DÀN BÀI SƯ PHẠM
MỞ ĐẦU GIÁO LÝ DỰ TÒNG
A. Giai đoạn tiền rao giảng
I. BUỔI GẶP GỠ ĐẦU TIÊN: TRAO ĐỔI CỞI MỞ VỚI NGƯỜI DỰ TÒNG.
1. Muốn biết danh tánh …
2. Nơi ăn, chốn ở, gia đình, nghề nghiệp.
3. Tìm một hoàn cảnh, sự kiện nào đó có tính cách thời sự gần – xa … để đưa người Dự tòng vào vấn đề “xin học đạo”.
4. Trình bày một cách khách quan, kính trọng về lý do xin “học đạo”, khao khát chân lý, tìm một lý tưởng luân lý để sống và làm lại cuộc đời. Hoặc vì vẻ đẹp tôn giáo, hoặc vì gương một việc bác ái của một người Công giáo hoặc do cầu xin ơn và đã được ơn, hoặc vì lý do kết hôn với người Công giáo.
a. Cần xem xét lý do tòng giáo, nếu cần hướng lại ý của người Dự tòng cho ngay thẳng.
b. Cần thanh luyện lý do tòng giáo, nhưng Giáo lý viên cũng chớ coi thường ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần trên người Dự tòng cho dù có vẻ không sáng lắm.
c. Cần phải tìm hiểu thêm người Dự tòng cách kín đáo và tế nhị.
5. Giải thích cho người Dự tòng:
a. Ý nghĩa của cụm từ “học đạo”, rồi “theo đạo” theo ý của chính Đức Giêsu “Ai muốn theo Tôi phải từ bỏ chính mình vác thập giá hàng ngày mà theo Tôi”.
b. Phải chăng “theo đạo” là “bỏ đạo đang có, để theo một đạo mới xa lạ”?
6. Hỏi cho biết người Dự tòng đang có tín ngưỡng nào, theo đạo nào?
II. THEO ĐẠO CÔNG GIÁO LÀ THẾ NÀO?
1. Phải chăng như gia nhập vào một đoàn thể, chấp nhận một số luật lệ?
2. Phải chăng để được thêm một điều gì đó? Giải quyết được những lo âu nào đó hoặc là thêm một đạo?
3. Phải chăng đến với một đạo để được may mắn dễ dãi hơn trong cuộc sống?
III. ĐỀ NGHỊ
Người “Dự tòng”cùng xem xét một tâm sự của một người đã được ghi lại sau đây (gọi là: “Kinh cầu nguyện cho những ai tìm kiếm Thiên Chúa”).
1. Sao lại “cầu xin”
2. Sao lại “tìm kiếm” những điều này, mà lại không phải là “cơm – áo – gạo – tiền”
3. Một sự “tuyệt đối” là gì? Có “sự tuyệt đối” trên cõi đời này không? Hay phải nói là “Đấng Tuyệt Đối”
4. Giải thích “mục đích đường đời” của con người là gì? Cần thiết thế nào?
5. Thế nào là “cứu cánh” của định mệnh cuộc đời?
6. Con người khao khát một cuộc sống, cho dù phải chấp nhận số phận chết, thì cũng phải có sống mãi!
7. Ai sẽ cho con người và từng người thỏa mãn “yêu” và “được yêu”, và một tình yêu không phai nhòa?
8. Tìm đâu ra một cuộc sống không phải thất vọng chán nản giữa những thực tế đầy buồn thảm, thất bại?
9. “Giả trá và sự thật” ở trong xã hội loài người chúng ta vẫn còn tồn tại và lẫn lộn. Ước mong của con người là được biết sự thật, và sự thật tối cao, đó là “Đấng Chân Lý”
10. Nỗi khao khát thường xuyên của con người là “hạnh phúc”. Quan niệm của con người về “hạnh phúc”, của cải, danh vọng, địa vị. Hạnh phúc thật tìm thấy ở đâu?
