Trang Chủ > Giáo Lý > Học Hỏi

ĐỐI THỌAI NĂM ĐỨC TIN THÁNG 03. 2013

NHỮNG VẤN ĐỀ

KHOA HỌC VÀ ĐỨC TIN

globalization.jpgVẤN ĐỀ 4 :Vũ trụ vật chất tự nhiên mà có và vĩnh cửu chứ không do Chúa và Thần Thánh nào tạo nên.

ĐÁP :

Đây là lập trường của thuyết duy vật biện chứng về nguồn gốc vũ trụ vật chất:

I.TRÌNH BÀY:

Thuyết Duy Vật Biện Chứng của Engels như sau:

1) Mọi thực tại đang hiện hữu trong thiên nhiên đều là vật chất và đều do vật chất mà phát sinh. Vũ trụ vật chất ta đang sống đây đã tự hiện hữu, vẫn có từ đời đời và sẽ còn tồn tại mãi mãi, chứ không do thần thánh nào sáng tạo ra cả. Ngay ý thức và tư tưởng mà người ta gọi là tinh thần, dù có đặc tính siêu việt, cũng chỉ là sản phẩm thượng đẳng của cơ thể vật chất. “Vật chất cũng như hình thức hiện hữu của vật chất là sự chuyển động, đều không thể được sáng tạo ra: Tự nó mà nó hiện hữu” (Engeis: Anti-Duhring).

2) “Thực tại duy nhất là thế giới vật chất có thể tri giác được bằng giác quan của con người chúng ta cũng thuộc về thế giới vật chất ấy. Ý thức và tư tưởng của chúng ta, mặc dù có siêu việt tính, nhưng chỉ là sản phẩm của cơ thể vật chất là thể xác, khối óc... Như vậy: Tinh thần chỉ là sản phẩm thượng đẳng của vật chất mà thôi” (Engels: Ludwing Fuerbach).

Tóm lại, vật chất là tinh túy của mọi thực tại, là nền tảng tuyệt đối của vũ trụ, là hạ tầng cơ sở của vạn sự vạn vật. Như vậy, vật chất đóng vai trò thay thế cho Thiên Chúa, là căn nguyên tuyệt đối của mọi sự.

3) Để cắt nghĩa về sự tiến hóa của vũ trụ thiên nhiên. Thuyết Duy Vật Biện Chứng nêu ra một tiến trình biện chứng như sau: Mọi thực tại đang hiện hữu đều có chứa sẵn trong mình những khía cạnh mâu thuẫn gọi làmâu thuẫn nội tại”. Nhưng mâu thuẫn ấy luôn luôn tìm cách tự dung hòa bằng cách vượt hẳn lên cao, nhờ đó mà có sự tiến bộ. Nói cách khác, sự tiến hóa diễn tiến theo 3 giai đoạn: CHÍNH ĐỀ, PHẢN ĐỀ và HỢP ĐỀ: Thực tại là chính đề. Phản đề là những khía cạnh mâu thuẫn của thực tại, hợp đề vượt lên trên chính đề và phản đề, là sự tổng hợp những ưu điểm của chính đề và phản đế. Sau đó hợp đề lại trở thành chính đề, là giai đoạn thứ nhất của một tiến trình biện chứng mới và cứ thế tiến hóa lên mãi...

II. NHẬN ĐỊNH

Lập trường thuyết duy vật biện chứng về nguồn gốc của vũ trụ vật chất ngày nay không đứng vững trên cả bình diện khoa học cũng như triết học:

A. TRÊN BÌNH DIỆN KHOA HỌC THỰC NGHIỆM:

Khoa học hiện đại đã chứng minh: Vũ trụ vật chất có khởi thủy và chung cục chứ không tồn tại vĩnh cửu:

Thực vậy:

1. Để cắt nghĩa về nguồn gốc của vũ trụ vật chất nói chung và thái dương hệ - trong đó có mặt trời và trái đất nói riêng, thì cho tới nay các nhà bác học mới chỉ nêu ra được những giả thuyết phỏng đoán thiếu chắc chắn. Những giả thuyết ấy khác nhau nhiều ít tùy theo lập trường tôn giáo của các vị lập ra giả thuyết. Những giả thuyết này vì không thể kiểm chứng được nên muôn đời cũng chỉ là giả thuyết.

