Trang Chủ > Phụng Vụ > Các Thánh

Ngày 10 tháng 07

THÁNH VERONICA GIULIANI TU VIỆN TRƯỞNG DÒNG II

(1660 – 1727)

55291523-1270885098-hoa-dao-10-4.jpgVeronica trước gọi  là Usula, sinh tại Méc-ca-ten-lô, nước Ý, ngày 27/12/1660 trong một gia đình quý tộc. Mùa đông năm 1677, Veronica được mặc tu phục tại Đan Viện thánh Clara ở Citta di Castello. Từ đây, người nữ tu trẻ tuổi tiến nhanh trên con đường trọn lành. Chị khấn trọng thể vào lễ các thánh năm 1678. Vài năm sau, được bầu làm Bề Trên tu viện và giữ mãi chức này cho đến khi qua đời. Lòng đạo đức của Veronica đã kéo nhiều ơn lạ từ trời xuống.  Mỗi khi dòng gặp khó khăn, bà cầu nguyện, lập tức khó khăn được giải quyết. Mỗi lẩn Chúa hiện đến và hỏi bà có san84 sàng nhận thánh tích hay không; bà đáp rất vui lòng. Từ đó tay chân bà thường thấy thánh tích ẩn hiện, nhất là trong tuần thánh. Chính giám mục sở tại và cha Crivelli dỏng Tên đã chứng kiến cảnh tượng bà đau dớn khi nhận thánh tích.

Mùa hạ năm 1727 Veronica bị cảm nặng. Rước lẽ xong, bà ngã xuống, tê liệt suốt 30 ngày. Ngày 07/07/1727 sau khi chịu các phép, bà qua đời.

CẦU NGUYỆN

Lạy Cha, Cha đã làm cho thánh Veronica đồng trinh nên cao trọng khi ban cho ngài dấu tích cuộc khổ nạn của Con Cha. Chúng con nài xin cha nhờ gương sáng và lời chuyển cầu của thánh nữ, cho chúng con biết sống xứng hợp với Chúa Kitô chịu đóng đinh, để một ngày kia chúng con được vui mừng khi vinh quang của thánh nữ được tỏ hiện ra. Chúng con cầu xin……

THÁNH PHÊRÔ NGUYỄN KHẮC TỰ THẦY GIẢNG TỬ ĐẠO

(1808 – 1840)

THÁNH ANTÔN NGUYỄN HỮU QUỲNH (NĂM QUỲNH)

TRÙM XỨ, TỬ ĐẠO

(1768 – 1840)

Thánh Tự sinh năm 1808 tại Ninh Bình. Từ nhỏ đã được vào Nhà Đức Chúa Trời, dọn mình làm Thầy giảng, theo giúp cha già Quế. Khi cha qua đời, ngài lại theo giúp Đức Cha Cao (dumoulium Borie) lúc đó còn là linh mục.

Thầy bị bắt cùng với Đức Cha, nhân vụ hai giáo dân chối đạo chỉ điểm. Khi lính vây bắt vị giám mục người Pháp, thầy Tự đứng ra tự thú mình có đạo. Bị giải về Đồng Hới, thầy được giam chung với Đức Cha Cao một thời gian. Trong khi bị giam giữ, thầy chịu tra tấn với muôn vàn hình khổ, nhưng vẫn vui vẻ chịu đựng và ân cần khuyên nhủ những kẻ đến thăm cố giữ vững đức tin. Sau nhiều lần dụ dỗ thầy để thầy chối đạo đạp lên thập giá, nhưng bất thành, quan lên án tử hình cho thầy và nhiều người khác.

Án lên kinh và trở về; vua Minh Mạng kết án tử các linh mục và cả cho thầy Tự lẫn ông trùm xứ Năm Quỳnh, nhưng “chưa xử ngay”.

Ngày 24/11/1838 Đức Cha Dumoulium Borie Cao cùng với hai cha Phêrô Khoa và Vinh Sơn Điểm bị xử trảm, còn thầy Tự được hoãn thi hành án, theo lệnh vua, vì vua nghĩ rằng, với thời gian thầy có thể suy nghĩ lại và chối đạo. Thầy TỰ bị giam thêm một năm nữa; trong thời gian này thầy chỉ lo sợ không đuộc phúc tử đạo như Đức Cha Cao, thầy của mình.