11. Bạn hữu là một nhu cầu, để chia sẻ, thông cảm, bàn hỏi, tìm đâu thấy được một sự tin cẩn vững chắc?
IV. NÓI TÓM KẾT LẠI:
1. Tìm kiếm “tuyệt đối” để làm nền tảng cho cuộc đời mình. Không có tuyệt đối và không dựa vào tuyệt đối, con người sống trong tâm trạng thất vọng, tuyệt vọng ….
2. Liệu con người tự mình có tìm được “Đấng tuyệt đối” để làm nền tảng cho cuộc đời mình không?
3. Không, con người bất lực! Cho nên con người phải hướng lên “Đấng tuyệt đối” mà cầu xin, như vẫn quen xin ở ông này, bà nọ trong cuộc sống thường …
V. DANH HIỆU CỦA ĐẤNG TUYỆT ĐỐI
Dân gian có nhiều cách gọi “Đấng Tuyệt Đối”, như: Ông Trời, Đấng Tạo Hóa, Thiên Nhiên, Đấng Càn Khôn, Lưới Trời, Thiên Chúa, Thiên Chủ … tất cả để muốn nói về một “Đấng Hiện Hữu”, Đấng luôn luôn có, làm chủ tất cả, vận hành tất cả, bao trùm tất cả, Đấng ở trong tất cả!
VI. LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC “ĐẤNG TUYỆT ĐỐI” GỌI LÀ THIÊN CHÚA…?
1. Nhờ suy luận: Con người có khả năng trí khôn để nhận biết “có Đấng tuyệt đối” – “Đấng tạo hóa” (như người ta vẫn suy luận nguồn gốc sản xuất của vật này, vật kia …). Vật càng tốt, càng đẹp, càng tinh xảo, thì người làm ra nó càng tài, càng giỏi …!! Nhưng “suy luận” chỉ có giới hạn và “biết” một cách sơ sài bên ngoài còn sâu thẳm bên trong thì bất lực (như: “xem bói con voi”).
2. Nhờ Kinh Thánh: Cho người ta biết rõ ràng, sâu xa và thật đúng về Thiên Chúa (Đấng Tuyệt Đối). Vì Kinh Thánh là Thiên Chúa “nói” với con người về chính Ngài và về những hoạt động của Ngài.
a. Kinh Thánh là gì?
Mỗi tôn giáo đều có Kinh Thánh của mình (Phật giáo: có Kinh Tam Tạng; Hồi giáo: có Kinh Coran; Ấn giáo: Kinh Vệ đà; Thần đạo Nhật có kinh Kôfiki và Nihonsnoki; Trung Hoa có Ngũ Thư, Kinh Thi; Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu…).
b. Nét chung của sách Thánh trên thế giới là
Được tín đồ trong đạo hết sức tôn kính, đặt niềm tin và đời sống hành đạo dưới những quy tắc ghi trong đó. Sách Thánh là hiện tượng phổ biến trong nền văn minh nhân loại ….
c. Giá trị của sách Thánh nói chung
Công Đồng Vaticanô II nhìn nhận những giá trị tích cực nơi các tôn giáo khác: Những điều chân thật và thánh thiện: “Nơi đó, con người chờ đợi câu trả lời cho những vấn đề muôn thuở của kiếp người …”. Tất cả đều như sửa soạn cho sứ điệp Tin mừng (LG. 16).
d. Sách Thánh của Kitô giáo
Đích thực là “Giavê Thiên Chúa “Nói” (Tv 115), trong khi các thần tượng thì câm lặng. Và trên hết là Thiên Chúa nói với loài người trong Thánh Tử” (Dt 1, 2).
- Thiên Chúa “Nói”: Là lời của Thiên Chúa ngỏ với loài người, bằng ý muốn và tư tưởng của Thiên Chúa.
