Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 1-12 > Tuần 6

Lời chúa thứ hai sau Chúa Nhật VI thường niên

( Mc 8,11-13 )

300px-Diya.jpg11 Một hôm, những người Pha-ri-sêu kéo ra và bắt đầu tranh luận với Đức Giê-su, họ đòi Người một dấu lạ từ trời để thử Người. 12 Người thở dài não nuột và nói : "Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ ? Tôi bảo thật cho các ộng biết : thế hệ này sẽ không được một dấu lạ nào cả." 13 Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền qua bờ bên kia.

          Suy niệm:

             Sau phép lạ hoá bánh ra nhiều, những người pharisiêu cùng nhau kéo đến Đức Giêsu. Họ đến vì lý do nào, trong đoạn Tin Mừng hôm nay mặc dù rất ngắn nhưng Thánh Sử Maccô sẽ cho chúng ta thấy rõ lòng dạ của người pharisiêu.

            Ngay từ câu mở đầu, chúng ta đã thấy bộ mặt thật và tâm địa của người pharisiêu. Họ có những hành vi sau đây: “ Những người…kéo ra… tranh luận… đòi dấu lạ… để thử Chúa Giêsu…”. Đây là hành vi của một nhóm người có mưu kế sắp đặt trước. Họ “ cùng nhau kéo ra” nghĩa là họ đã chọn một thời điểm, một không gian và nhất trí làm cùng nhau. Có lẽ sau khi chứng kiến phép lạ hoá bánh ra nhiều, họ sợ dân chúng tôn Chúa Giêsu lên làm Vua, nên vội vã cùng nhau đi gặp Chúa để “ tranh luận”. Họ có tâm tưởng khác với dân chúng. Dân chúng muốn Chúa Giêsu làm Vua để dân được cầu lợi. Không phải vất vả lầm than và chỉ để giải quyết vấn đề ăn uống, chữa bệnh. Còn pharisiêu, họ sợ Chúa Giêsu hưởng hết các phúc lợi của họ, khi dân chúng bỏ họ mà theo Chúa, vì thế, họ mới tranh luận với Ngài. Nhưng chúng ta không thấy Maccô đưa ra vấn đề để tranh luận mà ngài đi thẳng vào vấn đề cốt lõi “ đòi dấu lạ”. Tại sao họ lại đòi dấu lạ khi họ vừa chứng kiến một dấu lạ nhãn tiền: 7 chiếc bánh và mấy con cá nhỏ cho 4000 người no nê mà vẫn còn thừa? Thánh Maccô nói vắn gọn: “ Để thử Người”. Đây là để trả lời vấn nạn này, cốt lõi vấn đề, là điểm chính mà người pharisiêu cất công tụ họp bàn tán. Hậu quả này mang dấu vết “ Kinh Thánh”. Xưa kia trong hoang mạc, dân Israel đã thử thách Thiên Chúa bằng hết các phép lạ, dấu lạ lớn nhỏ ( x. xh 16,1-36; Ds 14, 1-38). Bây giờ, có lẽ họ muốn Chúa Giêsu chứng tỏ cho họ thấy thần tính và uy quyền của Ngài, một “ Mêsia trần tục” theo kiểu của họ. Đây là cơn cám dỗ mà Satan đã sử dụng trong sa mạc, khi Chúa Giêsu khởi đầu sứ vụ ( x. Mt 4,1-11). Đã bao lần Chúa Giêsu làm phép lạ vì chạnh lòng thương, vì lời van xin của bệnh nhân, vì  long tin của dân chúng… Nhưng lần này Ngài lại từ chối và khẳng định họ sẽ không được một dấu lạ nào. Vì sao vậy ? Có lẽ vì thời khắc của Ngài chưa đến. Vì Ngài không muốn họ hiểu sai về sứ vụ của Đấng Mêsia và những dấu lạ sẽ là mối nguy hiểm cho niềm tin của họ đối với Thiên Chúa, xem Thiên Chúa như một thầy phù thuỷ bùa phép hay một nhà ảo thuật với những xảo kế tuyệt vời. Và có lẽ Ngài muốn họ đến với Ngài bằng niềm tin, chứ không bằng sự nghi ngờ hoặc đặt điều kiện này nọ “đòi dấu lạ, để thử…” Nhưng phép lạ phải trở nên “ dấu chỉ” về Tình Yêu Thiên Chúa đối với con người và hướng tâm hồn con người đến với ân sủng thiêng liêng. Vì thế, mà ta thấy Chúa Giêsu bực mình đến thở dài não ruột ( c. 12). Câu hỏi Ngài đưa ra cho họ như một lời tố cáo, lời trách cứ sự cứng lòng của họ ( x .Tv 95,10). Và kết thúc Ngài bỏ đi và để họ ở đó với những đòi hỏi thái quá của họ ( c. 13 ) mà qua bờ bên kia. Lúc nào cũng thế, Ngài không để lòng mình bị chao đảo trước những thách thức của con người và cám dỗ của cuộc sống. Sứ mạng của Ngài là đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi.

Qua đoạn Tin Mừng rất ngắn này, chúng ta soi mình trong những hành vi của người pharisiêu.

 Có bao lần chúng ta đến với Chúa để hạch hỏi Người: Tại sao? Vì sao điều đó lại xảy ra với con? Hoặc có khi nào chúng ta đòi Chúa phải cho con điều này, ban cho con ơn kia, thì  con mới tin Chúa , hay mới giữ đạo? Có bao giờ chúng ta đã thử thách Chúa, khi không tin tưởng phó thác vào Ngài mà chỉ cậy dựa trên: địa vị, của cải… đời này?

Lạy Chúa, thân phận chúng con luôn bị lôi kéo bởi những tham sâm si đời này. Xin Chúa soi sáng và thánh hoá những tư tưởng hành vi sai lạc của chúng con, để chúng con trở về với Chúa mỗi ngày và dám tín thác vào Tình Yêu Chúa hơn./.

 Nữ tỳ Thánh Thể.

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần VI Thương Niên_Nt. Maria Phạm Thực
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần VI Thường Niên_Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần VI Thường Niên_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần VI Thường Niên_Thầy Phêrô Maria. Mảnh vỡ. FVP
     ĐTC mời gọi tín hữu Buenos Aires cầu xin Đức Mẹ mở lòng để gặp gỡ người khác - Nt. Hồng Thủy - Vatican News
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần VI Thường Niên_Lm Giuse Mai Văn Điệp, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần VI Thường Niên_Nt. Maria Nguyễn Thị Quỳnh Tiên
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật VI Thường Niên_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật VI Thường Niên_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần VI Mùa Thường Niên

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN NĂM B. Lm Phao Lô Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN NĂM B: “Hãy sống đẹp cho nhau”. Lm Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN NĂM B: PHONG CÙI ĐANG GẶM NHẤM ĐỜI TÔI?. Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM THỨ BẢY TUẦN VI THƯỜNG NIÊN NĂM A. Lm. Đaminh. Đỗ Hữu Nam
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ SÁU TUẦN VI THƯỜNG NIÊN A. THẬP GIÁ – BÀI CA TÌNH YÊU.
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN NĂM A-CÔNG CHÍNH HƠN LUẬT SĨ VÀ BIỆT PHÁI . Lm HK
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN NĂM A. Lm Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN NĂM A. Lm Phao lô Nguyễn Văn Đông
     MÙNG MỘT TẾT ÂM LỊCH - LỜI CHÚC ĐẦU NĂM - Lm. HK
     MÙNG MỘT TẾT ÂM LỊCH - PHÚC THAY NGƯỜI TIN CẬY CHÚA - Lm. HK