Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 26-34 > Tuần 33

THỨ BẢY SAU CHÚA NHẬT 33 TN

SỰ SỐNG LẠI CỦA THÂN XÁC

niem tin.jpg

Niềm tin linh hồn bất tử và sự sống đời sau là niềm tin chung của rất nhiều dân tộc và nhiều tôn giáo. Tuy nhiên cuộc sống đời sau như thế nào thì lại được hiểu và được tin theo nhiều cách khác nhau. Có những tôn giáo cho rằng cuộc sống sau khi chết là cuộc sống của tình trạng hồn vật vờ lang thang đây đó; anh em Phật Giáo cho rằng con người sẽ phải trải qua kiếp Luân Hồi, tức là nếu ở đời này sống tốt thì sau này sẽ thành tiên thành phật, nếu sống ác thì sau này sẽ phải đầu thai làm súc sinh ma quỷ.

Chỉ riêng Kitô giáo chúng ta tin rằng sau khi chết linh hồn con người phải trải qua những tình trạng khác nhau và đến ngày tận thế, tất cả kẻ lành người dữ đều sẽ sống lại hồn nào vào xác nấy. Kẻ lành được hưởng hạnh phúc đời đời, còn kẻ dữ cũng sống lại nhưng để bị phạt đời đời. Đây là niềm tin mà Đức Giêsu đã dạy cho chúng ta. Chính Ngài đã là người đầu tiên từ cõi chết sống lại là một bảo đảm chắc chắn cho chúng ta về niềm tin này.

Tuy nhiên niềm tin vào sự phục sinh của thân xác vẫn là một niềm tin khó chấp nhận cho nhiều người. Ngay cả những người Do Thái thời Chúa Giêsu, không phải ai cũng chấp nhận niềm tin này. Niềm tin vào sự sống lại của thân xác đã được Cựu Ước nhiều lần nói đến. Ví dụ như ông Gióp đã từng nói: Tôi biết rằng Đấng cứu độ tôi hằng sống, và ngày sau hết tôi sẽ từ bụi đất sống lại, chính da tôi sẽ bọc lại xướng tôi, chính mắt tôi sẽ nhìn thấy Ngài chứ không ai khác. Tiên tri Ezekiel trong một thị kiến, ông đi ngang qua một cánh đồng đầy xương khô, ông thấy Thần Khí của Thiên Chúa đã làm cho các bộ xương khô đó sống lại. .. Tuy nhiên hôm nay tin Mừng cho thấy những người thuộc phái Xađốc không tin vào sự sống lại của thân xác, họ đã đến để như muốn bắt bí Chúa Giêsu. Những người nay nghĩ rằng, họ đưa ra một trường hợp mà Chúa Giêsu sẽ không thể giải quyết nổi, đó là: Một người có tới bảy đời chồng, và như vậy khi sống lại, người vợ này sẽ là vợ của người nào, vì tất cả họ đề có hôn nhân hợp pháp.

Câu trả lời của Chúa Giêsu đã chỉ ra cho thấy nhiều điểm giáo lý quan trọng. Trước hết Chúa Giêsu đã trích một đoàn Kinh Thánh thuộc bộ Ngũ Kinh (Sách Xuất Hành) là bộ sách quan trọng nhất đối với người Do Thái và cũng là bộ sách được nhiều nhóm khác nhau cùng chấp nhận. Từ bụi gai bốc chày Thiên Chúa đã trả lời cho ông Môsê khi ông hỏi Chúa: Khi dân chúng hỏi tôi, ai sai ông đi, thì tôi sẽ nói với họ thế nào? Thiên Chúa đã trả lời: Ta là Chúa của Apbraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp. Chúa Giêsu khẳng định Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống, chứ không phải của kẻ chết. Vì trong Thánh Vịnh cũng đã xác định: Chúa được lợi gì khi chúng con phải chết, Chúa được ích chi khi con bị nằm trong nấm mồ, vì nắm tro tàn làm sao ca tụng Chúa. Như thế Thiên Chúa không bao giờ muốn con người phải chết, và càng không muốn con người bị giam giữ trong nấm mồ. Vì vậy khi Thiên Chúa nhắc đến danh hiệu của Ngài là Thiên Chúa của các tổ phụ Apbraham, Isaac và Giacóp, thì có nghĩa là các tổ phụ hiện vẫn đang sống, và các Ngài vẫn đang tôn thờ Thiên Chúa theo cách thức của các Ngài.

