Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Phục Sinh

CHÚA NHẬT CHÚA THĂNG THIÊN

TRỞ VỀ TRONG VINH QUANG

015.jpgNgày hôm nay khi khoa Thiên văn phát triển, người ta có thể đếm được các hành tinh, và còn đi tìm kiếm dấu hiệu sự sống tại các hành tinh đó, vì thế mà nhiều người thắc mắc, Chúa về trời thì Ngài về hành tinh nào?

Thưa quý OBACE, ngày lễ hôm nay gọi là lể Chúa Thăng Thiên, nhưng nói cho đúng ý nghĩa của ngày hôm nay đó là ngày lễ mừng biến cố Chúa Giêsu trở về trong vinh quang như một vị Thiên Chúa, một vị anh hùng thắng trận trở về trong tiếng khải hoàn ca của triều thần Thiên quốc, chứ không phải Ngài trở về một hành tinh xa xôi nào; biến cố này được các tác giả Kinh Thánh kể lại với những chi tiết và ý nghĩa khác nhau.

Thánh Marco thì nhìn biến cố Chúa về trời như là sư kết thúc một gian đoạn thứ nhất trong kế hoạch cứu độ của Chúa và mở ra một giai đoạn mới với sứ mạng mới, đó là giai đoạn hoạt động của các tông đồ với sứ mạng loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Sứ mạng đầu tiên của Chúa Giêsu khi đến trần gian là xây dựng Nước trời và cứu độ nhân loại bằng cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài, và Đức Giêsu đã miệt mài với sứ mạng ấy bằng xây dựng và huấn luyện những môn đệ là những nhân tố đầu tiên cho sự nghiệp Nước Trời, và cuối cùng Ngài đã chết và đã chiến thắng bằng cuộc phục sinh vinh quang, để mãi mãi tiêu diệt nọc độc của Thần chết và Ma quỷ. Mặc dù các môn đệ của Chúa Giêsu không phải là những con người tài ba lỗi lạc, mà các ông chỉ là những người đánh cá, quê mùa ít học, vậy mà Chúa Giêsu đã hoàn toàn tin tưởng trao phó cho các ông tất cả sự nghiệp của mình với một mệnh lệnh cấp bách:Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo, ai tin và chịu phép rửa thì sẽ được cứu độ, ai không tin thì sẽ bị luận phạt. Lời này được trao cho các tông đồ đồng thời cũng là trao phó cho chúng ta, đây vừa là một mệnh lệnh vừa là một lời trăn trối, vì là mệnh lệnh nên chúng ta không thể chần chừ hay nấn ná, mà phải nhanh chóng lên đường thi hành và, vì là lời trăn trối nên chúng ta không thể không thi hành ước muốn của Chúa chúng ta.

Trở về Trời trong vinh quang, không có nghĩa là Thiên Chúa không còn hiện diện trên trần gian này nữa, cũng không phải Ngài bỏ rơi các tông đồ, mà Ngài chỉ thay đổi cách hiện diện, Ngài trở về với địa vi và vinh quang của một vị Thiên Chúa. Nếu trước đây Ngài hiện diện bằng xường bằng thịt, thì hôm nay Ngài hiện diện một cách thiêng liêng bằng quyền năng và Thánh Thần của Ngài, Ngài đã trao quyền cho các môn đệ để các ông nhân danh Ngài làm những việc lạ như chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ; đồng thời Ngài còn hiện diện bằng sự soi sáng và hướng dẫn của Thánh Thần Đấng Ngài sẽ sai đến với các ông để nâng đỡ an ủi các ông. Chính vì xác tin như thế, mà Thánh Marcô đã kết thúc tường thuật của mình bằng một câu hết sức vui vẻ lạc quan: Chúa Giêsu được đưa lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa, còn các ông ra đi rao giảng khắp nơi và có Chúa cùng hoạt động với các ông.

