Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Vọng > Tuần 2

Thứ Bảy Tuần II Mùa Vọng Năm A

NHẬN BIẾT SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA GIÊSU

Lời Chúa: Mt 17, 9 -13

1261367955_noelLG.jpg(9) Ðang khi thầy trò từ trên núi xuống, Ðức Giêsu truyền cho các ông rằng: "Ðừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết chỗi dậy". (10) Các môn đệ hỏi Người rằng: "Vậy sao các kinh sư lại nói Êlia phải đến trước?" (11) Người đáp: "Ông Êlia phải đến để chỉnh đốn mọi sự. (12) Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn xử với ông theo ý họ muốn. Con Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế". (13) Bấy giờ các môn đệ hiểu Người có ý nói về ông Gioan Tẩy Giả.

Suy niệm

Chiêm ngắm Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta có đồng cảm với nỗi cô đơn của Chúa không? Sau khi hiển dung ở trên núi xuống, Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ không cho ai biết về thị kiến vừa qua cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy. Tuy nhiên các môn đệ hầu như không quan tâm tới sứ điệp: “Con Người từ cõi chết trỗi dậy”, các ông lại hỏi về ông Êlia mà các kinh sư nói là phải đến trước như lời ngôn sứ Ma-la-khi đã tiên báo (Ml 3,23-24). Rồi sau khi Chúa Giêsu giải thích cho các ông hiểu: ông Gioan Tẩy Giả chính là Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại xử với ông theo ý họ muốn, Chúa nói thêm về chính mình rằng: “Con Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế”. Nhưng các môn đệ cũng vẫn làm thinh.

Quan sát bối cảnh Tin Mừng, chúng ta nhận thấy: Gioan Tẩy Giả đã đến dọn đường và loan báo về Chúa Giêsu nhưng ông không được nhận biết và bị giết chết vì công lý. Chúa Giêsu, cũng đang bị các vị hữu trách tôn giáo loại trừ; riêng với các môn đệ, hầu như các ông đã nhận biết Chúa là Đấng Mêsia của Lời Hứa, nhưng các ông chưa thể hiểu được một Đấng Cứu Thế phải chịu đau khổ, chịu chết và sống lại. Còn thái độ của chúng ta hôm nay đón nhận Chúa Giêsu thế nào? Chúng ta đã thực sự nhận biết, tin tưởng, và yêu mến Chúa không? Trong Mùa Vọng chờ mong Chúa đến, chúng ta đã thành tâm lắng nghe Lời Chúa, đồng cảm với sứ mạng cứu độ của Chúa và tự nguyện làm chứng cho Chúa giữa lòng xã hội hôm nay như thế nào?

Là Kitô hữu, chúng ta cầu nguyện hằng ngày, được học hỏi và suy niệm Lời Chúa, tham dự hy lễ Thánh Thể và lãnh nhận các bí tích; trong đức tin, tất cả đều đưa chúng ta vào tương quan sống động và cá vị với Chúa Giêsu. Nhưng thực tế, chúng ta có cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Giêsu mỗi khi chúng ta cầu nguyện không? Chúng ta có nghe được tâm sự của Chúa Giêsu mỗi khi chúng ta tiếp cận với Lời Chúa và Thánh Thể Chúa không? Vâng, tùy theo đức tin của mình như thế nào mà chúng ta có thể cảm nếm được tình yêu, lòng thương xót và ơn tha thứ của Thiên Chúa đã dành cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô.

Mùa Vọng là thời gian đặc biệt Giáo hội mời gọi các tín hữu chiêm ngắm chương trình cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô với hai lần đến viếng thăm của Người: ngày Chúa Giáng Sinh tại Belem và ngày tận cùng của thế giới. Nhiều người nghĩ rằng lần đến thứ ba của Chúa là giờ chết của mỗi người; nhưng trong đức tin, chúng ta luôn được Chúa Giêsu viếng thăm. Người đi vào trái tim và cuộc cuộc sống của chúng ta bằng ân sủng của Người, mỗi khi chúng ta nhớ đến Chúa, cầu nguyện, và hiệp thông với hiến lễ cứu độ của Chúa. Vì thế, trong Mùa Vọng này, chúng ta được mời gọi kiểm thảo lại đời sống đức tin, ý thức gặp gỡ Chúa để ánh sáng, niềm vui, sự bình an và ơn khôn ngoan của Chúa luôn ở cùng chúng ta.

Đồng thời, như thánh Gioan Tẩy Giả, trong Mùa Vọng chúng ta cũng được Chúa sai đi làm chứng cho Chúa, chia sẻ cho tha nhân tình yêu cứu độ của Chúa mà mình đã cảm nghiệm. Đặc biệt trong năm 2014, toàn thể Giáo Hội Việt Nam thực thi định hướng: “Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình” để Tân Phúc Âm hóa môi trường sống chung quanh. Tuy nhiên, làm chứng nhân cho Chúa luôn gắn liền với thái độ sống hy sinh quên mình như cuộc đời của thánh Gioan Tẩy Giả và của các thánh; đặc biệt là các thánh tử đạo Việt Nam. Điều này mời gọi mỗi người phải chuyên cần chiêm ngắm Đức Giêsu trong Lời của Người và trong Bí tích Thánh Thể để biết sống yêu như Người đã yêu, quan tâm phục vụ từng thành viên trong gia đình cũng như những người bé nhỏ, bệnh tật, nghèo đói sống bên cạnh chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha thứ cho thái độ sống lãnh đạm của chúng con với Chúa và với anh em của chúng con. Xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con thể nhận biết, gặp gỡ Chúa trong kinh nguyện, trong gia đình và những ai chúng con tiếp cận hằng ngày. Amen.

Nt. Têrêsa Phạm Thị Oanh, OP

 


Các bài viết mới hơn
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần II Mùa Vọng Năm C_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu tuần II Mùa Vọng - Nt. Maria Nguyễn Kim Khánh
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần II Mùa Vọng C_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần II Mùa Vọng C_Nt. Maria Trần Thị Thu Trang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần II Mùa Vọng C - Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần II Mùa Vọng C_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần II Mùa Vọng C_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần II Mùa Vọng - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần II Mùa Vọng - Nt. M. Anh Thư, OP

Các bài viết cũ hơn
     Thứ Sáu Tuần II Mùa Vọng Năm A: Lễ thánh Lucia, trinh nữ, tử đạo. Lm Giuse Duy Khang
     Thứ Năm Tuần II Mùa Vọng Năm A: VỊ THẾ TRONG NƯỚC TRỜI. Thiên Thảo SJP
     Thứ Tư Tuần II Mùa Vọng Năm A: ÁCH VÀ GÁNH CỦA CHÚA GIÊSU. Maria Nguyễn Tố Quyên
     Suy Niệm Tin Mừng Thứ ba Tuần II mùa Vọng A. Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm thứ Hai tuần II Mùa Vọng A: LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI. Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Vọng năm A. Nhiều tác giả
     Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Vọng năm A: Hãy dọn đường cho Chúa! Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ TƯ TUẦN II THƯỜNG NIÊN NĂM C. Nữ Tỳ Thánh Thể.
     Thứ 2 sau Chúa Nhật thứ II Thường Niên Năm C: CHÚA KITÔ NGUYÊN LÝ SỰ HIỆP NHẤT. Minh Thùy
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ SÁU TUẦN II MÙA VỌNG.Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, Đaminh Thánh Tâm.