2. Phần lớn các nhà bác học hiện nay đều chấp nhận vũ trụ có khởi điểm và chung cục chứ không vĩnh cửu, căn cứ vào khuynh hướng giảm dần năng lượng của vũ trụ: khinh khí đổi thành Hélium và sự hoán đổi ấy luôn theo một chiều thoái hóa. Dần dần sự thoái hóa sẽ đến lúc kết thúc để đi đến tình trạng trung hòa bất biến. Trạng thái trung hòa năng lượng này có lẽ là lúc chung cục của toàn thể vũ trụ.

Hiện nay các nhà bác học cũng đã đi đến kết luận chung là vũ trụ vật chất đã thành hình cách đây khoảng 15 tỷ năm và số lượng khinh khí dùng để biến đổi thành Hélium và phát sinh năng lượng (là ánh sang và sức nóng) cứ theo đà hiện nay thì chắc chắn sẽ đến lúc cạn kiệt hết. Còn trước thời gian xuất hiện vũ trụ là gì? và sau khi đã tiêu hao hết năng lượng, vũ trụ sẽ ra sao? thì người ta không đồng quan điểm với nhau.

3. Riêng về nguồn gốc và vận mệnh của Thái dương hệ: Mặt trời và trái đất đã có thời gian xuất hiện và sẽ có ngày bị tiêu tan.

Với những viễn vọng kính không gian và các phương pháp đo phóng xạ của ánh sáng mặt trời, người ta đã nêu ra giả thuyết về sự cấu tạo và tuổi của mặt trời như sau:

1) Về sự hình thành của mặt trời:

Đầu tiên trong không gian có một đám rất lớn khí thể và bụi vũ trụ, gồm nhiều nhất là chất khinh khí, tự đông đặc lại thành khối lớn là mặt trời. Từ mặt trời phát ra ánh sang và sức nóng đi khắp nơi trong không gian mênh mông vô tận. Người ta có thể ví mặt trời như là một lò nguyên tử khổng lồ: ở trung tâm cứ mỗi giây, dưới sức nóng 15 triệu độ sẽ có 800 triệu tấn khinh khí bị nấu chảy thành Hélium, phát ra một năng lực khủng khiếp là ánh sang và sức nóng. Phản ứng nguyên tử ấy được tóm tắt trong công thức: 4H----1He + Q (4 nguyên tử khinh khí (H) trong điều kiện N nhiệt độ cao sẽ liên kết với nhau thành một nguyên tử mới là Hélium (He), đồng thời phát sinh một năng lượng là ánh sáng và sức nóng (Q). Người ta ước tính mặt trời đã nấu chảy như vậy khoảng 6 tỷ năm nay, và còn đủ chất khinh khí để tiếp tục nấu chảy như vậy trong thời gian 5 tỷ năm nữa. Sau đó ánh sáng sẽ tắt và dĩ nhiên tất cả các hành tinh thuộc thái dương hệ, trong đó có trái đất sẽ trở thành những hành tinh lạnh lẽo băng giá và tăm tối. Đó chính là lúc chung cục của thái dương hệ.

2) Về nguồn gốc của trái đất như thế nào?

Nói về trái đất được thành hình thề nào, thì cho tới nay, khoa học cũng chỉ nêu ra những giả thuyết không thể kiểm chứng nên không thể đưa ra kết luận chính xác. Tuy nhiên, mọi nhà bác học đều công nhận trái đất không có từ đời đời, và đã có thời gian xuất hiện:

Gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp định tuổi của vật chất, gọi là phương pháp “Radio Activity”. Công việc định tuổi khởi từ nhận xét của hai vợ chồng nhà bác học Curie, về sự phát ra tia sáng của một số vật liệu gọi là phóng xạ. Công việc nghiên cứu kế tiếp của Rutherford và Holmes cho biết rằng: vật liệu phóng xạ đó sẽ tự hủy biến dần để thành một chất khác theo một số năm nhất định. Chẳng hạn: một lượng A Uranium, khi tự hủy thành một lượng B chì, thì đòi phải có một thời gian nhất định là T. Vậy nếu T càng dài ra thì lượng A sẽ mất dần và lượng B đương nhiên sẽ tăng lên. Từ đó muốn biết thời gian T của một vật, người ta sẽ đo phóng xạ phát ra từ vật đó so sánh với một hằng số nguyên thủy, rồi theo một công thức có sẵn để tính ra thời gian nó xuất hiện.

Từ những hòn đá lấy trên địa cầu hay lấy từ mặt trăng đem về, các nhà bác học đã phỏng đoán tương đối chính xác (với ít nhiều sai số), về thời gian xuất hiện của chúng: Trái đất của chúng ta xuất hiện cách đây khoảng 5 tỷ năm, và mặt trăng khoảng từ 4 đến 6 tỷ năm.