Trong khi đó Thánh Luca trong sách công vụ Tông đồ đã nhấn mạnh, đó là biến cố khời đầu cho một sứ mạng mới của Giáo Hội dưới sư hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, để từ sau biến cố này Giáo Hội không còn sống co cụm nữa, không còn mơ tưởng đến một vương quốc Israel, nhưng nhờ Thánh Thần soi dẫn các Ngài dần hiểu ra sứ mạng Chúa trao, họ cũng không đứng đó để nhìn trời mà họ trở về với cuộc sống với tinh thần mới và sứ mạng mới. Hình ảnh người được cất lên trời và một đám mây bao phủ khiến các ông không còn thấy Người nữa, là một hình ảnh rất quen thuộc của Kinh Thánh khi Thiên Chúa đưa người của Chúa về trời, muốn nói rằng Đức Giêsu về trời song Ngài vân đang hiện diện, nhưng có điều mắt chúng ta bị đám mây che phủ chúng ta không nhận ra Ngài.

Thánh Phaolô trong thư Êphêsô lại nhìn biến cố Chúa về trời như là một cuộc khải hoàn vinh quang sau khi đã hoàn tất sứ mạng Chúa Cha đã trao phó, Đức Giêsu trở về ngự bên hữu Thiên Chúa và được Chúa Cha tôn vinh đặt Người làm Chúa tể mọi loài trên trời và dưới đất, và mọi sư mọi loài đều phải quy phục Người. Chính vì được trao ban vinh quang và quyền lực, được Chúa Cha ban tặng và vì được ngự bên hữu Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu lại trở thành người bênh vực bầu cử cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa Cha của Người. Vì đã từng là con người, Ngài cảm thông với những yếu hèn tội lỗi của chúag ta, vì là Đấng cứu độ, Người đã đổ máu mình để tha thứ và chuộc chúng ta về, vì thế mà Thánh Phaolô còn nói thêm rằng: Ngài đã về trời để mở lối cho chúng ta, Người đi trước và dẫn theo chúng ta là đàn em của Người, và vì thế chúng ta có thể nói mạnh mẽ rằng: Chúng ta đang có một người anh, một người bạn ở trong cung lòng của Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa để bênh vực chúng ta.

Vì đã có một người anh, một người bạn ở nơi Thiên Chúa để cho chúng ta có thể cậy nhờ, thì đồng thời chúng ta cũng phải sống làm sao cho xứng đáng với vinh dự ấy với tư cách là em của Người, và sống làm vui lòng người Anh, người Bạn của chúng ta, bằng cách xây dựng tình hiệp nhất với Ngài, và tình huynh đệ với nhau và tất cả chúng ta đều được mời gọi trở nên giống người Anh Hai – Giêsu của chúng ta.

Thưa quý OBACE, theo thói thường, xa mặt thì cách lòng, nhưng đối với Đức Giêsu thì không phải như thế, Ngài về trời nhưng không ở xa chúng ta, Ngài vẫn ở với và ở bên chúng ta, và Ngài còn muốn ở trong chúng ta nữa. Ngài ở lại với chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể để nâng đỡ ủi an và bổ sức cho chúng ta, Ngài vẫn ở bên chúng ta qua sự hướng dẫn của Thánh Thần, qua Lời của Ngài và và qua sự phục vụ của giáo Hội và nhất là Ngài muốn đi vào trong tâm hồn chúng ta qua việc chúng ta lãnh nhận Bí Tich Thánh Thể, Ngài sẽ hiện diện và hoạt động một cách mạnh mẽ khi chúng ta siêng đến với Ngài.

Hỡi người Galilê sao còn mãi nhìn trời, Đức Giêsu Đấng vừa lìa các ông, Ngài sẽ trở lại như các ông vừa thấy Ngài lên trời. Hướng lòng trí về trời, Chúa không cho phép chúng ta bỏ quên những bổn phận trần thế thường ngày, song Chúa muốn chúng ta tiếp tục sứ mạng làm chứng cho Ngài cho đến khi Ngài trở lại trong vinh quang. Điều đó cò nghĩa là chúng ta vẫn phải sống và làm việc như mọi người, nhưng chúng ta không làm việc trong buồn bã và chán nản, song làm việc trong chờ đợi và chắc chắn Chúa chúng ta sẽ trở lại để đưa chúng ta về trời. Như thế thì tất cả mỗi người đều phải đồng thời vừa hướng lòng về trời là quê thật và là đích điểm, vừa đồng thời phải làm việc liên tục để hoàn tất sư nghiệp mà Chúa đã để lại cho chúng ta.

