Trang Chủ > Truyền Giáo > Hoạt Động

 

Thử đưa ra chương trình truyền giáo 10 năm tới tại VN

 

Thay lời cho các LM giáo phận Cần Thơ, chúng con chia sẻ đôi điều về câu chuyện miền non nước:

I. GIÁO ĐIỂM LONG ĐIỀN, cách Cần Thơ 15km.  Năm 1997, lúc đầu chỉ có 1 người CG, sau đó 7 năm đã rửa tội được khỏang 700 người TB: 100 người/năm).

Theo bước chân cha Cố Antôn, sau 3 năm truyền giáo, chúng con tập trung bệnh nhân, đi lễ, học giáo lý, chữa bệnh…Lúc đầu không cho phép xây nhà thờ, nhưng sau đó khi thấy hiệu quả của công việc nên cho phép làm nhà thờ lấy tên nhà thờ Thái Lập Xuân, rửa tội được khỏang 100 người.

Phương thức: Phòng khám thuốc miễn phí, không có quỹ bác ái xã hội nào cả, thiếu cán bộ, có tân tòng 300 người làm cán bộ.

TX - 2006: 2493 bệnh nhân tốn 117 triệu. Rửa tội:87 tân tòng với    400.000$/người

 2007: 2493 bệnh nhân với 117.400.000

 2008 : 160 dự tòng

 2009 : 3.600 bệnh nhân với 47 triệu đồng; Rửa tội với 600.000$/người

Lương dân và dự tòng trở thành cán bộ truyền giáo. Nói với họ: “Cứ lấy thuốc uống, không bắt phải theo đạo”

II. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN GIÁO:

Thuốc TG: vì lương dân uống thuốc phải cầu nguyện ít là 3 lần 1 câu ghi sẵn, Trước khi lấy thuốc họ phải đi lễ. Thỉnh thỏang có người được khỏi bệnh họ bảo nhau ra lấy thuốc ngày một đông hơn. Mỗi ngày đi lễ khỏang 600 người, mỗi người được 3 $ để ăn sáng, dạy cho họ những vấn đề nhân bản, vệ sinh, phòng tránh tệ nạn. Có lớp giáo lý dành cho người đến lần đầu tiên, đại khái nói cho họ biết Chúa là ai, thuốc ở đâu mà có (Chúa mở lòng người giàu để họ giúp người nghèo). Anh chị em uống thuốc phải có cái tâm, có tâm là tin tưởng vào Chúa, thứ hai là phải biết chia sẻ cho người khác. Thuốc này là thuốc cho mượn, khi khỏi bệnh phải trả 30.000 $. Khi trả họ không trả trực tiếp cho chúng con, nhưng phải tìm người nghèo mà cho họ. Thế là 30 ngàn đồng đó chúng con sử dụng được 2 lần, họ lại kể cho người khác về trạm xá từ thiện về lớp giáo lý của chúng con. Như vậy là họ tiếp tay với chúng con trong vấn đề truyền giáo. Đó là chút kinh nghiệm của chúng con.

Sau khi khám bệnh chúng con phát cho họ 1 cái toa “Lạy CG là lương y quyền năng, xin cứu chữa hồn xác con”, Thấy rất hữu hiệu vì giúp họ đặt lòng tin tưởng nơi Chúa, và nhờ đó họ vừa biết cầu nguyện, vừa được khỏi bệnh. Như vậy rút ra kinh nghiệm:  thứ nhất cho thuốc truyền giáo, thứ hai là đưa lương dân đến với Chú Giêsu, không phải là đưa Chúa đến với lương dân, nhưng chính họ tìm đến với Chúa, cầu xin Chúa

III. THẦN HỌC VỀ TRUYỀN GIÁO:

Chúa Giêsu Ngài là Đấng chữa lành, trước khi là Lương sư và sau cùng mới là mục tử. Đúng vậy, Ngài đã chữa lành cho các bệnh nhân rồi mới giảng dạy. Khi họ tin vào Ngài thì Ngài mới chăn dắt họ. Chúng con cho họ thuốc, cho 1kg để họ bỏ ra nửa ngày đi học giáo lý. Theo ĐGH Bénédictô 16, ngài không cho phép dùng việc bác ái để lôi kéo họ vào đạo, vì như vậy mình chưa lợi dụng họ thì họ đã lợi dụng mình rồi, nhưng theo chúng con thì sau khi họ đã theo đạo thì việc bác ái xã hội chỉ là việc tương trợ lẫn nhau.

