng con người đã không và không thể biết Ngài. Điều đó giống như một nhà truyền giáo đi truyền giáo ở Ấn Độ, để vợ ở nhà khoảng một năm. Tất cả những người Ấn Độ đều biết rằng nhà truyền giáo đã có một nửa cuộc sống của mình qua việc ông đeo nhẫn cưới và những lá thư ông nhận được cùng những lá thư ông gửi đi. Nhưng họ không biết được người phụ nữ đó như thế nào cho đến khi chị đến thành phố của họ.

Ngợi khen Thiên Chúa, nhập thể, sự giấu ẩn một thời gian dài của Thiên Chúa đã được mặc khải. Vào Giáng sinh đầu tiên, Thiên Chúa trong Đức Kitô, "Lời” giấu ẩn bước ra khỏi bóng tối của Cựu Ước và nói, "Thầy đây. Hãy nhìn Thầy! Nếu anh em thấy Thầy, là anh em thấy Cha. Nếu anh em biết Thầy, anh em sẽ biết Chúa Cha.Nếu anh em chạm vào Thầy, anh em chạm vào Chúa Cha," Hallelujah!

Giáng Sinh có nghĩa là Lời giấu ẩn 'đã trở thành' Lời được mạc khải ", và hơn bao giờ hết sự mạc khải cao siêu và mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi cho những người theo Đấng Cứu Độ.

Ngôi Lời đã trở nên xác phàm có nghĩa rằng Chúa Giêsu hiểu chúng ta, nó có nghĩa là xác phàm có thể giữ sự viên mãn của Thiên Chúa, và nó có nghĩa là sự giấu ẩn đã đưa ra ánh sáng. Bây giờ, hãy xem xét những vấn đề này đầy đủ hơn.

Chúa Giêsu Thông Cảm Với Chúng Ta

Kể từ khi nhập thể, chúng ta cảm giác có một Đấng bên tay phải của Chúa Cha, có thể bào chữa những lý do của chúng ta. Chúng ta có một Đấng ở nơi mà chúng ta đang ở. Thiên Chúa là tất cả, đó là một thực tế mà không có một lý lẽ Kitô giáo nào có thể thắc mắc. Tuy nhiên, hiểu biết và cảm giác là hai việc khác nhau.

Tôi mạo muội nói rằng Thiên Chúa Cha biết, và Đức Giêsu là Con cảm giác, Con cảm thấy. Tất nhiên, điều này không được coi là một học thuyết mới được đặt vào ngăn giá trị thần học của bạn. Nó chỉ là một cách thiết thực của việc đánh giá sự nhập thể. Mặc dù Thiên Chúa Cha có thể biết được những gì chúng ta cảm thấy, nó không phải là chính xác giống như Thiên Chúa cảm giác hoặc có sự cảm thấy những gì chúng ta cảm thấy. Vì vậy, chúng ta có thể nói về Chúa Cha, "... Người quá biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn người nhớ: ta chỉ là cát bụi" (Tv 103,14).

Nhưng chúng ta có thể nói về Chúa Giêsu, "Vị Thượng đế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của chúng ta, vì Người cũng chịu thử thách về mọi phương diện cũng như chúng ta, nhưng không phạm tội" (Dt 4,15).  

