Trang Chủ > Giáo Lý > Học Hỏi

DẪN NHẬP

“Cho dẫu thế giới này có cách xa Thiên Chúa đi chăng nữa, thì con tim của mỗi người cũng không cách xa Ngài” (Crest Books, N.Y)

Vâng! Chẳng ai trong chúng ta có thể phủ nhận thời đại chúng ta đang sống được mệnh danh là văn minh tiến bộ. Khoa học kỹ thuật ngày nay đã giúp cho con người những phương tiện hữu dụng đa năng và dồi dào nhất; Tốc độ của máy điện toán cho con người rút ngắn thời gian, thu gọn không gian; Đông tây hội ngộ với các nên văn hoá đang giao thoa; Con người ngày càng chiếm hữu nhiều hơn, hưởng thụ nhiều hơn.

Nhưng thực tế con người lại rơi vào tình trạnh bấp bênh, đói khát, trông rỗng và lo sợ trước những bất ổn trong xã hội. Luân thường đạo lý xáo trộn; gia đình tan nát; thế sự bất loạn… Tại sao vậy? Phải chăng đây là triệu chứng của sự mất quân bình. Nói cách khác, cuộc sống văn minh kỹ thuật hôm nay bày tỏ sự thiếu thăng bằng. Con người được gọi là “linh ư vạn vật’ nhờ có xác và hồn. Đánh mất chính mình đồng nghĩa đánh mất thần linh là căn bệnh trầm kha của thời đại, thì làm sao tránh khỏi những giằng co sô xát đang diễn ra từ sâu thẳm cõi lòng.

Bạn muốn tìm gặp Đấng làm chủ đời sống bạn? Bạn muốn tìm gặp Đấng là Chân Lý và là Đấng đem đến bình an đích thực? Mời bạn hãy cùng tôi lên đường. Ngài đang đón chờ chúng ta.

        Bài 1: Bạn có tôn giáo?

Bài 2: Thiên Chúa – Đấng con người khao khát tìm gắp

Bài 3: Thiên Chúa ngỏ lời với chúng ta

Bài 4: Lòng tin cần sự dấn thân

Bài 5: Thiên Chúa sáng tạo vạn vật và con người

…….

 

 

Bài 1

BẠN CÓ TÔN GIÁO ?

1.  Con Người Thể Hiện Niêm Tin Tôn Giáo

Trên thế giới ta thấy có rất nhiều đạo giáo : Chính Thông Giáo, Tin Lành, Phật Giáo … và vào biết bao nhiêu thứ tôn giáo nhỏ khác, ngay ở Việt Nam có đạo Cao Đài hay Hoà Hảo chẳng hạn. Cho dẫu rất nhiều tôn giáo thì ở phía bên trong ta, xét đến chi tiết chiều sâu, có thể có một gì chung nhất với nhau.

Chúng ta biết từ dịch sang tiếng Việt là Tôn Giáo mà thuật ngữ La-tinh gọi là “Legere” có nghĩa là “nối kết”. Tiếng Pháp hay tiếng Anh cũng gần giống nhau. Như vậy tôn giáo có nghĩa nói đến sự nối kết mối liên hệ giữa con người với một thế giới vô hình; với một Đấng tuyệt đối; với cái ta gọi là linh thánh. Chúng ta thấy mình sống trong cuộc đời này có mối liên hệ với tha nhân, những người ở bên cạnh; những người mình gặp gỡ. Và ta cũng có mối liên hệ với thiên nhiên vạn vật nữa.

Ngoài ra từ lâu đời, con người vẫn cảm thấy mình có mối liên hệ với cõi vô hình nào đó. Người ta tìm cách thể hiện mối liên hệ đó bằng nhiều khía cạnh, để liên hệ với Đấng mà người ta không nhìn thấy, nhưng mà người ta tin. Có những người thờ cây đa, và không phải là vái lạy cây đa nhưng là tin Ông Thần ở trong cây đa đó mà người ta không trông thấy. Hay ở ngoài Bắc có Thần Hoàng, Thần Miếu, đang khi đó là một tên ăn trộm khét tiếng ngày xưa, nhưng chết vào giờ thiêng cho nên trở nên thần thánh.

Người ta có thể thể hiện cái mối liên hệ với sự linh thánh, với Đấng Tuyệt Đối, với một cõi vô hình bằng nhiều cách, nhưng vẫn là mối liên hệ theo nghĩa tổng quát bởi chữ “nối kết”.

2.  Tôn Giáo Xuất Phát Từ Bao Giờ ?

Có nhiều lý thuyết cắt nghĩa, có lẽ một trong những lý thuyết mà người Việt Nam chúng ta trong thời đại Xã Hội Chủ Nghĩa, nhất là các bạn trẻ đi học đã từng nghe: Họ cắt nghĩa tôn giáo xuất hiện khi có cảnh người bóc lột người. Tại sao vậy? bây giờ tôi là anh nhà nghèo đi làm thuê cho anh nhà giầu, anh nhà giầu bóc lột sức lao động của tôi. Tôi đau khổ nhưng không biết làm cách nào để tìm lấy niềm an ủi, nên tôi hướng về một cõi vô hình nào đó, một Đấng vô hình nào đó, một cõi thiên đàng nào đó để tôi tự an ủi lấy chính mình. “Thôi đời này chịu khổ, đời sau sẽ sung sướng”. Niềm tin xuất phát từ cảnh người bóc lột người, vì thế niềm tin tôn giáo là “trái tim của một thế giới không có trái tim”. Trong thế giới mà con người không có tình nghĩa gì với nhau, tôn giáo chính là trái tim mang lại cho con người ta hơi ấm tình thương. “Tôn giáo là linh hồn trong một thế giới không có linh hồn”, trong một thế giới mà người ta xử với nhau như là thú dữ thì chính tôn giáo mang lại cho thế giới một linh hồn.

Nhưng đồng thời tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Tại sao vậy? là bởi vì “anh chỉ sức dầu cù là” cho người ta thôi, anh chỉ ru người ta vào thế giới mài sau mà anh không giúp người ta đấu tranh để dành hạnh phúc ngay trong cuộc đời hiện tại. Cho nên anh là trái tim của một thế giới không có trái tim; anh là linh hồn của một thế giới không có có linh hồn; mà đồng thời anh là thuốc phiện của nhân dân.

Có thực tôn giáo phát sinh từ cảnh người bóc lột người không?

Ngày hôm nay với những khám phá của khoa học, của nhân chủng học, với những di tích khai quất được, chẳng hạn vấn đề mai táng. Người Việt Nam chúng ta mỗi khi chôn táng ai là cho vào quan tài, rồi rước ra nghĩa trang, bỏ xuống lòng đất và lấp đất. Cách người ta mai táng con người không giống như mai táng con vất. Và không chỉ ở Việt Nam nhưng từ xa xưa người ta đã khám phá ra các dân tộc có những di tích mai táng nhưng người chết được chôn không nằm ngửa mà nằm nghiêng, đấu gối quắp lên như đứa trẻ nằm trong bào thai; Hay là có những di tích mai táng khác, cùng với người chết người ta chôn nhưng vật dụng chính người chết khi sống đã làm việc. Tại sao vậy? Chết là hết mà!

Hoá ra chết không phải là hết nhưng người ta tin rằng chết là đi vào một cõi vô hình nào đó, cho nên nó lộ ra trong cách mai táng một con người. Hay là những di tích bàn thờ, các nhà khảo cổ khám phá ra những phiến đá được xếp cho bằng phẳng, và trên phiến đá có một vật gì đó. Khi người ta dùng phương pháp khoa học kiểm chứng, thì vật đó đã lâu đời lắm rồi, và đấy chính là đầu một con thú vật. Tại sao có di tích đó? Ngày nay vẫn còn có một số dân tộc sống bằng nghề săn bắn, người ta săn được con thú nào thì chặt đầu con thú đó đặt trên bàn đá tế cho thần linh của mình. Như vậy di tích bàn đá và đầu thú là một di tích tôn giáo. Một di tích chứng minh ngay từ xa xưa con người đã có niềm tin tôn giáo rồi chứ không phải mới đây.

