Trang Chủ > Truyền Giáo

25 năm trên cánh đồng Bù Đăng và Đăk Nông

Một thoáng những bước chân hoài niệm,

buoc chan.jpg

                                                                                                                                    MM Tân, SJ.

Ngày lễ Đức Maria Vô  Nhiễm Nguyên Tội 8.12.1993, từ mái ấm dân tộc Lái Thiêu, trước Thiên Chúa uy linh cao cả, lệnh lên đường được công bố, mời gọi tất cả các giáo lý viên sắc tộc thuộc 2 vùng Bù Đăng và Dak Nông, đúng sáng 1.1.1994, phải bước ra khỏi nhà, tiến vào cánh đồng lương dân. Tuy nhiên, anh em trong Dak Nhau ngay khi nhận lệnh đã vội vã lên đường, và đúng ngày 1.1. 1994, anh em đã đưa về được gần 30 gia đình.

1-     Rảo qua cánh đồng Bù Đăng trước ngày 1.1.1994,

Tại xã Thọ Sơn, những làng đã có người tin theo là Sơn Lang, Bụi Tre, Sơn Tùng 1 và 2, Sơn Hòa. Làng nào cũng có nửa Tin Lành, nửa công giáo, và mỗi bên đều có nhà nguyện.

Riêng Bù Đưng và Bù Dôh thì mới lác đác mấy gia đình.

 Lên đường :

Từ Bù Đưng anh Men đi với vợ và mấy em ca đoàn, cùng với anh Cu vào Bù Đăng Srey, gặp ông Moor và ông Sen – được 5 hộ - anh Tiên đi tiếp theo sau đó, vô nhà ông Bec, trưởng thôn.

Nhóm Anh Men tới bù Kroi gặp anh Krat, tại đây ông thôn trưởng làm khó, dù vậy vẫn có 15  hộ tin theo. Bà con xúm nhau lại dựng ngay nhà nguyện, nhưng cũng bị bắt tháo rỡ ngay. Không sao, vì anh Krat đã sẵn sàng dành riêng nhà của mình làm nơi cho bà con họp nhau cầu nguyện, còn anh chị thì xuống ở trong góc bếp. Năm ngày sau, chính ông thôn trưởng lại xin cho vợ mình vào đạo trước, đồng thời có thêm 3 hô tin theo ….hôm nay sau 25 năm, đông lắm rồi, số đông anh em Tin Lành cũng trở lại, có 3 thanh niên đứng ra đảm đang mọi chuyện.

Nhóm anh Men tiếp tục Tới Bambo, vào nhà ông Giang, ngay ngày đầu đã có trên 15 hộ tin theo. Bà con trở về như mở hội, vì thế ông Giang đã cho làm thịt một con cầy để ăn mừng. Trong ngày này anh em cũng gặp một thầy cúng, ban đầu tỏ ra khó chịu, nhưng một thời gian sau cũng xin tin theo. Ông thầy này có một miếng ngải mang tên Mai và Liệt, anh Men đem về cho bố Tân đốt đi. Chỉ tiếc ông Thầy mơi theo được 5 ngày thì mất, người ta nói Mai Liệt mất rồi, ông không còn người dẫn đường thì sớm ra đi thôi. Tiếp theo bên thôn anh Nhơ có thêm 8 hộ tin theo.

Nhóm anh Men đi tiếp Brong Kol, Bù Lang, Dak Ria, nhà đầu tiên là nhà anh Xây, ngày đầu tiên được 5 hộ, rồi thêm 2 hộ, và con số cứ tăng thêm mãi

Ngược trở lại đường vào xã Đồng Nai, tới Bù Rong Ley, thêm những người tin theo. Người phụ trách vùng này hiện nay là K Tứ, một chàng trai trẻ tận tụy, giỏi việc nhà và đảm việc chung

Nhóm anh Men còn vào các làng sát khu vực thị trấn Bù Đăng,

2-      Sơn Hòa trước năm 1994

Sơn hòa chia làm 2 sóc, Bon Brê hầu hết theo Tin Lành, còn Bon Bri chỉ có gia đình bà con anh Nhơn. Khi nhận lệnh lên đường, Anh Nhơn năm đó 27 tuổi, người Mnoong nhưng lại được sai đến với người Stiêng vùng thống nhất. Anh kết hợp với anh Lưh, anh Mâm, ông Blưh, tới Bù Tơ gặp con ông Lôi, anh này nói rằng mình có đứa con đang bị ma quỉ đánh, đã cúng con trâu mà vẫn chưa hết. Thực ra cháu đi rừng bị gãy chân,  Cả nhóm anh Nhơn đã cùng nhau cầu nguyện, và em bé được chữa lành, nghĩa là không còn đau nhức nữa, ít ngày sau thì miếng xương gãy được đẩy ra ngoài và khỏi hẳn.

Những ngày này có được 4 hộ tin theo. Sau đó ông Lôi hỏi phát miếng rừng của ông bà có được không, vì trước giờ bà con vẫn kiêng không dám động tới rừng thiêng và suối thiêng, anh em nói rừng là của Chúa, và ông Lôi đã phát được một mảnh đất rộng mà không hề hấn chi cả. Nhìn thấy Thiên Chúa quyền năng cao cả như vậy, cả làng Bù Tơ 1 đều tin theo.

