Đến Bàn Tiệc Thánh là tập giáo lý đầu
tiên trong 3 cấp giáo lý căn bản. Đến Bàn Tiệc Thánh trình bày toàn bộ
sứ điệp Kitô giáo trích từ cuốn Giáo Lý Công Giáo 1996 trong mức độ thích hợp
với lứa tuổi 6-8 tuổi, có trình độ văn hóa lớp 1-2-3. Đến Bàn Tiệc Thánh chọn
Bí tích Hòa giải và Thánh Thể làm kết điểm của chương trình cấp I và tất cả đều
nhắm tới chủ đích : Thiên Chúa là Cha quyền năng yêu thương và mọi người là anh
chị em để kiến tạo nền văn minh tình thương, hầu dẫn đưa tất cả vào cuộc sống
hạnh phúc vĩnh hằng.
TÌM BÀI
Các chữ viết tắt
Bài mở đầu :
Em học Giáo lý
Phần I : TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 01 : Thiên Chúa sáng tạo trời đất muôn vật
Bài 02 : Thiên Chúa tạo dựng con người
Bài 03 : Sa ngã
Bài 04 : Con Thiên Chúa làm người
Bài 05 : Cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su
Bài 06 : Chúa Giê-su sống lại và lên trời
Bài 07 : Chúa Thánh Thần
Bài 08 : Thiên Chúa Ba Ngôi
Bài 09 : Hội thánh trong chương trình cứu độ của TC
- Đặc
tính của Hội thánh (x. bài 12 cấp II)
Bài 10 : Tổ chức Hội thánh
Bài 11 : Đức Maria : Mẹ Chúa Giê-su - Mẹ Hội thánh
Bài 12 : Ơn tha tội
Bài 13 : Ơn Phục sinh và đời sống vĩnh cửu
Phần II : SỐNG TRONG CHÚA
KI-TÔ
Bài
14 : Con người là hình ảnh Thiên Chúa
Bài 15 : Lương tâm
Bài 16 : Nhân đức
Bài 17 : Ơn Chúa
Bài 18 : Điều răn 1 : Thờ phượng và kính mến TC
Bài 19 : Điều răn 2 : Tôn kính Danh Thiên Chúa
Bài 20 : Điều răn 3 : Thánh hoá ngày Chúa nhật
Bài 21 : Điều răn 4 : Thảo kính cha mẹ
Bài 22 : Điều răn 5 : Tôn trọng sự sống
Bài 23 : Điều răn 6+9 : Sống trong sạch
Bài 24 : Điều răn 7 : Giữ sự công bằng
Bài 25 : Điều răn 8 : Tôn trọng sự thật
Bài 26 : Điều răn 10 : Không tham của người
Phần III : CỬ HÀNH MẦU
NHIỆM KI-TÔ GIÁO
Bài 27 : Phụng vụ
Bài 28 : Bí tích Rửa tội
Bài 29 : Bí tích Hoà giải
Bài 30 : Tội lỗi
Bài 31 : Lãnh nhận Bí tích Hoà giải
Bài 32 : Bí tích Thánh Thể
Bài 33 : Thánh lễ
Bài 34 : Rước lễ
Phần IV : KINH NGUYỆN
KI-TÔ GIÁO
Bài 35 : Kinh Lạy Cha
Bài 36 : Bảy lời nguyện xin
NHỮNG KINH CẦN THUỘC
+ + + ' V ' + + +
CÁC
CHỮ VIẾT TẮT
I. Kinh Thánh (theo nhóm
CGKPV).
1 Cr 1 Cô-rin-tô. Kh Khải
huyền.
2 Cr 2 Cô-rin-tô. Lc Lu-ca.
Cv Công vụ Tông đồ. Mc Mác-cô.
Dt Do Thái. Mt
Mát-thêu.
Đnl Đệ Nhị Luật. Pl Phi-líp-phê.
Ep Ê-phê-sô. 1 Pr 1 Phê-rô.
Ga Gio-an. 2 Pr 2 Phê-rô.
1 Ga 1 Gio-an. Rm Rô-ma.
2 Ga 2 Gio-an. St Sáng Thế.
Gc Gia-cô-bê. 2 Tm 2 Ti-mô-thê.
Gl Ga-lát. 1 Tx 1 Thê-xa-lô-ni-ca.
Gr Giê-rê-mi-a. 2 Tx 2 Thê-xa-lô-ni-ca.
Is I-sai-a. Xh
Xuất Hành.
II.
Văn kiện Hội thánh : Ä TÌM BÀI
A. Công đồng Vatican II :
HT : Hiến chế
về Hội thánh (Ánh sáng muôn dân).
PV : Hiến
chế về Phụng vụ thánh.
LM : Sắc
lệnh về đời sống và chức vụ Linh mục.
B. Ngoài Công đồng
Va-ti-ca-nô II :
Dz : Biểu
thức đức tin do Đen-zin-gơ tổng hợp.
GL : Tân
Giáo luật 1983.
GLTĐ : Giáo lý Tân định.
GLCG : Cuốn Giáo lý Công giáo Việt Nam, 1996.
&
Bài mở đầu : EM HỌC GIÁO LÝ.
“Phúc cho kẻ nghe Lời Thiên Chúa và
đem ra thực hành”
(Lc 11,28)
1. H. Em học giáo lý để làm gì ?
T. Em học giáo lý để biết Thiên Chúa là Cha và mọi người
là anh chị em.
2. H. Em biết như thế làm chi ?
T. Em biết như thế để mến Chúa, yêu người, cho ngày sau
được hưởng phúc đời đời.
PHẦN I
TUYÊN XƯNG
ĐỨC TIN
Bài 01 : THIÊN CHÚA SÁNG TẠO TRỜI ĐẤT MUÔN VẬT.
“Từ ban đầu Thiên Chúa sáng tạo trời và
đất” (St 1,1)
03. H. Trong Kinh Tin Kính, ta tuyên xưng điều gì về
Thiên Chúa sáng tạo ? (GLCG.39)
T. Ta tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng tạo thành trời
và đất, muôn vật hữu hình và vô hình.
04. H. Thiên Chúa đã sáng tạo muôn vật cách nào ? (GLCG.40)
T. Thiên Chúa đã dùng Lời quyền năng của Người mà
sáng tạo mọi sự từ hư không. Chỉ một mình Thiên Chúa mới làm được như vậy.
05. H.Thế
giới hữu hình là gì ? (GLCG.41)
T. Là mọi loài thụ tạo mà ta thấy được, trong đó
con người là chóp đỉnh. Tất cả những gì Thiên Chúa đã sáng tạo đều tốt đẹp và
có liên hệ mật thiết với nhau (St 1,31).
06. H.Thụ
tạo vô hình là loài nào ? (GLCG.42)
T. Là các thụ tạo thiêng liêng không có thể xác,
gọi là thiên thần. Các ngài được tạo dựng để phụng sự Thiên Chúa và giúp đỡ
loài người.
Ä TÌM BÀI
Bài 02 : THIÊN CHÚA TẠO DỰNG CON NGƯỜI
“Thiên Chúa phán : Ta hãy dựng nên loài
người giống hình ảnh của Ta và để cho họ làm chủ trên mặt đất” (St
1,26)
07. H. Thiên Chúa tạo dựng con người làm sao ? (GLCG.48)
T. Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh
Chúa, có khả năng nhận biết và yêu mến Người.
08. H. Vì sao con người cao cả hơn mọi loài trên trái đất
? (GLCG.49)
T. Vì con người vừa là vật chất, vừa là tinh thần,
nghĩa là có xác và hồn kết hợp thành một con người duy nhất.
09. H. Được Thiên Chúa ban cho sự sống và phẩm giá cao
quí như vậy,ta phải làm gì? (GLCG.52)
T. Ta phải biết cám ơn và yêu mến Thiên Chúa, đồng
thời cố gắng làm cho cuộc sống của ta và mọi người ngày càng thêm tươi đẹp, và
đầy yêu thương.
