Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 26-34

CHỦ NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN NĂM B

Icon_Globe_01.pngPhải thượng tôn Tình yêu trong đời sống chúng ta mới có thể trở nên giống như ĐứcKi tô, Con Thiên Chúa và là anh em lòai người. Ngay từ nguyên thủy và cho đến muôn ngàn đời sau, Thiên Chúa đã tạo dựng Tình yêu và từ nay tình yêu chúc tụngThiên Chúa. Thiên Chúa không thể quên tình yêu đầu tiên của Người, đó là CON NGƯỜI. Người đã tạo dựng họ, có nam có nữ để họ tiếp tục cuộc tạo dựng của Người.

Sách Sáng Thế Kí:

Ở đây chúng ta đọc trình thuật thứ hai về sự Sáng Tạo, dùng hình ảnh để trả lời một cách cụ thể cho các câu hỏi mà người ta đặt ra về người đàn ông, người đàn bà và Tình yêu. Người đàn ông được tạo dựng như một hữu thể xã hội  chứ không phải để kéo dài kiếp sống cô đơn. Khả năng Yêu thương giúp ông ta cảm nghiệm Tình yêu như một nhu cầu sinh tồn trong chính bản năng của mình.

Thánh Vịnh 127:

Thánh vịnh nầy nhìn hạnh phúc của con người trong khung cảnh gia đình. Đó là kết quả mang lại do lời chúc phúc của Thiên Chúa đổ tràn trên người công chính và gia đình ông. Bài ca nầy rất xứng hợp để ca tụng Chúa trong hôn nhân ki tô giáo. 

Thư Do thái:

Đức Ki tô là nguồn gốc ơn Cứu độ cho tất cả mọi người. Việc Ngài được tôn vinh phải thôi thúc chúng ta thực hiện ơn gọi làm người và làm con Thiên Chúa. Giữa Đấng chúc phúc và những người được chúc phúc từ nay có một sự liên đới thân tình đến nỗi Chúa Giê su gọi chúng ta là Anh Em. Chúng ta được tiền định họp thành một Thân thể duy nhất, một Giáo Hội phổ quát.

Tin mừng: Mc 10,2-16

NGỮ CẢNH:

Chúa Giê su rời Galilê lên Giêrusalem (10,1). Đó là câu chuyển tiếp sứ vụ Chúa Giê su từ Galilê sang sứ vụ ở Giêrusalem. Chúa Giê su tiến dần đến đích cuộc hành trình, và dọc đường Người không ngừng giảng dạy “theo thói quen”. Cuộc hành trình lên Giê ru sa lem được xen kẻ bằng những giáo huấn quan trọng dành cho người môn đệ trước khi phải đối đầu và chấp nhận thập giá Chúa Giê su. Giữa lời loan báo Khổ nạn lần thứ hai (9,31) và lần thứ ba (10,32-34), Chúa Giê su dành cho các môn đệ các giáo huấn căn bản về cuộc sống người ki tô: trong cộng đoàn (35-50); tôn trọng dây hôn phối (10,1-12); tinh thần trẻ thơ (13-16); cảnh giác với của cải trần gian (17-31).

Có thể đọc đoạn tin mừng nầy theo bố cục sau đây: phần đầu dành cho dân chúng nói về việc rẫy vợ (2-9); phần thứ hai (10-12) dành riêng cho các môn đệ về điều kiện để vào Nước Trời.

TÌM HIỂU

Để thử Người: một lần nữa, các đối thủ của Chúa Giê su muốn thử Người (x. 8.11 và x. thêm 12.13.15). Họ giăng ra một cái bẫy buộc Người chọn một trong hai cách trả lời, nhưng cách nào cũng dẫn đến mâu thuẫn. Nếu Chúa Giê su trả lời là được phép, thì Người bị họ tố cáo là mâu thuẫn với giáo huấn cũng như cung cách sống đầy yêu thương của Ngài. Còn nếu Ngài trả lời là không được phép, thì lại mâu thuẫn với lề luật. Nhưng cách Chúa Giê su giải quyết vấn đề họ đưa ra khiến cho họ sửng sốt.

Ông Mô sê đã cho phép: người Biệt phái dựa vào bản văn được ghi lại trong sách Đệ Nhị Luật (24,1). Đúng là có bản văn ấy, nhưng họ cố tình lạm dụng khi giải thích.