Sau cùng thầy Tự cũng bị xử giảo (thắt cổ) tại Đồng Hới cùng cới ông trùm xứ Năm Quỳnh vào ngày 10/07/1840.

Đức Thánh Cha Lê-ô đã tôn phong hai ngài lên bậc chân phước ngày 27/05/1900.

 Antôn Quỳnh sinh tại Mỹ Lương, tỉnh Quảng Bình, là con ông Nguyễn Hữu Hiệp, vừa là thầy lang, vừa là thẩy giảng, được đào tạo ngay trong trường truyền giáo địa phương.

Ông đã gia nhập binh lính của vua Gia Long, chống lại nhà Tây Sơn; nhưng thấy đời sống binh ngũ thường cản trở việc đạo, ông từ giã binh nghiệp, trở về nghề thầy lang, giúp đỡ người khốn cùng miễn phí. Với tinh thần bác ái, ông đem của cải rộng rãi ban phát cho kẻ nghèo.

Vâng lời Đức Cha Labartette Bình, ông phụ trách dạy giáo lý trong hạt, đồng thời nhận chức làm trùm  trưởng làng Mỹ Lương. Trong cuộc bách hại thời Minh Mạng (1820 – 1840), ông đào một hầm trú trong thửa dất riêng của mình để đón các thừa sai. Ông chờ cha Candalh (Cố Kim bề trên chủng viện Di Loan) nhưng ngài không đến.

Thấy ông vắng mặt lâu ngày, quan quân bắt gian nhân phải chỉ chỗ trú trốn của ông; một người giúp việc, vì sợ đòn vọt đã phản bội tố cáo ông, thế là quan lính tìm đến nơi bắt Năm Quỳnh điệu về Đống Hới. Đó là mùa thu năm 1838. Lúc ấy ông đã được 72  tuổi.

Trong tù, dù tra tấn dã man, đòn vọt ông vẫn hiên ngang tuyên xưng đạo Chúa, chuyên chăm cầu nguyện và sống bác ái với mọi người trong ngục.

Bản án đến vào tháng 11/1838, truyền phải xử giảo ông, nhưng chưa xử ngay, ngày 22/06/1840, ông bị điệu trước tòa án Đồng Hới lần cuối để khảo thẩm định về việc bỏ đạo. Nhưng ông cương quyết giữ vững đức tin. Ngày 10/07/1840, ông cùng với thầy Tự bị xử giảo tại Đồng Hới.

Đức Thánh Cha Lê-ô XIII đã phong chân phước cho hai vị ngày 27/05/1900.

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Thánh Gioan Tông Đồ_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Kính Thánh An-rê Tông Đồ_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả - Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu
     Suy Niệm Lễ Thánh Giuse Lao Động - Nt. M. Anh Thư, OP
     Lễ nhớ hai thánh Ti-tô và Ti-mô-thê, giám mục - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Thánh Phaolo Tông Đồ Trở Lại
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Các Thánh - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Đức Mẹ Mân Côi - Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P.
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Đức Mân Côi - Lm Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Sinh Nhật Đức Maria - Sưu Tầm

Các bài viết cũ hơn
     Ngày 9 tháng 7. THÁNH NICÔLA PIC VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO TẠI HÀ LAN, DÒNG I
     Ngày 8 tháng 7. CÁC CHÂN PHƯỚC GRÊGÔRIÔ GRASSI, GIÁM MỤC VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO DÒNG I, DÒNG II VÀ III PHAN SINH
     Ngày 06 tháng 07. Thánh nữ MAIRIA GORETI, Trinh nữ, tử đạo
     Ngày 5 tháng 7. THÁNH AN-TÔN MARIA DA-CA-RI-A, linh mục
     Ngày 4 tháng 7. Thánh Giuse NGUYỄN ĐÌNH UYỂN (1775-1838)
     Ngày 4 tháng 7. THÁNH NỮ ELIZABETH BỒ ĐÀO NHA
     CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI CỦA GIÁO ĐOÀN RÔ-MA
     SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ
     Ngày 22 tháng 06: THÁNH PAO-LI-NÔ, Giám mục Nô-la
     Ngày 21 tháng 06: THÁNH LU-Y GON-DA-GA