3) Tương lai của trái đất và mọi vật trên mặt đất, kể cả con người sẽ ra sao?

a) Trước hết về số phận của sinh vật: Sinh vật, trong đó có con người chỉ có thể sống được nếu có đủ điều kiện về khí hậu, ánh sang, nhiệt độ, thực phẩm... Ngày nào ánh sáng và sức nóng mặt trời sút giảm hoặc tắt hẳn thì ngày ấy không sinh vật nào còn có thể tồn tại.

b) Còn về số phận của trái đất trong tương lai: Các nhà bác học đã nêu ra 3 giả thuyết:

1. Giả thuyết về địa cầu trương nở: Địa cầu ngày càng nở lớn thêm ra, khiến cho nhiều nơi bị toạc vỡ, giống như một quả bong bóng đang được bơm hơi và nở ra cách chậm chạp. Theo B. Heezen, đáy biển Ấn Độ Dương đang bị toạc nứt liên tục và rất sâu. Hiện nay, vết thương ấy ngày càng loét to ra, và quả đất có thể bị hủy diệt vì những vết thương như vậy.

2. Giả thuyết về địa cầu xáo trộn: Hiện nay ở lớp vỏ địa cầu có một dòng đối lưu đẩy các lục địa rời xa nhau hay đổ xô vào nhau. Mọi di chuyển như thế sẽ khiến vỏ địa cầu bị dồn nén nổi lên thành những quả núi mới, đồng thời lại bị toạc ra thành những hố sâu ở nơi khác, do tính chất bở dòn của vỏ trái đất. Có ngày trái đất sẽ bị vỡ ra.

3. Giả thuyết về địa cầu chảy lỏng: Sẽ có ngày quả đất bị dồn nén với một áp xuất khủng khiếp, làm cho chảy lỏng ra toàn diện, như nó đã từng chảy ra trong thời vô sinh. Càng ngày áp suất càng mạnh đến dộ bị vỡ tung ra. Những vân thạch trong không gian chẳng phải là những mảnh vỡ của các hành tinh khác đã bị vỡ ra là gì? Quả đất cũng phải trải qua giai đoạn vỡ tung đó. Nếu thuyết sau cùng này đúng, thì ta sẽ được chứng kiến một cuộc tận thế thật nhanh chóng.

TÓM LẠI: VỚI NHỮNG BẰNG CHỨNG VỀ SỰ THOÁI HÓA NĂNG LƯỢNG, KHOA HỌC ĐÃ CHỨNG MINH VŨ TRỤ NÓI CHUNG VÀ THÁI DƯƠNG HỆ TRONG ĐÓ CÓ TRÁI ĐẤT NÓI RIÊNG ĐỀU CÓ THỜI GIAN BẮT ĐẦU VÀ SẼ TỚI LÚC KẾT THÚC. Trái lại, NHỮNG NGƯỜI CHỦ TRƯƠNG VŨ TRỤ VẬT CHẤT VĨNH CỬU ĐÃ KHÔNG THỂ DÙNG KHOA HỌC CHỨNG MINH ĐƯỢC LẬP LUẬN CỦA MÌNH, NGOÀI VIỆC NÊU RA MỘT GIẢ THUYẾT MƠ HỒ THIẾU BẰNG CHỨNG THUYẾT PHỤC CỤ THỂ.

B.- TRÊN BÌNH DIỆN TRIẾT HỌC:

1. Lý thuyết của Engels cho rằng: “Vật chất tự nhiên hiện hữu chứ không do thần minh nào sáng tạo...” không đứng vững vì những lý do sau:

- Theo nguyên tắc nhân qủa: “CÁI GÌ HIỆN HỮU CŨNG PHẢI CÓ NGUYÊN NHÂN”. Chẳng hạn: khi thấy khói là đương nhiên đã phài từ lửa phát ra, thấy lửa là đương nhiên phải phát ra từ một vật nào đó có thể cháy được... Thế thì có vật chất, đương nhiên ta phải công nhận một nguyên nhân nào đó đã phát sinh ra nó.