Chúng con ước ao có ai đó vẽ cho chúng con cái Logo: Đức Giêsu vừa là Lương Y, vừa là Lương Sư và vừa là Mục Tử, thì xin thưởng cho ai đó 100 triệu đồng.

IV. ĐỊNH HƯỚNG TRUYỀN GIÁO

  1/ Việc bác ái xã hội

  2/  Sống chứng tá cho Chúa như phần trình bày của các sơ Đaminh Tam Hiệp.

Do đó việc TG phải bắt đầu bằng việc chữa bệnh này. Trước 75 chúng ta cũng có trường học. Sau năm 1980 chúng ta có các hợp tác xã…Còn bây giờ chúng ta có các trường mẫu giáo. Đồng ý, môi trường giáo dục cũng rất tốt, nhưng không mạnh bằng việc chữa bệnh phát thuốc. Hiện nay chúng con mong có các nữ tu đi phát thuốc truyền giáo cho chúng con, nhưng các nhà dòng trả lời là “không có nhân sự”. Chúng con phải đi mướn hai người, mỗi tháng 2 triệu để họ giúp chúng con đi thăm, đi phát thuốc đến cho các bệnh nhân. Chúng con ước mong Giáo Hội phải quan tâm đến người nghèo, ưu tiên cho người nghèo, để Giáo Hội thực sự là Giáo Hội của người nghèo. Khi chúng ta là chứng nhân, chúng ta mời gọi họ nhìn vào đời sống của mình, khi chúng ta chăm sóc các bệnh nhân, chúng ta nhìn vào đời sống của họ.

V. ĐỀ XUẤT MỘT VÀI VIỆC CỤ THỂ:

Chúng ta sẽ lấy tiền ở đâu mà cho thuốc như vậy? Chúng con xin đề xuất 1 vài việc cụ thể như sau: Đề nghị người giáo dân phải sống đúng kinh “Thương người có 14 mối”: Thương xác 7 mối,

Thứ nhất, cho kẻ đói ăn – Thứ hai, cho kẻ khát uống - Thứ ba, cho kẻ rách rưới ăn mặc – Thứ 4 viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc – Thứ năm, cho khách đỗ nhà – Thứ sáu chuộc kẻ làm tôi. Thứ 7 chôn xác kẻ chết. Xin mỗi anh chị em ngày nào cũng phải làm để thể hiện lòng mến Chúa và yêu thương anh em. Đề nghị cụ thể mỗi anh chị em đóng góp 1 ngàn đồng cho giáo xứ để giáo xứ làm việc đó thay cho anh chị em

Thương linh hồn 7 mối: mở dạy kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội…Đó là những việc truyền giáo mà anh chị em phải làm. Chúng con xin đưa ra những con số cụ thể, nếu mỗi người đóng góp mỗi ngày 1 ngàn đồng:

Nếu 1 giáo xứ có 1000 giáo dân thì 1 năm có 300 triệu đồng

Nếu 1 giáo xứ có 10.000 giáo dân thì 1 năm có 3 tỷ đồng

Giả sử chúng ta chỉ là 1 xứ nhỏ có 500 giáo dân thôi thì 1 năm có 150 triệu đồng. Với số tiền này chúng ta có thể mướn 1 bác sĩ đến khám tại nhà xứ một buổi, trả cho họ 2 triệu đồng/tháng; như vậy 1 năm cũng chỉ mất có 24 triệu đồng, rồi  còn bao nhiêu chúng ta mua thuốc để phát cho người nghèo. Đối với những xứ lớn có tới mấy chục ngàn giáo dân thì sẽ có một số tiền rất lớn. Chắc chắn các cha không xài hết số tiền đó, xin gởi về TGM để giúp đỡ những nơi nghèo hơn.

Về vấn đề mua bảo hiểm, mỗi người 360.000$, không phải mua bảo hiểm để uống thuốc, nhưng là để cứu giúp một ai đó nghèo khổ hơn. Chúng ta hãy dâng Chúa và xin Chúa gìn giữ con khỏi bệnh tật, con xin dâng số tiền đó để cứu giúp những ai cần hơn con. Chắc chắn Chúa sẽ không để cho anh chị em bệnh tật đâu!

