Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 1-12 > Tuần 3

MÙNG HAI TẾT: KÍNH NHỚ TỔ TIÊN

ptTet1.jpg1. Sống biết ơn Cha mẹ là đức công bằng.

Làm sao mà kể hết được công ơn, công đức của cha mẹ. Tất cả những gì mà cha mẹ làm cho con cái đều miễn phí: chín tháng cưu mang miễn phí. Mang nặng đẻ đau miễn phí. Dưỡng nuôi khôn lớn miễn phí. Dạy dỗ nên người miễn phí... Quả thật! Công ơn của cha mẹ đúng là như câu ca dao người đời dạy:

Thương thay chín chữ cù lao

Ba năm bú mớn biết bao nhiêu tình

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn

Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con”.

Đứng trước những công khó của cha mẹ, kẻ thụ ơn phải có nghĩa vụ đáp đền, đó là lẽ công bằng tối thiểu.

"Công cha nghĩa mẹ cao vời,

Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.

Nên người con phải xót xa,

Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.

Đội ơn chín chữ cù lao,

Sanh thành kể mấy non cao cho vừa".

 kẻ vô ơn với cha mẹ thì người đời sẽ chê cười; như câu ca dao người ta nói:

  Trách ai đặng cá quên nơm

  Đặng chim bẻ ná quên ơn sinh thành.

2. Sống biết ơn Cha mẹ là Đức Hiếu thảo.

   Khi càng nhìn ngắm công ơn sinh thành, phận làm con cái càng thấy kỳ diệu và thán phục cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng ta.

"Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ".

"Ai rằng công mẹ như non,

Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn".

"Lòng mẹ như bát nước đầy,

Mai này khôn lớn, ơn này tính sao ".

Vì thế phận làm con cái chúng ta phải đáp trả lại, không chỉ đo bằng đức công bằng có vay có trả nữa, nhưng trên đức công bằng là chữ hiếu thảo với mẹ cha.

"Công cha nghĩa mẹ cao vời,

Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.

Nên người con phải xót xa,

Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.

Đội ơn chín chữ cù lao,

Sanh thành kể mấy non cao cho vừa".

Đáp trả chữ hiếu không bằng tiền bằng bạc nữa nhưng phải bằng chính cuộc sống của phận làm con là suốt đời lo lắng và phụng dưỡng cha mẹ, như câu thơ sau.

"Ơn hoài thai, to như bể!

Công dưỡng dục, lớn tựa sông!

Em nguyện ở vậy không chồng,

Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con".

"Ai về tôi gởi buồng cau,

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.

Ai về tôi gởi đôi giày,

Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi".

Con người có thành danh thành tài, ra đường người ta có thể gọi chúng ta là ông nọ bà kia, nhưng nếu chúng ta không là đứa con hiếu thảo thì cũng bằng không trước thiên hạ. Vì thế người đời dạy ta phải hiếu thảo rằng:

"Tu đâu cho bằng tu nhà,

Thờ cha kính mẹ mới chân tu".

"Công cha đức mẹ cao dày,

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.

Nuôi con khó nhọc đến giờ,

Trưởng thành con phải biết thờ song thân".

Và người đời còn ranh dạy với nhưng bậc làm con.

"Nếu mình hiếu với mẹ cha,

Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?

Nếu mình ăn ở vô nghì,

Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?".

   Như thế, thảo hiếu với mẹ cha đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, là một thuần phong mỹ tục của mỗi quốc gia, của mỗi nền văn hoá, của các nền xã hội. Vì thế chúng ta có ngày của Cha, ngày của mẹ. và mỗi khi chúng ta bắt gặp những hình ảnh, những cách cư xử vô ơn với cha mẹ, như thời gian vưa qua báo chí lên án, con cái đánh cha mẹ, bỏ đói cha mẹ, hất hủi cha mẹ, thì cả cộng đồng lên án. Qua đó chúng ta thấy được hiếu thảo với cha mẹ đã đi vào các nền văn hoá và tôn giáo.

3. Sống Biết ơn Cha Mẹ trở thành Đạo Hiếu

Với người Công Giáo, việc Hiếu thảo với cha mẹ không chỉ dừng lại ở nét đẹp truyền thống, nhưng đã được nâng lên  trở thành “Đạo”, bởi đã bắt nguồn từ những gì rất sâu xa trong lòng con người. Từ khi mở mắt chào đời, chúng ta đã được ướp trong tiếng à ơi của mẹ; chập chững bước ngắn bước dài, bập bẹ gọi “ba”. Bầu trời tuổi thơ bát ngát tuyệt vời, đó là tình mẹ nghĩa cha. Vì thế hiểu thảo trở nên một tôn giáo, trở nên một tín ngưỡng hay nói đơn giản là “Đạo hiếu”

"Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con".