- Thiên Chúa “Nói”, đó là Thiên Chúa “Mạc khải” (giải thích từ: Mạc = bức màn; khải = mở ra). Thiên Chúa cho con người “biết được” những bí mật tự bản thân Ngài, và các việc làm của Ngài có ý nghĩa gì! Mà bản thân con người (kể cả các bậc thành lập các tôn giáo, chỉ là con người, không thể biết với nói được gì về Thiên Chúa).
Là Chúa “Mạc khải”: Trở thành quy luật và quy tắc cho đời sống, đem đến hạnh phúc và sự sống đời đời cho cuộc đời mỗi người.
- Lời Thiên Chúa “Nói” “Mạc khải” qua hai giai đoạn đặc biệt.
Giai đoạn I: “Nói” với một số người làm trung gian với dân Israel từ gốc tổ là tổ phụ Abraham, Noê, Môisen…, để qua dân này, Lời Chúa có thể đến với mọi dân tộc, nói với mọi người…
Giai đoạn II: “Nói” với mọi người – trước hết là Do Thái, qua chính Thánh Tử của Ngài, là Lời Thiên Chúa nhập thể, nhập thế.
Đây là Thiên Chúa “Nói” Lời cuối cùng của Ngài, không còn mạc khải nữa! Các mạc khải hoàn tất nơi Thánh Tử, là Chúa Giêsu Kitô.
- Thiên Chúa mạc khải những gì nơi Sách Thánh?
Thiên Chúa cho con người biết:
Về bản thân Thiên Chúa tuyệt đối là gì?
- Đặc biệt nhất: “Thiên Chúa là tình yêu”. Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo thành trời – đất và mọi sự tốt đẹp.
- Thiên Chúa dựng nên loài người, và đích thực là “Cha” của con người, và muốn cho con người được thông chia bản tính của Người; được sống và hạnh phúc đời đời với Người.
3. Tôn giáo nào cũng dạy người ta ăn ngay ở lành, vậy có vấn đề gì khác biệt quan trọng giữa Kitô giáo và các Tôn giáo khác?
“Ăn ngay ở lành” là thế nào? (luân lý).
Điểm khác biệt? (“Đạo mạc khải” = Thiên Chúa “Nói” chứ không phải là “con người nói” nơi các tôn giáo khác).
4. Tại sao “tôi” (người dự tòng) lại xin gia nhập Kitô giáo?
- “Bỏ” một “Đạo”
- Hay là “Thêm” một “Đạo”.
5. “Tín ngưỡng” là gì? Phải chăng có nhiều “tín ngưỡng”?
6. Tổ chức tôn giáo là gì? Phân biệt ý nghĩa giữa “tín ngưỡng” và “tôn giáo”
7. Tôn giáo là chuyện của con người? Hay là con người đặt ra tôn giáo? Sự xuất hiện của tôn giáo?
8. Tôn giáo và khoa học (Đức tin và khoa học).
Hai vấn đề của con người.
- Hai vấn đề không hề đối nghịch nhau; mà lại còn là “hòa hợp nhau”.
“Đức Chúa đầy quan tâm, Người đã sáng tạo ra loài người thông qua quá trình tiến hóa”.
9. Thuyết tiến hóa là gì? Giáo Hội Công giáo nói gì về thuyết tiến hóa? (trong những luận điểm quan trọng).
10. Thờ cúng ông bà tổ tiên: Đạo tự nhiên
- Bản chất của vấn đề “tôn thờ”
- Thờ cúng ông bà tổ tiên là thế nào? (Nhập vào nhân dân Việt Nam).
- Ngày nay, vấn đề đã sáng tỏ. Cần phải đánh tan những hiểu lầm (của cả hai phía).
11. Giúp người Dự tòng phân biệt thế nào là:
- Kitô giáo: Thiên Chúa Giáo (Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo) (Công giáo: Chính Thống Giáo, Tin Lành)
- Công giáo: (duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền).
- Tin Lành và các hệ phái?
