Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 13-25 > Tuần 23

CHÚA NHẬT XXII TN C:

CÓ DỄ ĐỂ TỪ BỎ KHÔNG?

Kính thưa quý OBACE

9CADQDOKMCANOF3LJCASQ9JH8CAQRKAQSCAKPP5EHCA3LSZ2UCAR6G5FECA5I5JZECAXY9FOPCA89EIX6CAEGK6OWCABMGJBYCAPTNMI3CAX1GW6CCADXVRVECADTO8O5CA0HIIPDCAW0TNKACAKCMGI0.jpgCó người cho rằng ngày nay nhiều người không muốn tin và theo Đức Giêsu vì cho rằng theo đạo phải giữ quá nhiều luật, kể cả những người dù là có đạo, nhưng khi nói đến những đòi hỏi của Chúa Giêsu, họ cũng vẫn cảm thấy ngập ngừng. Trong khi xã hội chung quanh ủng hộ một lối sống tự do dễ dãi thì Tin Mừng lại đòi mọi người phải bước vào con đường hẹp, trong khi mọi người tìm kiếm của cải vật chất, thì Tin Mừng đòi chúng ta phải chia sẻ và cho đi, trong khi xã hội đề cao tinh cá nhân, lợi ích bản thân thì Chúa Giêsu lại mời gọi mọi người chấp nhận một sự từ bỏ quyết liệt, từ bỏ không chỉ sự ham muốn, tiền bạc của cải, mà còn phải từ bỏ chính cái tôi của mình, thì mới có thể làm môn đệ của Ngài. Đòi hỏi như thế có khó quá không? Chúng ta có cách nào vừa có thể theo Chúa mà vừa không phải từ bỏ không?

Chắc chắn sẽ không có chọn lựa nào khác, vì theo Chúa, trở thành môn đệ của Ngài không phải là một sự ngẫu hứng nhất thời, hay một quyết định nông nổi, mà phải là một quyết định có suy nghĩ, cân nhắc và dứt khoát, không thể xài bằng giả cũng không thể đi đường tắt. Câu chuyện trong Tin Mừng hôm nay cho thấy điều đó: Lúc ấy dân chúng chứng kiến các phép lạ Chúa làm, được ăn bánh no nê, và họ đã đi theo Chúa, trong khi đó Chúa Giêsu đang trên hành trình lên Giêrusalem để thực hiện trọn vẹn thánh ý Thiên Chúa bằng cuộc tử nạn thập giá, nhiều người đã háo hức đi theo Chúa vì nghĩ rằng họ sẽ được phân chia bổng lộc khi Ngài khởi nghĩa thành công. Biết được lòng của họ, Chúa Giêsu đã đưa ra một đòi hỏi quyết liệt dứt khoát: Ai đến với tôi mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh em và cả mạng sống mình thì không thể làm môn đệ tôi. Nhiều người băn khoăn cho rằng điều kiện của Chúa quá khó, tuy nhiên cách nói của chúa Giêsu ở đây, Ngài không khuyến khích việc vô ơn bất hiếu với cha mẹ, Ngài cũng không bắt buộc người khác sống vô tâm vô tình với người thân, mà chữ “bỏ” ở đây, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh sự so sánh hơn kém khi phải chọn lựa. Nếu phải chọn lựa giữa Đức Giêsu với cha mẹ và người thân, thì những người quyết tâm theo Chúa phải dám đứng về phía Đức Giêsu và chọn Ngài. Không chỉ từ bỏ những cái mình có như cha mẹ, gia đình, bạn bè, tài sản, mà Chúa Giêsu còn đòi những người theo Ngài phải từ bỏ cà cái mình là, tức là chính bản thân, là cả thể xác và con người cùng với cái tôi, và những ham muốn, rồ vác thập giá mình mà đi theo Chúa. Chúa không đòi chúng ta phải vác thập giá của Chúa, cũng không buộc chúng ta phải vác thập giá của anh em, mà Chúa muốn chúng ta vác thập giá của chính mình. Thập giá của mình là những hoàn cảnh, những khó khăn, những giới hạn của riêng mình, là trách nhiệm trong bậc sống của mình, Chúa muốn mỗi chúng ta không vác thập giá đi theo con đường riêng của mình, không thể đi đường tắt đón đầu, mà phải bước vào con đường của Chúa và đi theo Chúa mỗi ngày thì mới xứng đáng là môn đệ của Chúa.

