Trang Chủ > Truyền Giáo > Chuyên Đề

                   Trước lúc lên đường

                     Gủi người ae đã một lần chung bước.

 

Loichua.jpgNgười AE thân mến                                                                    

Ngồi viết những dòng này cho anh, như một lời tạm biệt,

Chia tay nhau sau một hành trình,

Chắc hẳn anh cũng như mình, còn đọng lại nhiều trăn trở, có lẽ đây là lúc chúng ta nói với nhau, thay cho lời tạm biệt, để những trải nghiệm đã qua có một chút gì đó cho hành trình của anh em mình sắp tới.

Vấn nạn được nêu lên ở đây, hơi bất ngờ đấy, về đời môn đệ :

Theo chân  thầy Giê Su trên con đường sứ vụ, thực tế là SỨ VỤ HAY DỊCH VỤ ?

Thật khó phân biệt bởi lẽ cã hai cũng đều phục vụ.

Cứ nhìn 2 ông thầy cùng xuất hiện trên cánh đồng, một người lo chữa bệnh, một người lo loan báo Tin Mừng.

Thầy thuốc khi vừa đặt chân tới sẵn sàng cứu chữa bà con, thuốc bán chỉ lấy giá gốc, nếu cần chỉ lấy lời một chút, đủ chi phí ăn uống trên đường, thế nhưng qua tới lần thứ hai rồi thứ ba, giá thuốc được nâng lên, từ gốc tới thân rồi tới ngọn, không có tiền thì miễn lấy thuốc và cũng đừng tới chữa bệnh, lẽ công bằng là thế mà. Trong khi ông thầy kia thì không thể nhìn bà con mình đi chữa bệnh mà phải ôm bệnh trở về, vì thế, thầy không chỉ lấy giá gốc, mà ngay cả giá ngọn nữa thì cũng phải tìm cách chi trả với mong ước bà con mình hết bệnh.

Ông thầy này nói thầy kia cứ để người ta lợi dụng, nhưng người ta ấy là con mình, và mấy ai hiểu nỗi khổ của con mình hơn ông bố. Cu Nhi khi gặp ông thầy nói tiêu tốn mỗi tuần lễ 300 ngàn, ông thấy tội gọi tới chữa bệnh bán thuốc, một tháng chỉ hết 200 ngàn, quá rẻ, nhưng sao lần này  không có tiền lấy thuốc, chuyện đơn giản là hết mùa điều thì cũng hết tiền, nếu muốn  phải vay mượn hoặc bán điều non. Dĩ nhiên trong mọi trường hợp cần là có tiền, nhưng là tiền vay mượn sau đó phải trả lời gấp đôi, vay 7 triệu trả thành 10 sau sáu tháng, mà nếu không có tiền trả nợ thì mất dần đất đai.

Anh em về học, ông bố muốn có thời gian gần gũi và chăm sóc anh em, những con người phải gánh vác cộng đoàn, nhiều khi mệt mỏi  mà ít được mấy ai quan tâm, vì thế không chỉ trao cho anh em Lời Chúa, mà còn là dịp để bầy tỏ đôi tay ân cần của Thiên Chúa và Hội Thánh. Thế nhưng có người nghĩ ngược lại, cứ sợ anh em no đủ quá, sợ rằng cho ăn như thế là thuộc hạng sang mất, dù sao cũng đâu so bì được với lớp người ưu đãi, những người quen ăn ngon, và quen uống những chai rượu đắt tiền. Dịch vụ là thế, ăn vào miệng bao nhiêu cũng không vừa, trao cho anh em cục xà bông phải cắt làm tư. Người ae thân mến của tôi ơi, chúng ta ăn miếng bánh trung thu sao đành khi nghĩ đến các em bé trên vùng đất mình được sai đến chưa có được chút bánh kẹo đón trăng lên.