 Nếu mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn tu sĩ có 1 trạm xá từ thiện, thì 10 năm sau, lương dân sẽ bảo nhau: “ai có bệnh thì hãy đến nhà thờ, vì nhà thờ là nhà thương, thật đúng ý nghĩa, vì ở đó Chúa Giêsu là Lương Y chào đón các bệnh nhân và chữa lành cho họ

 VI. ĐÀO TẠO NHÂN SỰ:

Chúng con nhận thấy, nếu mỗi LM, mỗi tu sĩ, mỗi cán bộ truyền giáo là người biết về 1 phương cách chữa bệnh thôi, thì chúng ta sẽ có rất nhiều cán bộ truyền giáo. Ví dụ: biết bóp dẹo, biết massage, biết nắn xương, bấm huyệt, cạo gió, giác hơi, vật lý trị liệu….là có thể làm việc truyền giáo rồi đó. Khi ta được chữa lành nhờ một ai đó, thì người đó sẽ được chúng ta nhớ hòai, người đó đi vào tim chúng ta rồi đó. Vì thế, các LM, tu sĩ, cán bộ truyền giáo mà không có nghề tay trái để chữa bệnh thì quá uổng. Thí dụ: cách đây nhiều năm, con bị thương ở chân do tai nạn, có Cô Điệu ở gx Hà Nội này đã băng bó và chữa lành cho con, bây giờ dù không nhớ mặt nhưng con vẫn nhớ cô Điệu ấy.

Trong hướng đào tạo sắp tới, trong chương trình học phải học  thêm nghề tay trái là nghề thuốc để làm việc truyền giáo sau này. Khi chữa cho họ khỏi bệnh, chúng ta hãy chỉ cho họ biết đến cám ơn Chúa, vì chính Chúa mới là Đấng chữa lành cho họ, còn chúng ta chỉ là dụng cụ mà thôi. Ví dụ một gia đình kia bị Tây bắt, họ đến báo cho cha sở người Tây, cha Tây ra khám lớn can thiệp thế là họ được thả về, sau đó họ lên cám ơn cha Tây, nhưng cha chỉ họ vô nhà thờ cám ơn Chúa và nhắc nhở họ theo đạo để tạ ơn Chúa đã cứu gia đình mình, và quả thật sau này gia đình đó theo đạo. Đó là cách chúng ta đưa Chúa đến với lương dân một cách dễ dàng.

 Một điểm nữa chúng con đề nghị HĐGMVN chỉ đạo cho các chủng sinh, các tập sinh các nữ tu phải thực tập truyền giáo ít là một năm, vì nếu chỉ lo học mà không hành thì cũng bằng vô ích mà thôi. Bằng chứng là những cha đã theo cha Sự thực tập truyền giáo giờ đây đã trở thành những nhà truyền giáo rất đắc lực. Nếu chúng ta đào tạo trễ thêm 6 tháng hay 1 năm mà sau này có những cán bộ truyền giáo đắc lực thì cũng rất nên làm. Nếu tiết kiệm thời gian đào tạo sớm hơn  một chút nhưng không có những nhà truyền giáo nhiệt thành thì quả là quá uổng!

Xin đề xuất thêm một ý kiến nhỏ là xin các Giám Mục, các cha sở động viên, quan tâm và hướng dẫn chúng con trong việc truyền giáo thì mới có cán bộ truyền giáo, ví dụ chúng con đây nếu không được các Đức Cha, các cha sai đi truyền giáo, chắc chẳng bao giờ chúng con biết làm việc truyền giáo cả! Do đó, chúng con tha thiết xin các Đức Cha, các cha, các Bề Trên phải là những nhân tố đầu tiên của việc truyền giáo.

Xin thêm một điểm nhỏ: ai trong chúng ta nắm được 5 ưu điểm của đạo Công Giáo hay không?

1/ Đạo Công Giáo là Đạo của Trời.

2/ Đạo Công Giáo có một nền giáo dục con người từ lúc sinh ra cho tới khi chết

3/ Đạo Công Giáo có một nền phụng tự rất vui tươi, rất hòa hợp.

4/ Đạo Công Giáo học hỏi nền văn minh rất thực tế trong đời sống.