Chúa biết rằng khi đưa ra điều kiện như thế, sẽ có nhiều người nản chi hoặc sợ hãi tháo lui, tuy nhiên không phải vì thế mà Chúa giảm bớt những đòi hỏi, trái lại, Chúa muốn những ai sau khi đã nghe, đã biết những điều kiện phải có thì cần phải cân nhắc và đưa ra quyết định dứt khoát giống như một người dự định xây nhà, xây tháp thì phải biết đánh giá và tình toàn kinh phí cùng với khả năng tài chánh, để khi đã quyết định rồi thì phải thực hiện cho bằng được, không để dang dở, cũng không để thất bại, và cũng giống như một ông vua trước khi ra trận cũng cần cân nhắc tính toán kỹ lữơng như thế.

Chính vì ngại ngần với những điều kiện của Chúa Giêsu mà nhiều người đã không dám bước theo Ngài. Trong mắt nhiều người, việc bỏ lại đàng sau của cải tiền bạc, công danh sự nghiệp để theo Chúa Giêsu là một quyết định dại dột, thế nhưng theo tác giả sách khôn ngoan, thì những ai dám quyết định dứt khoát từ bỏ mọi sư để theo Chúa thì mới là kẻ khôn ngoan. Tác giả giải thích rằng vì chúng ta không hiểu hết được ý định của Thiên Chúa, vì chúng ta là loại thọ tạo bị giới hạn tư bề, và vì con người chúng ta bị lôi kéo bởi dục vọng và thế gian nên chúng ta không nhận ra sư khôn ngoan lạ lùng của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã chuẩn bị mọi sự tốt đẹp cho chúng ta, Ngài không bao giờ để chúng ta bị thiệt vi Ngài quảng đại hơn chúng ta bội phần, Ngài sẽ trả lại cho chúng ta gấp trăn gấp ngàn lần những gì chúng ta đã từ bỏ để theo Ngài và Ngài còn ban phần thưởng hạnh phúc nước trời cho những ai bước theo Ngài, đó là phần hạnh phúc nhất mà người dại khờ và thế gian sẽ không bao giờ có thể nhìn thấy được.

Câu chuyện trong thư Philêmon là một minh họa cho thấy Thiên Chúa đã trả lại một cách rộng lượng cho những ai dám từ bỏ bản thân vì Ngài: Ônêximô là một người nô lệ của Philêmon đã bỏ trốn, anh ta đã gặp được Phaolô và đã trở thành Người kitô hữu, sau một thời gian, Phaolô đã gửi Ônêximô lại cho Philêmon. Theo luật thì người nô lệ này có thể bị hình phạt hoặc giết chết tùy theo ý muốn của Chủ, nhưng Phaolô đã khuyên Philêmon, hãy bỏ đi luật lệ cũ, bỏ cả cái địa vị ông chủ của mình để đón nhận Ônêximô không còn phải là một nô lệ nữa mà như một người anh em, một Kitô hữu. Với lời khuyên này Philêmon đã chấp nhận bỏ lại tất cả để đón nhận Ônêximô, và còn hơn nữa ông còn nhìn thấy nơi người nô lệ cũ là người anh em, và là hình ảnh của Thiên Chúa. Điều Philêmon nhận lại được thì cao cả lớn lao và có giá trị gấp ngàn lần những gì ông đã từ bỏ vì Đức kitô và Tin Mừng của Ngài.

Thưa quý OBACE, từ bỏ sẽ không phải là quyết định một lần là đủ, mà nó sẽ là một cuộc chiến liên tục trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta luôn bị cám dỗ tìm kiếm hơn là từ bỏ, thu tích, giữ chặt những gì chúng ta có, hơn là cho đi, đồng thời chúng ta còn bị cám dỗ để khẳng định chính mình, để đề cao cái tôi của mình, chúng ta còn bị cản trở, níu kéo bởi bao nhiêu thứ tình cảm vợ chồng cha mẹ, con cái, khiến nhiều người chưa sẵn sàng để theo Chúa, nhiều người còn vì những tình cảm và những lôi kéo đó mà từ chối Đức Kitô và lời mời gọi của ngài.