Các bạn trẻ thân mến, mỗi người chúng ta đang sống ở trần gian nhưng lại hướng vọng về Nước Trời và vì thế chúng ta bị giằng co: tôi thuộc về Nước Trời hay tôi thuộc về thế gian? Điều này rất dễ nhận ra, tôi sẽ là người thuộc về thế gian khi tôi chỉ đi tìm sự ưu ái, quyền lợi của thế gian ban tặng, khi tôi quan tâm đến của cải vất chất danh vọng quyền lực nhiều hơn quan tâm đến hạnh  và sự sống đời của mình và của anh em. Tôi sẽ là người thuộc về thế gian khi trong lòng tôi chứa đầy bóng tối của sự gian ác, hận thù, bất công, tội lỗi. Tôi cũng được coi như là người của thế gian thuộc về thế gian khi ta làm ngơ trước sự dữ sự xấu, nhắm mắt trước những bất công gian dối, khi ta bắt thay thỏa thuận với sự xấu, đó là chúng ta đã đồng lõa với thế gian, biến mình trở thành kẻ thù đối đầu với Thiên Chúa.

Ngược lại, chúng ta là những người thuộc về Nước Trời, chúng ta được mời gọi đi theo sự hướng dẫn của Đức Giêsu, sống trong công lý và sự thật, sự thật về Thiên Chúa, bênh vực cho quyền lợi của Thiên Chúa và Tin Mừng của Ngài. Ngày hôm nay dường như sư thật đã bị người đời xem nhẹ, thì chúng ta sẽ phải làm chứng nhân cho sư thật qua chính đời sống của mỗi người, không đồng lõa và không cộng tác với sư gian dối, tẩy trừ sự gian dối dưới mọi hình thức.

Hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho Truyền thông thế giới lần 46, ĐTC đã gửi cho thế giới một sứ điệp với chủ đề: Thinh lặng và Lời nói: Con đường Phúc âm hóa, Ngài nhấn mạnh: “Đó là mối tương quan giữa thinh lặng và lời nói mà tính cách quan trọng của nó ngày nay cần được đặc biệt nhấn mạnh. Thinh lặng và nói là hai khía cạnh của truyền thông cần được giữ cân bằng, tiếp nối nhau và bổ túc cho nhau để có được một cuộc đối thoại đích thực và tạo sự gần gũi sâu xa giữa người với người. Khi lời nói và sự thinh lặng loại trừ nhau, truyền thông sẽ thất bại, vì nó gây ra tình trạng hoang mang nào đó hoặc, trái lại, một bầu khí lạnh nhạt; còn nếu chúng bổ túc cho nhau một cách hài hòa, việc truyền thông sẽ đạt được giá trị và ý nghĩa”.

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần VII Phục Sinh_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần VII Phục Sinh_Tân Quang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần VII Phục Sinh_Lm Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Sau Tuần VII Phục Sinh_Thầy Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần VII Phục Sinh_ Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên_Lm Giuse Đỗ Đức Trí

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ SÁU TUẦN VI PHỤC SINH – B. Maria Tố Quyên
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ NĂM TUẦN VI PHỤC SINH NĂM B. Vinh sơn Dương Văn Đức
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ TƯ TUẦN VI PHỤC SINH – B. Nt. Maria Martin Hồ Thị Thu Thảo. OP
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BA TUẦN THỨ 6 PHỤC SINH B. Minh Tứ
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ HAI TUẦN VI PHỤC SINH NĂM B. Nữ Tỳ Thánh Thể
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B: YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU. Lm Paul Nguyễn Nguyên
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B: HÃY Ở LẠI TRONG TÌNH YÊU CỦA THẦY. Lm. Trần Bình Trọng
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B: YÊU THƯƠNG NHƯ THẦY. Lm. Đan Vinh
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM B: TÌNH BẠN ĐÍCH THỰC. Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BẢY TUẦN V PHỤC SINH NĂM B: THẾ GIAN THÙ GHÉT. Lm. Đaminh Nguyễn Thành Tiến