Trang Chủ > Tin Giáo Hội > Giáo Hội Toàn Cầu

Thiên Chúa trở lại trong nghệ thuật

Phỏng vấn Linh Mục François Boespflug, dòng Đa Minh, giáo sư nghệ thuật tôn giáo về sự kiện Thiên Chúa phục thù trong nghệ thuật

Từ nhiều thập niên qua thế giới Tây Âu tục hóa tìm mọi cách để gạt bỏ Thiên Chúa và sự thánh thiêng ra khỏi trái tim con người và cuộc sống xã hội. Điển hình là chủ trương tháo gỡ các Thánh Giá, ảnh tượng khỏi các lớp học, bàn giấy, công xưởng, và các nơi công cộng. Lý do mị dân thường được đưa ra là các biểu tượng tôn giáo ấy xúc phạm sự tự do của những người không theo Kitô giáo hay những người vô thần. Nhưng sự thật là xã hội tây âu đã đánh mất đi niềm tin kitô của mình, và không muốn thừa nhận gốc rễ kitô của nền văn hóa tây âu nữa. Tuy nhiên, sự thánh thiêng bị nền văn hóa tục hóa tây âu xóa bỏ, lại phục thù trong nghệ thuật.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Francois Boespflug, dòng Đa Minh, giáo sư nghệ thuật tôn giáo, về sự kiện phục thù này của sự thánh thiêng trong nghệ thuật. Trong 30 năm qua, cha Boespflug đã khai trương rất nhiều con đường định đoạt giúp hiểu biết nghệ thuật tôn giáo trên ranh giới giữa thần học và iconologia, tức nghệ thuật vẽ các ảnh thánh trên gỗ. Cha cũng thuyết giảng trong các khóa học về nghệ thuật thánh, do Bảo tàng viện Louvre Paris tổ chức. Cuốn sách của cha tựa đề “Thiên Chúa và các hình ảnh của Người. Một lịch sử của Đấng Vĩnh Cửu trong nghệ thuật” là một cuốn sách cổ điển nổi tiếng, cũng sẽ được xuất bản bằng tiếng Ý trong thời gian tới đây. Cha cũng mới cho in một cuốn sách khác tựa đề “Tư tưởng của các hình ảnh” với sự cộng tác của bà Bérénice Levet, trong đó có tóm tắt tiểu sử cuộc đời và các sinh hoạt của cha trong lãnh vực nghiên cứu và dậy nghệ thuật thánh.

Hỏi: Thưa cha Boespflug, cha là chuyên viên nghệ thuật thánh, xin cha cho biết có cần phải có một năng khiếu tâm lý đặc biệt để có thể bước vào trong tương quan sâu xa với một tác phẩm nghệ thuật vẽ các hình ảnh thánh trên gỗ hay không?

Đáp: Để có thể bước vào trong tương quan với một bức tranh, tôi nghĩ trước hết cần phải thanh tẩy chính mình, từ bỏ các thành kiến có thể có, các lược đồ phân tích, các ý thức hệ, các giả thiết, và để cho chính tác phẩm tác động trên chúng ta, vì bình thường tác phẩm có sức mạnh diễn tả của nó. Đứng trước một tác phẩm cũng tương tự như khi chúng ta đứng trước một người khác. Cần phải có thời giờ để lắng nghe tác phẩm trong thinh lặng, với một thái độ trung lập tràn đầy lòng tốt. Và như thế chúng ta tìm cách thấm nhập vào cảnh được vẽ trong cái bản chất giác quan của nó, qua các vùng mầu sắc, và ánh sáng, chìm ngập vào trong điều mà Erwin Panofsky gọi là “sân vận động tiền tranh vẽ”. Nói một cách tóm tắt, cần phải có sự giản dị, lòng tốt và sự chú ý. Sự vội vã và thái độ khinh rẻ là hai cố vấn tồi tệ nhất. Trong giai đoạn hai có tính cách suy tư hơn, đó là tìm đến với các ý niệm giải thích mới có ích lợi.

Hỏi: Trong trường hợp nghệ thuật tôn giáo, một cách đặc biệt trước các diễn tả về Thiên Chúa, mà cha là một chuyên viên nổi tiếng thế giới, có cái gì thay đổi không?