Lòng chai dạ đá: kiểu nói trong Thánh Kinh chỉ sự con người không thể hiểu ý muốn của Thiên Chúa và thực hiện các kế hoạch Người vạch ra. Câu hỏi mà họ đặt ra để gài bẫy Chúa Giê su và cách giải thích cho thấy lòng dạ chai đá của họ.

Lúc khởi đầu: Chúa Giê su khôn ngoan nhắc lại thánh ý ban đầu của Đấng Tạo Hoá. Sách Sáng Thế Ký ở câu 1,27 và 2,24 cho thấy: việc vợ chồng là do thánh ý Thiên Chúa thiết định ngay từ thuở ban đầu, theo đó, người nam và người nữ được kêu gọi tạo thành một tế bào gia đình độc lập. Người muốn thực hiện một sự kết hợp linh thánh mà thánh Phao lô về sau đã so sánh với chính sự kết hợp giữa Đức Ki tô và Giáo Hội. Từ đó Người muốn đưa ra một luật mới cho tình yêu đơn nhất và bất khả phân ly trong hôn nhân.

Khi về đến nhà: Mác cô thường xử dụng kiểu nói có tính văn chương nầy để kết thúc các huấn giáo của Chúa Giê su nhằm đưa ra một lời giải thích riêng cho các môn đệ (ở trong nhà).

Trẻ em: đây không phải là những đứa trẻ thơ, nhưng đúng hơn là những đứa bé đã đến tuổi khôn. Điều nầy cần thiết để hiểu đúng lời dạy của Chúa Giê su. Khó mà biết chính xác lí do nào đã khiến cha mẹ đem con cái mình đến với Chúa Giê su. Có lẽ là theo thói quen bình dân. Nên coi đây như là biểu hiện mối tương giao đầy thân tình của Chúa Giê su với đám đông.

La rầy: la rầy ai ? trẻ em hay người lớn ? theo bản văn thì có thể hiểu cả hai. Phản ứng nầy cho thấy các môn đệ muốn tỏ ra mình là người lớn, là những nhân vật quan trọng, và như thế ngược lại với điều Chúa Giê su dạy về sự khiêm tốn và phục vụ.

Bực mình: Chúa Giê su phản ứng nhẹ nhàng chứ không giận dữ (như trong 3,5). Qua đó, chúng ta thấy Chúa Giê su tỏ ra rất gần gủi với thế giới của những trẻ nhỏ (x.9.36,42). Đó chính là sự hài hòa giữa sứ điệp của Chúa Giê su và những gì mà trẻ nhỏ đang sống một cách vô tư. Chính vì sự hài hoà ấy mà Chúa Giê su bảo hãy để trẻ nhỏ đến với Ngài (x.9,32).

Là của những ai giống như chúng: Chúa Giê su không đề cao sự vô tội của trẻ nhỏ, mà đúng hơn là tư thế thấp kém, tuỳ thuộc, nhưng sẵn sàng, vui vẻ và mau mắn tiếp nhận, dễ ngạc nhiên và đầy tin tưởng của chúng. Đó là mẫu mực cho những ai muốn vào Nước Chúa. Có lẽ Chúa Giê su muốn cho các môn đệ hiểu rằng cần phải sống như trẻ em: chấp nhận không có quyền bính, tin vào tình yêu mà không đặt vấn đề, và không biết đến mãnh lực của tiền bạc.

Đặt tay chúc lành: chỉ có tin mừng Mác cô mới nói đến chi tiết nầy nhằm cho thấy thói quen của Chúa Giê su. Việc Ngài thường đặt tay chúc lành cho trẻ em như muốn nói lên sự che chở đầy yêu thương và quảng đại ban phát những kho tàng thiêng liêng của Ngài cho chúng.

TIN MỪNG HÔM NAY NÓI VỚI CHÚNG TA

Những người Pha ri sêu đến hỏi Chúa Giê su để thử Ngài.