- Hơn nữa, khoa học ngày nay đã có thể phân tích vật chất thành phân tử, phân tử thành nguyên tử, nguyên tử thành âm, dương điện tử... và người ta còn tiếp tục phân tích các điện tử ấy ra những yếu tố nhỏ hơn nữa... Từ đó ta suy ra: 1 vật gì có thể phân tách ra được tức là có thể bị tiêu diệt (trong khả thể). Mà cái gì bị tiêu diệt thì không vĩnh cửu, không hằng hữu.

- Khoa học cũng đã khám phá ra một hình thức khác của vật chất gọi là: “PHẢN VẬT CHẤT” (Anti matière), có năng lực làm đảo lộn, tiêu hủy những chất khác. Khám phá mới lạ này càng chứng tỏ vật chất không thể vĩnh cửu: vật chất không thể vẫn có từ đời đời, mà đã có thời gian xuất hiện và chắc chắn sẽ có ngày bị tiêu tan.

Như vậy, vũ trụ vật chất ta đang sống do được cấu tạo bằng vật chất có thể bị hủy diệt, nên không vĩnh cửu, không thể tự hữu, mà đã phải do một nguyên nhân nào đó không phải vật chất phát sinh ra. Nguyên nhân ấy là Thiên Chúa. Phải công nhận có Thiên Chúa thì mới có thể giải thích được cách hợp lý về sự hiện hữu và tiến hóa của vũ trụ vạn vật.

2. Về sự tiến hóa của vật chất:

Vật chất không thể tự tiến hóa như thuyết duy vật biện chứng vì những lý do sau:

- Theo các nhà khoa học: Muốn cho một vật biến hóa sang một vật khác, thì cần có sự can thiệp của một động lực thứ 3 từ bên ngoài. Chẳng hạn: Muốn cho nước biến thành hơi nước, thì cần phải có nhiệt lượng từ bên ngoài làm cho nước nóng lên và bốc hơi. Muốn hạt giống đâm rễ thành cây, thì cần hội đủ điều kiện ảnh hưởng đến việc nảy mộng hạt giống như: ánh sáng, nhiệt độ, khí hậu, nước, đất tốt... Như vậy: sở dĩ vũ trụ vật chất có sự tiến hóa chính là do có một nguyên nhân khác đã ảnh hưởng tới nó. Nguyên nhân ấy được gọi là Tạo Hóa hay Thiên Chúa.

- Đàng khác, vật chất cũng không luôn tiến hóa theo cùng chiều đi lên như thuyết duy vật biện chứng chủ trương, mà còn có lúc đã tiến hóa theo chiều đi xuống nữa: Chẳng han:

+ Vào giữa thời kỳ trung sinh (cách đây từ 50 – 200 triệu năm), trong nhóm động vật có xương sống “bò sát” đã xuất hiện những loài vật rất lớn mà đến nay chỉ còn lại những bộ xương khổng lồ như: Lôi long (cao 5m, dài 20m và nặng 30 tấn), Khủng long (cao 6m, dài 10m, có đầu rấ to, quai hàm mạnh và răng bén), Ngư long (dài 2m, sống dưới nước), Điểu long (bộ cánh rộng hơn 2m, là loài cá sấu biết bay)... Theo thuyết tiến hóa tương đối thì lẽ ra các con vật to lớn này sẽ phải biến hóa thành những loài khác mạnh khỏe to lớn hơn nữa, nhưng thực sự đến nay chúng đã hoàn toàn bị diệt chủng?

+ Khi so sánh cơ thể con người văn minh ngày nay với người cổ đại ngày xưa, khoa cổ sinh vật học cho biết đã có sự thoái hóa đi xuống thay vì lẽ ra phải tiến hóa theo chiều đi lên như thuyết duy vật biện chứng chủ trương: cơ thể con người hiện tại yếu hơn thời xưachắc chắn không sống lâu hơn người xưa.

+ Ngay cả về phạm vi văn minh, con người cũng có thoái hóa ở một số lãnh vực: khi quan sát các công trình xây cất của người Ai Cập cổ đại (như các Kim Tự Tháp vĩ đại giữa sa mạc) các kiến trúc sư ngày nay cũng phải thán phục và khó lòng hiểu rõ kỹ thuật của người xưa...