Một cách tổng quát, từ điển mới về công giáo các tác giả nói rằng: tôn giáo xuất hiện khoảng sáu trăm ngàn năm trước Đức Kitô. Như vầy vào thời đại con người ta biết dùng lửa để phục vụ đời sống của mình, cũng có nghĩa là bắt đầu có đời sống văn minh thì đã có tôn giáo rồi. Cho nên nếu chúng ta hiểu biết tôn giáo cách tổng quát như là sự nhìn nhận tuyệt đối và cảm thức lệ thuộc về một thế giới vô hình, thì tôn giáo đã xuất hiện ngay từ khi sự sống tinh thần có mặt trên trái đất, chứ không phải mới đây. Và như vậy tôn giáo là một sự kiện lịch sử; một sự kiện xã hội không phải là của riêng tôi và cũng không phải của riêng ai, mà là sự kiện có tính xã hội của tất cả mọi người. Như thế sự kiện đó chứng minh rằng, tôn giáo là một cái gì đó gắn liền với bản tính con người, cho nên trong triết học cổ định nghĩa: “con người là sinh vật mang tính tôn giáo. Nếu Descartes định nghĩa con người là sinh vật có lý trí, thì Pascal bảo rằng con người là cây sậy biết suy tư; Và cũng có định nghĩa khác con người là một sinh vật mang tính tôn giáo. Có nghĩa tôn giáo là cái gì gắn liền với bản chất của con người, chứ không phải là một cái phụ thuộc thêm vào.

3.  Sức Mạnh Nội Lực của Tôn Giáo

Ngày hôm nay nhìn ra thế giới chúng ta thấy tôn giáo vẫn còn đó, và là sức mạnh rất lớn trên thế giới. Cho dẫu ngay cả khi xem ra người ta muốn huỷ diệt và phủ nhận tôn giáo. Chẳng hạn trong các xã hội độc tài, thường thấy là có biện pháp huỷ diệt tôn giáo, nhưng thực sự sâu xa có khi người ta tìm cách huỷ diệt tôn giáo với mục đích là để cho người sống trong xã hồi hướng về một cái tuyệt đối nào khác nữa, để thay vào cái tuyệt đối người ta tôn sùng một cá nhân nào đó lên ngôi tuyệt đối. Thay vì hướng tuyệt đối đến tôn giáo thì hướng tới một cá nhân nào đó bây giờ được tuyệt đối hoá. Chẳng hạn trong xã hội tiêu thụ ở Âu Tây, người ta bỏ tôn giáo nhưng thực sự tình tôn giáo vẫn còn đó, cho nên không phải là bỏ mà là thay thế đối tượng bằng một đối tượng khác. Người ta thay thế việc tôn thờ Thiên Chúa bằng việc xác thịt, tôn thờ ma tuý, tiền bạc, quyền lực, của cải… Nghĩa là con người vẫn còn cảm thấy mình hướng về một Đấng tuyệt đối nào đó.

Nhất là từ trong năm mười năm trở lại đây, trên thế giới có những sự kiện làm chúng ta phải suy nghĩ. Chẳng hạn ở những nơi cấm cách đạo thì ngày hôm nay tôn giáo bùng lên rất mạnh mẽ. Hay là sự kiện cả năm trăm ngàn, và có thể nói hàng triệu người trẻ trên thế giới đi về họp mặt tôn giáo được tổ chức ở nơi này nơi khác (Đại hội giời trẻ thế giới). Tại sao vậy? Là bởi vì người ta bất mãn, người ta thất vọng về cuộc sống tiêu thụ tưởng làm cho người ta hạnh phúc mà hoá ra không có hạnh phúc, cho nên mới đi đến những cuộc gặp gỡ họp mặt tôn giáo đó. Hay là sư kiện nảy sinh những phong trào tôn giáo thần bí, chẳng hạn phong trào Kỷ Nguyên Mới hay đạo Satăng …Cho dẫu là đạo nào nhưng ẩn sâu phía bên trong vẫn là sự thất vọng về cuộc sống hiện tại và đi tìm ở cõi vô hình lời giải đáp cho khát vọng của mình. Cho nên không phải chỉ ngày xưa khi người ta thiếu hiểu biết khoa học, người ta thấy mưa to gió lớn thì nghĩ tới thần sấm sét mà vái lạy, nhưng kể cả ngày hôm nay con người sống trong thời đại khoa học đi chăng nữa thì vẫn cảm thấy nội tại trong mình có một nhu cầu tôn giáo, thể hiện cách nào chưa biết, nhưng có một khát vọng, một nhu cầu tôn giáo.

Kết:

Quả vậy, ngày nào chúng ta còn đánh mất thần linh; ngày nào nền văn minh nhân loại chưa chưa tìm gặp và tôn vinh Đấng Tạo Thành, chưa phụng sự chân lý. Thì chắc chắn chúng ta vẫn còn bị nhấn chìm trong khắc khoải đau thương, chưa tìm lại ý nghĩa đích thực của đời sống. Chúng ta mạnh dạn bước thêm bước nữa đển đến với Đấng đang mời gọi chúng ta.

 

Về trang đầu

 

 

Bài 2

THIÊN CHÚA

ĐẤNG CON NGƯỜI KHAO KHÁT TÌM GẶP

 

“Những gì mà con người có thể biết về Thiên Chúa thì thật là hiển nhiên trước mặt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thất rõ. Quả vậy, những gì người ta có thể thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người” (Rm 1, 19-20)

1.  Con Người Khao Khát Hạnh Phúc Và Sự Sống

Sống cuộc đời hiện sinh của mình, thâm tâm con người luôn cảm thấy khao khát tìm kiếm ba điều sau đây; và cơn đói khát ba điều này luôn dày vò tâm trí chúng ta: Trước hết, ai trong chúng ta cũng mong sống, dĩ nhiên chẳng phải là thêm vai ba phút mà được sống vĩnh cửu. Sống không sợ tuổi tác hay bệnh tật đe dọa; Thứ đến chúng ta mong nắm bắt được chân lý, dĩ nhiên không phải là chân lý toán học, địa ly … mà là toàn bộ chân lý; Và cuối cùng ai trong chúng ta cũng mong ước tình yêu, không phải thứ tình yêu bị thời gian giới hạn, bị pha chộn với nỗi chán ngấy và cơn mộng vỡ, mà là thứ tình yêu đạt đến trạng thái xuất thần ngây ngất.

Không thể tìm được ba điều ước muốn trên một cách viên mãn trong cuộc đời này, bởi vì ở trần gian này cuộc đời luôn bị thần chết dõi bóng, chân lý luôn bị pha lẫn lầm lạc, và tình yêu luôn hòa chung niềm căm ghét. Tuy nhiên ai cũng biết rằng nếu không bao giờ có thể đạt được những điều ước mơ đó thì chắc con người cũng không thèm mơ ước điều gì. Vì thế bẩm sinh là con người có lý trí, đây là một quà tặng Thiên Chúa ban cho con người để con người không ngừng tìm kiếm cội nguồn sự sống trinh nguyên, chân lý tinh tuyền và tình yêu thuần khiết. Và những điều này lại thuộc định nghĩa về Thiên Chúa.

“Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sống đời đời” (Mc 10, 17). Câu hỏi của người giầu có ngày xưa về ý nghĩa và mục đích đời sống vẫn là câu hỏi của con người hôm nay, như Hội Thánh nhận xét : “Trước sự tiến hóa hiện nay của thế giới ngày càng có nhiều người đặt vấn đề hoặc nhận thức sâu sắc mới mẻ về những vấn đề hết sức cơ bản : Con người là gì? Đâu là ý nghĩa của đau khổ, sự dữ và cái chết? sao chúng vẫn còn tồn tại mắc dù đã có biết bao nhiêu tiến bộ? bao nhiêu chiến thắng đạt được với giá đắt nhứ thế có ích gì? Cái gì sẽ tiếp theo sau cuộc sống trần gian này” (MV. 10). Người kitô hữu xác tín rằng chỉ nơi Thiên Chúa, con người mới đạt được chân lý trọn vẹn, đồng thời đạt đến hạnh phúc đích thực mà nhân loại không ngừng tìm kiếm.