Sự đối đầu giữ các địch thủ và Chúa Giê su càng ngày càng dữ dội cũng như uy quyền của Ngài càng được xác định. Họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy Chúa Giê su đã có thể dễ dàng giải đáp tất cả mọi vấn nạn. Và họ cảm nhận rất rõ rằng cách giải thích Lề Luật quá khắt khe của họ khiến cho dân chúng nản lòng và dường như sẵn sàng bỏ họ mà theo Chúa Giê su. Vì thế, họ làm tất cả những gì có thể để làm mất uy tín và chỗ đứng của Ngài.

TIN MỪNG HÔM NAY NÓI VỚI CHÚNG TA

Chúa Giê su trả lời bằng một trích dẫn Thánh Kinh.

Chúa Giê su nói với họ: “Ông Mô sê đã viết như thế nào cho các anh?”. Người Pha ri sêu là nhóm người tinh thông Lề Luật và thường lợi dụng Lề luật để lên án kẻ khác. Để bắt bẻ Chúa Giê su, họ đặt cho Ngài một vấn nạn về Lề Luật: có được phép Li dị chăng. Họ cố ý dồn Ngài vào thế bí: chỉ có thể trả lời là có hoặc là không, mà cách nào thì họ cũng có thể tố cáo Ngài. Để giải đáp, trước tiên Chúa Giê su dẫn họ trở về nguồn: “Từ khởi thủy, khi Thiên Chúa tạo dựng con người. Người dụng nên họ cả Nam và Nữ. Điều mà Thiên Chúa đã phối hợp thì con người không được phân li”. Chúa Giê su không tranh luận gì cả. Bám víu vào Lề luật hay qui tắt, là quên mất lực sống. Vấn đế là phải tiếp cận chương trình của Thiên Chúa. TÌNH YÊU thu hút chứ không bó buộc như LỀ LUẬT. Để tìm lại ý định của Thiên Chúa, phải trở về lúc nguyên thủy, khi Thiên Chúa tạo dựng người đàn ông người đàn bà từ bụi đất, và phối hợp cả hai thành một để họ đáp trả TÌNH YÊU của Người. Đối với Thiên Chúa, YÊU THƯƠNG, tức là tin và hi vọng bởi vì chúng ta đươc dựng nên như những người TỰ DO, để YÊU THƯƠNG, và cùng với Người tram gia vào việc truyền ban sự sống.

TIN MỪNG HÔM NAY ĐÒI CHÚNG TA

Phải ngắm nhìn Thiên Chúa để học cho biết YÊU THƯƠNG.

Người ta trở nên điều mà người ta chiêm ngắm. Thế giới nầy đang thiếu vắng TÌNH YÊU. Vì thế, chúng ta hãy lại gần CHÚA đó là cách thức duy nhất để học hỏi YÊU THƯƠNG để làm cho thế giới nầy tốt đẹp hơn.

TIN MỪNG HÔM NAY NÓI VỚI CHÚNG TA

Rằng Chúa Giê su chứng tỏ tình yêu của Ngài cho các cháu nhỏ.

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả Tin mừng đưa vào khung cảnh Chúa Giê su kêu gọi đến với Ngài các cháu nhỏ sau khi đã tranh luận về hôn nhân và tính cách bất khả phân li. Thấy chúng bị người lớn đuổi đi, Chúa Giê su liền lớn tiếng bênh vực chúng và nêu lên tư thế nhỏ bé hay bị đàn áp của chúng làm GƯƠNG cho những ai muốn đi vào Nước Trời.

TIN MỪNG HÔM NAY NÓI VỚI CHÚNG TA

Rằng ơn bí tích hôn nhân ki tô giáo có thể giúp chiến thắng tất cả mọi khó khăn.

Sự phối hợp giữa một người nam và một người nữ là một mầu nhiệm Đức tin. Hôn nhân được Chúa Giê su nâng lên hàng bí tích, vì ngang qua sự phối hợp vợ chồng, Thiên Chúa mạc khải tính yêu cao cả của Người. Thánh Phao lô nói: “Bí tích ấy thật cao cả”. Thừa tác viên của bí tích nầy là chính người đàn ông và người đàn bà, còn vị linh mục chỉ là người làm chứng. Lời hứa của hai người trước tiên là lời phát xuất từ một TỰ DO khám phá một ƠN ban được hi vọng. Kế đến đó là Lời BÍ TÍCH, bởi vì nó mở ra một GIAO ƯỚC được thể hiện mỗi ngày bằng sự liên kết bền chặt hơn. ƠN BAN của bí tích hôn nhân được trao ban mỗi ngày trong suốt cuộc sống lứa đôi, trong một tổ ấm mà người nầy tìm cách làm GIÀU người kia bằng chính sự hi sinh của mình.