Những ngày tiếp theo, bên Bù Kloon có 1 ông già qua ông Lôi tìm thầy Cúng chữa bệnh, vì làng ông Lôi sẵn thầy cúng với bùa ngải. biết ông Lôi đã tin theo, ông về làng kéo theo cả bà con tin theo và cũng hè nhau phát những mảnh rừng vẫn gọi là thiêng . Nhóm anh Nhơn còn đi tiếp Bu Rbut, bầu Caro, Bù Loh, bù tơ 2, và cũng đi ngang qua Bù Sa, Bù Có, Bù Môn 2 nữa.

Thầy cúng, họ là ai, đó là những người được một ai đó hiện hình xin kết bạn và hứa trợ giúp, có thầy còn giữ thêm ngải nữa. Khi có người đến xin chữa bệnh thì thầy cúng dọn một lễ cúng và gọi người kia về. Mấy thầy kể rằng người kia về chỉ như một cái bóng chứ chẳng bao giờ rõ mặt. nhưng nói thì nghe. Khi đó thầy cúng sẽ kể về bệnh tình của thân chủ và xin cứu chữa, có khi phải năn nỉ mỏi miệng, đổi lại người kia luôn đòi giết trâu, hoặc bò, hoặc nhẹ nhất là 1 con heo. Nhưng có những lần thân chủ giết trâu mà bệnh không hết thì sao? Trong một số trường hợp thì ông thầy cúng no đòn, vì thế mà có những thầy cúng phải giữ thêm  ngải độc để răn đe.

Khi anh Nhơn vào cánh đồng, anh chị mới có được 2 cháu trai nhỏ, năm 1995 thêm bé Yến và rồi thêm một trai và một gái nữa. Suốt 5 năm trên cánh đồng, một tuần lễ chỉ ở nhà đúng 2 ngày, chẳng lo lắng chyện làm ăn, vậy mà đời sống gia đình vẫn tươm tất hơn ai hết.

Nhóm anh Nhơn đã đi từ 1.1.1994 đến 1999, qua năm 2000 thì số người ngoại không còn bao nhiêu.

3-     Rảo qua cánh  đồng Quảng Tín trước ngày 1.1.1994

Xã Quảng Tín  gồm 7 thôn, thôn 1, Bù Bir; thôn 2, bon Kiêng; thôn 3, Bủ Rach, Bù Tung; thôn 4, Buôn Ol cả 4 thôn này quây quần bên nhau. Thôn 5, Bù Sre, cách xa 7km; thôn 6 có một ít bệnh nhân người phong, và thôn 7, Bù Ter là căn cứ, nằm sâu trong rừng.

Sau năm 1975, thôn tư chỉ có Băp Nga, Mẹ Nga,Mẹ Loan, mẹ Jor, nghĩa là có 4 người đã được rửa tội.

Thôn 1 : Mẹ Khiêm, Jrơ ; Thôn 3 có Kliêng và Thôn 5 có Ông Gơu

Băp Nga đã qui tụ bà con thôn 4 từ năm 1984, giai đoạn đầu bà con đêm đêm họp nhau đọc kinh theo tổ 10 hộ, kinh bằng tiếng Mnoong. Tới năm 1991, sau khi gặp mẹ Hai ở Lái Thiêu về, mới dựng một mái nhà tranh để bà con tập trung đọc kinh, nhà tranh sau đó bị rỡ bỏ, bà con tập trung đọc kinh ngay tại nhà bắp Nga.  Năm 1992, ba cặp vợ chồng bap Linh, băp Yên, và bap Phép về học tại Lai Thiêu và được rửa tội. Cuối năm 1992, bố Tân có mặt giữa bà con ngay tại Quảng Tín, từ đây ngôi nhà bap Nga được nới rộng tách riêng để bà con có nơi cầu nguyện xứng hơp, bap Khiêm ở thôn 1 cũng dành riêng một ngôi nhà làm nhà nguyện, và tương tự thôn 5 cũng có nhà nguyện.

1.1.1994, bap Nga đi Dak Quyên,  sau đó cùng bap Xuân lớn, băp Xuân nhỏ, bắp Duyên, bap Linh… đi củng cố Dak Bù So, rồi qua Quảng Trực. Ông Toi ở Quảng Trực là người trở lại đầu tiên và cũng rất mạnh dạn. Tiếp bước, băp Sưn từ Bù Ter đưa cả gia đình qua Quảng Trực. Thế là Quảng Trực năm nào chỉ là vùng đất của lương dân nay đã thành xứ đạo sầm uất.

