Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 26-34 > Tuần 32

CON NO THOẢ NHÌN

CHÂN DUNG CHÚA

Đời Đường, có một thư sinh tên là Lư Sinh tham dự khoa thi tiến sĩ. Làm bài chẳng được, bị đánh rớt, anh buồn bã ra về.

Tới huyện Hàm Đan, anh ghé vào một quán tro, thấy chủ quán nấu nồi cháo kê vàng. Quá mỏi mệt anh kể lể mỗi niềm với một cụ già trong quán và xin nghỉ ngơi một lúc. Cụ già ấy là một đạo sĩ, đưa cho anh một cái gối sứ, bảo anh cứ nằm trên gối đó mà ngủ thì gặp được những điều mình mong ước.

Ngả mình xuống, thiu thiu ngủ, anh ngó thấy một toà nhà lầu son gác tía sang trọng. Bước chân vào anh gặp một giai nhân xin kết duyên cầm sắt với anh. Sau ngày thành hôn, anh lên kinh ứng thí và đỗ Trạng Nguyên, lãnh chức Hàn lâm. Tể tướng ghét, đưa anh đi xa, nhưng anh đánh thắng giặc nên lại được hồi cung, lãnh hàm đại tướng, thọ đến 80.

Anh chợt tỉnh giác ... vì nghe tiếng chủ quán gõ đũa cái vào nồi cháo kê. Nồi cháo vẫn chưa chín, còn phải quậy liền tay.

Qua đi rất mau một cuộc đời thành bại, cả niềm vui lẫn nỗi buồn! Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều đã khéo ví von: “Hoàng lương (kê vàng) chợt tỉnh hồn mai, cửa nhà đâu mất, lâu đài nào đây?”

Chúng ta sẽ tìm ở đâu cho được một lẽ sống, một niềm hy vọng, một sức mạnh, nếu chung cuộc tất cả chỉ là hư vô?

Sự Dữ đánh lừa con người, chúng giả cách đưa chúng ta lên làm chủ cuộc đời mình: “Hãy tìm hạnh phúc ngoài Thiên Chúa; con người sẽ không phải chịu tuỳ thuộc vào một ai khác ngoài chính mình! Hãy là thước đo cho chính mình!”

Cám dỗ này không phải mới xuất hiện, mà đã bắt đầu từ trong vườn địa đàng, khi Satan cám dỗ Ađam-Eva ăn trái cấm. Tuy nhiên hôm nay nó mang những bộ áo mới, là chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa thế tục, thuyết tương đối, cách sống hưởng lạc, tiêu thụ … tất cả đều có chung một mẫu số là “không tin vào sự sống lại và sự sống đời sau”, như những người Sađucêô.

Niềm tin vào sự sống lại và sự sống đời sau chính là sức mạnh của bảy anh em Maccabê, khi phải đối diện với cực hình tàn bạo của vua Antiôcô. Đó cũng là sức mạnh nâng đỡ biết bao nhiêu nhân viên thiện nguyện trong đất nước chúng ta, và trên thế giới, trong việc cứu chữa những người gặp nguy khốn. Trong số đó, có nhiều nam nữ tu sĩ của Giáo Hội Công giáo chúng ta, với phương châm: cho đi không tính toán, làm ơn không mong được trả lại …

Niềm tin vào sự sống đời sau đã làm cho Takashi Nagai là một bác sĩ vô thần đã trở lại với niềm tin vào Thiên Chúa, sau cái chết của mẹ ông, như lời ông tâm sự: Trong kỳ nghỉ xuân, lúc đó tôi học hết năm thứ hai đại học y khoa, mẹ tôi bị trúng phong. Tôi hối hả chạy đến đầu giường mẹ tôi, người chỉ còn một chút hơi thở.  Mẹ tôi chằm chằm nhìn tôi, mà thở ra. Cái nhìn cuối cùng  của cặp mắt bà mẹ đã sinh ra, đã giáo dục và đã thương tôi đến cùng, cặp mắt này nói cho tôi một cách rõ rệt: dầu sao khi người khuất núi, người vẫn còn luôn luôn ở bên Takashi yêu dấu của bà. Tôi nhìn trong con mắt đó, tôi là người đã không tin có linh hồn và tự nhiên tôi cảm thấy: linh hồn mẹ tôi có; linh hồn mẹ tôi lìa khỏi xác nhưng còn tồn tại mãi mãi”.

            Ông còn nói thêm: ”Con người tôi đã đổi hẳn, dầu tôi làm hết sức cũng không thể làm cho tôi tin phục rằng cái đã gọi là mẹ tôi đã bị hoàn toàn tiêu diệt … Con mắt tôi lần đầu tiên mở ra nhìn thấy  cái thế giới siêu hình” (Văn Quy, Đi về đâu, tr 7-8).

Chết không phải là hết. Điều đó đã dẫn bác sĩ Paul Nagai đến với niềm tin vào Thiên Chúa. Nhờ đó ông mang lấy một sức mạnh lớn lao đến từ niềm hy vọng mạnh mẽ vào lời hứa của Chúa. Sức mạnh đó đã làm cho ông thành con người bất hủ ở thành phố quê hương ông, vì sự tận tuỵ và tấm lòng hy sinh quên mình trong việc chăm sóc các nạn nhân bom nguyên tử năm 1945 tại Nakazaki.

Chết không phải là hết. Vậy thì mọi thay đổi khác trong cuộc sống nào có đáng chi. Điều quan trọng là chúng ta cần nhớ lời Chúa dạy: “Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt con người” (Lc 21,36)

Lạy Chúa, thay vì bàng hoàng, hụt hẫng và sợ hãi trước cái chết của người thân và của chính mình, một tương lai xán lạn được chuẩn bị cho mọi thiện chí của chúng con: “khi thức giấc, con no thoả nhìn chân dung Chúa.” (Tv 16,15b). Xin cho “bước con đi bám chặt đường lối của Ngài” (Tv 16,8b)

Lm. HK 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên_Lm. Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên B_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên - Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXXII Thường Niên Năm B_Lm Anton Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXXII Thường Niên Năm B_Lm. Minh Anh, Tgp Huế
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXXII Thường Niên_Lm Minh Anh, Tgp. Huế
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXXII Thường Niên B_Lm Anton Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật XXXII Thường niên Năm B - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật XXXII Thường niên Năm B - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XXXII Thường Niên B - Lm Đan Vinh HHTM

Các bài viết cũ hơn
     TÂM SỰ VỚI CHÚA MỖI NGÀY TUẦN XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM C. Lm Jos Tạ Duy Tuyền
     CHẾT LÀ VỀ CÕI SỐNG. Lm Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN. Lm Phao lô Nguyễn Văn Đông