TÓM LẠI:

VŨ TRỤ VẬT CHẤT MÀ CHÚNG TA ĐANG SỐNG CÓ KHỞI ĐIỂM VÀ CHUNG CỤC CHỨ KHÔNG VĨNH CỬU XÉT CẢ TRÊN BÌNH DIỆN KHOA HỌC THỰC NGHIỆM CŨNG NHƯ TRIẾT HỌC SUY LUẬN. VŨ TRỤ ẤY PHẢI DO MỘT NGUYÊN NHÂN SIÊU VẬT CHẤT VĨNH CỬU VÀ BẤT BIẾN SÁNG TẠO RA. NGUYÊN NHÂN ẤY LÀ THIÊN CHÚA. CHÍNH NGÀI ĐÃ TẠO RA VẬT CHấT VÀ CAN THIỆP ĐỂ CÓ SỰ TIẾN HÓA KHÔNG NGỪNG THEO CẢ HAI CHIỀU LÊN XUỐNG, TIẾN THOÁI.

LỜI CẦU:

"Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất" (STK 1:1).

Lạy Chúa Cha tòan năng chí ái. xin cho chúng con tin vào quyền năng và tình thương quan phòng của Cha là Đấng tạo thành và an bài cho vũ trụ vạn vật được tồn tại và tiến hóa trong vòng trật từ. Xin cho chúng con biết mở miệng ta ơn Cha và ngợi khen quyền năng cao cả của Cha khi chiêm ngưỡng những kỳ công Cha đã thực hiện vì yêu thương lòai người chúng con. Xin cho chúng con biết tích cực góp phần làm cho trái đất chúng con đang sống luôn “xanh - sách - đẹp” và ngáy càng tiến hóa phát triển theo thánh ý Cha hướng tới một “Trời Mới Đất Mới” viên mãn sau này.- AMEN.

LM ĐAN VINH

www.hiephoithanhmau.com

 

 


Các bài viết mới hơn
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN: ĐÂU LÀ TÔN GIÁO ĐÍCH THỰC MANG LẠI HẠNH PHÚC CHO CON NGƯỜI. Lm. Đan Vinh
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN. Lm. Đan Vinh
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN: VỀ SỰ TIỀN ĐỊNH CỦA THIÊN CHÚA VÀ VỀ TỘI LỖI CỦA CON NGƯỜI. Lm. Đan Vinh
     Đối Thoại Năm Đức Tin: TÔN GIÁO VÀ CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ. LM ĐAN VINH - HHTM
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN: VỀ GIÁO LÝ VÀ NHÂN ĐỨC CỦA TÔN GIÁO. LM ĐAN VINH - HHTM
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ ĐỨC TIN. Lm. Đan Vinh
     Danh từ “lời chứng” (marturia) và động từ “làm chứng” (martureô) trong Tin Mừng Gio-an. Lm. Giuse Minh Thông
     TRỞ LẠI VÀ THAY ĐỔI NẾP SỐNG(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐÚC TIN VỀ GIÁ TRỊ CỦA SỰ CẦU NGUYỆN - Lm. Đan Vinh
     Đối thoại năm đức tin: THIÊN CHÚA CÔNG BẰNG NHÂN TỪ VÀ HÌNH PHẠT HỎA NGỤC. Lm. Đan Vinh

Các bài viết cũ hơn
     “Khởi đầu” và “kết thúc mở” trong Tin Mừng Mác-cô. Giuse Lê Minh Thông, O.P.
     THỰC TẬP NẾP SỐNG NHÂN BẢN: LỌAI TRỪ CÁI TÔI ÍCH KỶ TỰ MÃN. Lm. Đan Vinh
     Ga 4,5-15: “Khát nước hằng ngày” – “khát nước sự sống”. Ngôn ngữ biểu tượng, nghịch lý và kỹ thuật hành văn hiểu lầm trong Tin Mừng Gio-an. Giuse Lê Minh Thông, O.P.
     THỰC TẬP XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH: VỢ CHỒNG ĐỪNG THÁCH THỨC NHAU. LM ĐAN VINH
     THỰC TẬP NẾP SỐNG NHÂN BẢN: HÃY TỰ TRỌNG NHƯNG ĐỪNG TỰ ÁI. Lm. Đan Vinh
     Tin Mừng Gio-an chỉ có “DẤU LẠ”, không có “PHÉP LẠ”. Giuse LÊ MINH THÔNG, O.P.
     Đặc điểm và đề tài trong Tin Mừng Mác-cô. Giuse Lê Minh Thông, O.P.
     XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH: GIÁO DỤC LÒNG QUẢNG ĐẠI CHO CON CÁI. LM ĐAN VINH
     PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH LỜI CHÚA. Lm. Đan Vinh
     ĐỐI THỌAI NĂM ĐỨC TIN :NHỮNG VẤN ĐỀ KHOA HỌC VÀ ĐỨC TIN. Lm. Đan Vinh