Chúng ta chú ý đến sự hiệp nhất và tốt lành khi đến với Chúa Cha và Chúa Con về. thần tính, nhưng chúng ta phải chú ý một số khác biệt trong tính cách, đặc điểm, kinh nghiệm, và chức năng của các ngôi vị của Thiên Chúa Ba Ngôi. Do đó, Chúa Cha không bao giờ trở nên xác phàm, nhưng Chúa Con đã trở nên xác phàm. Và, Chúa Cha không bao giờ chết trên thập giá, nhưng Chúa Con đã chết. Chúa Cha không bao giờ có kinh nghiệm chiến thắng sự chết qua việc sống lại, nhưng Chúa Con đã làm. Và vì Chúa Con, Ngôi Lời đã trở nên xác phàm, do đó, Ngài có khả năng cầu nguyện cho chúng ta ở bên phải Chúa Cha như Đấng đã ở với chúng ta. Đức Kitô đang nài xin cho chúng ta và điều này đã được John Wesley diễn tả qua những lời rất đẹp: Ngài chịu đựng và đón nhận trên đồi Canvê Năm vết thương chảy máu; Chúng tuôn đổ những lời cầu nguyện thật hiệu quả, Chúng nói rất mạnh mẽ cho tôi, "Hãy tha thứ cho anh ta, xin hãy tha thứ," chúng kêu lớn tiếng, "Hãy tha thứ cho anh ta, xin hãy tha thứ", chúng kêu lên (Hãy Chỗi Dậy Linh Hồn tôi).

Một đoạn Kinh Thánh cho thấy rằng Đấng ở với chúng tôi đang là trung gian cho chúng ta tại ngai của Chúa Cha trong Roma 8,34: "Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Giêsu Kitô Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại và đang ngự bên hữu Thiên Chúa để chuyển cầu cho chúng ta".

Ở đây, bạn liên kết tất cả với nhau: Đức Kitô đã chết, Đức Kitô đã sống lại, Đức Kitô đang ngự bên hữu Chúa Cha để chuyển cầu cho chúng ta, nói thay cho chúng ta, giải thích mọi sự từ cái chết của chính mình, và những kinh nghiệm cám dỗ, điều gì có thể và không thể đặt hy vọng vào chúng ta. Chúa của chúng ta đã chuyển cầu thay cho chúng ta trước ngai Thiên Chúa. Tôi chắc chắn rằng nhiều lần, nhiều hơn chúng ta nghĩ, lòng thương xót của Thiên Chúa đã hướng về chúng ta không phân biệt thời gian. Bởi vì Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, Chúa Giêsu là "Đấng có thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa. Thật vậy, Người hằng sống để chuyển cầu cho họ " (Dt 7,25).

Điều này thật thiết thực cho hàng triệu người đang trong tù vì danh Đức Kitô, có nghĩa là Chúa Giêsu, đã trở thành xác phàm và chính Người đang ở trong nhà tù, Người biết từ kinh nghiệm cá nhân phải nài xin lòng thương xót của Chúa Cha thay cho họ như thế nào. Đối với người đơn côi, Chúa Giêsu trở nên người đơn côi. Người biết thu hút sự thân tình, tình bạn bè, và Người biết làm thế nào để thúc giục người đơn côi qua việc nài xin ân sủng của lòng thương xót đối với họ để cứu họ đến cùng .

Đối với những người có tiềm năng lớn đối với quyền lực, sự ảnh hưởng, danh vọng, hoặc sự giàu có, Chúa Giêsu đã hóa thành nhục thể và đã chịu cám dỗ để bước vào những cơ hội lớn, Người cũng đã trở thành một Đấng chuyển cầu toàn năng thay cho chúng ta. Chúa Giêsu đã bị cám dỗ khi ma quỷ dâng hiến cho Người tất cả các vương quốc trên thế giới. Ma qui cũng đã cám dỗ Người khi dâng hiến cho Người danh tiếng và xúi giục Người biểu lộ thiên tính của mình qua việc buông mình từ trên nóc đền thờ xuống và có thiên sứ sẽ đỡ nâng Người. Chúa Giêsu đã bị cám dỗ để bắt đầu với những hành động ngoạn mục gây sự chú ý của mọi người. Bởi vì Chúa Giêsu đã kéo sức mạnh, sự thừa nhận, và ảnh hưởng, Người có thể cầu xin cho những người bị cám dỗ để họ có thể rút ra sức mạnh từ Người để chống lại âm mưu của ma quỷ. Vâng, Ngôi Lời đã trở nên xác phàm nghĩa là Chúa Giêsu thông cảm với chúng ta. Điều này có nghĩa rằng Người biết, Người đã cảm những gì chúng ta cảm thấy, và điều đó có nghĩa là Chúa Giêsu sẽ kéo từ trời xuống cho bạn những điều bạn không thể làm cho chính mình. Vậy, chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ về: " Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, và ..."