Hay câu thơ khác viết:

Khôn ngoan nhờ ấm của Cha

   Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ

   Đạo làm con chớ hững hờ

   Phải đem chữ hiếu mà thờ từ nghiêm.

Người Công Giáo chúng ta gọi là Đạo cũng không sợ mất đức tin vì Bài đọc 2: Thánh Phaolô dạy: Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1- 24)

Tại sao thánh Phaolô dám khẳng định: “Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất”: Thiên Chúa ban cho Môsê 10 giới luật, được ghi khắc trên 2 bia đá, không phải mỗi bia 5 điều, nhưng là 3 và 7, và điều răn thứ 4 đứng đầu trong bia thứ hai. Ý Thiên Chúa đã muốn, hay nói chính xác hơn, Thiên Chúa đã nâng việc Hiếu thảo trở thành ĐẠO. Sống đạo làm người, chúng ta phải giữ đạo làm con. Yêu mến Thiên Chúa thì phải hiếu thảo với cha mẹ.

   Hơn nữa được Chúa Giêsu tái khẳng định trong bài Tin mừng hôm nay: “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa. Quả thế Thiên Chúa dạy: ngươi hãy thờ kính cha mẹ, kẻ nào nguyền rủa cha mẹ sẽ bị xử tử. Còn các ông lại bảo : “ ai nói với cha mẹ rằng, những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nưa”. Như thế các ông dựa vào truyền thống các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa.

Và nếu như Chúa Giêsu đã từng nói: Nếu ngươi dâng lễ, mà chợt nhớ còn bất hoà với anh em. . .

Thì hôm nay Chúa có thể nói: Nếu ngươi dâng lễ, mà chợt nhớ, chưa chúc tết cha mẹ, chưa thăm hỏi cha mẹ, chưa phụng dưỡng cha mẹ. thì hãy để của lễ đó mà dâng cho cha mẹ ngươi trước đã rồi hãy đến dâng cho Thiên Chúa

  Vâng Kính thưa cộng đoàn: yêu mến Thiên Chúa đạo làm người. thảo kính cha mẹ, đạo, đạo làm con.

  Ngày mùng hai tết kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ. Sống hiểu thảo là đưa đạo vào đời. là loan báo Tin Mừng giữa lòng xã hội. Vì thế Hiếu thảo với cha mẹ là giữ đạo, sống đạo.

   Với Cha mẹ đã khuất: cầu nguyên. Với cha mẹ còn sống là thăm viếng, phục dưỡng, vâng phục . . .

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần III Thường Niên _Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần III Thường Niên_Tôma Aquinô Trần Vũ Hoàng
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III Thường Niên_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần III Thường Niên_Lm Giuse Mai Văn Điệp, OP
     Suy niệm Lời chúa Lễ Thánh Ti-mô-thê và thánh Ti-tô, giám mục_Lm. Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần III Thường Niên_ Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần III Thường Niên_ Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần III Thường Niên_ Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần III Thường - Tam Thái
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III - lúc Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P.

Các bài viết cũ hơn
     MỒNG MỘT TẾT GIÁP NGỌ 2014 CHÚC NHAU MỌI ĐIỀU TỐT LÀNH. Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Mồng Một tết – Giáp Ngọ 2014. Lm. Duy Khang
     LỄ GIAO THỪA GIÁP NGỌ 2013-2014: PHÚT DỪNG CHÂN. Lm. Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Thứ Tư Tuần III Thường Niên. Nt. Maria Chinh Anh
     Suy Niệm Thứ ba Tuần III Thường Niên: Gia Đình mới. Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Thứ Hai tuần III Mùa Thường Niên: MẠNH HƠN VÀ MẠNH NHẤT. Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng
     Gợi ý suy chiêm Tin MừngChúa Nhật III Thường niên A: ĐƯỢC KÊU GỌI ĐỂ RA ĐI TRUYỀN GIÁO. Nt T. Ngọc Lễ
     Suy Niệm Chúa Nhật III Thường Niên. Nhiều tác giả
     Suy niệm Tin Mừng thứ Bảy tuần III Thường niên: Lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh. Nt. Anna Nguyễn Thị Nguyện
     Suy niệm Tin Mừng thứ Sáu tuần 3 Thường Niên: TIN LÀ SẴN SÀNG LỚN LÊN. Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, ĐMTT