Ä TÌM BÀI
Bài 03 : SA NGÃ
“Thiên Chúa hỏi người phụ nữ : Tại sao
ngươi làm thế ? Người phụ nữ thưa : con rắn đã lừa dối tôi nên tôi đã ăn” (St
3,19)
10. H. Các thiên thần và loài người có sống mãi trong
tình nghĩa với Thiên Chúa không ? (GLCG.53)
T. Không. Vì một số thiên thần đã từ chối tình
thương của Thiên Chúa và đã quyến rũ tổ tông loài người phạm tội chống lại
Thiên Chúa.
11. H. Tổ tông loài người đã phạm tội gì ? (GLCG.54)
T. Tổ tông loài người đã lạm dụng tự do mà không
vâng phục Thiên Chúa, từ chối tình yêu và sống đối nghịch với Người. Đó là tội
tổ tông.
12. H. Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa có bỏ loài
người không ? (GLCG.57)
T. Không. Thiên Chúa chẳng bỏ mà lại hứa ban Đấng
Cứu Thế để cứu chuộc loài người.
Ä TÌM BÀI
Bài 04 :
CON THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa
chúng ta” (Ga 1,14)
13. H. Trong Kinh Tin Kính, ta tuyên xưng điều gì về
Chúa Giê-su Ki-tô ? (GLCG.58)
T. Ta tuyên xưng Chúa Giê-su Ki-tô là Con Một
Thiên Chúa đã xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại.
14. H. Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người như thế
nào ? (GLCG.65)
T. Chúa Cha đã dùng quyền năng Chúa Thánh Thần cho
Ngôi Hai “nhập thể trong lòng Trinh Nữ Ma-ri-a và đã làm người” (Kinh Tin Kính)
15. H. Cuộc sống trần thế của Chúa Giê-su đã diễn ra
thế nào ? (GLCG.66)
T. Chúa Giê-su đã sinh ra tại làng Bê-lem, sống ẩn
dật tại Na-da-rét, nước Do Thái. Khoảng ba mươi tuổi, Người đi rao giảng Tin
mừng Nước Thiên Chúa. Cuối cùng Người chịu chết trên thập giá thời Phong-xi-ô
Phi-la-tô, rồi sống lại và lên trời.
Ä TÌM BÀI
Bài 05 : CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊ-SU
“Từ lúc đó, Đức Giê-su
Ki-tô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết : Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu
nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết,
và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16,21)
16. H. Việc
Chúa Giê-su lên Giê-ru-sa-lem có ý nghĩa gì ? (GLCG.77)
T. Việc Chúa Giê-su lên Giê-ru-sa-lem có ý nghĩa
này :
-
Một là để tự nguyện chịu chết.
-
Hai là để tỏ mình là Vua Ki-tô,
-
Ba là cho thấy Nước Thiên Chúa sắp hoàn thành khi Người chịu chết và sống lại.
17. H. Chúa
Giê-su có thái độ nào đối với chương trình cứu chuộc của Chúa Cha ? (GLCG.84)
T. Chúa Giê-su đã suốt đời tự nguyện vâng phục
Chúa Cha “cho đến nỗi bằng lòng chịu chết
và chết trên thập giá” (Pl 2,8).
18. H. Cuộc
khổ nạn của Chúa Giê-su đem lại cho ta điều gì ? (GLCG.85)
T. Nhờ cuộc khổ nạn, Chúa Giê-su đã chu toàn sứ
mệnh đền tội và làm cho ta nên công chính.
19. H. Chúa
Giê-su đã chịu chết như thế nào ? (GLCG.86)
T. Chúa Giê-su đã chịu đóng đinh và chết trên thập
giá. Xác Người được mai táng trong mồ, còn linh hồn Người thì xuống ngục tổ
tông.
Ä TÌM BÀI
Bài 06 : CHÚA
GIÊ-SU SỐNG LẠI VÀ LÊN TRỜI
“Đức Giê-su đã bị các ông
treo lên cây gỗ mà giết đi ; nhưng Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho
Người chỗi dậy, và Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên, đặt làm thủ
lãnh và Đấng Cứu Độ, hầu đem lại cho Is-ra-el ơn sám hối và ơn tha tội”
(Cv 5,30-31)
20. H. Sau
khi Chúa Giê-su chết và được mai táng trong mồ, điều kỳ diệu gì đã xảy ra ? (GLCG.88)
T. Sau khi chết chưa đủ ba ngày, Chúa Giê-su đã
sống lại như Người đã báo trước.
21. H. Sự
sống lại của Chúa Giê-su có ý nghĩa nào đối với chúng ta ? (GLCG.93)
T. Sự sống lại của Chúa Giê-su có nhũng ý nghĩa
này :
-
Một là mở lối cho chúng ta bước vào sự sống mới.
-
Hai là khơi nguồn và bảo đảm sự sống lại sau này của chúng ta.
22. H. Sau
khi sống lại, Chúa Giê-su làm gì ? (GLCG.94)
T. Sau khi sống lại, Chúa Giê-su còn hiện ra dạy
dỗ, an ủi các môn đệ trong 40 ngày rồi Người lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha.
23. H. Chúa
Giê-su còn đến thế gian nữa không ? (GLCG.97)
T. Chúa Giê-su sẽ trở lại trong vinh quang để phán
xét kẻ sống và kẻ chết.
Ä TÌM BÀI
Bài 07 :
CHÚA THÁNH THẦN
“Thánh Thần ngự xuống trên
Người dưới hình dáng như chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng : Con là
Con của Cha ; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con”
(Lc 3,22)
24. H. Chúa
Thánh Thần là Đấng nào ? (GLCG.101)
T. Chúa Thánh Thần là Ngôi thứ Ba, bởi Chúa Cha và
Chúa Con mà ra. Người là Thiên Chúa thật, cùng một bản tính và một quyền năng
như hai Ngôi cực trọng ấy.
25. H. Chúa
Thánh Thần làm gì trong đời sống và hoạt động của Chúa Ki-tô ? (GLCG.105)
T. Chúa Thánh Thần hằng hướng dẫn đời sống và hoạt
động của Chúa Ki-tô từ khi nhập thể cho đến Phục sinh.
26. H. Chúa
Thánh Thần xây dựng Hội thánh thế nào ? (GLCG.107)
T. Chúa Thánh Thần ban sức sống cho Hội thánh, hợp
nhất các tín hữu nên một trong Chúa Ki-tô và, thúc đẩy Hội thánh chu toàn sứ
mệnh Chúa Ki-tô giao phó.
27. H. Ta
phải sống với Chúa Thánh Thần thế nào ? (GLCG.109)
T. Ta phải tin kính, thờ phượng, cầu xin Chúa
Thánh Thần và vâng theo ơn Người soi sáng, cùng tôn trọng hồn xác ta là đền thờ
của Người.
Ä TÌM BÀI
Bài 08 : THIÊN
CHÚA BA NGÔI
“Cầu chúc toàn thể anh em
được đầy tràn ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần. A-men” (2 Cr 13,13)
28. H. Mầu
nhiệm trung tâm của Đức tin Ki-tô giáo là mầu nhiệm nào ? (GLCG.34)
T. Là mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi : Chúa Cha, Chúa
Con và Chúa Thánh Thần.
29. H. Nhờ
đâu ta biết mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi ? (GLCG.35)
T. Nhờ Chúa Giê-su mặc khải mà ta biết mầu nhiệm
Một Chúa Ba Ngôi (x. Mt 28,19)
30. H. Ba Ngôi hoạt động thế nào ? (GLCG.37)
T. Ba Ngôi cùng hoạt động trong mọi công trình,
nhưng mỗi Ngôi biểu lộ nét riêng biệt: Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc và
Chúa Thánh Thần thánh hoá.