- Giáo phái?
12. Kitô giáo, một tôn giáo ngoại lai, hoặc tôn giáo của Tây Phương (Tây Dương!).
- Không, Kitô giáo phát xuất từ một dân tộc vốn thuộc về Châu Á: Do Thái.
13. Con đường phát triển của Kitô giáo (Số phận chung của tôn giáo lớn thường không được chấp nhận tại chỗ!) là tiến vào trung tâm Đế quốc Rôma thời bấy giờ, sau đó mới hình thành Tây Phương và Đông Phương!
14. Hoàn cảnh của Kitô giáo khi đến với Châu Á từ Châu Âu (nói chung) và Việt Nam, Trung Hoa (nói riêng); vào thế kỷ XV, XVI.
- Năm 1553: Sự hiện diện đầu tiên của Giáo sĩ tên là “Inikhu” ở Đàng Ngoài.
- Năm 1558: Trịnh–Nguyễn (Nguyễn Hoàng đầu tiên, 9 đời chúa).
- Năm 1700: Nhà Nguyễn: Nguyễn Ánh (Vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức).
- Vua Gia Long (1802 – 1820); Minh Mạng (1820 – 1841); Thiệu Trị (1841 – 1847); Tự Đức (1848 – 1/9/1893).
Tại đây đang có sự hiện diện của Tam giáo: Phật – Khổng – Lão vốn là những tôn giáo của con người, và triết lý sống theo văn hóa Trung Hoa.
15. Những xung khắc giữa nếp sống Nho giáo và luân lý Kitô giáo, đặc biệt nơi các vua các quan nhà Nguyễn thời Nho giáo cực thịnh!
16. Sự xung khắc này trở nên trầm trọng khi có sự xâm lược của đế quốc Tây Phương, là quê hương của các nhà truyền giáo khi họ bị xử tệ và bất công, cùng với các người Việt Nam tin theo Kitô giáo (bị coi như là “phản quốc”, “phản chủ”, “phản hoàng đế”).
B. Giai đoạn rao giảng (loan báo Tin Mừng)
Đây là thời gian loan báo chính thức về Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16, 16). Vì thế Giáo lý viên dự tòng cần lưu ý:
1. Hăy xem những mẫu rao giảng của các Thánh Tông Đồ:
- TĐCV: 2, 14 – 36: Bài rao giảng của Thánh Phêrô trong ngày lễ “Hiện xuống”.
- TĐCV: 3, 11 – 26: Bài giảng của Thánh Phêrô sau khi chữa lành người bại liệt.
- TĐCV: 10, 34 – 43: Bài giảng của Thánh Phêrô tại nhà của ông Côrnêliô.
- TĐCV: 13, 16 – 41: Thánh Phaolô rao giảng cho người Do Thái ở Côrintô.
- TĐCV: 17, 22 – 31: Thánh Phaolô rao giảng ở thành Athen – Hy Lạp.
Các yếu tố của các bài giảng này mang nội dung như sau:
Các yếu tố của các bài giảng này mang nội dung như sau:
Đối với người Do Thái: Các Tông đồ nhắc lại lời Thiên Chúa hứa qua các Ngôn sứ.
Đối với dân ngoại (dự tòng): Nhắc lại việc Thiên Chúa tạo dựng.
Tuyên bố Đức Giêsu là Đấng Thiên sai (Messia) đến với loài người và bằng chứng rõ ràng của Thiên Chúa.
Đức Giêsu đã chịu chết để chuộc tội nhân loại như lời Thánh Kinh báo trước
Đức Giêsu đã phục sinh, có các nhân chứng rõ ràng.
Đức Giêsu được Thiên Chúa đặt làm Đấng Công Chính Hóa và Vị Phán xét tội – phúc.
Vì thế, người ta phải trở lại: Sám hối ăn năn và tin Ngài. Rồi chiu phép Rửa nhân danh Ngài.