4- Bước đường của 2 ông bố,

Ngày 1.1.1994, một người rảo khắp các cánh đồng, từ Bù Đăng lên Quảng Tín, Kiến Đức, vào Quảng Tân và ĐăK Tích, chỉ tiếc chưa một lần đặt chân tới ĐăK Bùso và Quảng Trực. Tới Đăk Nông, điểm dừng chân là Bù Kôl, từ đây tới Đăk Nia, vào Quãng Khê và Bich Sre; lội ngược lại Gia Nghĩa có thể vào Đăk Hà, tiếp đó là Quảng Sơn, từ đó đi tiếp sẽ qua Quảng Phú; Từ Gia Nghĩa theo quốc lộ 14 sẽ tới cây số 10 là Trường Xuân– đi thêm ít cây số, nếu qua trái thì vào thôn tư thôn 5, rẽ phải thì là thôn Cộng Đồng; Đi tiếp tới cầu 20 là Đăk Kru với 9 thôn trong đó có 1 thôn có người công giáo.

Người thứ hai thì trụ ở mái ấm dân tộc Lái Thiên để đào tạo các anh chị em từ khắp các cánh đồng gửi về. Vì vụ mùa quá lớn, tính từ ngày 1.1.1994 đến 31.7.1994, số bà con sắc tộc xin tin theo đã lên tới gần 5.000 người, vì thế phải lấy người của các làng mới tin theo đưa về Lái Thiêu đào tạo thành giáo lý viên, để qui tụ và hướng dẫn bà con học hỏi giáo lý cũng như cầu nguyện ngay tại làng mình, mượn tạm một nhà làm nhà nguyện của làng, nhờ vậy mà nhà nguyện mọc lên khắp nơi, qua tới năm 1996, chỉ tính riêng vùng Bù Đăng và Đăk Nhau đã có tới 29 nhà nguyện, dù chỉ là những ngôi nhà tranh đơn sơ.

Nếu mái ấm dân tộc Lái Thiêu là cái nôi đào tạo các giáo lý viên và các anh em trên đường, thì người có công lớn phải kể đến Mẹ Hai: vào cái thời điểm đầy khó khăn bên ngoài, Mẹ đã vững vàng giữ vững mái ấm để các anh chị em an tâm học tập. Thực ra, vào cánh đồng sứ vụ chẳng ai có thể dựa sức mình, nhưng dựa cậy vào Chúa thôi, và Mẹ đã luôn vững lòng tin tưởng, nép mình trong quyền năng Thiên Chúa.

25 năm đã qua, những con đường và những ngôi nhà đã đổi khác, xóa nhòa những dấu ấn ban đầu, để tất cả chỉ còn là hoài niệm. Tuy nhiên, công cuộc Tin Mừng hóa đã diễn ra, và một lần nữa, khởi đi từ ngày 1.1.1994, làm cho hạt giống lời Thiên Chúa được gieo vãi khắp nơi, và đã trổ sinh hoa trái, và hôm nay, 1.1.2019, hoàn cảnh đã đổi thay rất nhiều, khắp các cánh đồng đang chờ đợi công cuộc Tin Mừng hóa mới : mới về nhiệt huyết, mới về phương pháp và mới về cung cách biểu hiện, và một chân trời mới sẽ mở ra trong quyền năng và theo ý muốn của Thiên Chúa đã định trước.

Thế là tiếng gọi lên đường một lần nữa lại vang lên, khởi đi từ ngày 1.1.2019

 

 

.


Các bài viết mới hơn
     Ước mơ và đam mê truyền giáo của một nhà truyền giáo ở Ethiopia -Nt. Hồng Thủy - Vatican news
     ĐTC PHANXICÔ: CON ĐƯỜNG LOAN BÁO TIN MỪNG KHÔNG LUÔN TÙY THUỘC VÀO Ý MUỐN VÀ DỰ ÁN CỦA CHÚNG TA
     Một số chỉ dẫn của Giáo hội về loan báo Tin Mừng - Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
     THƯ MỤC VỤ THÁNG 4 – 2021 - Giuse Trần Văn Toản - Giám Mục giáo phận Long Xuyên
     “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng” Ơn gọi Truyền giáo - Lm. Rafael Gonzales, mccj
     Gia đình Loan Báo Tin Mừng - Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
     20 nhà truyền giáo trên toàn thế giới bị sát hại trong năm 2020, họ là ai? - Hồng Thủy
     Hành Trình Theo Chúa - Anna Phan Thị Thu_TVTM_Balô Dù
     Hành Trình Vùng Đất Thiện An - Anna Phan Thị Thu_TVTM_Balô dù
     Truyền Giáo Bằng Đời Sống Chứng Tá - Giacobe Nguyễn Hoàng Huy Phúc

Các bài viết cũ hơn
     NHỮNG NGƯỜI HÁT RONG TRÊN NHỮNG VÙNG NGOẠI BIÊN _MM Tân, SJ.
     CANH TÂN HOẠT ĐỘNG LOAN BÁO TIN MỪNG TẠI VIỆT NAM NGÀY NAY
     MỘT GIÁO XỨ MẠNH DẠN ĐI RA ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG
     NGỌN LỬA TRUYỀN GIÁO PHẢI LUÔN NUNG NẤU CON TIM CỦA GIÁO HỘI
     ĐỨC THÁNH CHA ĐÃ NHẬN ĐƯỢC THƯ CHƯA?
     THỪA SAI Ý CẠNH NGƯỜI PHONG CÙI INDONESIA