31. H. Thiên
Chúa tỏ cho ta biết mầu nhiệm Ba Ngôi để làm gì ? (GLCG.38)
T. Để mời gọi ta thông phần vào chính sự sống của
chính Ba Ngôi, và góp phần làm cho gia đình ta cũng như dân tộc và Hội thánh,
thành cộng đoàn hiệp thông theo khuôn mẫu Thiên Chúa Ba Ngôi.
Ä TÌM BÀI
Bài 09 : HỘI
THÁNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA “
Người lập Nhóm Mười hai, để các ông ở với Người và để Người sai các
ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” (Mc 3,14-15)
32. H. Hội
thánh là cộng đoàn nào ? (GLCG.110)
T. Hội thánh là một cộng đoàn những người được Lời
Thiên Chúa qui tụ thành Dân Chúa và thành Thân Thể Chúa Ki-tô.
33. H. Hội
thánh gồm những yếu tố nào ? (GLCG.112)
T. Hội thánh gồm 2 yếu tố này :
-
Một là
yếu tố nhân
loại : là một tổ chức hữu hình với cơ cấu phẩm trật.
-
Hai là yếu tố thần linh : là một cộng đoàn thiêng liêng và là Nhiệm Thể Chúa
Ki-tô.
34. H. Vì
sao gọi Hội thánh là Dân Thiên Chúa ? (GLCG.114)
T. Hội thánh được gọi là Dân Thiên Chúa, vì nhờ
giao ước mới trong Máu Chúa
Ki-tô, Hội thánh tiếp tục và hoàn tất những gì Người đã khởi sự nơi dân Do Thái
ngày xưa.
35. H. Ơn
gọi của Dân Thiên Chúa là gì ? (GLCG.115)
T. Ơn gọi của Dân Thiên Chúa là tham dự vào chức
năng Tư Tế - Ngôn Sứ và Vương Đế của Chúa Ki-tô, tức là thờ phượng Thiên Chúa,
loan báo Tin mừng và phục vụ mọi người.
Ä TÌM BÀI
Bài 10 :
TỔ CHỨC HỘI THÁNH
“Cũng như trong một thân
thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng ;
thì chúng ta cũng vậy : tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Ki-tô, ai
nấy liên đới với nhau như những bộ phận của một thân thể”
(Rm 12,4-5)
36. H. Tín
hữu Công giáo là những ai ? (GLCG.129)
T. Đó là những người tin vào Chúa Ki-tô, đã lãnh
nhận Bí tích Rửa tội và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng.
37. H. Hội
thánh Công giáo có những thành phần nào ? (GLCG. 130)
T. Hội thánh Công giáo gồm có Giáo sĩ, Tu sĩ và
Giáo dân.
38. H. Hàng Giáo sĩ gồm những ai ? (GLCG. 131)
T. Hàng Giáo sĩ gồm có Đức Giáo Hoàng, các Giám
mục, các Linh mục và Phó tế.
39. H. Các Tu sĩ là ai ? (GLCG.136)
T. Là những Ki-tô
hữu muốn bước theo Chúa Giê-su cách triệt để, nên tự nguyện khấn khiết tịnh,
nghèo khó và vâng phục, theo những hình thức đã được Hội thánh phê chuẩn.
40. H. Giáo dân là ai ? (GLCG.138)
T. Giáo dân là các
tín hữu không có chức thánh và không ở trong bậc tu trì. Nhờ phép Rửa tội họ
được dự phần theo cách của họ vào chức Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Chúa
Ki-tô.
Ä TÌM BÀI
Bài 11 : ĐỨC MA-RI-A : MẸ CHÚA GIÊ-SU VÀ MẸ HỘI THÁNH
“Tất
cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ
nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su”
(Cv 1,14)
41. H. Thiên Chúa đã ban cho Đức Ma-ri-a những đặc ân nào ? (GLCG.165)
T. Thiên Chúa đã ban
cho Đức Ma-ri-a những đặc ân này :
- Một là ơn Vô nhiễm Nguyên tội.
- Hai là ơn làm Mẹ Thiên Chúa.
- Ba là ơn Đồng Trinh trọn đời.
- Bốn là ơn Hồn Xác lên Trời.
42. H. Chúng ta phải tôn kính Đức Trinh Nữ Ma-ri-a thế nào ? (GLCG.168)
T. Chúng ta phải đặc
biệt tôn kính, mến yêu, cầu xin và trông cậy Đức Mẹ. Nhất là chúng ta bắt chước
các nhân đức của Mẹ, đi theo con đường Mẹ đã đi để được đến nơi Mẹ đã đến.
Ä TÌM BÀI
Bài 12 : ƠN THA TỘI
“Nói
xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh
em tha tội cho ai, thì người ấy được tha ; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị
cầm giữ”
(Ga
20, 22-23)
43. H. Chúa Giê-su ban cho Hội thánh quyền tha tội khi nào ? (GLCG.170)
T. Sau khi sống lại,
Chúa Giê-su hiện ra thổi hơi trên các Tông đồ và ban cho các Ngài quyền tha tội
:“Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em
tha tội cho ai thì người ấy được tha” (Ga 20, 22-23).
44. H. Chúng ta lãnh nhận ơn tha tội bằng cách nào ? (GLCG.171)
T. Mọi người có thể
lãnh nhận ơn tha tội trước hết nhờ Bí tích Rửa tội là Bí tích kết hợp họ với
Chúa Ki-tô khổ nạn và Phục sinh. Sau đó, người tín hữu còn được tha các tội
riêng nhờ Bí tích Hoà giải.
45. H. Quyền tha tội của Hội thánh nhắc ta nhớ điều gì ? (GLCG.172)
T. Nhắc ta nhớ Thiên
Chúa giầu lòng thương xót đã ban cho những phương thế thích hợp để ta được ơn
tha tội. Vì thế, ta luôn vững tin đến với lòng thương xót ấy trong tâm tình
biết ơn.
Ä TÌM BÀI
Bài 13 : ƠN
PHỤC SINH VÀ ĐỜI SỐNG VĨNH CỬU.
“Ý
của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được
sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết”
(Ga
6,40)
46. H. Khi tuyên xưng : “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”, ta
phải hiểu thế nào ? (GLCG.173)
T. Ta phải hiểu là
thân xác con người sau khi chết sẽ hư nát, nhưng Thiên Chúa sẽ cho thân xác ấy
được sống lại trong ngày tận thế.
47. H. Khi chết, con người sẽ ra sao
? (GLCG.176)
T. Khi ấy linh hồn
đến trước toà Chúa Ki-tô để chịu phán xét riêng về quãng đời đã sống trên trần
gian. Sau đó linh hồn lên thiên đàng hoặc vào hoả ngục hay chịu thanh tẩy trong
luyện ngục.
48. H. Thiên đàng là gì ? (GLCG.177)
T. Là tình trạng
hạnh phúc tràn đầy và vĩnh viễn, vì được hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa Ba
Ngôi và cộng đoàn các thánh.
49. H. Hỏa ngục là gì ? (GLCG.178)
T. Là tình trạng đau
khổ cùng cực vì phải vĩnh viễn xa cách Thiên Chúa là nguồn sự sống và hạnh
phúc. Đó là hình phạt muôn đời dành cho ma quỉ và cho những ai dứt khoát từ
chối Thiên Chúa và từ chối anh em.
50. H. Luyện ngục là gì ? (GLCG.179)
T. Là tình trạng
thanh tẩy dành cho những người chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa đạt tới sự
thánh thiện cần thiết để được hạnh phúc thiên đàng.
51. H. Có phán xét chung nữa không ? (GLCG.180)
T. Sẽ có phán xét
chung vào ngày Chúa Ki-tô trở lại trong vinh quang. Lúc ấy, tất cả mọi người sẽ
trình diện trước toà Chúa Ki-tô để trả lẽ về các hành vi của mình.
