Trang Chủ > Truyền Giáo > Tài Liệu Khác

Sứ điệp của ĐTC Benedicto XVI

gửi cho các Tham Dự Viên Đại Hội Thế Giới lần thứ VII

về Mục Vụ Du Lịch (tại Cancún, từ ngày 23-27/4 /2012

Gửi ĐHY Antonio Maria Vegliò, và Đức Giám Mục Pedro Pablo Elizondo Cardenas, L.C. , Giám Chức Giáo phận Ca1ncun-Chetumal  (Ngày 24-4-2012)

Đề tài : “Du Lịch tạo ra sự khác biệt”

Kính thưa các Hiền Huynh đáng kính,

Kính thưa Đức Hồng Y Antonio Maria Vegliò

Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Mục Vụ cho Người Di Dân và Di Cư,

Và Kính Thưa Đức Cha Pedro Pablo Elizondo Cardenas, L.C.

Giám Mục Giám Chức Cancun-Chetumal

            Nhân dịp Đại Hội Quốc Tế lần thứ VII về Mục Vụ cho Ngành Du Lịch, sẽ được tổ chức[1] tại Cancún (Mexico), từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 4, Tôi muốn ngỏ lời chào thân ái của Tôi, tới các Hiền Huynh đáng kính trong hàng Giám Mục và các Tham Dự Viên của cuộc họp thật quan trọng này. Các ngày đầu tiên của cuộc họp này dùng để suy tư về hoạt động mục vụ mà Giáo Hội thực hiện trong Ngành Du Lịch, Tôi muốn nói lên với các Tham Dự Viên Đại Hội sự gần gũi tinh thần của Tôi, cũng như lời chào trân trọng của Tôi tới các Cấp Chính Quyền Dân Sự và các Vị Đại Diện của các Tổ Chức Quốc tế, đã muốn có mặt trong biến cố này.

            Du Lịch thực sự là một hiện tượng đặc thù của thời đại chúng ta, xét về các chiều kích có ý nghĩa hầu đạt được trong viễn tượng của việc thăng tiến mà chúng nhắm tới. Như tất cả các thực tại khác của con người, cả thực tại Du Lịch này cũng cần được soi sáng và được biến đổi bởi Lời của Thiên Chúa. Từ xác tín này, Giáo Hội, với mối lo lắng mục tử của mình, và vì ý thức ảnh hưởng quan trọng mà hiện tượng này gây ra trong cuộc sống của con người, nên ngay từ đầu, Giáo Hội đã đồng hành trong các bước tiến của nó, nâng đỡ và cổ võ những khả năng của nó, và, đồng thời, cho thấy các nguy hiểm và những lạc hướng, nhằm sửa đổi các sai lầm này. 

            Du Lịch, với các chuyến đi nghỉ và thời giờ tự do, được coi như là một thời gian  dành riêng để lấy lại sức khỏe thể lý và tinh thần, liên hệ tới các cuộc gặp gỡ với những người thuộc các nền văn hóa khác nhau, và là dịp để gần gũi thiên nhiên, như vậy Du Lịch trợ giúp việc lắng nghe và chiêm nhiệm, dung thứ và hòa bình, đối thoại và hòa hợp giữa các khác biệt.

            Việc ra đi khỏi nhà là biểu hiệu bản tính chúng ta như là Người lên đường (Homo viator), nhưng cùng lúc cũng giúp suy tư về một cuộc hành trình khác, sâu xa hơn và ý nghĩa hơn, mà chúng ta được kêu gọi để lên đường: cuộc lên đường dẫn chúng ta tới Thiên Chúa. Những khả thể mà các cuộc hành trình lên đường cống hiến cho chúng ta để có thể ngưỡng mộ vẻ đẹp thiên nhiên của các xứ sở, của các nền văn hóa và của thiên nhiên, chúng có thể dẫn chúng ta tời Thiên Chúa, cổ võ kinh nghiệm đức tin, “quả vậy sự lớn lao vĩ đại và vẻ đẹp của các tạo vật cũng là một cách chiêm ngưỡng Đấng Tạo Thành nên chúng” (Kn 13, 5). Đàng khác Du Lịch, như tất cả mọi thực tại khác của con người, không thiếu vắng các nguy hiểm, cũng như các yếu tố tiêu cực khác. Đó là những điều xấu mà ta cần phải đương đầu với chúng một cách thật khẩn trương, bởi vì chúng đụng tới các quyền lợi và nhân phẩm của hàng triệu người nam và nữ, nhất là tới những người nghèo khó, những trẻ vị thành niên và các người tàn tật. Du Lịch phái tính là một trong những hình thức đáng kinh tởm hơn hết trong các sai lạc này, là những sai lạc đầy sức tàn phá, từ khía cạnh luân lý, tâm lý và sức khỏe, đời sống của biết bao nhiêu con người, biết bao gia đình, và, có những lần, tàn phá cả một cộng đoàn. Việc xử lý thân xác con người vì lý do phái tính hoặc việc cắt đi các bộ phận trong thân xác, cũng như việc lạm dụng trẻ vị thành niên, việc đem chúng đạt vào tay của những con người không chút lương tâm, chỉ biết lạm dụng, đánh đập, đang xẩy đến tại biết bao khu vực Du Lịch. Tất cả những điều này cần phải lôi kéo chú ý của những người hiến thân lo lắng mục vụ hoặc vì lý do nghề nghiệp trong thế giới Du Lịch, cũng như toàn thể cộng đoàn quốc tế, cần gia tăng việc canh chừng, để tránh đi và hoạt động ngược lại các sai lầm này.  