TIN MỪNG HÔM NAY NÓI VỚI CHÚNG TA

Rằng con trẻ là những người thừa kế chính đáng của Nước Trời. Chúa Giê su nổi giận chống lại những ai xua đuổi chúng, chúng ta hãy tiếp nhận con trẻ như đền thờ của Thánh Thần qua vẻ hồn nhiên của chúng.

SỨ ĐIỆP TIN MỪNG HÔM NAY

Ngày nay có nhiều gia đình sống chung nhưng không thực sự yêu thương nhau. Dù sự rạn nứt không tỏ ra bên ngòai, nhưng coi như đã li dị. Chúa Giê su đã đến loan báo  một tin mừng: điều gì mà con người không thể thì Thiên Chúa lại có thể thực hiện được. Người có thể ban cho chúng ta một tâm hồn mới, một thần trí mới. Vấn đề đích thực cho mỗi người chúng ta không phải là tìm cách cải hóa người khác, nhưng là cải hóa chính mình: đổi mới chính tâm hồn chúng ta. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể dạy chúng ta yêu thương như Người đã yêu thương, nghĩa là một cách nhưng không và không đòi điều kiện tiên quyết. Người trung thành ngay cả khi chúng ta phản bội. Người vẫn mãi yêu thương bất chấp chúng ta đối xử với Người như thế nào. Nếu chúng ta muốn là con Thiên Chúa, thì hãy trở nên hòan hảo như Cha chúng ta ở trên trời là đấng hòan hảo.
Mà cho dù chúng ta ch
ưa thực hiện được điều Người mong ước, thì ước muốn của Người bao giờ cũng vẫn là niềm hạnh phúc của chúng ta.

Nhưng chúng ta phải làm gì khi so sánh lí tưởng hòan thiện ấy với con người yếu đuối của chúng ta. Ai trong chúng ta cũng đều nhận rằng mình không phải là thánh nhân cũng không phải là những bậc anh hùng. Dù vậy, chúng ta phải không ngừng bảo vệ gia đình. Bảo vệ gia đình, đó là bảo vệ tòan xã hội. Đức Gio an Phao lô II đã thường xuyên nhắc nhở rằng tương lai nhân lọai tùy thuộc vào gia đình. Chính nơi đó chúng ta học những bài học về sự chia sẻ, sự cống hiến, và sự kính trọng người khác. Cũng chính nơi đó mà chúng ta học được cách mở tâm hồn ra để tiếp nhận sự phong phú của lòng tha thứ và lắng nghe, của sự kính trọng những khác biệt và sự kiên trì để được lớn lên.

Chính vì nghĩ đến tất cả những giới hạn và yếu đuối mà chúng ta hôm nay hướng về Chúa. Chúng ta phải không ngừng nói lên và lặp lại rằng: Thiên Chúa yêu thương tất cả chúng ta một cách không điều kiện, cho dù chúng ta có ra sao và lỗi lầm như thế nào. Người vẫn đến tìm và gặp chúng ta chính nơi chúng ta đang té ngã để mời gọi chúng ta tiến lên một bước nữa trên con đường sự sống. Ước gì tin mừng ấy nuôi dưỡng niềm hi vọng và lời kinh của chúng ta.

Lm. Phaolo


Các bài viết mới hơn
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXVI Thường Niên_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXVI Thường Niên_Lm Micae Vũ An Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXVI Thường Niên_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXXIV Thường Niên-Lm.Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XXXIV Thường Niên Năm A -LM ĐAN VINH - HHTM
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XXXIV Thường Niên Năm A_ Lễ Chúa Kitô Vua_ Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên - Lm Micae Vũ An Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXXIII Thường Niên - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XXXIII Thường Niên Năm A LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - LM ĐAN VINH - HHTM
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XXXIII Thường Niên Năm A _Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Các bài viết cũ hơn
     THỨ HAI SAU CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN
     THỨ NĂM SAU CHÚA NHẬT 03 PHỤC SINH