Ä TÌM BÀI
PHẦN
II
SỐNG
TRONG
CHÚA KI-TÔ
Bài 14 : CON
NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA
”Anh em phải để Thánh
Thần đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc
lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để
thật sự sống công chính và thánh thiện”
(Ep 4,23)
52. H. Tại
sao con người là hình ảnh Thiên Chúa ? (GLCG.287)
T. Vì Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình
ảnh Người, ban cho có linh hồn thiêng liêng, có trí tuệ và ý chí tự do. Cho nên
ngay từ trong lòng mẹ, con người đã hướng về sự thiện đích thực và hạnh phúc
muôn đời.
53. H. Con
người có giữ được nguyên vẹn hình ảnh Thiên Chúa nơi mình không ? (GLCG.288)
T. Không, tội lỗi đã làm tổn thương hình ảnh ấy
nơi con người, khiến họ dễ hướng về điều xấu và dễ bị sai lầm.
54. H. Sống
như môn đệ Chúa Ki-tô là thế nào ? (GLCG.290)
T. Là thực hiện tinh thần bài giảng trên núi được
gồm tóm trong các mối phúc thật.
55. H. Có những mối phúc thật nào ? (GLCG.291)
T. Chúa Ki-tô đã công bố 8 mối phúc thật này :
-
Thứ nhất ai có lòng khó khăn, ấy là phúc thật, vì chưng Nước Đức Chúa Trời là
của mình vậy.
-
Thứ hai ai hiền lành, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được đất Đức Chúa Trời làm
của mình vậy.
-
Thứ ba ai khóc lóc, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được an ủi vậy.
-
Thứ bốn ai khao khát nhân đức trọn lành, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được no
đủ vậy.
-
Thứ năm ai thương xót người, ấy là phúc thật, vì chưng mình sẽ được thương xót
vậy.
-
Thứ sáu ai giữ lòng sạch sẽ, ấy là phúc
thật, vì chưng sẽ được thấy mặt Đức Chúa Trời vậy.
-
Thứ bảy ai làm cho người hòa thuận, ấy là
phúc thật, vì chưng sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời vậy.
-
Thứ tám ai chịu khốn nạn vì đạo ngay,
ấy là phúc thật, vì chưng Nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.
Ä TÌM BÀI
Bài 15 : LƯƠNG
TÂM
“Dân ngoại là những người
không có luật Mô-sê ; nhưng mỗi khi họ theo lẽ tự nhiên mà làm những gì Luật
dạy, thì họ là Luật cho chính mình”
(Rm 2, 14)
56. H. Lương tâm là gì ? (GLCG.303)
T. Lương tâm là luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã đặt
sẵn nơi đáy lòng mỗi người để soi dẫn họ làm lành lánh dữ.
57. H. Ta
phải nghe theo tiếng lương tâm thế nào ? (GLCG.304)
T. Ta buộc phải luôn lắng nghe và làm theo tiếng
lương tâm.
58. H. Ta phải
làm gì để đào tạo lương tâm mình ? (GLCG.306)
T. Ta phải xa lánh tội lỗi, phải cầu nguyện, học
hỏi Lời Chúa, nghe theo các giáo huấn của Hội thánh, vâng lời những người có
trách nhiệm dạy dỗ ta và năng bàn hỏi với những người đạo đức khôn ngoan.
Ä TÌM BÀI
Bài 16 :
NHÂN ĐỨC
“Thưa anh em, những gì là chân thật, cao quí,
những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm
tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý”
(Pl
4, 8)
59. H. Nhân đức là gì ? (GLCG.308)
T. Nhân đức là thói quen tốt và bền vững giúp ta
làm sự thiện cách dễ dàng hơn.
60. H. Đức Tin là gì ? (GLCG.317)
T. Đức Tin là ơn Thiên Chúa ban, giúp ta trao phó
trọn bản thân và đời mình cho Thiên Chúa, cùng đón nhận tất cả những gì Thiên
Chúa đã mặc khải mà Hội thánh truyền lại cho ta.
61. H. Đức Cậy là gì ? (GLCG.318)
T. Đức Cậy là ơn Thiên Chúa ban giúp ta dựa vào
sức mạnh Chúa Thánh Thần mà vững lòng mong đợi hạnh phúc Nước Trời Chúa Giê-su
đã hứa ban.
62. H. Đức Mến là gì ? (GLCG.319)
T. Đức Mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp ta kính mến
Thiên Chúa trên hết mọi sự và lại vì Chúa mà yêu thương mọi người như chính bản
thân.
Ä TÌM BÀI
Bài 17 : ƠN
CHÚA
“Không có Thầy, anh em
chẳng làm gì được” (Ga 15,5)
63. H. Bởi
sức tự nhiên ta có thể sống đẹp lòng Thiên Chúa không ? (GLCG.354)
T. Nếu không có ơn Chúa giúp thì chẳng được, như
lời Chúa Giê-su phán rằng : ”Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được !” (Ga
15,5).
64. H. Ơn Chúa là gì ? (GLCG.355)
T. Ơn Chúa là sự trợ giúp Thiên Chúa ban, để ta
sống xứng đáng là con cái Người và được dự phần vào sự sống thâm sâu của Ba
Ngôi.
65. H. Có mấy thứ ơn Chúa ? (GLCG.356)
T. Có hai thứ :
-
Một là ơn thánh hóa có tính cách thường
xuyên,
-
Hai là ơn trợ giúp tùy hoàn cảnh.
66. H. Ta
phải cộng tác với ơn Chúa thế nào ? (GLCG.359)
T. Ta phải tỉnh thức để mau mắn đón nhận và nỗ lực
cộng tác với ơn Thiên Chúa ban.
Ä TÌM BÀI
Bài 18 : Điều răn 1 :
THỜ PHƯỢNG VÀ KÍNH MẾN THIÊN CHÚA.
“Đức Giê-su đáp : Ngươi
phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, và hết trí
khôn ngươi”
(Mt 22, 37)
67. H. Mười
điều răn Chúa truyền là những điều nào ?
(GLCG.368)
T. Là những điều này :
- Thứ nhất : Thờ phượng một mình Thiên Chúa và kính mến
Người trên hết mọi sự.
- Thứ hai : Chớ kêu tên Thiên Chúa cách bất kính.
- Thứ ba
: Dành ngày Chúa nhật để thờ
phượng Thiên Chúa.
- Thứ bốn : Thảo
kính cha mẹ.
- Thứ năm : Chớ giết người.
- Thứ sáu : Chớ làm điều tà dâm.
- Thứ bảy : Chớ lấy của người.
- Thứ tám : Chớ
làm chứng dối.
- Thứ chín : Chớ muốn
vợ chồng người.
- Thứ mười: Chớ tham
của người.
68. H. Điều
răn thứ nhất dạy ta những gì ? (GLCG.369)
T. Điều răn thứ nhất dạy thờ phượng một mình Thiên
Chúa và kính mến Người trên hết mọi sự.
69. H. Ta
phải làm gì để thờ phượng Thiên Chúa ? (GLCG.370)
T. Ta phải tin tưởng, yêu mến, cậy trông, cầu
nguyện, thực hiện những điều đã khấn hứa và luôn dâng lên Thiên Chúa những hy
sinh làm dấu chứng lòng tôn thờ.
70. H. Trong
các việc thờ phượng, việc nào hoàn hảo nhất ? (GLCG.378)
T. Chính là việc Chúa Giê-su dâng mình tế lễ trên
thập giá mà ngày nay chúng ta cử hành trong Thánh lễ. Trong đó, ta kết hợp với
Chúa Giê-su mà hiến dâng bản thân, cuộc sống và mọi việc ta làm thành lễ hy
sinh đẹp lòng Thiên Chúa.
Ä TÌM BÀI
Bài 19 : Điều răn 2
TÔN KÍNH DANH CHÚA
“Ngươi không được kêu tên
Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, mà làm điều bất xứng, vì Đức Chúa không dung
tha kẻ kêu tên Người mà làm điều bất xứng”
(Xh 20, 7)
71. H. Điều
răn thứ hai dạy ta sự gì ? (GLCG.383)
T. Điều răn thứ hai dạy ta bổn phận tôn kính Danh
Thánh Thiên Chúa, vì Danh Người là Thánh
72. H. Việc
nhận tên thánh khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội có ý nghĩa gì ? (GLCG.386)
T. Có hai ý nghĩa này :
-
Một là ta được chính thức có tên trong Hội thánh.