            Trong Thông Điệp Đức ái trong chân lý (Caritas in veritate) Tôi đã muốn nhấn mạnh tới hiện tượng Du Lịch quốc tế trong bối cảnh của việc phát triển toàn diện con người. “Vì thế, cần phải nghĩ tới một lối Du Lịch khác, có khả năng cổ võ một sự nhận biết hỗ tương, mà không cất đi khoảng trống cho việc nghỉ ngơi và giải trí lành mạnh” (s. 61). Tôi kêu mời Quý Vị làm sao để Đại Hội của Quý Vị, đang họp lại với chính đề tài, Du Lịch tạo ra sự khác biệt, cống hiến cho việc phát triển hoạt động mục vụ này để dần dần đem tới một cách “Du Lịch khác”.   

Tôi muốn đưa ra 3 lãnh vực trong đó Mục vụ Du Lịch phải tập trung chú ý của mình vào.

Trước tiên, hãy soi sáng hiện tượng này với giáo huấn xã hội của Giáo Hội, trong khi cổ võ một nền văn hóa Du Lịch luân lý và trách nhiệm, bằng cách đạt tới việc cần tôn trọng phẩm giá con người và các dân tộc, một nền Du Lịch mà mọi người có thể có được, một nền Du Lịch chính đáng, có thể chấp nhận được và một nền Du Lịch biết tôn trọng môi sinh. Việc hưởng thụ các giờ nhàn rỗi và các thời gian nghỉ hè là một cơ hội, cũng như là một quyền lợi. Giáo Hội muốn tiếp tục cống hiến sự hợp tác chân thành, trong phạm vì riêng của mình, để làm sao cho quyền lợi này là một thực tế cho tất cả mọi người, nhất là cho các nhóm người đặc biệt bị thiệt thòi.

Thứ hai, hoạt động mục vụ không bao giờ được quên điều gọi là con đường của vẻ đẹp (via pulchritudinis). Nhiều hình thức biểu lộ gia sản lịch sử - văn hóa tôn giáo “là những con đường chính đưa tới Thiên Chúa, là Vẻ Đẹp tối cao, trái lại, đó là sự trợ giúp để lớn lên trong mối tương quan với Thiên Chúa, qua việc cầu nguyện. Đó là những công việc phát sinh ra từ đức tin và biểu lộ đức tin” (Buổi Triều Yết chung, ngày 31-8-2011). Cần phải lo lắng trong việc đón tiếp và tổ chức các cuộc tham quan có tính cách Du Lịch được luôn thể hiện trong việc tôn trọng nơi thánh và các buổi cử hành Phụng Vụ mà qua đó phát sinh ra các tác phẩm đang được chiêm ngắm này, và tiếp tục là mục tiêu chính của các chuyến tham quan.   

Thứ ba, Mục vụ Du Lịch phải đồng hành với các Kitô hữu trong việc dùng các mùa nghỉ của họ và thời gian tự do của họ, làm sao để các thời gian này đem lại ích lợi cho việc thăng tiến nhân bản và thiêng liêng của họ. Chắc chắn đây là “một thời gian thuận lợi cho việc thư giãn thể lý và cũng là thời gian nuôi dưỡng tinh thần qua các thời giờ lâu hơn để cầu nguyện và suy tư, để lớn lên trong mối tương quan cá nhân với Đức Kitô và để luôn trở nên hòa hợp hơn mỗi ngày với giáo huấn của Ngài” (Angelus, ngày 15-7-2007).  

