Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Giáng Sinh

NGÀI LÀ ƠN CỨU ĐỘ CỦA CHÚNG TA

Loichua.jpgKinh Thánh nói với chúng ta rằng “Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Mỗi Lễ Giáng Sinh, chúng ta kỷ niệm Con Thiên Chúa đến giữa chúng ta như một con trẻ cần sự giúp đỡ của người khác. Một trong những điệp ca trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh công bố: …. Biến cố Nhập Thể là một hành động tình yêu vĩ đại nhất trong lịch sử. Nhìn chăm chú vào con trẻ nằm trong máng cỏ, chúng ta có thể thấy được sự khao khát sâu thẳm dường nào của Chúa Giêsu khi ngài muốn kết hợp chính bản thân Ngài với chúng ta và Ngài muốn ôm ấp (nắm lấy) mỗi người chúng ta.

Vì thế, chúng ta có thể làm gì để cảm nghiệm tình yêu này? Làm sao chúng ta có thể đến được với tình yêu không biên giới này? Một điều chúng ta có thể làm đó là chiêm niệm – với tất cả trái tim và linh hồn – trong mầu nhiệm nhập thể. Việc chiêm niệm của chúng ta có thể thúc đẩy chúng ta trao ban một lời đáp trả duy nhất: kết hợp với Ngài như Ngài đã kết hợp với chúng ta. Đây chính là món quà tốt nhất mà chúng ta có thể dâng cho Ngài trong ngày Giáng Sinh.

Để giúp chúng ta kết hợp với Chúa Giêsu và Mầu Nhiệm Nhập Thể của Ngài, chúng ta cùng nhìn vào ba đoạn Kinh Thánh chính, những đoạn này sẽ chỉ cho chúng ta biết rằng sự kháo khát muốn kết hợp với chúng ta của Chúa Giêsu sau thẳm dừơng nào.Chúng ta cùng lặp đi lặp lại những từ này, và xin Chúa Thánh Thần hãy viết những từ này vào trong tâm hồn của chúng ta.

Người Đã Tự Hạ Mình

“Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Phil 2, 7-8)

Có thể thật dễ dàng chú giải những lời này khi chúng ta nhấn mạnh vào Con Trẻ trong Máng Cỏ. Nhưng nghĩ một chút về tầm quan trọng tuyệt đối về những gì Chúa Giêsu đã làm. Con Thiên Chúa Hằng Hữu, hoàn hảo trong sự thánh thiện, không giới hạn về sức mạnh, đã bước vào cuộc sống con người – như là một trong những tạo vật! – Người là Đấng hình thành nên những ngôi sao nhưng đã chấp nhận sống trong giới hạn của một con người. Người là Đấng các thiên sứ thờ lạy, lại trở nên một người thợ mộc nghèo, đã bị ghen ghét và bị săn đuổi bởi chính những người mà Người đã tạo dựng nên. Người là Đấng dựng nên cá bơi dưới nước, chim trên trời, nhưng lại bắt đầu cuộc đời trần thế bằng việc bò bằng tay và đầu gối. Người đã làm tất cả những điều đó chỉ vì Người yêu chúng ta!CN 3 MVong.jpg

Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã không trút bỏ sự Thánh của Người. Người là Thiên Chúa hoàn hảo và là con người hoàn hảo. Người là Ngôi Thứ Hai của Ba Ngôi . Nhưng trong ngày Người bước vào cung lòng Đức Maria, Người đã không còn nghĩ phải duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa mà Người xứng đáng được hưởng (Phil 2, 6). Người đã để vinh quang mà Người có trên trời sang một bên và đã chịu thử thách về mọi phương diện như chúng ta, nhưng không phạm tội (x. Dt 4, 15).

Đức Giêsu vẫn là Chúa trên mọi tạo vật, thậm chí khi chính Người mặc lấy thân phận con người. Nhưng Người không đến như một vị vua. Người không đến trong chiến thắng. Người đã đến trong một máng cỏ, đã được quấn tã. Mới đầu, điều này nghe như ngọt ngào và dễ thương. Nhưng khi bạn nhìn vào máng cỏ, bạn sẽ thấy ai nằm ở đó. Người là Đấng Tạo Hóa và là Chúa. Việc Nhập Thể là một hành động  không thể tin được của sự khiêm nhường.