Điểm giáo lý thứ hai Chúa giải thích thêm: Khi con người sống lại, họ sẽ không dựng vợ gả chồng, họ sẽ giống như thiên thần. Có nghĩa là họ không cần và không còn thú vui của xác thịt nữa mà Thiên Chúa là hạnh Phúc và là Đấng thoả mãn dư tràn mọi khát khao của con người. Vì thế khi sống lại họ sẽ sống như các Thiên Thần. Sống như các Thiên Thần, tức là mặc dù có thân xác, và vẫn mang thân xác này, nhưng thân xác đã được biến đổi và thanh luyện để trở nên tinh tuyền và “trong suốt” không còn bị dục vọng cùng những hỉ nộ ái ố chi phối nữa, họ sống trong sự kết hợp và nên một với Thiên Chúa. Thân xác sau khi sống lại chắc chắn là thân xác đã được biến đổi hoàn toàn giống như thân xác của Chúa Giêsu, không còn bị ngăn cản bởi thời gian và không gian cùng những cản trở thể lý khác.

Nói như thế không có nghĩa là khi sống lại chúng ta sẽ trở thành những con số trong muôn vàn con số, hoặc như một người vô danh trong biển người, nhưng chúng ta vẫn có những mối liên hệ trước đây của trần gian, nhưng liên hệ này sẽ làm cho các liên hệ của trần gian trước đây trở nên phong phú và đầy tràn, vì họ không còn phải chiếm hữu nhau nữa, mà tất cả đều thông truyền cho nhau niềm vui và hạnh phúc của Thiên Chúa và quy hướng về Thiên Chúa.

Trong xã hội chạy theo vật chất và hưởng thụ ngày nay, niềm tin vào sự sống lại vẫn là một điều không dễ chấp nhận, ngay cả những người Kitô hữu vẫn tuyên xưng trong Kinh tin kính: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Nhưng nhiều người vẫn sống như thể không có sự sống lại, như thể không có đời sau, như thể chết là hết. Vì thế người ta sống chộp giật để chỉ tìm kiếm phần lời phần lợi về cho mình ở đời này và chà đạp lên lề luật của Thiên Chúa và chà đạp lên phẩm giá của con người và của con Chúa.

Tin xác loài người ngày sau sống lại, tức là phải chuẩn bị cho mình sống lại trong tình trạng nào mới là điều quan trọng. Sống lại để được gặp Thiên Chúa, để gặp lại nhau trong hạnh phúc hay sống lại để bị án phạt, bị xa lìa Thiên Chúa vĩnh viễn, điều tùy thuộc vào mỗi chúng ta hôm nay.

Sự sống lại mai sau sẽ hoàn toàn tùy thộc vào cuộc sống hiện tại hôm nay: Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống, nếu ngay từ bây giờ chúng ta trung thành tôn thờ Thiên Chúa và yêu mến Ngài, chọn Ngài làm Chúa của mình, chúng ta sẽ được sống ngay hôm nay, và đã được nếm hương hạnh phúc của sự sống lại ngay tại trần gian này. Hãy bắt đầu sống sự sống lại với một con người mới, quyết tâm mới và nếp sống mới và tương quan mới. Còn ngược lại, nếu chúng ta từ chối Thiên Chúa thì chúng ta tuy còn thở nhưng thực ra tâm hồn đã chết và sự sống lại mai sau sẽ không có ý nghĩa gì cho chúng ta, mà chỉ còn là sự bất hạnh đời đời cho chúng ta.

Xin cho chúng ta mỗi khi tuyên xưng niềm tin vào sự sống lại của thân xác, cũng là dịp để chúng ta quyết tâm sống và làm mọi việc cần thiết để chuẩn bị cho ngày sống lại mai sau .  Amen


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên_Lm Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên_Nt. Maria Nguyễn Thị Quỳnh Tiên, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên B_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên Năm B_Lm Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXXIII Thường Niên B_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXXIII Thường Niên B_Nt. Anna Têrêsa Thiên Hoàng, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXXIII Thường Niên B_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXXIII Thường Niên B_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXXIII Thường Niên B_Nt. Maria Nguyễn Thị Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXXIII Thường Niên B_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh

Các bài viết cũ hơn
     Suy Niệm Tin Mừng Thứ sáu Tuần XXXIII Thường Niên A: ĐỀN THỜ SỐNG ĐỘNG CỦA CHÚA. Lm. Duy Khang
     Suy Niệm Tin Mừng Thứ Tư Tuần XXXIII Thường Niên A. Nt. Maria Chinh Anh
     Suy Niệm Tin Mừng Thứ Ba Tuần XXXIII Thường Niên A: « Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất ». Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Tin Mừng Tuần XXXIII Thường Niên A: LÒNG TIN LÊN TIẾNG. Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng
     5' Suy Niệm Lời Chúa - Tuần XXXIII TN A
     Video: Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 13/10-19/11/2014 - Câu chuyện Ðức Giêsu đi trên mặt nước
     Thánh Vịnh - Chúa Nhật XXXIII Thường Niên Năm A
     Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 06/11 – 12/11/2014 : 25 năm sau sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh
     Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXXIII Thường Niên A. Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     Chúa Nhật 33 Thường Niên Năm A