"Chúng tôi nhìn thấy vinh quang của Ngài"

Bằng cách chống lại tất cả các âm mưu của ma quỷ, Chúa Giêsu đã chống lại vinh quang vật chất để lựa chọn vinh quang tinh thần. Khi nói rằng "chúng ta đã nhìn thấy vinh quang của Ngài”, chúng ta phải thừa nhận rằng “chúng ta” không là gì hơn vòng tròn tinh thần của Chúa chúng ta.

Trước hết, "chúng ta" là thánh Gioan, người đã viết Tin Mừng này. Thứ hai, nó có nghĩa là trong mười tông đồ. Không bao gồm Giuđa, mặc dù về vật chất ông ở vòng tròn tinh thần với Chúa Giêsu, nhưng không bao giờ có trong vòng tròn tinh thần của Người. Vì Giuđa không có đời sống tâm linh đích thực trong chính mình, nên ông đã không nhìn thấy vinh quang của Chúa  "chúng tôi nhìn thấy vinh quang của Người" bao gồm các tông đồ (trừ Giuđa), nó cũng bao gồm các người bạn thân khác như Maria Madalena và Gioanna. Chỉ có sự thân mật với Chúa Giêsu, sự từ bỏ tất cả, đó chính là nét đặc trưng của sự thân mật, sẽ cho chúng ta nhìn thấy vinh quang của Đức Kitô, đó là vinh quang chỉ được hiển thị với con mắt tâm linh cố định vào Chúa Giêsu và do đó, tràn đầy ánh sáng.

Người Pharisêu đã không nhìn thấy vinh quang, các biệt phái không, các luật sĩ cũng không, và đám đông cũng không. Những nhà lãnh đạo tôn giáo và mọi người nhận thấy Chúa Giêsu là một con người kỳ lạ, như một tiên tri, như một vị vua của những người đang mong đợi một điều gì đó cho chính họ, chứ không phải là một vị vua xứng đáng với tất cả mọi thứ từ họ! Và, như thế, họ đã không nhìn thấy vinh quang của Người. Nếu bạn nhìn vào Chúa Giêsu chủ yếu như một người nợ bạn một cái gì đó chứ không phải là một người mà bạn nợ tất cả mọi thứ, bạn sẽ không nhìn thấy vinh quang của Người, và bạn sẽ không được vui mừng về Người.

Tuy nhiên, khi chúng ta trao cho Người tất cả để chúng ta thấy vinh quang của Đức Kitô, và bắt đầu cuộc phiêu lưu đầy ly kỳ, lãng mạn. Đó là khi chúng ta trải qua vinh quang này với sự hoàn toàn hài lòng lắng xuống vào linh hồn chúng ta. Không, Chúa Giêsu đã không có một vầng hào quang như các họa sĩ Hà Lan Dürer và Rembrandt sẽ muốn bạn phải suy nghĩ. Người, như tiên tri Isaia đã nói, "…Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong đáng chúng ta ngắm nhìn, dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích" (53,2). Với con mắt vật chất Chúa Giêsu nhìn không còn dáng vẻ! Đây là lý do tại sao, khi "Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận" (Ga 1,11). Chỉ có những người sống trong vòng tròn tinh thần biết, gặp gỡ và đã vui mừng.

Một thế giới của sự khác biệt giữa những vòng tròn tinh thần mà con người thấy được bản tính con người của Thiên Chúa và hình ảnh những người khác, bên ngoài vòng tròn đó, có được cùng một con người của Thiên Chúa.

Các Phúc Lành Của Dân Tộc Ở Vòng Tròn Tinh Thần

Qua việc Đức Chúa đã trở thành xác phàm, những người ở vòng tròn tinh thần nhận được phúc lành mà những người không tin, cũng như các vị thánh trong thời kỳ tiền-Kitô giáo không bao giờ cảm được. “Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1,16).