-
Hai là ta có ý xin Đức Mẹ hoặc các Thánh bảo trợ, đồng thời cố gắng noi gương
sáng nhân đức của các Ngài.
73. H. Để
tôn vinh Danh Chúa trong mọi sự, ta nên làm gì ? (GLCG.387)
T. Ta nên làm dấu Thánh giá khi khởi đầu ngày
sống, khởi đầu mọi kinh nguyện cũng như mọi việc làm.
Ä TÌM BÀI
Bài 20 : Điều răn 3
THÁNH HOÁ NGÀY CHÚA NHẬT
“Ngươi hãy nhớ ngày sa-bát, mà coi đó là ngày
thánh. Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi”
(Xh 20, 8-10)
74. H. Điều
răn thứ ba dạy ta những gì ? (GLCG.388)
T. Điều răn thứ ba dạy ta thánh hóa ngày Chúa nhật
và các ngày lễ buộc.
75. H. Ta
phải làm gì để thánh hóa những ngày ấy ? (GLCG.390)
T. Ta phải dự thánh lễ, nghỉ việc xác và nên làm
thêm các việc lành, như tham dự các giờ kinh chung, làm các việc bác ái và tông
đồ.
76. H. Ta
phải dự thánh lễ Chúa nhật thế nào cho đúng luật Hội thánh ? (GLCG.391)
T. Phải tích cực tham dự thánh lễ từ đầu đến cuối,
trừ khi được miễn chuẩn vì lý do chính đáng. Nếu ai cố tình bỏ lễ thì mắc tội
trọng.
Ä TÌM BÀI
Bài 21 : Điều
răn 4 : THẢO KÍNH CHA MẸ
“Ngươi hãy thờ kính cha
mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi”
(Xh 20, 12)
77. H. Điều
răn thứ bốn dạy ta những gì ? (GLCG.395)
T. Điều răn thứ bốn dạy ta sống đúng chức phận
mình trong gia đình, Hội thánh và xã hội, mà trước hết là phải thảo kính cha mẹ
cho tròn chữ hiếu.
78. H. Đạo
hiếu của dân tộc Việt Nam dạy ta điều gì ? (GLCG.396)
T. Dạy ta thảo kính đối với ông bà cha mẹ còn sống
cũng như đã qua đời.
79. H. Anh
chị em có bổn phận nào đối với nhau ? (GLCG.400)
T. Anh chị em trong gia đình phải biết kính trên
nhường dưới, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
80. H. Ngoài
quan hệ huyết thống, ta còn mối quan hệ nào khác nữa không ? (GLCG.401)
T. Ta còn có quan hệ với các phẩm chức trong Hội
thánh, những người cầm quyền trong xã hội và những người hướng dẫn giáo dục ta.
Ta phải kính trọng và vâng lời những người ấy.
Ä TÌM BÀI
Bài 22 : Điều
răn 5 : TÔN TRỌNG SỰ SỐNG
"Ngươi không giết
người"
(Xh 20, 13)
81. H. Điều
răn thứ năm dạy ta những gì ? (GLCG.404)
T. Điều răn thứ năm dạy ta qúy trọng sự sống tự
nhiên và siêu nhiên của mình cũng như của người khác, và do đó, cấm mọi hình
thức xâm phạm đến sự sống con người.
82. H. Tại
sao ta phải tôn trọng và giữ gìn sự sống ? (GLCG.405)
T. Vì sự sống con người là ơn huệ linh thánh Thiên
Chúa ban. Do đó chỉ một mình Thiên Chúa là chủ sự sống.
83. H. Ta
phải làm gì để giúp cuộc sống chung tốt đẹp ? (GLCG.408)
T. Mỗi người cần phải bỏ tính ích kỷ, nóng giận,
trả thù. Cần luyện tập sự dịu hiền và biết quan tâm đến người khác, đồng thời
phải cố gắng hết sức để loại trừ chiến tranh và xây dựng hòa bình đích thực.
Ä TÌM BÀI
Bài 23 : ĐIỀU RĂN 6+9 : SỐNG TRONG SẠCH
“Thân xác con người không
phải để gian dâm, mà để phụng sự Chúa, vì Chúa làm chủ thân xác”
(1 Cr 6,13)
84. H. Điều
răn thứ 6 và 9 dạy ta sự gì ? (GLTĐ.337)
T. Dạy ta giữ đức trong sạch trong tư tưởng, lời
nói và việc làm.
85. H. Có
những tội nào phạm đến đức khiết tịnh ? (GLCG.411)
T. Có những tội này :
-
Một là
nhìn ngắm hoặc
tưởng nghĩ những điều dâm ô.
-
Hai là
nói những lời
dâm ô, thô tục hoặc những lời ám
hiểu ý tà, và phổ biến phim ảnh, sách báo khiêu dâm.
86. H. Muốn
giữ tâm hồn trong sạch ta phải làm gì ? (GLCG.436)
T.
Ta phải giữ những việc này :
-
Một là chuyên chăm cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích và trông cậy vào ơn Chúa.
-
Hai là sáng suốt làm chủ ngũ quan và trí tưởng tượng.
-
Ba là sống đoan trang trong ăn mặc, nói năng, cư xử với người khác và xa lánh
dịp tội.
-
Bốn là năng đọc Lời Chúa và sách báo lành mạnh.
Ä TÌM BÀI
Bài 24 : Điều
răn 7 : GIỮ SỰ CÔNG BẰNG
“Anh em nợ ai cái gì, thì
hãy trả cho người ta cái đó”
(Rm 13, 7)
87. H. Điều
răn thứ bảy dạy ta những gì ? (GLCG.416)
T. Điều răn thứ bảy dạy ta sống công bằng theo hai
nghĩa :
-
Một là tôn trọng của cải người khác vì mỗi người được quyền có của cải riêng để
bảo đảm nhân phẩm và nhu cầu cuộc sống gọi là quyền tư hữu.
-
Hai là sử dụng của cải trong tinh thần liên đới và chia sẻ với mọi người, vì
tài nguyên trong vũ trụ được Thiên Chúa ban chung cho mọi người.
88. H. Tội
lấy của người khác cách bất công là những tội nào ? (GLCG.417)
T. Là những tội này :
-
Một là trộm cướp,
-
Hai là gian lận,
-
Ba là cho vay ăn lời quá đáng,
-
Bốn là nhận của hối lộ hoặc thâm lạm của công.
-
Năm là đầu cơ tích trữ hoặc bắt chẹt người tiêu dùng.
89. H. Tội
giữ của người khác cách bất công là những tội nào ? (GLCG.418)
T. Là những tội này :
-
Một là không trả nợ,
-
Hai là
không hoàn lại
của đã mượn hay lượm được,
-
Ba là không trả tiền công xứng đáng,
-
Bốn là trốn thuế,
-
Năm là oa trữ của gian.
90. H. Kẻ đã
lỗi đức công bằng thì phải làm thế nào ? (GLCG.420)
T. Phải hoàn trả lại những tài sản đã chiếm đoạt,
và bồi thường cân xứng những thiệt hại đã gây ra.
Ä TÌM BÀI
Bài 25 : Điều
răn 8 : TÔN TRỌNG SỰ THẬT
“Hễ ‘có’ thì phải nói
‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỉ”
(Mt 5, 37)
91. H. Điều
răn thứ tám dạy ta những gì ? (GLCG.425)
T. Điều răn thứ tám dạy ta sống thành thật, làm
chứng cho sự thật và tôn trọng danh dự mọi người.
92. H. Có
những tội nào nghịch với điều răn thứ tám ? (GLCG.427)
T. Có những tội này :
-
Một là làm chứng gian dối và bội thề,
-
Hai là làm mất thanh danh người khác như : nói
hành, nói xấu, và vu khống, cáo
gian.