Đến với bà con, có những lúc chúng ta thấy mình như bị thương tích, những con ngươi mới đầu dễ thương làm sao, nhưng lâu dần thấy khó chịu, vì gặp mặt là xin tiền để lo chuyện này chuyện kia. Thực ra chẳng ai mắc nợ ai điều gì ngoài ra tình thương mến. lòng thương mến ấy không cho phép anh em chúng ta đứng ngoài nỗi khổ của con người, cũng không đặt anh em mình như những nhà hảo tâm hay người của một cơ quan từ thiện, Hội Thánh  không phải là một cơ quan từ thiện, dĩ nhiên rồi, vậy thì chỗ đứng của anh em chúng ta là ở đâu. Anh đã chiêm ngắm một Đức Giêsu không ngừng chuyển động từ Thiên Chúa cho tha nhân, và cũng nhận thấy vuơng quốc của Thiên Chúa được công bố bằng chính sự hiện diện của Ngài. Người đã đến nhà mình(Ga, 1,11), và anh cũng phải bước vào nhà của bà con như nhà của mình, cách này hay cách khác, ít là với một nhóm nhỏ Giáo Lý Viên chẳng hạn, thấu cảm những trăn trở và khó khăn của anh em, nhận ra những vùng đất khô cằn và tìm cách mang nước tới tưới mát ruộng đồng. Nhập thân, chung chia phận người, chuyện to chuyện nhỏ lúc này, nếu anh tưởng mình là người phục vụ trong Hội Thánh, chính anh phải lo gánh vác. Tin Mừng đặt anh khác người như vậy đó.

Hôm rồi có chú giáo phu đi đường mắc mưa, hỏi chiếc áo mưa ngày nào bố đưa sao không đem theo, chú vui vẻ nói dành cho vợ, chú thương vợ lắm, vì vợ phải gánh vác việc nhà trong những ngày chồng lên đường tìm đến với bà con lương dân. Người ta thương nhau thế thì ông bố tiếc gì mà không trao thêm chiếc áo mưa khác.

Người ae của một dòng sau một thời gian làm việc với bà con hỏi mình thế này : anh có thấy người dân tộc cũng hay lợi dụng không, chẳng hạn như xin thuốc còn đòi lấy đem về cho người ở nhà nữa ? Câu trả lời quá đơn giản nhưng lại phức tạp với người ngòai cuộc. Mấy viên thuốc gió có đáng gì đâu, nhưng thói quen của người dân tộc là luôn nghĩ đến người ở nhà : cầm viên thuốc trên tay là nghĩ đến người thân khi bị bệnh, vào bàn tiệc cắn miếng thịt cũng nghĩ về nhà mình, vì thế những bữa ăn truyền thống như cưới hỏi luôn được bà con họ bên mình chia phần cho đem về, còn ăn tại chỗ chỉ qua loa mấy tô xương hầm, chủ yếu là nhâm nhi và trò chuyện với nhau bên ché rượu cần. Nghe giải thích một hồi, nguời ae đã hiểu ra được nhiều điều, và cuối cùng đã hẹn gặp lại nhau vào tuần lễ gần cuối tháng 9 để tiếp tục trao đổi và cùng nhau cầu nguyện, lắng nghe và ngắm nhìn, để khám phá ra khuôn mặt của Đấng đang hành động và đang chờ đợi mình giữa bà con

Ân nghĩa và niềm tin, một đức tin vẫn thường đòi đánh đổi, chẳng hạn như phải đánh đổi nhà xây lấy nhà tranh, chuyện xảy ra vào những năm 80 khi chàng trai trẻ phải lựa chọn nếu nhận chức vụ ngoài đời sẽ có nguy cơ bỏ quên Chúa và công việc của Ngài, anh hỏi vợ muốn chọn ở nhà xây hay nhà sàn, và chị vợ cũng đã chọn nhà sàn. Thế là cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ tiếp tục gắn liền với núi rừng và nương rẫy, sớm chiều chuyền tay nhau cái cuốc con rựa, tối về sum họp bên ngọn đèn dầu, cùng nhau lắng nghe Lời Chúa và cầu nguyện, mệt nhọc mà êm đềm và thanh thản. Ngôi nhà sàn với cánh cửa khép hờ khi lên nương, lúc về lại mở tung ra lối xóm, đêm khuya gom lũ trẻ tới cho làm quen với cái chữ, với con tính cộng trừ. Cứ thế, bà con không khỏi thầm phục chàng trai trẻ năm nào rời làng theo vợ, không biết đã học được gì ở cái làng quê vợ công giáo kia, nay đưa vợ về sống ở làng cha mẹ ruột, cũng một ngôi nhà sàn, nhưng ấm áp tươi vui lạ thường, người người lân la hỏi chuyện rồi xin học giáo lý, mới đầu 10 người, 30 người, nay thì đã có trên 800 người, nghĩa là cả làng và thêm người ở mấy làng bên cạnh. Thật lạ lùng, Tin Mừng được công bố ngang qua dấu ấn của một ngôi nhà sàn, nơi đây Con Thiên Chúa bầy tỏ sư hiện diện của người nơi khuôn mặt đơn nghèo của từng thành viên trong gia đình.