Sự khiêm nhường của Đức Giêsu đã không kết thúc trong máng cỏ. Đó là cách Người sống hoàn hảo cuộc sống trần thế của Người. Ngài khiêm tốn lắng nghe con người nói cho Người biết Người là ai và không là ai. Người cúi mình xuống để rửa chân cho các tông đồ của mình – thậm chí rửa cho cả người sẽ nộp và đưa Người đến cái chết. Người để mình bị đóng đinh trên thập giá. Toàn bộ cuộc sống của Người là một hành động của sự khiêm nhường hoàn hảo, một cuộc sống dâng hiến hoàn toàn cho ý định của Cha và ơn cứu độ của chúng ta. Hãy kết hợp với Người, là Đấng đã trao ban mọi sự cho chúng ta.

Người Là Đấng Đầy Lòng Thương Xót

“Lạy Cha, xin hãy tha thứ cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23,34)

Một lần nữa, chúng ta thấy Chúa Giêsu là Đấng thương xót dường bao. Người đã từ chối lên án người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình (Ga 8, 11). Người đã tha thứ và chữa lành cho một người đàn ông bị bại liệt (Mc 2, 1-12). Người bảo đảm cho người trộm lành bị đóng đanh bên cạnh được ở với Người trên Thiên Đàng ngay hôm đó (Lc 23, 43).

Người ta nói Chúa Giêsu không chỉ là Đấng giàu lòng thương xót. Hãy nghĩ về Chúa Cha trên trời. Ngài đã trao ban Con duy nhất của Ngài để tất cả tội lỗi của chúng ta được tha thứ - Người chết một lần cho tất cả (Dt 10, 10; 1Pet 3, 18). Dĩ nhiên, chúng ta phải sám hối nếu chúng ta muốm cảm nghiệm sự tha thứ này (Cv 2, 38; 3, 19). Nhưng khi chúng ta đặt trọng tâm mối quan tâm của chúng ta vào quang cảnh máng cỏ, chúng ta cần nhớ rằng không có tội nào quá lớn cho Chúa Giêsu tha thứ. Không có sự phá thai, không có hành động ngoại tình hay lạm dụng, không có hành vi trộm cắp hay lừa gạt nào. Mọi sự đều được tha thứ!

Hãy suy nghĩ về dụ ngôn người con hoang đàng. Người thanh niên trẻ đã bỏ nhà và tiêu xài hết nửa số tiền của người cha trong cuộc sống tội lỗi. Nhưng sau đó, anh đã ý thức và quyết định trở về nhà. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng “Trong lúc anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để” (Lc 15, 20). Mặc dù biết tất cả những điều người con đã làm, nhưng người cha vẫn chờ đợi anh. Ông vẫn còn hy vọng anh sẽ trở về. Họ bị chia cách về thể lý, nhưng người con trai vẫn luôn luôn ở trong trái tim cha của anh. Cũng như vậy, Cha chúng ta trên trời không khép trái tim Ngài lại, ngay cả khi chúng ta chia cách chúng ta với Ngài. Ngài vẫn chờ đợi chúng ta “trở về nhà” từ những tội lỗi lớn và từ những con người bé nhỏ.

Thỉnh thoảng chúng ta cảm thấy thật khó để tha thứ ngay cả những lỗi nhỏ nhất, và có những trường hợp rất gay gắt nhưng cuối cùng không thể tha thứ được. Giờ đây, chúng ta hãy cộng tất cả tội lỗi đã phạm từ sự sa ngã của con người – những tội đó chống lại Thiên Chúa và tha nhân – Số lượng không thể tin được.

Bây giờ, hãy sửa lại đôi mắt của bạn nhìn vào Chúa Giêsu nơi máng cỏ, hãy suy nghĩ về tất cả tội lỗi này – lớn hay nhỏ - đã làm tổn thương bạn. Hãy suy nghĩ Ngài đã than khóc tội lỗi chúng ta sâu sa nhu thế nào. Cuối cùng khi chúng ta nhìn vào con trẻ, hãy lập lại lời cầu nguyện của cụ già Simêon: “Mắt con đã được thấy ơn cứu độ; Mắt con đã được thấy ơn cứu độ;  Mắt con đã được thấy ơn cứu độ” (Lc 2, 30). Vâng, Chúa Giêsu là tất cả lòng thương xót. Người đã tha thứ tất cả tội lỗi chúng ta! Hãy kết hợp với Người; Người là ơn cứu độ của chúng ta.

Người Là Thiên Chúa

“Mọi người sẽ gọi Người là Emmanuel, nghĩa là: ‘Thiên Chúa ở cùng chúng ta’” (Mt 1, 23)

Nhiều người đã không còn đi tham dự Thánh lễ vì một lý do là “họ không cảm nghiệm được điều gì hết”. Những người khác lại cho rằng tham dự Thánh lễ là một việc làm sai trái.