Là môn đệ của Đức Kitô, mang danh là Kitô hữu, nhưng nhiều người lại ngại ngùng với lời mời gọi thập giá, nhiều người muốn tìm kiếm một Đức Giêsu dễ dãi không đòi hỏi không điều kiện, không thập giá, và sẽ không bao giờ có thể có một Đức Giêsu như thế, trái lại khi đã chấp nhận làm học trò của chúa Giêsu là phải chấp nhận dành cho Chúa mọi sự ưu tiên tuyệt đối, là dám hy sinh và sống chết vì Đức Kitô.

Là cha mẹ, chúng ta được mời gọi từ bỏ sự ươn lười, những thói quen không tốt trong đời sống cá nhân và gia đình, loại bỏ sự ích kỷ, sống quảng đại với Chúa và với con cái, để dẫn gia đình chúng ta sống theo những đòi hõi của lề luật Chúa. Hãy can đảm bỏ đi những thói quen như rượu chè cờ bạc đang gây tổn hại cho hạnh phúc gia đình và gây gương xấu cho con cái, và tập những thói quen tốt như việc đọc kinh cầu nguyện, việc phục vụ nhau trong gia đình với tình thương yêu, hãy từ bỏ sự nóng nảy giận hờn và tập sự hiền lành và kiên nhẫn để có thể đem lại bầu khi vui tươi ấm cúng cho gia đình. Hãy cùng nhau vác lấy thập giá của mỗi người, của gia đình trong sự tin tưởng cậy trông phó thác cho Thiên Chúa, mỗi người mỗi gia đình có những thánh giá khác nhau, nhưng Chúng ta tin rằng: ơn Chúa đủ cho chúng ta, và chúng ta sẽ không bước đi trong đơn độc, nhưng có Chúa Giêsu đang cùng vác thập giá bên cạnh để nâng đỡ an ủi chúng ta.

Là các bạn trẻ, Chúa đang mời gọi chúng ta từ bỏ sự lôi kéo mời chào, những vẻ hấp dẫn hào nhoáng giả tạo mà xã hội đang bày ra để làm lạc hướng các bạn, hãy can đảm từ bỏ lối sống dễ dãi buông thả của người trẻ, như ăn chơi, nghiện hút cờ bạc cá độ…, để biết sống có kỷ luật đối với bản thân, có trách nhiệm với chính mình và với gia đình, hãy cố gắng để ép mình tuân theo những quy định sinh hoạt của gia đình của giáo xứ vì đó là con đường giúp ta nên tốt. Thập giá của người trẻ chính là trách nhiệm, là bỗn phận của mỗi người, làm cho mình mỗi ngày nên hoàn thiện hơn, là góp phần làm cho môi trường sống của gia đình cũng như môi trường xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta dám từ bỏ cái tôi nhỏ nhoi ích kỷ và những thói hư tật xấu; và xin cho chúng ta biết vui vẻ đón nhận thập giá mỗi ngày của mình để cùng bước đi theo Chúa. Amen 

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXIII Thường Niên_Maria Phạm Thực, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXIII Thường Niên_Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXIII Thường Niên_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXIII Thường Niên_Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXIII Thường Niên - Lm. JP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXIII Thường niên - Nt. Maria Nguyễn Thị Anh Thư, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXIII Thường Niên - Sưu Tầm
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ SáuTuần XXIII Thường Niên -Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXIII Thường Niên - Lm . Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXIII Thường Niên - Sưu Tầm

Các bài viết cũ hơn
     Suy niệm Chúa Nhật XXIII Thường Niên C. Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BẢY TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: HIỆP THÔNG TRONG ĐAU KHỔ VÀ VINH QUANG. Lm. Đaminh Nguyễn Thành Tiến
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ SÁU TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: TÌNH TỰ HIẾN. Nt Maria Anh Thư, OP
     SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ NĂM TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN B. Lm. Giuse Nguyễn Đức Ngọc.
     SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ TƯ TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN B. Nt. Maria Martin Hồ Thị Thu Thảo. OP
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BA TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B. Nt. Maria Chinh Anh
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ HAI TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B. Nữ Tỳ Thánh Thể.
     Đức Thánh Cha tiếp kiến 100 Giám Mục thuộc các xứ truyền giáo
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN B:Lm. Phao Lô Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN B: ĐỂ MỞ LÒNG CHIA SẺ TÌNH THƯƠNG. Lm. Đan Vinh