5/ Đạo Công Giáo có một hôn nhân rất tuyệt vời.

6/ Đạo Công Giáo có nền luân lý cao nhất.

7/ Đạo Công Giáo có người Cha nhân lành rất yêu thương ta…

8/ Đạo Công Giáo….

Nếu được xin in 10 triệu tờ bướm này, và mỗi người chỉ cần gởi 1 tờ cho 1 người thì chúng ta cũng đã bắt đầu làm việc truyền giáo rồi đó. Chắc chắn sau này sẽ có những người đến hỏi chúng ta về đạo Chúa, chúng ta sẽ có dịp nói về Chúa với họ. Và trước đó, xin các cha huấn luyện cho giáo dân của mình nắm vững những điều trên, để khi người lương dân hỏi, thì ai cũng có thể nói cho họ nghe về Chúa. Thực sự, người giáo dân chúng ta nếu không được huấn luyện trước sẽ không biết gì để nói về Chúa, và cũng không biết  bắt đầu từ đâu nữa.

Xin tập trung tiền thu ngày truyền giáo để mua thêm đất làm giáo điểm truyền giáo, phát thuốc từ thiện, khám bệnh miễn phí... Những thí điểm đó sau này sẽ trở thành những giáo họ, giáo xứ v.v…như 15 giáo điểm trước đây của chúng con nay đã trở thành 15 giáo xứ. Như thế mỗi năm Giáo Hội sẽ nảy nở thêm nhiều giáo điểm truyền giáo.

Cuối cùng xin chân thành cám ơn quý Đức Cha, quý cha và tất cả quý vị đã lắng nghe. Xin chỉ giáo cho chúng con nếu có sai sót. Kính chúc Đại Hội đạt được kết quả truyền giáo như lòng mong muốn. Xin kính chào quý Đức Cha, quý Cha và quý vị.

LM.  JB. TRẦN THANH CÔNG


Các bài viết mới hơn
     [Vui bước Tin Mừng] Tìm Chúa trong vùng đất mới
     ĐTC Phanxicô: truyền giáo là nhiệt huyết của một đức tin chưa thoả_ Văn Yên, SJ - Vatican News
     Chị Pauline Jaricot là nguồn gợi hứng về truyền giáo cho chúng ta ngày nay_G. Trần Đức Anh, O.P
     Cha Rafael Marco và dự án giúp đỡ trẻ em khiếm thị ở Niger - Hồng Thủy - Vatican News
     Thiếu nhi Công giáo Hàn Quốc tích cực tham gia truyền giáo - Ngọc Yến - Vatican News
     Đời sống truyền giáo của ông Carlo và bà Lillina - Ngọc Yến - Vatican News
     Hoạt động truyền giáo của Giáo hội Úc trong năm 2022 - Ngọc Yến - Vatican News
     Ngày Nhi đồng Truyền giáo của Giáo hội Tây Ban Nha - Ngọc Yến - Vatican News
     Niềm vui của nhà truyền giáo - Thiện Tâm
     Giáo hội Ba Lan mời gọi các tín hữu hỗ trợ các nhà truyền giáo trong lễ Hiển Linh - Ngọc Yến - Vatican News

Các bài viết cũ hơn
     VAI TRÒ LOAN BÁO TIN MỪNG CỦA NGƯỜI KI TÔ HỮU NGÀY NAY.DC. Micae Hoàng Đức Oanh
     NHỮNG BƯỚC CHÂN THẦM LẶNG.Sr. Mary Trần Thị Kim Loan, OP
     HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI TRUYỀN GIÁO 2010
     TRUYỀN GIÁO CHO NGƯỜI DI DÂN. Lm. Phanxico Nguyễn Văn Thiệu
     DẤU CHÂN TRUYỀN GIÁO.Anna Phạm Thị Lưu Khánh
     HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THỦ THIÊM TRUYỀN GIÁO
     Hình ảnh khai mạc Đại Hội Truyền Giáo toàn quốc năm 2010 tại giáo phận Xuân Lộc
     KHAI MẠC LỚP TRUYỀN GIÁO 2010. Minh Quang
     RAO GIẢNG TIN MỪNG BẰNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG HIỆN ĐẠI. Minh Quang O.P
     MỪNG SINH NHẬT TRANG WEB tinvuixuanloc.com