Một lần nữa, từ “chúng ta trong đoạn văn này đề cập đến người vòng tròn tinh thần. Khi chúng ta ở trong vòng tròn tinh thần, Chúa Kitô đổ tràn vinh quang của Người trên chúng ta. Bây giờ, chúng ta cùng thực hiện một bước xa hơn. Thiên Chúa không chỉ muốn chúng ta tràn qua nhưng toàn bộ. Do đó, chúng ta thấy Thánh Phaolô cầu nguyện, "Và nhận biết tình thương của Đức Kitô, là tình thương vượt quá sự hiểu biết. Như vậy, anh em sẽ được đầy tràn tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa" (Ep 3,19). Khi thân thể của Đức Kitô được tràn ngập với sự viên mãn của Thiên Chúa, và chúng ta cũng có thể và sẽ được như vậy!

Đây không phải là một vấn đề của thế giới của những giấc mơ, nhưng là một thực tế có thể đạt được. Vâng, tất nhiên, tất cả điều này vượt ra ngoài sự hiểu biết. Tất cả điều này vượt qua những kiến thức. Nó quá lớn đối với đầu của chúng ta. Nó không phải là một chủ đề của sự hiểu biết, thậm chí nó cũng không là những luận lý thần học tốt nhất. Trước tiên, sự viên mãn của Thiên Chúa: "Lời" đã trở nên xác phàm. Và sau đó, sự viên mãn đến để ở lại trong thân xác hay chết của chúng ta, cuối cùng trong một lễ Giáng Sinh hạnh phúc và lộng lẫy. Sự lộng lẫy bên ngoài là những vị thông thái, máng cỏ, các mục đồng, và các thiên thần, tất cả hợp thành một. Vâng, nếu đơn giản là một vị vua, thì Lễ Giáng sinh của thánh Gioan xứng đáng với mục đích cao quí!

Chuyển ngữ từ một bài viết của tác giả Reimar Schultze


Các bài viết mới hơn
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần IV Mùa Vọng Năm B- LM ĐAN VINH - HHTM
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần IV Mùa Vọng Năm B_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần III Mùa Vọng_ Lm. Phêrô Nguyễn Bùi Quốc Khánh SDB
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần III Mùa Vọng_ Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần III Mùa Vọng Năm B- LM ĐAN VINH-HHTM
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần III Mùa Vọng Năm B_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần II Mùa Vọng_ LM J.P
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần II Mùa Vọng_ Lm. Phaolo Nguyễn Nguyên.
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần II Mùa Vọng - Thiên Thảo SJP
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần II Mùa Vọng Năm B_ Lm ĐAN VINH - HHTM

Các bài viết cũ hơn
     CHÚA NHẬT THỨ II MÙA VỌNG NĂM C - Lm. Paul. Nguyễn Văn Đông
     CHÚA NHẬT THỨ II MÙA VỌNG NĂM C - SỬA ĐƯỜNG CHÚA ĐẾN - Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
     CHÚA NHẬT THỨ II MÙA VỌNG NĂM C - HÃY DỌN SẴN CON ĐƯỜNG CHO ĐỨC CHÚA - Lm. HK
     THỨ BẢY TUẦN 1 MÙA C - SỨ MẠNG TRUYỀN GIÁO
     TÂM SỰ VỚI CHÚA MỖI NGÀY - TUẦN 1 MÙA VỌNG C
     CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C - THẾ GIỚI CẦN ĐẾN SỰ HIỆN DIỆN CÙA CHÚA - Lm. Jmv HK
     LỄ THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ - ƠN GIỌ VÀ SỨ MẠNG - Nt. Anna Nguyễn Thị Nguyện
     CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C - Lm. Paul Nguyễn Văn Đông
     CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C - ĐỐI PHÓ BẤT NGỜ - Lm. Jos Tạ Duy Tuyền