2.  Hạnh Phúc Chỉ Có Nơi Thiên Chúa

Khi nhìn thẳng vào các sự kiện đích thực trong cuộc sống hiện sinh của mình, chúng ta hẳn thấy được rằng Thiên Chúa là tất cả, và không gì chúng ta có được lại không đến từ Ngài. Lúc này chúng ta nhận thức rằng Thiên Chúa nắm giữ hiện sinh của chúng ta từng giây từng phút. Chúng ta sẽ bắt đầu ý thức được rằng, không có Ngài chúng ta không thể làm được điều gì cả. Thế nên con người đến từ Thiên Chúa và sẽ về với Ngài; và đây là nỗi khát khao Thiên Chúa tận sâu đáy tâm hồn, vì chính nơi Ngài mới có được hạnh phúc và bình an, như thánh Augustinô đã kêu lên: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con, và lòng con khắc khoải cho tới khi con được nghỉ an trong Chúa”.

3.  Con Đường Nhận Biết Thiên Chúa.

Như ta đã thấy, giữa con người và Thiên Chúa có mối quan hệ mật thiết sâu xa. Mối quan hệ này không chỉ là một linh cảm chủ quan, nhưng còn giữa trên nên tảng vững chắc của lý trí.

a.  Con đường ngoại giới

Khi ta hướng ra bên ngoài thiên nhiên vạn vật, tất cả đều là tạo thành của Chúa cả. Nó không phải tự nhiên mà có. Cũng giống như khi ta đi trên bãi biển, dấu chân của ta để lại trên bãi biển, và có một người nào đó đi sau người ta thấy những dấu chân đó thì biết rắng có người đã đi qua, chứ không phải là một bãi biển hoang vắng, không có người ở.

Cũng vậy, thiên nhiên vạn vật nó là dấu vết, để qua thiên nhiên vạn vật tôi gặp được Đấng tạo thành nó. Như vậy con đương ngoại giới là nhìn vào thiên nhiên vạn vật mà nhận ra được Thiên Chúa.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhận định về vấn đề này như sau: Khi suy nghĩ nguồn gốc vũ trụ, vũ trụ bao la này từ đâu có, khoa học có thể đưa ra nhiều lối giải thích. Chẳng hạn vũ trụ này xuất hiện như một sự bành trướng và một chuyển động liên tục không ngừng. Rất hay! Thế nhưng thử hỏi khởi điểm của chuyển động đó ở đâu? Lúc nào nó bắt đầu chuyển động? lúc nào nó bắt đầu bành trướng? Nguồn gốc nằm chổ nào và có phải tự nó bắt đầu không hay là phải bắt đầu bởi một cái gì khác?

Thánh Tôma có định luật, cái gì hoạt động là nó hoạt động bởi cái khác. Bởi vậy khi suy tư về nguồn gốc vũ trụ ta nhận ra được Thiên Chúa ở đó. Hay là ta nhìn vào vũ trụ để thấy một trật tự thật hài hào. Nếu lúc nào trái đất của chúng ta ở gần mắt trời thêm chút nữa, thì mọi người sẽ cháy rụi hết. Hoặc nếu trái đất ở xa mặt trời một chút thì chắc là chúng ta chết cóng.

Ngày hôm nay khi con người ở trong những xã hội kỹ nghệ, đang than thở với vấn đề ô nhiễm môi sinh. Đã có nhiều tư tưởng suy nghĩ về sự kiện đó. Thiên nhiên này Thiên Chúa dựng nên có sự hài hoà của nó, ngày hôm nay con người dùng khả năng sáng tạo rất tốt, nhưng nhiều khi phá vỡ sự hài hoà đó, và chính cái đó đang giết chết nhân loại. những cánh rừng bao la đâu phải là vô ích cho con người, nhưng đối với nó chúng đâu chỉ là cảnh vật đẹp mà còn là môi sinh cần thiết cho con người nữa. Con người ngày hôm nay khi phá đổ sự hài hào của thiên nhiên, thì có nguy cơ huỷ diệt chính mình. Thế thì ai làm nên trật tự hài hoà như thế? Cho nên khi nhìn vào trật tự hài hoà trên phương diện vi mô hoặc vĩ mô trong vũ trụ nơi con người, thì người ta khám phá ra khuôn mặt của Thiên Chúa là Đấng tạo thành. Hay là khi ta nhìn vào lịch sử của vũ trụ, ta thấy có một hướng đi rõ ràng, một hướng đi tới cứu cánh, một mục đích nào đó. Chẳng hạn trong thuyết tiến hoá cho thấy tiến trình hướng tới mục đích rõ ràng. Ai tạo cho nó một mục đích như vậy?

Thánh  Augusstinô đã nói: “Tôi đã hỏi trài đất và trái đất đã trả lời tôi là Thiên Chúa của bạn. Tất cả những gì sống trên mặt đất đều trả lời tôi như thế; Tôi đã hỏi biển khơi, đã hỏi nước và gió; Tôi đã hỏi bầu trời, mắt trăng, mặt trời và các vì sao, chúng đều xác quyết rằng, chúng tôi không phải là Thiên Chúa mà bạn đang tìm kiếm; Tôi đã nói với mọi sinh vật mà giác quan tôi biết được, nếu các bạn không là Thiên Chúa xin hãy nói cho chúng tôi biết đôi điều về Ngài. Tất cả đã lớn tiếng kêu lên: Ngài là Đấng dựng lên chúng tôi”. Hay như Abraham Nicoln, cựu tổng thống nước Mỹ đã nói : “Tôi hiểu được người ta có thể nhìn trái đất mà vẫn là vô thần, nhưng tôi không hiểu tại sao khi đêm về ngước mắt nhìn bầu trời, mà lại có thể nói rằng không có Thiên Chúa”.

b.  Con đường nội giới

Nhìn về chính lòng mình. Nhìn chính cuộc sống và những kinh nghiệm cuộc sống chúng ta sẽ khám phá ra Thiên Chúa. Ai trong chúng ta lại chẳng có kinh nghiệm cuộc sống giới hạn; chúng ta ước mơ đủ thứ, và cho dù có đạt được ước mơ thì chắc gì đã đạt hạnh phúc. Cái hạnh phúc mà con người đặt ở đời chắc gì đã là hạnh phúc trường tồn.

Hay kinh nghiệm chúng ta có về tình yêu cũng thế. Những người trẻ yêu nhau nghĩ rằng đó là hạnh phúc tuyệt đối, nhưng rồi lấy nhau không chừng được vài năm đã ly dị rồi. Những kinh nghiệm rất cụ thể đó nó vừa là kinh nghiệm giới hạn của thân phận con người, đồng thời mở ra cho con người hướng về tuyệt đối và vô hạn. Chúng ta sẽ không bao giờ tìm được trong cuộc đời này và nơi bất cứ ai để thoả mãn khát vọng tuyệt đối mà Thiên Chúa đã gieo vào trong lòng chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta gắn bó với Thiên Chúa chúng ta mới thoả mãn khát vọng thâm sâu đó. Cho nên khi chúng ta quay về với chính lòng mình bằng chính kinh nghiệm nhân sinh, chúng ta khám phá ra được Thiên Chúa. Và những con người đang đi sâu vào cuộc sống nội tâm, như các tu sĩ chiệm niệm, họ cảm nghiệm Thiên Chúa đang ở trong lòng họ và đang nói với họ. cho nên các nhà huyền bí Ấn Độ nói: “Thiên Chúa đang ở trong ta còn sâu hơn chính ta, và Thiên Chúa là nền tảng hiện hữu của mình”. Còn thánh Phaolô nói: “Trong Thiên Chúa anh em sống, anh em chuyển động và hiện hữu”. Thiên Chúa vẫn có những nẻo đường để chúng ta nhận biết Ngài.

4.  Thái Độ Của Chúng Ta

a.  Phải khiêm tốn. Thánh vịnh 53 câu 2 có nói : “Kẻ điên nói rằng không có Thiên Chúa”. Điên ở đây không phải là “man” mà là kiêu ngạo, là ác tâm ác ý. Anh có khả năng mà vì khả năng đó anh tự mãn, cho nên anh không gặp được Thiên Chúa, anh tự đóng khung chính mình.

b.  Dám chấp nhận hy sinh. Người Trung Hoa có câu: “Dù bạn bán tất cả chỉ dành lại đồng xu cuối cùng, bạn cũng không mua được Thiên Chúa. Nhưng chính với đồng xu cuối cùng bạn sẽ mua được Thiên Chúa”. Cho dù tôi bán tất cả tôi chỉ giữ lại một đồng thôi, tôi cũng không mua nổi. Nhưng vì chính đồng xu cuối cùng đó, có nghĩa là tôi chấp nhận từ bỏ tất cả, tôi lột thoát tất cả lúc ấy tôi sẽ gặp Thiên Chúa. Hành trình tìm kiềm Thiên Chúa đòi hỏi ta phải có những hy sinh như vậy. Chính vì thế mà nhiều người sợ, cụ thể nhất trong đời sống chúng ta là đời sống luân lý chẳng hạn. (có một nghệ sĩ nói ; tôi muốn vào Kitô giáo mà tôi sợ điều răn thứ 6 của các anh quá).