Đáp: Trong các trường hợp này, chúng ta thường đứng trước các chủ thể vượt xa kinh nhgiệm có thể cảm nhận được và chúng tùy thuộc một truyền thống. Truyền thống ấy lại đã nhận được rất nhiều từ Thánh Kinh và sự giải thích kitô trong lịch sử Giáo Hội. Giữa tác phẩm và người chiêm ngắm tác phẩm có các đòi buộc trước khác nhau, một loại văn phạm nào đó, và chúng trở thành chính yếu giúp hiểu biết các chủ ý của tác giả. Thí dụ trong việc diễn tả Thiên Chúa Ba Ngôi, một họa sĩ Tây Ban Nha hay Italia phải chú ý đến vài luật lệ của truyền thống Tây Ban Nha hay truyền thống Italia.

Hỏi: Một sự quân bình và thân thiết nào đó có thể có trước các tác phẩm lớn lao như “Chúa Kitô Đấng Tạo Dựng” của vài vương cung thánh đường hay không thưa cha?

Đáp: Đây là các trường hợp ngoại lệ đã có trong nghệ thuật thời cổ kitô, như trong vương cung thánh đường thánh nữ Pudenziana tại Roma chẳng hạn. Nói chung, các tác phẩm này diễn tả khả năng của Thiên Chúa làm đầy vũ trụ. Thánh Agostino nói rằng Thiên Chúa ở trong sự toàn vẹn của Người tại khắp mọi nơi.

Hỏi: Các tín hữu công giáo và các tín hữu chính thống duy trì các ý niệm riêng về các ảnh thánh tới mức độ nào thưa cha?

Đáp: Không còn có thể nói về các khác biệt sâu xa liên quan tới kiểu hay sự nhậy cảm nữa, nhưng vẫn còn có sự phân biệt về quy chế hình ảnh tôn giáo. Bên Đông Phương thì việc gắn bó với phụng vụ là chính yếu, bên cạnh đó là xác tín rằng hình icone vẽ trên gỗ là trung tâm của một cuộc gặp gỡ có sức mạnh biến đổi con người và hầu như có giá trị bí tích. Còn bên Tây Phương, với thời gian các chiều kích dậy dỗ và kiểu mẫu cũng đã chiếm được bề dầy lớn. Các khác biệt này có thể trao ban sự phong phú cho cả hai bên, nhưng tôi chú ý ghi nhận rằng bên Đông Phương ngày nay lại tái nở hoa các cám dỗ của một thái độ đóng kín hay một quan niệm phân biệt lành dữ giữa nghệ thuật vẽ ảnh đạo trên gỗ bên Đông Phương, ngặt nhiệm, và trung thành với truyền thống, và các nghệ sĩ có óc tưởng tượng hay thay đổi.

Hỏi: Thưa cha, tương quan giữa đức tin của người nghệ sĩ và sự linh hứng là vấn đề đã luôn luôn được bàn cãi. Đâu là quan điểm của cha về vấn đề này?

Đáp: Bên Đông Phương cũng như bên Tây Phương, không bao giờ được đánh giá thấp khả năng diễn tả niềm tin của các nghệ sĩ trong các tác phẩm của họ. Nói chung có thể đề cập tới chiều kích vinh danh của nghệ thuật, có khả năng đưa chúng ta lên tới trời - như một loại trầm hương bằng mầu bay lên trời - như là lời chúc tụng Đấng Tạo Hóa thường khi rất xác tín. Tôi nghĩ tới icone Thiên Chúa Ba Ngôi của Nicoletto Semitecolo, hoạt động trong vùng Veneto đông bắc Italia hồi thế kỷ thứ XIV. Trước tác phẩm mới mẻ và hòa hợp này thì không thể không tiếp nhận được niềm tin thật sự sâu xa, đã thúc đẩy họa sĩ sử dụng hết tài năng của mình để thực hiện bức vẽ ấy.

Hỏi: Đối với cha, khi diễn tả Thiên Chúa thì mọi thế hệ đều kết thúc bằng việc tự thú. Cha muốn nói gì khi khẳng định như vậy?

Đáp: Đây là một vấn đề khó. Nhưng tôi có cảm tưởng là cho tới nay người ta đã quá lơ là đối với sự mòn mỏi tự nhiên của các lời nói và các hình thức trong dòng thời gian. Tới lúc trong đó một thế hệ, để có thể tiếp tục diễn tả tràn đầy niềm tin của mình, cảm thấy nhu cầu phải canh tân một phần các hình thái riêng, và tạo ra một từ ngữ mới. Liên quan tới vấn đề này tôi thấy các sứ điệp mới đây của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI thật là táo bạo, khi ngài đề cập tới sự mệt nhọc của việc tin. Cả trong hội họa cũng thế, chắc chắn dọc dài các thế kỷ sự soi mòn tự nhiên đã là một cầu nhún định đoạt đối với việc canh tân các hình thái.