-
Ba là nói dối.
-
Bốn là
tán dương người khác khi họ làm điều xấu.
-
Năm là không làm chứng cho sự thật.
93. H. Nói hành, nói xấu là gì ? (GLCG.429)
T. Nói hành, nói xấu là tỏ cho người khác biết
những tật xấu hay lỗi lầm của tha nhân khi không có lý do chính đáng.
94. H. Nói dối là gì ? (GLCG.430)
T. Nói dối là nói sai sự thật với ý định đánh lừa
người ta. Tội nói dối nặng hay nhẹ tùy theo mức độ sự thật bị bóp méo, các hoàn
cảnh, ý hướng của người nói và thiệt hại
gây ra.
Ä TÌM BÀI
Bài 26 : Điều răn 10 : KHÔNG THAM LAM CỦA NGƯỜI
“Ngươi không được ham muốn
nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con
lừa, hay bất cứ vật gì của người ta”
(Xh 20, 17)
95. H. Điều
răn thứ mười dạy ta những gì ? (GLCG.438)
T. Điều răn thứ mười dạy ta giữ lòng khỏi ham mê
của cải quá đáng, để không tham lam muốn lấy của người khác và không ghen tỵ
với người khác.
96. H. Sự
tham lam làm hại ta thế nào ? (GLCG.439)
T. Sự tham lam khiến lòng ta ra mù tối, rối loạn,
phán đoán lệch lạc, phai lạt tình yêu mến và dễ sa ngã phạm tội.
97. H. Muốn
chống lại tính ghen tỵ ta cần làm những
gì ? (GLCG.440)
T. Ta cần biết cầu xin sự lành cho người khác và
xin ơn biết vui mừng khi họ được may lành.
Ä TÌM BÀI
PHẦN
III
CỬ HÀNH
MẦU NHIỆM
KI-TÔ GIÁO
Bài 27 :
PHỤNG VỤ
“Thiên Chúa đã ban cho tôi
làm người phục vụ Đức Giê-su Ki-tô giữa các dân ngoại, lo việc tế tự là rao
giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thánh Thần thánh hóa mà
trở nên một lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa”
(Rm 15,16)
98. H. Phụng vụ là gì ? (GLCG.184)
T. Phụng vụ là việc tôn thờ chính thức của toàn
thể Hội Thánh để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hóa con người.
99. H. Những
việc nào là việc Phụng vụ ? (GLCG.201)
T. Là Thánh lễ, các Bí tích và Các Giờ kinh Phụng
vụ.
100. H. Có mấy Bí tích ? (GLCG.190)
T. Có bảy Bí tích :
- Một là Bí
tích Rửa tội,
- Hai là Bí
tích Thêm sức,
- Ba là Bí tích
Thánh Thể,
- Bốn là Bí
tích Hòa giải,
-
Năm là Bí tích Xức dầu bệnh nhân,
-
Sáu là Bí tích Truyền chức thánh,
-
Bảy là Bí tích Hôn phối.
101. H. Ta
phải tham dự Phụng vụ thế nào ? (GLCG.203)
T. Ta phải tham dự Phụng vụ cách ý thức, linh động, hữu hiệu và đầy đủ
(x.PV. 11).
Ä TÌM BÀI
Bài 28 : BÍ
TÍCH RỬA TỘI
“Không ai có thể vào Nước
Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”
(Ga 3, 5)
102. H. Bí tích Rửa tội là gì ? (GLCG.204)
T. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập để tái sinh ta trong đời sống mới bởi
nước và Chúa Thánh Thần.
103. H. Bí
tích Rửa tội ban cho ta những ơn nào ? (GLCG.205)
T. Bí tích Rửa tội ban cho ta những ơn này :
-
Một là rửa ta sạch tội nguyên tổ và các tội ta phạm, tha mọi hình phạt do tội
gây ra,
-
Hai là làm cho ta trở nên con cái Thiên Chúa, chi thể Chúa Ki-tô và đền thờ
Chúa Thánh Thần,
-
Ba là sát nhập ta vào Hội thánh, và cho ta tham dự chức tư tế của Chúa Ki-tô,
-
Bốn là ghi vào linh hồn ta dấu ấn thiêng liêng không thể xoá được.
104. H. Bí
tích Rửa tội có cần thiết không ? (GLCG.206)
T. Bí tích Rửa tội rất cần thiết, vì Chúa Giê-su đã nói :"Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu
không sinh ra bởi nước và Thánh Thần” (Ga 3, 5).
105. H. Những
ai được lãnh nhận Bí tích Rửa tội ? (GLCG.211)
T. Tất cả những người chưa được rửa tội đều có thể lãnh nhận Bí tích
Rửa tội vì đây là ân huệ Thiên Chúa ban cho con người.
Ä TÌM BÀI
Bài 29 : BÍ
TÍCH HÒA GIẢI
“Bấy giờ người con nói
rằng : “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là
con cha nữa ...”
(Lc 15, 21)
106. H. Bí tích Hòa Giải là gì ? (GLCG.237)
T. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập để tha các tội ta phạm từ khi lãnh
nhận Bí tích Rửa tội về sau, cùng giao hòa ta với Chúa và Hội thánh. Bí tích
này còn được gọi là Giải tội hay Sám hối.
107. H. Chúa
Giê-su đã lập ra Bí tích Hoà Giải khi nào ? (GLCG.238)
T. Chúa Giê-su đã lập Bí tích này vào chiều ngày Phục sinh, khi hiện
đến cùng các Tông đồ và nói :"Anh em
hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em
cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ" (Ga 20, 22-23).
108. H. Bí
tích Hòa Giải ban những ơn ích thiêng liêng nào ? (GLCG.239)
T. Bí tích Hòa giải ban cho ta những ơn này :
-
Một là
tha tội để
giao hòa ta với
Thiên Chúa và Hội thánh.
-
Hai là tha hình phạt muôn đời do các tội trọng đã gây ra và tha một phần các
hình phạt tạm.
-
Ba là ban sự bình an và gia tăng sức mạnh cho cuộc chiến đấu thiêng liêng của
người Ki-tô hữu.
109. H. Bí
tích Hòa Giải có cần thiết không ? (GLCG.240)
T. Cần thiết, vì Bí tích này tha thứ tội lỗi là sự dữ nặng nề nhất xúc
phạm đến Thiên Chúa, làm tổn thương phẩm giá con người và phá vỡ sự an bình
thiêng liêng của Hội thánh.
110. H. Những
ai cần lãnh nhận Bí tích Hòa Giải ? (GLCG.242)
T. Những người đã phạm tội trọng thì cần lãnh nhận Bí tích Hòa giải ;
còn ai chỉ mắc tội nhẹ mà lãnh Bí tích này thì được nhiều ơn ích thiêng liêng.
Ä TÌM BÀI
Bài 30 : TỘI
LỖI
“Nếu chúng ta nói là chúng
ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta”
(1 Ga 1, 8)
111. H. Tội là gì
? (GLCG.321)
T. Tội là lời nói, việc làm hoặc ước muốn nghịch
với Luật Chúa. Tội xúc phạm đến Thiên Chúa, gây tổn thương cho bản thân và cho
tình liên đới với tha nhân.
112. H. Thế nào là
tội trọng ? (GLCG.322)
T. Tội trọng là cố tình phạm luật Thiên Chúa trong
những điều quan trọng mà ta kịp suy biết.
113. H. Tội trọng
làm hại ta thế nào ? (GLCG.323)
T. Tội trọng phá hủy sự sống và phẩm giá cao qúy
của con người ; đồng thời cắt đứt tình nghĩa với Thiên Chúa, và nếu không hối
cải, thì sẽ phải xa cách Người đời đời.
114. H. Khi lỡ phạm tội trọng thì phải làm gì ? (GLCG.324)
T. Phải thực lòng thống hối và lo liệu đi xưng tội
ngay, đồng thời dùng mọi phương thế để không tái phạm nữa.