Khi biết tự tước đoạt chính mình lúc đó ta mới gặp được Thiên Chúa. Nói như vậy chúng ta không quá sợ, vì Thiên Chúa có nhiều cách để đến với chúng ta. Nhưng ở đây là hành trình tìm kiềm Thiên Chúa, nhiều khi có những hy sinh đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận.

c.  Thái độ cuối là phải kiên nhận. Một triết gia Ân Độ nói: “Để tìm những viên ngọc quý ở đáy biển thì bạn phải lặn lên lặn xuống nhiều lần. Nều chỉ phóng xuống có một lần thôi mà không tìm thấy báu vật, thì đừng vội kết luận ở trong biển không có ngọc quý”. Cũng vậy, sau một vài cố gắng mà chúng ta chưa thấy Thiên Chúa ngay, thì đừng nhụt chí, nhưng hãy kiên nhẫn kiếm tìm. Chúng ta sẽ chiếm được ân sủng Thần Linh khi mức độ chín mùi. Nhiều khi trong cuộc sống đức tin, có những lúc chúng ta cảm thấy khô khan quá sức, những lúc đi trong bóng tối, chính là những lúc dễ nản lòng muốn buông suôi. Kinh nghiệm của các nhà đạo giáo hay như của các thánh nhân nói với chúng ta là phải kiên nhân. Đi qua bóng tối thì mình mới thấy ánh sáng.

Lời nguyện.

Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên từng người chúng con cho Chúa, và vì thế tâm hồn chúng con sẽ còn mãi băn khoăn khắc khoải cho đến khi nào được nghỉ yên nơi Chúa. Chúa dựng nên chúng con cho Chúa, chỉ nơi Chúa chúng con mới có bình an và sự sống.

Trong đời sống hằng ngày có khi chúng con không đi tìm Chúa, mà đì tìm những cái khác để đưa nó lên ngôi thần tượng thay cho Chúa. Vì thế chúng con có những phút giây vui sướng đấy; cũng có những phút giây thoả mãn đấy; cũng có những ngày tháng tưởng như hạnh phúc đấy. Nhưng rồi nó qua đi và chỉ là những gì hụt hẫng, là đau khổ, là bất an, là chua sót. Xin cho chúng con thêm can đảm. Xin cho chúng con thêm kiên nhẫn và khiêm tốn để nhờ đó chúng con thành tâm đi trên nẻo đường tìm kiếm đến với Thiên Chúa, và cũng là sự bình an đính thức cho mỗi người chúng con. Amen.

 

 

Bài 3

THIÊN CHÚA NGỎ LỜI VỚI CHÚNG TA

“Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ. Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Con Ngài” (Dt 1, 1-2)

Bạn thân mến! như đã thấy qua lịch sử các dân tộc, tôn giáo là một sự kiện phổ cập và muôn đời. Bởi vậy con người không ngừng tìm kiếm để vươn tới gặp gỡ Thượng Đế. Ai đã gieo vào trong tâm hồn con người khát vọng tìm kiếm Thượng Đế? Đó chẳng phải là Đấng đã yêu thương tạo dựng nên con người và đang muốn “nối kết” với con người ?

Vâng! Tôi và bạn đang cùng tìm kiếm Thiên Chúa để thân thưa với Ngài, nhưng thực ra Thiên Chúa lại đang ngỏ lời vời chúng ta đấy!

1.  Lời Mạc Khải

Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta có hồn và xác. Linh hồn có hai tài năng: trí khôn và ý chí. Nhờ trí khôn con người giống Thiên Chúa. Đối tượng của trí khôn là chân lý, các chân lý trong lãnh vực tự nhiên và siêu nhiên (chân lý tôn giáo). Với điều kiện tự nhiên con người có thể khám phá một vài chân lý tôn giáo, như sự hiện hữu của Thiên Chúa, linh hồn bất từ …

Ngoài những chân lý này, còn những chân lý mà chỉ có Thiên Chúa mới biết và khi nào Người mạc khải chúng ta mới biết.

a.  Mạc khải là gì?

Mạc khải chữ nho có nghĩa là cái màn – Khải là vén lên; mở ra. Theo nghĩa đen mạc khải là vén màn. Nhờ vén màn, mở màn ra ta thấy được vật bị khuất bên trong.

Mạc khải trong ở đây là Thiên Chúa tự bày tỏ những mầu nhiệm về chính Người cho ta. Thiên Chúa là Cha rất nhân từ và quyền năng vô cùng, Người muốn tỏ mình cho chúng ta để biết tôn thờ Người mà sống hạnh phúc.

b.  Giai đoạn mạc khải của Thiên Chúa.

Chính Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mạc khải mình và tỏ cho con người biết màu nhiệm thánh ý Ngài. Với tình thương chan chứa, Thiên Chúa vô hình ngỏ lời với chúng ta như với bạn hữu. Ngài đối thoại để mời gọi và đón nhận chúng ta hiệp thông với Ngài. Nhờ đó chân lý thâm sâu về thiên Chúa cũng như về phần rỗi chúng ta được sáng tỏ.

Công cuộc mạc khải được thực hiện bằng nhiều hành động và lời nói liên kết mật thiết với nhau. Các hành động Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử cứu độ bày tỏ, củng cố giáo lý và những điều được loan báo; còn lời nói công bố khai sáng các mầu nhiệm chứa đựng trong đó.

Thiên Chúa tỏ mình cho tổ tông loài người chúng ta. Sau khi họ sa ngã Ngài vẫn yêu thương nâng đỡ trong niềm hy vọng cứu rỗi.

Thiên Chúa kêu gọi Abraham để qua ông, Ngài tạo lập một dân tộc lớn mạnh. Ngài dùng Môisen và các tiên tri dạy dỗ để nhận biết Ngài hướng lòng về Đấng Cứu Thế.

Chúa Giêsu Kitô đến bổ túc và hoàn tất mạc khải. Người là Lời Thiên Chúa “ở cùng chúng ta”, để giải thoát ta khỏi tội lỗi và sự chết, đưa chúng ta đến sự sống đời đời. Đức Kitô là lời tối hậu của Thiên Chúa, như thế chúng ta không phải chờ đời một mạc khải nào khác nữa.

2.  Kho Tàng Lời Chúa

Những việc Thiên Chúa thực hiện cũng như Chúa dạy chúng ta, từ các tiên tri tới Chúa Kitô, trải qua bao thời đại đã được gói trọn trong kho tàng Lời Chúa. Kho tàng lời Chúa chúng ta có được là Thánh Kinh và Thánh Truyền.

a.  Thánh Kinh

Thánh Kinh là lời Chúa nói, việc Chúa làm được ghi chép thành văn. Thánh kinh do nhiều thánh ký viết, thuộc nhiều thời đại khác nhau. Nhưng tất cả đều do Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn để các thánh ký viết đúng chân lý, những gì Thiên Chúa muốn. Những sách này được Hội Thánh công nhận. Hội Thánh còn có bổn phận gìn giữ và loan truyền trung thực. Đó quyền giáo huấn của Hội Thánh.

b.  Thánh Truyền

Thánh Truyền là lời Chúa được lưu truyền toàn vẹn từ các tông đồ. Nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng và được Hội Thánh trình bày, phổ biến qua lời rao giảng của mình. (x. Hc MK 9)

c.  Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước

Thánh kinh gồm có 73 quyển, chia làm 2 phần :

Cựu Ước: Là giao ước cũ, Thiên Chúa đã thiết lập với dân Israel. Sách cựu ước là những sách thánh được viết trước thời Chúa Giêsu. Gồm có 46 quyển. Có mục đích chuẩn bị cho dân Israel đón nhận lời hứa cứu độ.