Việc rao giảng mới của Tin Mừng, mà tất cả chúng ta đều được kêu gọi thực hiện, đòi hỏi chúng ta phải hiện diện và xử dụng nhiều cơ hội mà hiện tượng Du Lịch cống hiến cho chúng ta để trình bày Đức Kitô như là một lời đáp trả cao cả nhất cho các vấn nạn của con người thời nay.

Sau cùng, Tôi ngỏ lời khuyên nhủ để hoạt động Mục Vụ Du Lịch hãy trở nên thành phần, với đầy đủ quyền lợi của hoạt động mục vụ có tổ chức và thường xuyên của Giáo Hội, thế nào để khi hòa hợp các dự án và các cố gắng, chúng ta có thể đáp lại một cách trung thành hơn trước mệnh lệnh truyền giáo của Đức Kitô.

Với các tâm tình này, Tôi trao phó các kết quả của Đại Hội này cho lời chuyển cầu của Đức Maria rất thánh, với tước hiệu Đức Mẹ Guadalupe, và, như là bảo chứng cho hồng ân dồi dào của Thiên Chúa, Tôi vui lòng ban Phép Lành Tông Tòa cho tất cả mọi Tham Dự Viên của Đại hội, như đã xin.

Tại Điện Vatican, ngày 18-4-2012.

BENEĐICTO XVI, Giáo Hoàng

(Dịch từ nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến, ngày 18-4-2012. Lm. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 25-4-2012).



[1]  Sứ điệp này đã được ĐTC Benedicto XVI gửi đi ngày  24-4-2012, vì thế tính thời gian không còn đúng, tuy nhiên vì có thể hữu ích cho hoàn cảnh Việt Nam lúc này, khi vấn đề di dân cũng đang thực sự nóng bỏng cho dù chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, và cho công việc mục vụ người di dân, vì thế chúng tôi xin chuyển ngữ để  hiểu biết giáo huấn của Đức Thánh Cha về vấn đề và cũng mong giúp ích phần nào. Ghi chú của người dịch.


Các bài viết mới hơn
     NHỮNG CÂU HỎI CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỂ LƯỢNG ĐỊNH LÒNG NHÂN ÁI - Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
     Ghanh Tỵ....... Cơn Khát Vô Cùng Của Nhân Loại - Lyeur Nguyễn
     Tuổi trẻ trong vòng vây của cơn cám dỗ - Giuse Phạm Đình Ngọc . SJ
     Nhà Là Nơi....... Lyeur Nguyễn
     ĐHY Tagle: 7 năm với Đức Phanxicô là một dụ ngôn về sự gần gũi của Thiên Chúa
     Dung Mạo của Lòng Thương Xót_Fr. Huynhquảng
     ĐỌC KINH THÁNH Một “bài tập thiêng liêng”_ Giuse NGUYỄN Văn Lộc, SJ
     GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2016
     SUY NIỆM 20 MẦU NHIỆM MÂN CÔI THEO Ý CHỈ KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
     100 Truyện tích Chuỗi Hạt Mân Côi - Nguồn gốc, lịch sử chuỗi hạt Mân côi, Kinh Mân côi

Các bài viết cũ hơn
     Nhận định về buổi cầu nguyện Thánh Linh xin ơn chữa lành với hiện tượng “té ngã”.Lm. Trần Bình Trọng
     CÀ RỐT, TRỨNG HAY CÀ PHÊ? Sưu tầm
     CHỮ KÝ THIÊN CHÚA IN TRÊN MỌI THỤ TẠO
     TRUYỀN GIÁO NHƯ CON TIM BAO LA CỦA THIÊN CHÚA
     CẦU NGUYỆN : LỜI CẦU NGUYỆN TƯ TẾ
     THINH LẶNG VÀ LỜI NÓI : HÀNH TRÌNH CỦA VIỆC RAO GIẢNG PHÚC ÂM
     KHÔNG GÌ ĐẸP HƠN NỤ CƯỜI CỦA MỘT TRẺ THƠ!
     DUY NHẤT THIÊN CHÚA CHỮA LÀNH MỌI VẾT THƯƠNG!
     CÂY DÙ CỦA NIỀM TIN
     CON THÁNH THIỆN NHỜ CHA MẸ HIỀN ĐỨC