Xem 1 Cr 15, 3 – 8: Lời rao giảng trở thành truyền thống “Vì tiên vàn mọi sự, tôi truyền lại cho anh em, điều mà chính tôi cũng đã chịu lấy”:
- Là Đức Kitô đã chết vì tội lỗi ta, theo lời Kinh Thánh.
- Là Ngài đã bị chôn cất.
- Là Ngài đã sống lại, ngày thứ ba, theo lời Kinh Thánh.
- Là Ngài đã hiện ra cho Kpha-Phrơ, đoạn cho nhóm Mười hai
2. Có lẽ Giáo lý viên dạy dự tòng, nên “quãng diễn lời Rao giảng” (dạy giáo lý), theo “Lịch sử cứu độ” cho người Dự tòng, là sư phạm tốt nhất. Vì phương pháp này, vừa vui, vừa có tính cách “mở ra” dần dần. (Xem mẫu bài giảng của Thánh Stêphanô: Tđcv 7, 1 – 53). Nêu lên cứu cánh của khát vọng con người! Và đây cũng chính là “Lược đồ của Kinh Tin Kính”, mà bất cứ sách giáo lý nào cũng đi theo.
Đàng khác, phương pháp này tạo nhiều cơ hội cho Giáo lý viên và người Dự tòng đọc những đoạn Kinh Thánh tương hợp. Vì đọc Kinh Thánh là cần cho việc hiểu giáo lý và tập cho người Dự tòng đọc Lời Chúa hằng ngày (biết cách mở sách Kinh Thánh).
3. Bắt đầu giai đoạn “Rao giảng”, cũng là bắt đầu cho người Dự tòng chọn lựa và quyết định: Tiếp tục tìm hiểu giáo lý và lựa chọn “theo Chúa Giêsu”, là chọn lựa khôn ngoan nhất và tuyệt hảo nhất, vì nhận thức được Ngài “là Đường, là Sự thật và là Sự sống”.
Để vừa học giáo lý Kitô giáo, vừa tập cầu nguyện Kitô giáo, như tập tham dự phụng vụ Thánh lễ Chúa nhật, và kinh nguyện Kitô giáo (đọc kinh – học kinh cần một cách tự nhiên). Đề nghị “buổi học giáo lý” nào cũng diễn tiến một cách tự nhiên theo thứ tự.
- Cầu nguyện: Giáo lý viên tạo cho Dự tòng cùng cầu nguyện với cộng đoàn (gia đình, nhóm, hoặc Giáo xứ, hoặc ít nhất Giáo lý viên với người Dự tòng), đọc kinh và đọc suy niệm vắn tắt Lời Chúa theo ngày phụng vụ, chừng 30 phút.
- Sau đó, là 45 phút học hỏi giáo lý, mở đầu với kinh cầu nguyện “Người tìm kiếm Thiên Chúa”, kết thúc buổi giáo lý, cầu nguyện với Thánh vịnh 8.
C. Rao Giảng theo lược đồ: TIN – LÀM –CHỊU – XIN
(Thứ tự theo sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo – được trình bày trong tập “Giáo lý căn bản”).
I. TIN: Những điều phải tin trong Kinh Tin Kính.
II. LÀM: Những điều phải thực hành (luân lý) theo 10 Điều Răn, 6 Điều Răn Hội Thánh, 8 Mối Phúc Thật (Mt 5, 1 – 20) cùng với toàn bộ “Bài giảng trên núi” của Chúa Giêsu theo Tin mừng Mt 5, 13 – 6 – 7, 1 – 28.
- 7 Mối Tội Đầu.
- 14 Mối Thương Người.
III. CHỊU: Các Bí tích, Á Bí tích của Hội Thánh.
IV. XIN: Cầu nguyện – Lược đồ Kinh Lạy Cha.
Đây là phần chính và thời gian kéo dài vài tháng (Ví dụ: 6 tháng; 3 buổi/ 1 tuần).