Tân Ước: Là “giao ước mới” do Chúa Giêsu thiết lập bằng máu của Người trong biến cố tử nạn phục sinh. Sách tân ước là sách ghi lại Tin Mừng của Chúa Giêsu, các thư của các tông đồ, hoạt động của Hội Thánh sơ khai. Sách tân ước gồm 37 quyển, được viết sau khi Chúa Giêsu về trời. Có mục đích là rao giảng Chúa Giêsu, Đấng cứu chuộc loài người, Đấng đến để rao truyền chân lý và cứu rỗi loài người.

Cựu ước và tân ước có liên hệ chặc chẽ với nhau, vì phát xuất từ một nguồn duy nhất là Chúa Thánh Thần, và cùng hướng về một mục đích. Thánh Augustinô nói: “Tân ước tiềm ẩn trong cựu ước và cựu ước được sáng tỏ nhờ tân ước”. Vì thế, cần cho tôi và bạn khi học hỏi cựu ước giúp chúng ta hiểu tân ước hơn. Và khi học tân ước, chúng ta đọc lại cựu ước để hiểu được ý nghĩa sâu sa hơn.

Tuy nhiên trong tất cả các sách thánh, thì sách Tin Mừng chiếm địa vị ưu tiên nhất. Vì đó là đời sống và lời giảng dạy của chính Chúa Giêsu, Đấng là trung tâm lịch sử cứu độ; Đấng mà cả cựu ước và tân ước đều quy về; Đấng mà những ai tin theo, nghe và giữ lời Người thì có sự sống đời đời.

3.  Thái Độ Của Chúng Ta

Bạn thân mến! có một ông vua Ấn Độ muốn trở thành người thông thái, nhưng lại không muốn dành thời giờ đọc sách, tra tầm. Ông có một thư viện rất nhiều sách, nhiều đến nỗi cả một trăm lạc đà cũng chưa chở hết số sách ấy. Vua truyền cho các nhà thông thái đọc, tuyển chọn và tóm lại. Nhưng những trang tóm ấy còn tới 50 quyển sách dày. Nhà vua kêu lên: “hãy còn nhiều”. Các ngươi tóm nữa cho ta, nhưng nhớ phải đầy đủ. Một trong các đầy tớ cùa vua là người công giáo, đưa cho vua quyển Kinh Thánh và nói: “tâu đức vua, đây là quyển sách nhỏ chưa đựng đầy đủ sự khôn ngoan, giải đáp được mọi thắc măc bí hiểm của con người về cuộc sống; Ai đọc nó sẽ tinh thông mọi mầu nhiệm trong trời đất”. Nhà vua sung sướng đón nhận và say mê đọc …

Chắc hẳn tôi và bạn cần đươc cứu độ! Chúng ta thật hạnh phúc vì được Thiên Chúa yêu thương, muốn gặp gỡ và ngỏ lời với chúng ta qua những trang Kinh Thánh. Chúng ta hãy trân trọng đón nhận và làm quen với Kinh Thánh bằng việc đọc và suy niệm, để hiểu rõ ý định của Thiên Chúa trên cuộc đời chúng ta.

Lời nguyện

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ánh sáng đức tin để nhận ra Chúa hôm nay và hằng ngày. Qua Lới Chúa đang nói với từng người chúng con – Lời ánh sáng, Lời của hy vọng. Xin cho chúng con xác tin như Phêrô ngày nào : “ Bỏ Thầy chúng con biết theo ai, Thầy mới có những Lời ban sự sống đời đời”.

 

Về trang đầu

 

 

Bài 4

LÒNG TIN CẦN SỰ DẤN THÂN

“Quả thế, từ nơi anh em, Lời Chúa đã vang ra, không những ở Makêđônia và Akhaia, mà đâu đâu người ta cũng nghe biết lòng tin anh em đặt vào Thiên Chúa, khiên chúng tôi không cần phải nói gì thêm nữa” (1Th 1, 8-9)

Bạn thân mến! mạc khải của Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải vận động: Lòng tin. Việc sử dụng thường tình của chữ này (ông A là con người có lòng tin) chỉ về niềm phấn khởi của một người trên đường tìm kiếm Đấng tuyệt đối. Sự quyết tâm giữ một số luật lệ để đạt thấu một lý tưởng. 

Bạn có lòng tin? Lòng tin đưa chúng ta đến sự tiếp cận với thực tại về Thiên Chúa và về Đấng Thiên Sai của Người – Đức Giêsu Kitô.

1.  Một Khát Vọng Nội Tâm

Những cuộc gặp gỡ đích thực với thế giới siêu việt có thể có được không đối với con người ? Việc khám phá ra thế giới Thiên Chúa có phải là sự triển nở của một sự khởi phát hoắc là kết quả của một tổng hợp các nỗ lực đạo đức chăng? Cắm sâu nơi bất cứ người nào trong chúng ta, chắc chắn là có một khát vọng thâm sâu muốn tự vượt qua mình; muốn tìm kiếm một thế giới bên kia và tiếp xúc liên lạc với thế giới đó (x. bài 1). Nhưng đường chúng ta đi trải đầy cạm bẫy. Lịch sử các triết lý và các tôn giáo cho thấy con người bị lạc mất trong bùn cát của con đường gian khó này như thế nào. “Phần chia xoàng xĩnh của tạo thành, luôn mang nơi mình tình cách hay chết” (Augustinô) con người thất vọng về những sức lực của mình và về sự tiến triển nơi cuộc gặp gỡ.

Cho dẫu lý luận có thể suy diễn ra từ kinh nghiệm nhân loại việc hiện hữu của Thiên Chúa, thì lý luận không có khả năng cảm nhận điều gì đó của sự sống Thiên Chúa và làm thỏa mãn cơn khát tình thương đang hướng dẫn bao nhiêu hành động của nó. Khi tự nhồi nhét cho mình những lạc thú, có thể làm cho nó thỏa mãn no nê, nó lại gặt hái sự lo âu. Khi muốn chinh phục sự thật lý tưởng, con người tự nhấn chìm vào trong sự mơ hồ. Không, sự thật và hạnh phúc không phải là những lý tưởng mà con người phải chinh phục, nhưng trước tiên là những qua tặng của Thiên Chúa, một bàn tay chìa ra nơi những khúc quanh của lịch sử, một bàn tay mà chúng ta phải nắm giữ lấy.

Lòng tin là một cuộc gặp gỡ. nó là một sự chắc chắn còn trọng yêu hơn bất cứ mọi sự chắc chắn thực nghiệm nào khác. Lòng tin không phải là kết quả của một nỗ lực tinh thần. Lòng tìn là sự đón nhận đầy ngỡ ngàng một ành sáng mà chúng ta không bao giờ tưởng tượng được. Nhưng ánh sáng này không bị giam hãm trong bàn tay hay trong trí khôn con người. Lòng tin thiêu đốt tâm hồn. Lòng  tin thiêu hủy, chói rực không bao giờ để yên.

Biết Thiên Chúa là một con đường mà nơi đó chúng ta không thể ngồi, một con đường trên núi mà người bộ hành luôn luôn ao ước biết điều gì lấp sau khúc quanh tới. Đi tim Thiên Chúa, gặp Người và đi tìm nữa, đó là chủ đề bất biến của Kinh Thánh. Thánh Grêgôriô thành Nyssê nói: “chính nơi điều đó làm nên thị kiến đích thực về Thiên Chúa, trong sự kiện rằng kẻ đưa mắt lên nhìn Người, thì không bao giờ ngừng ao ước Người”.

2.  Đức Tin Cần Sự Dấn Thân

Mời bạn nhìn qua gương của dân Israel. Một dân tộc chứ không phải những kẻ tìm kiến đơn độc, đã đặt lòng tin tưởng của mình nơi Thiên Chúa. Đó cũng là gương của Đức Kitô, Đấng đã chứng minh cho thấy rằng đến độ nào việc thực hiện ý của Thiên Chúa có thể thúc đẩy một người dấn thân đến chừng nào. Như thế, lòng tin chủ cốt tồn tại việc dấn thân toàn thể con người chấp nhận ý định của Thiên Chúa. Trong sự “vâng phục đức tin”, người kitô hữu không đuổi theo một lý tưởng, một sự toàn thiện nhân loại ít nhiều có thể đạt thấu được. thay vì hết lòng ao ước một Đấng vô hình không thể diễn tả được, nó phải cố gắng cách cụ thể sống như Đức Giêsu, Người Con hoàn toàn phó thác cho Cha mình.