Hỏi: Thưa cha, bên Pháp, đã nảy sinh ra một cuộc tranh luận chung quanh “Đấng Cứu Thế Salvator Mundi” của Antonello da Messina, được trình bầy lại trong vở kịch “Về ý niệm gương mặt nơi Chúa Con” của nghệ sĩ Romeo Castellucci, người Ý. Cha có ngạc nhiên không?

Đáp: Tôi tin rằng đây là một triệu chứng của tình trạng nền văn hóa tây phương đứng trước Kitô giáo, mà tôi không biết nó cố ý tới mức nào. Gương mặt của Chúa Kitô là một dấu vết trở đi trở lại một cách mạnh mẽ, trong lúc Liên Hiệp Âu châu thất bại trong việc tuyên xưng gốc rễ kitô của mình; trong lúc các xã hội tục hóa áp đặt bắt các giáo sư phải im lặng không được nói về Thiên Chúa; trong lúc các nghệ sĩ lơ là với đề tài diễn tả Thiên Chúa. Dấu vết này không thể xóa nhòa được, mặc dù nó cũng chịu các tấn kích như xảy ra trong vở kịch của Romeo Castellucci. Chúa Kitô là chìa khóa phẩm giá thiên linh của chúng ta, và trong vở kịch Người là chứng nhân của tình trạng suy đồi vật lý của một con người không kiểm soát được thân xác của mình nữa. Đây là một sự đối chiếu của sức mạnh diễn tả lớn lao.

Hỏi: Đối kháng giả, sự đối chiếu cũng là việc kéo dài cái nhìn với một tác phẩm thánh duy nhất, có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Đúng vậy. Cả điều này nữa cũng khiến cho chúng ta phải suy tư. Nói chung, tôi tin rằng nhân đức chú ý có thể kiểm thực cái nhìn của chúng ta cũng như thính giác của chúng ta. Trong tác phẩm tựa đề ”Sự chờ đợi của Thiên Chúa”, bà Simon Weil yêu cầu phải có nhân đức này, là nhân đức thật ra có thể trở thành chìa khóa canh tân tinh thần và khả năng hiểu biết của chúng ta. Mỗi ngày chúng ta chứng kiến cảnh một cái tháp Babel hình ảnh đích thật. Sự hỗn độn biến đổi chúng ta, việc chồng chất các hình ảnh đánh mất đi sự hưởng nếm nghệ thuật. Vì thế chúng ta phải học tiếp xúc với một số hình ảnh được lựa chọn một cách kỹ lưỡng.

Linh Tiến Khải




Các bài viết mới hơn
     “Thánh Thể là sức mạnh của tôi”: câu chuyện của sơ Alicia Torres_ Sr. Bernadette M. Reis, fsp
     ĐTC Phanxicô: Trong Thánh Thể Chúa Giêsu nuôi dưỡng và cho chúng ta no thoả nhờ sự hiện diện của Người_ Nt. Hồng Thủy - Vatican News
     Đức Thánh Cha: Nhà giáo dục đích thực là người biết đồng hành, lắng nghe và đối thoại_Ngọc Yến - Vatican News
     Tiếp kiến chung 20/04: Sự thảo kính đối với người già_Vatican News
     Vài ngộ nhận đối với lập trường của Đức Thánh Cha về chiến tranh_G. Trần Đức Anh O.P
     Lễ Phục sinh ở Myanmar, Đức Hồng y Bo: Nơi thờ phượng bị ảnh hưởng, nhưng Giáo hội vẫn đứng vững_Vatican News
     Bạn trẻ cùi Robert Naoussi “dọn đường lên trời” cho người khác_Ngọc Yến - Vatican News
     Thứ Sáu Tuần Thánh - chứng tá tha thứ cho kẻ giết con mình_Ngọc Yến - Vatican News
     Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi_Vatican News
     ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân cho các tù nhân tại nhà tù ở Civitavecchia_Nt. Hồng Thủy - Vatican News

Các bài viết cũ hơn
     Đức Thánh Cha chủ sự kinh Truyền Tin: 26-2-2012
     Đức Thánh Cha đề cao các hoạt động bác ái
     Nhóm làm việc chung Tòa Thánh và Việt Nam họp lần thứ 3
     Đức Thánh Cha gặp hàng giáo sĩ Roma đầu mùa chay
     Mùa Chay là thời gian hoán cải nội tâm và trở về với Thiên Chúa
     Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ với nghi thức bỏ tro
     Tận thế và các chờ đợi cứu rỗi
     Giáo Hội là nơi Thiên Chúa đến với con người
     Đức Thánh Cha xác định ngày tôn phong 7 vị Hiển Thánh mới
     Đức Thánh Cha tấn phong 22 Hồng Y mới