115. H. Thế nào là
tội nhẹ ? (GLCG.325)
T. Tội nhẹ là khi lỗi phạm một điều luật nhẹ hoặc
một điều luật nặng nhưng chưa kịp suy biết đầy đủ hoặc chưa hoàn toàn ưng theo.
116. H. Tội nhẹ
làm hại ta thế nào ? (GLCG.326)
T. Tội nhẹ khiến ta giảm bớt lòng mến Chúa, dễ
hướng chiều về điều xấu và dễ phạm tội trọng hơn.
117. H. Các tội ta phạm thường do những nết xấu nào ? (GLCG.327)
T. Thường do bảy nết xấu này, quen gọi là bảy mối
tội đầu :
- Một là kiêu
ngạo,
- Hai là hà tiện,
- Ba là dâm ô,
- Bốn là hờn giận,
- Năm là mê ăn
uống,
- Sáu là ghen ghét,
- Bảy làlười biếng.
118. H. Chúa có thái độ nào đối với tội nhân ? (GLCG.329)
T. Chúa hằng tỏ lòng từ bi thương xót và sẵn sàng
tha thứ cho những người thật lòng sám hối ăn năn.
119. H. Ta phải có thái độ nào đối với tội lỗi ? (GLCG.330)
T. Ta phải dứt khoát với tội lỗi, xa tránh dịp
tội, siêng năng xưng tội rước lễ và cố gắng đổi mới đời sống hàng ngày.
Ä TÌM BÀI
Bài 31 : LÃNH NHẬN BÍ TÍCH HÒA GIẢI
“Chị
cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa”
(Ga 8,11)
120. H. Muốn lãnh nhận Bí tích Hòa Giải thì phải làm
gì ? (GLCG.243)
T. Phải làm bốn việc này :
- Một là xét mình.
- Hai là ăn năn dốc lòng chừa.
- Ba là xưng tội.
- Bốn là đền tội.
121. H. Xét mình
là gì ? (GLCG.244)
T. Xét mình là thành tâm nhớ lại các tội đã phạm
từ lần xưng tội sau hết cho đến bây giờ, mỗi tội phạm mấy lần và những trường
hợp làm cho tội ra nặng hơn.
122. H. Ăn năn dốc
lòng chừa là gì ? (GLCG.245)
T. Ăn năn dốc lòng chừa là thật lòng thống hối vì
đã phạm tội mất lòng Chúa và quyết tâm chừa cải.
123. H. Xưng tội
là gì ? (GLCG.246)
T. Xưng tội là thành tâm thú nhận với linh mục đại
diện Chúa Ki-tô, các tội mình đã phạm.
124. H. Phải xưng
tội thế nào ? (GLCG.247)
T. Hội thánh buộc phải xưng cách thành thật rõ
ràng tất cả các tội trọng chưa xưng, và khuyên xưng các tội nhẹ để sống đẹp
lòng Chúa hơn.
125. H. Đền tội là
gì ? (GLCG.248)
T. Đền tội là làm việc mà cha giải tội chỉ định để
tạ lỗi cùng Thiên Chúa, và đền bù, sửa lại những thiệt hại do tội lỗi gây ra.
Ä TÌM BÀI
Bài 32 : BÍ TÍCH THÁNH THỂ
“Tôi
là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh
tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”
(Ga 6,51)
126. H. Bí tích
Thánh Thể là gì ? (GLCG.221)
T. Là Bí tích Chúa Giê-su đã lập để tiếp tục lễ hy
sinh trên thánh giá và để ban Mình Máu Người dưới hình bánh rượu làm của nuôi
linh hồn ta.
127. H. Chúa Giê-su đã lập Bí tích Thánh Thể khi nào ? (GLCG.222)
T. Chúa Giê-su đã lập Bí tích Thánh Thể trong bữa
Tiệc sau hết, trước khi Người đi chịu chết.
128. H. Chúa Giê-su đã lập Bí tích Thánh Thể thế nào ? (GLCG.223)
T. Chúa Giê-su “cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao
cho các môn đệ và nói :“Tất cả các con
cầm lấy mà ăn, này là mình Thầy sẽ bị nộp vì các con" ; rồi Người cầm
lấy chén rượu cũng tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói :"Tất cả các con cầm lấy mà uống, này là chén
Máu Thầy, Máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu sẽ đổ ra cho các con và mọi người
được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy" (Kinh nguyện
Thánh Thể II).
129. H. Trong Thánh Lễ, khi nào bánh rượu trở nên Mình
Máu Chúa Giê-su ? (GLCG.224)
T. Khi linh mục đọc lời truyền phép thì nhờ quyền
năng Chúa Thánh Thần, bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa Giê-su.
130. H. Chúa Giê-su hiện diện trong Bí tích Thánh Thể
thế nào ? (GLCG.225)
T. Chúa Giê-su hiện diện dưới hình bánh rượu cách
thực sự và toàn vẹn cùng với linh hồn
và thần tính của Người (x.Dz. 1651).
131. H. Chúa Giê-su ban quyền cho ai được cử hành Bí
tích Thánh Thể ? (GLCG.227)
T. Chúa Giê-su ban quyền cho các tông đồ và những
người kế tiếp các ngài trong chức linh mục khi nói rằng :"Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy"
(Kinh nguyện Thánh Thể).
132. H. Ta phải thờ kính Chúa Giê-su trong Bí tích
Thánh Thể thế nào ? (GLCG.228)
T. Ta phải siêng năng kính viếng thờ lạy Thánh
Thể, giữ nghiêm trang đứng đắn trong nhà thờ, nhất là tham dự thánh lễ và rước
lễ.
Ä TÌM BÀI
Bài 33 : THÁNH LỄ
“Rồi
Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, trao cho các ông và nói :“Đây là mình Thầy,
hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy”
(Lc 22,19)
133. H. Thánh lễ
là gì ? (GLCG.229)
T. Thánh lễ là cuộc tưởng niệm lễ Vượt Qua của
Chúa Ki-tô, là hiện tại hóa và tiến dâng lễ hy sinh độc nhất của Người lên Chúa
Cha trong phụng vụ của Hội thánh.
134. H. Hội thánh dâng thánh lễ vì những ý nào ? (GLCG.230)
T. Hội thánh dâng thánh lễ vì những ý này :
- Một là để cảm tạ và ngợi khen Chúa Cha vì các ơn huệ
Người ban cho loài người.
- Hai là để
tưởng niệm Hy tế của Chúa Ki-tô và Thân thể Người là Hội
thánh.
- Ba là để đền bù tội lỗi của người sống, người chết,
đồng thời xin Thiên Chúa ban cho ta những ơn lành hồn xác.
- Bốn là để các tín hữu được hiệp nhất với nhau trong
Chúa Ki-tô và được kết hợp với phụng vụ trên trời.
135. H. Thánh lễ
có mấy phần ? (GLCG.231)
T. Thánh lễ có hai phần chính :
- Một là phụng vụ Lời Chúa.
- Hai là phụng vụ Thánh Thể.
136. H. Phụng vụ Lời Chúa gồm những gì ? (GLCG.232)
T. Phụng vụ Lời Chúa gồm những lời cầu nguyện,
ngợi khen, ta dâng lên Thiên Chúa và những lời Chúa dạy ta trong Kinh Thánh và
bài diễn giảng. Phần này khởi sự từ lời nguyện nhập lễ cho đến hết lời nguyện
chung.
137. H. Phụng vụ Thánh Thể gồm những gì ? (GLCG.233)
T. Phụng vụ Thánh Thể gồm việc chuẩn bị lễ vật, kinh
Tạ ơn và việc rước lễ.
Ä TÌM BÀI
Bài 34 : RƯỚC LỄ
“Ai
ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống
lại vào ngày sau hết”
(Ga 6,54)
138. H. Muốn rước lễ thì phải có những điều kiện nào ? (GLCG.234)
T. Muốn rước lễ thì phải sạch tội trọng, có ý ngay
lành, dọn mình chu đáo và giữ chay theo luật dạy.