Trong quả trứng có chưa đựng sự sống, nhưng để cho sự sống trồi ra thì phải đập vỡ cái vỏ. Đời sống đức tin cũng đòi hỏi phải phá bỏ vỏ bọc bên ngoài, là những tự mãn tự cao tự đại. Cũng cần có một sự dấn thân ưng thuận để có thể lớn lên trong mức độ tình thân của con người chuyên tâm đào sâu mạc khải, hiểu rõ tín thư của Thiên Chúa, nghe Lời Chúa đã vang vọng nơi các ngôn ngữ nhân loại của chúng ta.

3.  Bước Đi Đức Tin

Bạn mến! nhìn vào sự sống loài thảo mộc chúng ta có thể nhận ra rằng, nhưng cây càng vươn lên cao càng phải ăn rễ sâu trong lòng đất, để có thể đứng vững trước những trận mưa to gió lớn. Cũng vậy, một tòa nhà được xây lên cao vút, nhưng nếu không có nền móng sâu và vững chắc là một sự liều lĩnh nguy hiểm cho mạng sống của tất cả những ai cư ngụ trong đó. Chính vì thế mà những người thực sự nổi tiếng như thánh Phanxicô; thánh nữ Têrêsa, cũng như những anh hùng dân tộc: Gandhi, Martin Luther Kinh …là những người có đời sống nội tâm rất cao.

Nếu đời sống chúng ta không được bén rễ sâu nơi những giá trị thiêng liêng và lâu bền thì rất dễ bị mai một. Chúng ta sẽ dễ dàng để người khác quyết định thay cho mình khi phải làm gì và phải trở nên như thế nào? Chúng ta sẽ như thân cây mềm yếu, bị nghiêng ngả theo chiều gió.

Trái lại, khi biết đặt đời sống mình trên nền tảng đức tin, biết gắn bó với thánh ý Thiên Chúa và với giá trị của chính mình, chúng ta sẽ duy trì luôn mãi được nhựa sống. Người không có lập trường chắc chắn không hành động theo bậc thang giá trị. Cũng giống như người không có rễ sâu, khó có thể đứng vựng được, họ luôn cần được hộ trợ bằng những lời khen ngợi tâng bốc của người khác, và cũng rất bị khô héo khi gặp những khó khăn trái ý. Hạnh phúc thay những tâm hồn hằng ngày biết bén rễ sâu trong tình yêu của Thiên Chúa.

Lời nguyện

Lạy Chúa. Xin cho con biết Chúa. Xin cho con biết con.

Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa, quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự về Chúa. Xin cho con biết tự hạ, biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa… Xin đừng để điều gì quến rũ con ngoài Chúa. Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa. Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa, và để con hưởng nhan Chúa đời đời. (St Augustinô)

 

Về trang đầu

 

 

Bài 5

THIÊN CHÚA SÁNG TẠO

VẠN VẬT VÀ CON NGƯỜI

Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất." (x. St 1, 26)

Bạn thân mến! vào đời theo năm tháng lớn lên với trí khôn, chắc hẳn ai trong chúng ta đã hơn một lần ngỡ ngàng trước sự hiện hữu của mình và sự hiện hữu của cảnh vật bao la hùng vĩ quang mình. Từ xa xưa thần học Kitô giáo về mầu nhiệm tạo dựng đã được đặt ra, nêu rõ câu trả lời của đức tin Kitô giáo cho câu hỏi căn bản  mà con người mọi thời đại đặt ra cho mình: Chúng ta từ đâu tới và đi về đâu? Nguồn gốc và cùng đích của chúng ta là gì? Mọi vật hiện hữu từ đâu tơi và đi về đâu? …

Trong bài này, bạn và tôi cùng suy nghĩ với nhau về mầu nhiệm Thiên Chúa tạo dựng. Và trước khi đi vào nội dung, tưởng cũng cần xác định lại với nhau vấn để có thể đụng chạm giữa khoa học và giáo huấn của Kinh Thánh.

1.  Khoa Học Và Đức Tin Về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Sáng Tạo.

Khi chúng ta nói Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ và con người, thì có phải mình đã đụng chạm đến nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người không? Quả là như thế! Vả lại đây là vấn đề khoa học quan tâm, và những năm sau nay khoa học đưa ra những khám phá mới về nguồn gốc của vũ trụ địa cầu và con người. vậy giữa khám phá của khoa học và giáo huấn trong Thánh Kinh có đụng chạm nhau không? Mình có thề là một người Kitô hữu tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng sáng tạo, và đồng thời vẫn là con người của thời đại khoa học không?

Vấn đề này có lẽ ít nhiều chúng ta đã nghe, ở đây chỉ xin nhắc lại nét chính yếu. Lấy ví dụ: hầu hết sách vở người ta nói đến thuyết tiến hoá của Lamác hay Darwin. Người ta đưa ra thuyết tiến hoá, các sinh vật ở trên trái đất này không phải là tự khởi đầu nó đã có như thế, mà chúng có một quá trình tiến hoá, và trong quá trình tiến hoá nó biến đổi dần dần để đi đến những sinh loài khác nhau. Nhưng nếu đọc trong Kinh Thánh, bạn sẽ không thấy như vậy. Ở trong sách Sáng thế Chúa nói rằng: Hãy có ánh sáng thì có ánh sáng; Chúa nói hãy có vòm trời và các tinh tú thì có vòm trời và các tinh tú; Chúa nói có cây cối thảo mộc thì có cầy cối thảo mộc … (x.St 1, 3-29); Vậy đâu có chuyện tiến hoá. Và Chúa dựng nến con người đâu có phải Chúa dựng nên con khỉ rồi con khỉ mới thành vượn; thành vượn người rồi đến chúng ta; mà là Chúa lấy đất sét nặn hình người, thổi sinh khí vào lỗ mũi thì mới có Ađam.

Như vậy theo cách mô tả trong Kinh Thánh, thì sẻ rơi vào thuyết người ta gọi là định chủng, chứ không phải là thuyết tiến hoá. Tức là Thiên Chúa dựng nên chủng loài nào thì ngay từ ban đầu nó y như thế chứ không phải nó tiến hoá từ loài này sang loài khác. Chính vì thế khi Darwin đưa ra thuyết tiến hoá, thì thực sự phải nói phía Giáo hội Công giáo có rất nhiều người phản đối. Ở đây ta chưa nói đến vấn đề thuyết tiến hoá có thể đụng chạm đến tội nguyện tổ. Chẳng hạn như các bạn tưởng tượng có một loài vượn càng ngày tiến hoa dần dần thành vượn người, để rồi thành người. Nhưng đâu phải có một con mà là nhiều con để tiến hoá. Vậy thì đâu phải có một người đầu tiên mà là có nhiều người đầu tiên. Nói theo ngôn từ khoa học, không phải là đơn tổ mà là đa tổ. Đa tổ thì phải có nhiều căp vợ chồng. Mà nếu nhiều cặp vợ chồng thì cặp nào phạm tội tổ tông, hay cặp nào cũng phạm?...

Bạn mến! nói cho cùng rất nhiều điều gay go đạt ra, như ở đây chỉ xin nhấn mạnh đến điểm duy nhất nay thôi: Thuyết tiến hoá về mắt khoa học được xác định là một sự kiện, nghĩa là nắm phần thắng. Đồng thời về mặt Giáo hội thì nhờ sự tiến triển của khoa chú giải Thánh Kinh, cũng không cảm thấy vấn đề khó khắn khi chấp nhận thuyết tiến hoá, hay định chủng thuyết. Bời nhờ sự tiến triển của khoa chú giải Kinh Thánh, chúng ta hiểu được 11 chương đầu của sách Sáng Thế Ký. Đấy không phải là thể văn lịch sử. (cần phải có một lớp Kinh Thánh chúng ta sẽ hiểu rõ hơn). Chúng ta cần hiểu 11 chương đầu sách Sáng Thế Ký không năm trong văn loại lịch sử. Ngày hôm nay người ta quan niệm lịch sử là đưa ra ngày này, giờ này, nhân vật nay, làm cái này … ta gọi là sự kiện lịch sử. Nếu lấy quan niện này đọc sách Sáng Thế, và đúng lúc đó Thiên Chúa lấy đất sét nặn thành hình người, thổi sinh khí vào lỗ mũi thành Ađam………. không phải là văn loại lịch sử, bởi đâu có ai đứng đấy chứng kiến Chúa nặn đất tạo thành Ađam. Nếu có thì Ađam là người thứ hai, còn người thấy là người thứ nhất.