Năm 1998, Chàng trai trẻ ấy đã ngòai 40, di chuyển gia đình tới sinh sống tại một ngôi làng khác xã, khi ấy bà con trong làng mới có 14 người có đạo, sau lên 60 và nay đã có 130 người lãnh nhận bí tích rửa tội. Kể từ năm 2000, anh cùng với nhóm anh em trong làng và các làng bên, đi hết các làng trong xã, đều đặn mỗi năm có trên 50 người xin lãnh nhận bí tích rửa tội. Chuyện người đi cũng có phần của chị vợ ở nhà, người con gái đã giữ chân chồng ở nhà cha mẹ từ năm 1974 cho tới năm 1980, sau đó rời bỏ nhà cha mẹ theo về quê chồng, cái mái ấm mới trên quê hương nhà chồng cũng nhiều đe dọa, những năm chồng bôn ba đi buôn bán đã để lại trên khuôn mặt người vợ hiền nhiều nỗi lo, làm chị dễ cau có khó chịu. Mái ấm đã trải qua những đêm lạnh tanh, nhưng khi gia đình di chuyển qua làng mới, anh trở về với nương rẫy, cũng nhiều đêm vắng nhà vì mải lo đem Lời Chúa đến cho bà con, không chỉ làng bên mà là xã bên và huyện mới, thì ngôi nhà sàn lại tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, chị không còn nỗi lo mất chồng, trái lại, hành trình sứ vụ đã đem lại cho chị một ông chồng tuyệt vời, và anh cũng hết lòng thương vợ, người bạn đời và cũng là bạn đường.

Năm nay, mái tóc chàng trai trẻ ngày nào đã điểm sương, anh vẫn miệt mài trên cánh đồng sứ vụ, dẫn đầu một nhóm 12, đi xa hơn và sâu hơn, đến những nơi Tin Mừng chưa được bầy tỏ, đi đến tận cùng thế giới…

Người anh em thân mến,

trước sứ vụ đang chờ đợi anh trên vùng đất mới,

mấy dòng tạm biệt để anh em chúng ta tiếp tục lao mình vế phía trước,

CHO VINH DANH THIÊN CHÚA HƠN

 

                                                                                                      Kon Tum 22.07.2010

                                                                                                         MMsj

 

 

 

 


Các bài viết mới hơn
     Các Giám đốc Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo châu Âu nhóm họp - Ngọc Yến - Vatican News
     HỌC HỎI SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2021 - Nt. Maria Nguyễn Thị Bích Hương, OP
     Người giáo dân tham gia trong sứ vụ loan báo Tin mừng - Michel Trương
     Thừa tác viên truyền giáo: Con người và hoạt động - Michel Trương
     Bình vẫn chưa hề cũ - Lm. Giuse Trương Đình Hiền
     Hội Nhi đồng Giáo hoàng Truyền giáo nỗ lực trong các hoạt động mới
     CAO CẢ & TẦM THƯỜNG Bài học truyền giáo từ Maximum Illud_Lm. Giêrônimô Nguyễn Đình Công
     SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2019
     Sứ vụ Truyền Giáo trong Lòng Đức Tin Kitô giáo
     NGƯỜI GIÁO DÂN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ SAI ĐI- Anphong Nguyễn Hữu Long Giám mục Phụ tá giáo phận Hưng Hóa

Các bài viết cũ hơn
     SỐNG YÊU THƯƠNG. Lm Giuse Đinh Đức Đạo
     LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ: TÂM TÌNH CỦA MỘT TÂN TÒNG
     TÂM HỒN TÔNG ĐỒ-Lm. Giuse Đinh Đức Đạo
     NGÀI SAI TÔI ĐI LOAN BÁO TIN MỪNG- Lm Giuse Đinh Đức Đạo.
     CHÚA GIÊSU, NGUỒN MẠCH SỰ SỐNG- Ðức ông Giuse Đinh Đức Đạo
     LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG ĐỜI CON- Vũ Thủy
     RAO GIẢNG TIN MỪNG BẰNG CUỘC SỐNG: Tình Yêu và Đức Tin sống động của người vợ giúp chồng nhận biết và gặp Chúa- Đoàn Thị Phượng, USA
     TRUYỀN GIÁO- BM
     CHÚA THÁNH THẦN TRONG SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO HỘI
     HÃY ĐI VÀ LÀM CHO MUÔN DÂN TRỞ THÀNH MÔN ĐỆ - MBM