139. H. Rước lễ thì được những ơn ích nào ? (GLCG.235)
T. Ta được kết hợp mật thiết với Chúa Ki-tô và Hội
thánh, được tẩy xoá các tội nhẹ, được lớn lên trong ân sủng và bảo đảm sự sống
muôn đời.
140. H. Ta nên siêng năng rước lễ thế nào ? (GLCG.236)
T. Ngoài bổn phận rước lễ mỗi năm ít là một lần,
ta nên rước lễ hằng ngày. Có thể Rước lễ lần thứ hai trong cùng một ngày khi
tham dự Thánh lễ.
Ä TÌM BÀI
PHẦN IV
KINH
NGUYỆN
KI-TÔ GIÁO
Bài 35 : KINH
LẠY CHA
“Anh
em hãy cầu nguyện như thế này : Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời ...”
(Mt 6, 9)
141. H. Nhờ ai mà ta dám đến gần Thiên Chúa là Cha ? (GLCG.475)
T. Nhờ Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa làm người, mà
ta dám đến với Thiên Chúa là Cha.
142. H. Khi nói “Cha chúng con”, ta phải hiểu và sống
thế nào ? (GLCG.476)
T. Ta phải hiểu Thiên Chúa là Cha chung của tất cả
mọi người và mọi người là anh em với nhau, do đó ta phải yêu thương phục vụ
nhau.
143. H. Lời kinh “Lạy Cha chúng con ở trên trời” có ý
nghĩa gì ? (GLCG.477)
T. Lời kinh ấy không có nghĩa là Thiên Chúa ngự
một nơi nào đó trên không trung nhưng có nghĩa là Người đầy uy nghi cao cả và
nơi Người ngự chính là nhà ta, là quê hương đích thực ta đang tiến về.
Ä TÌM BÀI
Bài 36 : BẢY LỜI NGUYỆN XIN.
“Nếu
khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có
chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với
người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình”
(Mt 5, 23-24)
144. H. Trong lời cầu xin “Danh Cha cả sáng”, chúng ta
xin gì ? (GLCG.478)
T. Chúng ta xin cho mỗi người Ki-tô hữu sống tốt
lành thánh thiện để Danh Cha được vinh hiển, nhờ đó muôn người nhận biết và tôn
vinh Danh Cha.
145. H. Khi nguyện “Nước Cha trị đến” chúng ta xin gì
? (GLCG.479)
T. Chúng ta xin ơn sớm thấy ngày Chúa Giê-su đến
hoàn tất Nước Thiên Chúa và xin ơn sống đời công chính, để Nước Thiên Chúa được
thực hiện ngay trong cuộc đời này.
146. H. Khi nguyện “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như
trên trời”, chúng ta xin gì ? (GLCG.480)
T. Chúng ta xin Cha kết hợp ý muốn của chúng ta
với thánh ý của Chúa Giê-su để hoàn thành chương trình cứu độ của Người ngay
trong cuộc sống trần gian.
147. H. Khi nguyện “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương
thực hằng ngày”, chúng ta xin gì? (GLCG.481)
T. Chúng ta phó thác vào Thiên Chúa quan phòng, và
xin Cha ban lương thực vật chất cũng như tinh thần để ta sống đẹp lòng Chúa và
phụng thờ Người.
148. H. Khi xin “tha nợ cho chúng con, như chúng con
cũng tha kẻ có nợ chúng con”, chúng ta xin gì ? (GLCG.482)
T. Chúng ta xin Cha thương xót và tha thứ mọi xúc
phạm của chúng ta và chúng ta chỉ được tha thứ khi chúng ta sống yêu thương,
tha thứ cho người khác.
149. H. Khi xin “chớ để chúng con sa chước cám dỗ”,
chúng ta xin gì ? (GLCG.483)
T. Chúng ta xin Cha ban thêm sức mạnh để chống lại
những cám dỗ, cùng xin ơn tỉnh thức và ơn bền vững đến cùng.
150. H. Lời kinh “Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”,
nghĩa là gì ? (GLCG.484)
T. Nghĩa là chúng ta xin Chúa biểu lộ sự chiến
thắng của Người trên Satan là kẻ đã chống đối Thiên Chúa và chương trình cứu độ
của Người.
151. H. Lời kết “A-men”, có nghĩa là gì ? (GLCG.485)
T. Có nghĩa là chúng ta tin những lời nguyện ước
trên sẽ được Chúa nhận lời.
Ä TÌM BÀI
NHỮNG KINH CẦN THUỘC
1. DẤU THÁNH
GIÁ.
Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa
Thánh Thần.
2. KINH ĐỨC
CHÚA THÁNH THẦN
Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng
con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con, là kẻ tin cậy Đức Chúa
Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con, chúng con xin Đức
Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.
- Sửa lại trong ngoài chúng
con.
Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi
lòng dạy dỗ các Thánh Tông đồ, thì rày chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức
Chúa Thánh Thần lại xuống, an ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công
nghiệp vô cùng Đức Chúa Giê-su Ki-tô là Chúa chúng con.
A-men.
3. KINH LẠY
CHA
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha
trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm
nay lương thực hàng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ
chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi
sự dữ. A-men.
4. KINH KÍNH
MỪNG
Kính mừng Ma-ri-a đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở
cùng Bà, Bà có phước lạ hơn mọi người nữ và Giê-su con lòng Bà gồm phước lạ.
Thánh Ma-ri-a Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và
trong giờ lâm tử. A-men.
5. KINH SÁNG
DANH
Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có
trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. A-men.
6. KINH TIN
Lạy Chúa, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng.
Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi thứ Hai đã xuống thế làm
người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy cùng các
điều Hội Thánh dạy, thì con tin vững vàng vì Chúa là Đấng thông minh và chân
thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. A-men.
7. KINH CẬY
Lạy Chúa, con trông cậy vững vàng, vì công nghiệp Đức Chúa Giê-su, thì Chúa
sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên Thiên đàng, xem
thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là Đấng phép tắc và lòng
lành vô cùng đã phán hứa sự ấy, chẳng có lẽ nào sai được. A-men.
8. KINH MẾN
Lạy Chúa, con kính mến Chúa hết lòng hết sức, trên hết mọi sự, vì Chúa là
Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Lại vì Chúa thì con thương yêu người ta như
mình con vậy. A-men.
9. INH TIN
KÍNH
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi
tin kính Đức Chúa Giê-su Ki-tô là Con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi.
Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai sinh bởi Bà Ma-ri-a Đồng
trinh, chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đinh trên cây Thánh
giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông. Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà
sống lại, lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng, ngày sau bởi
trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.
Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép
tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy.
A-men.
10. KINH CÁO MÌNH
Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em. Tôi đã phạm tội
nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót : lỗi tại tôi,
lỗi tại tôi, lỗi tại tôi moị đàng. Vì vậy tôi xin Đức Bà Ma-ri-a trọn đời đồng
trinh, các thiên thần, các thánh và anh chị em khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên
Chúa, Chúa chúng ta. A-men
11. KINH ĂN NĂN TỘI
Lạy Chúa, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con và
cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch
lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn, đau đớn cùng chê ghét mọi tội con trên
hết mọi sự. Con dốc lòng chừa cải và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội
cùng làm việc đền tội cho xứng. A-men.
12. KINH LẠY NỮ VƯƠNG
Lạy Nữ Vương Mẹ nhân lành làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy.
Thân lạy Mẹ, chúng con con cháu E-và ở chốn khách đày kêu đến cùng Bà, chúng
con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương. Hỡi ôi ! Bà là chủ bầu chúng
con. Xin ghé mắt thương xem chúng con. Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được
thấy Đức Chúa Giê-su con lòng Bà gồm phước lạ. Ôi ! Khoan thay ! Nhân thay !
Dịu thay ! Thánh Ma-ri-a trọn đời đồng trinh. A-men.
Ä TÌM BÀI