Thực tế là vậy, văn loại 11 chương đầu của sách Sáng Thế Ký không trình bày lịch sử mà là trình bày chân lý tôn giáo bằng những hình tượng trong thời đại lúc bấy giờ. Cho nên giúp chúng ta đi đến nguyên tắc tổng quát: Bạn đừng có tìm trong Kinh Thánh những chân lý khoa học, mà đi tìm chân lý mạc khải của Thiên Chúa. Một vị hồng y đã nói: “Kinh Thánh không dạy phi thuyền phóng lên trời như thế nào, nhưng Kinh Thánh dạy đường lên trời” (Trời là Chúa chứ không phải mặt trời mặt trăng). Kinh Thánh dạy chúng ta chân lý tôn giáo; Kinh Thánh trình bày chân lý mạc khải cứu độ con người, chứ không phải chân lý khoa học. Nhưng khi trình bày chân lý thì phải bắt buộc dùng ngôn ngữ con người. Cứ giả thiết một điều, nều tôi nói với các bạn bằng ngôn ngữ khác có lẽ không thể hiểu. Thiên Chúa cũng vậy. Thiên Chúa nói với con người bằng ngôn ngữ con người, và nói bằng tâm thức con người lúc bấy giờ. Nói với những khát vọng mà con người đang nuôi trong mình con người mới hiểu được. Cho nên khi Chúa Giêsu đến, Ngài chấp nhận giới hạn sinh ra ở đất Do-thái, và Ngài nói bằng tiếng Aram đâu có phải nói bằng tiếng Việt Nam. Thiên Chúa nói với mình bằng ngôn ngữ con người, và với cả tâm thức, cả hiểu biết thời bấy giớ. Chẳng hạn thời bấy giờ người ta quan niệm đất là mặt phẳng, còn trời là một vòm úp lên trên như cái bát, và ở phía trên cái vòm có nước. cho nên Kinh Thánh mới nói Thiên Chúa dựng nên nước phía trên. (x. St 1, 6-9), và nước ở phía dưới là biển. Đất là mặt phẳng, trên vòm Chúa gắn đèn; đèn to là mặt trời, đèn nhỏ là mặt trăng và các vì sao … Như vậy, người thời đó quan niệm rất đơn sơ, chúng ta đọc những trang sách Sáng Thế Ký thì phải nuôi trong mình vũ trụ quan của người thời đó thì mới có thể lĩnh hội được chân lý của Chúa. Cho nên không có vấn đề mâu thuẫn khoa học và giáo huấn trong Kinh Thánh.

Còn về phần khoa học, khoa học đi tìm về nguồn gốc của vũ trụ và nguồn gốc của con người. Nhưng nguồn gốc ở đây được hiểu cách tương đối, là khởi đầu của một tiến trình hình thành. Chẳng hạn, ngày hôm nay khoa học khám phá ra cách đây 300 triều năm thì sự sống bắt đầu có mặt. Nhưng nêu đặt câu hỏi cái hiện hữu của sự sống đó từ đâu mà có khoa học không được trả lời. Câu trả lời đó là câu trả lời của triết học và của thần học. Cần phải phân biệt rõ như thế.

Khi bạn nắm được xác định tương quan giáo huấn trong Kinh Thánh và khoa học, bạn mới thấy không có vấn đề gì phải lo ngại cả. Để từ đây mời bạn đi bước thêm bước nữa tìm hiểu tín điều về Thiên Chúa sáng tạo.

2.  Thiên Chúa Là Nền Tảng Của Hiện Hữu

Trước hết chúng ta thấy khi nói đến từ “sáng tạo” có vẻ rất thông thường trong đời sống con người. Chẳng hạn bài báo đăng người này mới sáng chế ra vật này vật nọ; hay là trang văn nghệ nói đến những sáng tác của các nghệ sĩ; hoặc nhà nước phát bằng sáng chế cho một ai đó… Từ ngữ sáng chế, sáng tác, sáng tạo, phát mình nghe rất thường, và người ta hiểu khi làm ra một cái gì mới trước nó chưa có thì là sáng tạo.

Hiểu như vậy mới chỉ là nghĩa tương đối, bởi những sáng tạo đó làm ra từ những chất liệu sẵn có. Còn đối với Thiên Chúa thì không, khi chúng ta nói Thiên Chúa là Đấng sáng tạo thì không thể hiểu theo nghĩa trên đây mà phải hiểu theo nghĩa thần học. Thiên Chúa sáng tạo nó chưa có, và chất liệu làm nên nó cũng không có luôn. Sáng tạo của Thiên Chúa là từ hư vô tuyệt đối. Vũ trụ này hoàn toàn từ hư vô tuyệt đối Chúa gọi nó đi vào hiện hữu, trước đó không có một chất liệu gì hết. Chúa cũng chẳng cần một chất liệu gì để sáng tạo vũ trụ.

Bạn mến! suy cho đến cùng, Thiên Chúa là nền tảng của tất cả những cái có ở trong cuộc đời này, và đây là nền tảng hiện hữu. Tất cả những cái có trong cuộc đời này nó đều phát sinh từ một cái gì đã có trước, và Thiên Chúa là nền tảng của tất cả cái có. Nên trong cái nhìn đức tin, tất cả những gì chúng ta có trong cuộc đời này đều là quà tặng của Thiên Chúa. Đây là điều đúng nghĩa nhất khi nói về Thiên Chúa sáng tạo.

Một điểm nữa nói về Thiên Chúa sáng tạo chúng ta phải có quan điểm hành trình sáng tạo của Thiên Chúa là hành trình liên tục trong lịch sử loài người và thế giới.

3.  Hành Trình Sáng Tạo Của Thiên Chúa Con Tiếp Diễn

Mối nguy hiểm là bình thường chúng ta chỉ hiểu lúc khởi đầu vũ trụ, Thiên Chúa dựng nên vũ trụ và con người xong, thì Thiên Chúa nghỉ ngời. Có người đã nói như vậy khi đọc thấy trong Kinh Thánh sau sáu ngày sáng tạo, thì ngày thứ bảy Chúa nghỉ ngơi. (x. St 2, 3). Đây là quan niệm không đúng. Bạn biết rằng ở trong câu chuyện về tạo dựng khi nói đến việc Chúa nghỉ ngơi ngày thứ bảy, là vì ngày thứ bảy là ngày sabát, theo nhịp sinh hoạt của người Do-thái đây là ngày nghỉ làm việc tuyệt đối. Chính trong bối cảnh này mà Kinh Thánh được viết ra, và việc nói rằng Chúa tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày và nghỉ ngày thứ bảy để lấy Chúa làm gương mẫu để mô phỏng xây dựng đời sống. Cho nên Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng Gioan rằng: “Cho đến nay Cha tôi vẫn làm việc, thì Tôi cũng làm việc” (Ga 5, 17). Thiên Chúa không nghỉ ngơi. Hành vi sáng tạo của Thiên Chúa không chỉ có một lúc khởi đầu rồi thôi, mà Ngài sáng tạo liên tục trong lịch sử vũ trụ con người. Nêu Thiên Chúa buông tay ra thì cả vũ trụ sẽ rơi vào hư vô. Niềm tin vào Thiên Chúa sáng tạo là như thế, và vì thế niêm tin nay không đẩy chúng ta vào quá khứ xa xăm ở khởi nguyên của vũ trụ, mà là một niềm tin chúng ta sống từng giây phút hiện tại. Bởi Thiên Chúa vẫn không ngừng hiện diện để sáng tạo trong lịch sử này. Đây là một niềm tin hiện tại. Một cách cụ thể hơn, mời bạn đi tiếp tìm hiểu việc Thiên Chúa quan phòng.