Thí dụ, có những ngày chúng ta thích ở nhà hơn là đi làm, Có những lúc chúng ta phải tránh né kỷ luật một trong những con cái chúng ta, có những lúc chúng ta thích quên đi những trách nhiệm về kinh tế của mình để đi ra ngoài và mua máy vi tính mới hoặc áo dạ hội mới.

Trong những trường hợp như thế, chúng ta thường không có sự nhượng bộ những đam mê này bởi vì chúng ta biết rằng trách nhiệm của chúng ta đối với công việc và gia đình phải được ưu tiên. Tương tự như vậy, chúng ta được mời gọi tôn thờ Chúa hết lòng, hết tâm hồn, hết trí khôn và hết sức. Có thể chúng ta đang nhận được điều gì đó bên ngoài rất có giá trị và tuyệt vời nhưng đó chỉ là thứ yếu. Lời mời gọi tôn thờ Thiên Chúa nhấn mạnh về niềm tin, chứ không phải cảm giác.

Chúa Giêsu xứng đáng được chúng ta tôn thờ và ca ngợi vì Người là Thiên Chúa. Người là Đấng thánh thiện, công chính và hằng hữu. Ngài là Đấng có toàn quyền và thông biết mọi sự. Người là sự khôn ngoan hoàn hảo và xét xử công bằng. Ngài là Đấng đầy lòng thương xót, trung tín và chân thành. Người là Đấng Mêssia, Đấng Cứu Độ và là Chúa. Ngài là tình yêu Nhập Thể.

Chúa Giêsu là người cao hơn tất cả chúng ta. Ngồi bên hữu Chúa Cha, Người đã được ca ngợi, danh dự và tôn vinh bởi các đạo binh trên trời.Mỗi ngày, mỗi người trên trời – các thiên thần và các thánh – đều kêu lên: “Con Chiên xứng đáng lãnh nhận phú quí và uy quyền, khôn ngoan cùng sức mạnh, danh dự với vinh quang và muôn lời cung chúc” (Kh 5, 12). Trong mỗi thánh lễ, chúng ta được mời gọi nhớ lại những lời này và tất cả ý nghĩa của nó. Mỗi Thánh lễ là lời mời gọi kết hợp với Chúa Giêsu, Người là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Hãy Kết Hợp Với Chúa Giêsu

Chúng ta hãy kết hợp với Chúa Giêsu vì Người đã kết hợp với chúng ta – với sự khiêm nhường hoàn hảo, với sự tha thứ hoàn toàn, và với tình yêu không biên giới. Chúng ta hãy kết hợp với Người vì Người là Con Thiên Chúa Hằng Sống. Người xưa đã nói với chúng ta: “Cuộc sống của bạn là món quà từ Thiên Chúa. Bạn làm điều gì với nó thì nó quay về với Thiên Chúa”. Vì thế, khi chúng ta kỷ niệm mùa tràn đầy niềm vui này. Hãy trao cho Chúa Giêsu món quà Người đang mong chờ: mỗi ngày hãy cố gắng kết hợp với Người nhiều hơn.

MN chuyển ngữ

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba tuần I Mùa Chay - Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần I Mùa Chay_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Sau Lễ Hiển Linh_Nt. Maria Nguyễn Kim Khánh
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Sau Lễ Hiển Linh_Lm Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Sau Lễ Hiển Linh_Nt. Maria Trần Thị Thu Trang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Sau Lễ Hiển Linh_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Sau Lễ Hiển Linh_Lm. Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Sau Lễ Hiển Linh_ Nt. Maria Phạm Thực

Các bài viết cũ hơn
     NHỮNG MÓN QUÀ CỦA BA ĐẠO SĨ. Trích Maranatha
     LỄ CÁC THÁNH ANH HÀI TỬ ĐẠO. Antôn Lương Văn Liêm
     SUY NIỆM THỨ NĂM TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH-DÂNG CHÚA TRONG ĐỀN THỜ. Lm. Đaminh Nguyễn Thành Tiến
     SUY NIỆM THỨ TƯ TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH.Nt. Maria Martin Hồ Thị Thu Thảo. OP
     SUY NIỆM THỨ BA TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH.Nt. Maria Chinh Anh
     MÀU NHIỆM GIÁNG SINH ẢNH HƯỞNG GÌ TRÊN CUỘC ĐỜI TÔI?. Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH NĂM B- MÁNG CỎ VÀ VINH QUANG THIÊN QUỐC. Lm. Phao Lô Nguyễn Văn Đông
     LỄ RẠNG ĐÔNG SINH NHẬT NĂM B. Lm Trần Bình Trọng
     NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA HANG ĐÁ BÊ-LEM. Nt. Maria Phạm Thị Hoa
     MẶC KHẢI VÀ MẦU NHIỆM GIÁNG SINH. G. Tuấn Anh