4.  Thiên Chúa Quan Phòng

Bạn mến, thường chùng ta vẫn nghe đến số phận, vận may vận rủi … còn đối với vấn đề Chúa quan phòng thì sao? Quan phòng có nghĩa là Chúa xếp đặt cho mỗi người có một số phận đúng không? Một số tôn giáo họ hiểu là như thế, mỗi người có một số phận. “Con vua thì lại làm vua, con bác sãi chùa thì quét là đa”. Hay là có những vận may vận rủi trong cuộc đời. Chẳng hạn sách Tần bên Trung Quốc kể về người cha có một đứa con trai đòi mua con ngựa để cỡi. Cậu bé này hăm hở cỡi ngựa té gẫy chân thành anh què. Thế rồi mấy ngày sau đất nước có chiến tranh, các thanh niên trong làng phải lên đường nhập ngũ, anh con trai què nên được ở nhà với cha đang khi những nhà bên vang tiếng khóc than vì sự chia ly, những thanh niên phải ra mặt trần nguy hiểm. Có phải quan phòng cũng là như vậy chăng?

Nếu chúng ta hiển quan phòng là một số phận theo nghĩa tất định vật lý, chẳng hạn khi tung hòn đá lên trời thì nó rớt xuống đất, thì không phải. Bởi như vậy làm gì con người còn tự do. Và nếu không tự do thì làm sao là hình ảnh của Thiên Chúa. Cho nên chúng ta không thể tin ở bói toán.

Phải hiểu quan phòng là Thiên Chúa yêu thương, và Thiên Chúa cộng tác với mỗi người để đưa người đó đến cứu cánh tốt đẹp nhất của cuộc đời. Thánh Phaolô nói: “Đối với những ai được Thiên Chúa yêu thương thì Người đồng lao cộng khổ với họ, mà biến đổi mọi sự nên thánh”. Cuộc đời mỗi người chúng ta cũng vậy. Thiên Chúa quan phòng là Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Thiên Chúa cộng tác với chúng ta và chúng ta cộng tác với Thiên Chúa bằng tất cả sự tự do, để Chúa dẫn chúng ta đến cứu cánh tốt đẹp nhất. Hẳn mục đích tốt đẹp nhất của chúng ta không phải là tiền bạc, cũng không phải là danh vọng ở đời mà là sự sống vĩnh cữu trong Thiên Chúa. Cho nên Inhaxiô bị gẫy chân phải nằm gường bệnh, thời gian này rảnh rỗi nên Inhaxiô đọc sách Kinh Thánh, và được ơn Chúa tác động nên Inhaxiô mới trở về với Thiên Chúa và làm thánh. Chính những lúc là đau khổ, là thiệt thòi, là mất mát thì Thiên Chúa dùng để đưa Inhaxiô đến cứu cánh tốt đẹp nhất là hạnh phúc nước trời. Quan phòng chúng ta hiểu phải như thế. Thế nên tin vào Chúa quan phòng, có nghĩa là trong cuộc đời có những lúc đau đớn, thất bại, ê chề … chúng ta vẫn có thể với niềm tin đi tìm nơi đó tiếng gọi của Chúa, để xây dựng lại đời sống đạt tới cứu cánh tốt đẹp.

Kết luận

Bạn mến, nếu có niềm tin thực sự vào Thiên Chúa sáng tạo, thí chúng ta phải cảm tạ và tôn vinh Người bằng cả cuộc đời. Nếu người mẹ cảm thấy vui khi trao cho người con một món quà, mà người con đó đã nở một nụ cười đón nhận với lời cám ơn, thì người mẹ rất hạnh phúc. Người mẹ đâu cần người con phải trả tiền cho mình, nhưng chỉ cần nhìn thấy niềm vui của người con thì lại là niềm vui của người mẹ. Thiên Chúa cũng thế, tất cả chúng ta là con cái của Ngài, Thiên Chúa ban cuộc sống cho chúng ta như một quà tặng, và khi thấy chúng ta vui đón nhận quà tặng với một lời tạ ơn thì chắc chắn Thiên Chúa cũng vui lòng. Đúng ra Ngài cũng chẳng thiếu gì. Mà đâu có phải Thiên Chúa chỉ ban cho chúng ta cuộc đời thôi, nhưng còn tất cả những gì đang diến ra trong cuộc đời. Khi đứa con có lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, thì hạnh phúc của cha mẹ là thấy đưa con thành người và làm được những gì tốt đẹp, lấy làm vui và làm hãnh diện. Thiên Chúa cũng thế, khi thấy chúng ta là con cái người sử dụng cuộc đời cho tốt thì Người lấy làm vui. Cho nên tôn vinh Thiên Chúa không chỉ ở trong nhà thờ mà còn là tôn vinh Chúa bằng cả cuộc đời, và lúc ấy bạn mới hiểu được câu nói của thánh Phaolô nói “dù anh em ăn dù anh em uống hay làm bất cứu việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10, 31)

Thiên Chúa đang mời gọi mỗi chúng ta cộng tác với Ngài. Một người cha khi sinh ra đứa con, chăm sóc đưa con đến khi nó trưởng thành, người cha đâu áp đặt ý muốn lên cuộc đời nó, nhưng hướng dẫn để nó có sự sống tự lập. Nó thành công thì người cha thấy hạnh phúc. Thiên Chúa ban cho chúng ta quyền tự do, và khi chúng ta sử dụng tự do đó để sáng tạo cuộc đời này mỗi một ngày tốt đẹp hơn thì Thiên Chúa vui mừng. Đặc biệt với bậc làm cha mẹ, hay như các bạn trẻ sắp bước vào đời sống hôn nhân, phải thấy được khi sinh con là lúc chúng ta tham dự vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa cách đặc biệt nhất. Bạn thử nghĩ chúng ta chẳng phải là người có học hành cao gì hết, vậy mà sinh được người con. Chúng ta tạo dựng nên một công trình mà cả khoa học không biết bao nhiều năm nữa mới hoàn thành nổi. Trong đức tin như vậy, và đồng thời nhìn thấy nơi đưa con không chỉ có sự sống thân xác mà còn sự sống tình cảm, tâm lý, luân lý và nhất là siêu nhiên nữa.

Chúa mời gọi chúng ta cộng tác với Thiên Chúa không phải để cho một đưa con ra đời rồi thôi, mà làm sao để nó mỗi ngày được trở thành người hơn, trở thành hình ảnh của Thiên Chúa sống động hơn.

Lời nguyện

Lạy Chúa. Chúa dựng nên con không cần ý kiến của con, nhưng để cứu độ con Chúa cần con cộng tạc. Xin cho chúng con nhận ra Chúa qua kiệt tác vũ trụ bao là này, mà biết cộng tác với Chúa cũng như cộng tác với nhau xây dựng Nước Trời ở trần gian này, bằng việc sống đúng phẩm giá làm người và làm con Chúa. Amen.

 

Về trang đầu


Các bài viết mới hơn
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN: ĐÂU LÀ TÔN GIÁO ĐÍCH THỰC MANG LẠI HẠNH PHÚC CHO CON NGƯỜI. Lm. Đan Vinh
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN. Lm. Đan Vinh
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN: VỀ SỰ TIỀN ĐỊNH CỦA THIÊN CHÚA VÀ VỀ TỘI LỖI CỦA CON NGƯỜI. Lm. Đan Vinh
     Đối Thoại Năm Đức Tin: TÔN GIÁO VÀ CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ. LM ĐAN VINH - HHTM
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN: VỀ GIÁO LÝ VÀ NHÂN ĐỨC CỦA TÔN GIÁO. LM ĐAN VINH - HHTM
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ ĐỨC TIN. Lm. Đan Vinh
     Danh từ “lời chứng” (marturia) và động từ “làm chứng” (martureô) trong Tin Mừng Gio-an. Lm. Giuse Minh Thông
     TRỞ LẠI VÀ THAY ĐỔI NẾP SỐNG(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐÚC TIN VỀ GIÁ TRỊ CỦA SỰ CẦU NGUYỆN - Lm. Đan Vinh
     Đối thoại năm đức tin: THIÊN CHÚA CÔNG BẰNG NHÂN TỪ VÀ HÌNH PHẠT HỎA NGỤC. Lm. Đan Vinh

Các bài viết cũ hơn