Trang Chủ > Phụng Vụ > Tài Liệu Khác

CÔNG CUỘC CẢI TỔ LỄ NGHI TUẦN THÁNH

DO ĐỨC GIÁO HOÀNG PIÔ XII THỰC HIỆN VÀO NĂM 1955

Chúng ta vừa bt đầu Tuần Thánh và Tam Nhật vượt qua. Nhiều lần chúng ta đã nói về lễ nghi và ý nghĩa của những ngày trọng đại nhất trong Năm Phụng Vụ này. Hôm nay chúng ta sẽ nói qua về công cuộc canh tân Tuần thánh của Đức Giáo Hoàng Piô XII. Vậy cuộc canh tân này đã được tiến hành như thế nào và ý nghĩa của công cuộc này là gì? Tìm hiểu việc cải tổ Lễ Nghi Vọng Phục Sinh và Lễ Nghi Tuần Thánh, sẽ giúp chúng ta hiểu biết hơn về tham dự vào Tuần Lễ trọng đại này cách thật ý thức, sốt sắng, tích cực, cùng với tất cả Giáo Hội hoàn vũ với Giáo Hội địa phương.

I.                   Mong muốn của Đức Giáo Hoàng Pio XII

Công việc cải tổ Tuần Thánh đã thực hiện hơn 60 năm  nay. Nghĩa là vào năm 1951, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã cho cải tổ lễ nghi Vọng Phục sinh vào thứ bảy Tuần Thánh. Rồi vào năm 1955, Ngài lại cho cải tổ lễ nghi Tuần Thánh. Sau đó trong công cuộc canh tân phụng vụ theo chỉ thị của Công đồng chung Vatican II, Sách lễ Rôma đã được tu chính và công bố năm 1970. Các lễ nghi Tuần thánh và Vọng phục sinh cũng đã được đưa vào đó như chúng ta hiện cử hành  ngày nay. Như vậy việc tìm hiểu có mục đích ôn lại lịch sử và đồng thời có mục đích giúp tín hữu cử hành Tuần Thánh cách sốt sắng và tích cực.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm mục vụ, thì cho dù lễ nghi Tuần Thánh đã được canh tân cách đây hơn 60 năm, việc cử hành lễ nghi này xem ra vẫn chưa được chú trọng cho đủ. Vì vậy việc tìm hiểu lại công cuộc canh tân Tuần Thánh do Đức Giáo hoàng Piô XII vẫn còn có tính cách  thiết thực và hữu ích. Vì thế chúng ta tiếp tục tìm hiểu công cuộc canh tân phụng vụ này.

Ngày 9 tháng 2 năm 1951, theo lệnh của Đức Thánh Cha Piô XII, Bộ Lễ Nghi đã công bố việc canh tân lễ nghi Đêm vọng phục sinh và Thứ Bảy Tuần Thánh. Rồi ngày 16 tháng tháng 11 năm 1955, cũng theo lệnh của Đức Thánh Cha Piô XII, Bộ Lễ Nghi đã ra sắc lệnh công bố lễ nghi cử hành Tuần thánh.

Kết quả của hai công cuộc canh tân này đã do những dò dẫm, những tìm tòi nghiên cứu của nhiều nhà chuyên môn về lịch sử phụng vụ, về thần học việc cử hành Tuần Thánh và Lễ nghi Vọng Phục sinh. Đây cũng là những kết quả chín mùi của phong trào phụng vụ trong gần 50 năm trước đó. Rồi nhiều vị mục tử ở các Giáo hội địa phương đã xin Đức Thánh Cha cho thực hiện công việc canh tân quan trọng và hữu ích này. Chính bản thân Đức Thánh Cha Piô XII, Ngài cũng đã đưa ra nhiều sáng kiến về việc canh tân phụng vụ như cho dùng tiếng bản xứ trong việc cử hành một vài phần các bí tích; nhất là việc xử dụng công thức mới để truyền chức thánh giám mục, linh mục và phó tế, cũng như cử chỉ đặt tay kèm theo. Đàng khác Đức Giáo Hòang Piô XII cũng đã công bố những thông điệp quan trọng về phụng vụ, về việc học hỏi kinh thánh, về Giáo hội học, là những văn kiện làm nền tảng cho việc canh tân phụng vụ mà Công đồng Vatican II đã dựa vào đó mà thực hiện.

II.        Các lý do cải tổ

Trên đây là cơ hội đưa đến công cuộc cải tổ, canh tân Lễ nghi Tuần Thánh và Lễ nghi Vọng Phục Sinh. Nhưng có những lý do nào đã đưa tới việc cải tổ này.

Đọc hai sắc lệnh liên hệ tới việc cải tổ Lễ Nghi Tuần Thánh và Vọng phục sinh, chúng ta nhận ra được ý nghĩa và lý do của việc canh tân này.

Về Đêm Vọng phục sinh, có lý do thần học phụng vụ, vì lễ nghi này là buổi cử hành việc canh thức đón chờ Chúa Kitô phục sinh. Thánh Augustinô đã nói Đêm canh thức này là buổi cử hành quan trọng nhất trong các buổi canh thức khác trong Năm phụng vụ. Vì thế từ thời xa xưa, Giáo hội đã cử hành đêm vọng này một cách hết sức trọng thể.

Còn về Lễ nghi Tuần thánh, sắc lệnh cũng đưa ra lý do như sau: tuần thánh tưởng niệm những mầu nhiệm thật lớn lao cao trọng của công cuộc cứu rỗi nhân loại, đó là mầu nhiệm tử nạn, sống lại của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Việc cử hành các mầu nhiệm này được thực hiện nhất là trong Tam Nhật Thánh, khi tưởng niệm Chúa Kitô chịu đóng đinh, chịu chôn trong mồ và rồi sống lại, trong ngày thứ sáu, thứ bảy và Chúa Nhật. Sau đó còn cử hành thêm việc Chúa Kitô lập phép Thánh Thể trong thánh lễ chiều thứ năm Tuần Thánh. Việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem cũng được kính nhớ và cử hành cách trọng thể vào Chúa Nhật đầu Tuần Thánh, cũng gọi là Chúa nhật Lễ Lá. Ngay từ thời các tông đồ, Giáo hội đã lo lắng để cử hành các mầu nhiệm này một cách đặc biệt, với những lễ nghi hết sức trọng thể và kéo dài lâu hơn.

Như vậy hai sắc lệnh về việc cải tổ Đêm Vọng phục sinh và Tuần Thánh đã nói tới nội dung của việc cử hành trong các ngày trọng đại này. Đó là điều mà Đức Giáo hoàng Piô XII muốn nhắc nhở các tín hữu khi đi tham dự lễ nghi các ngày của Tuần Thánh.

Hai sắc lệnh trên đã nói ti mục đích của việc cải tổ Lễ nghi Vọng phục sinh và Lễ nghi Tuần thánh.

Đây là những điều Đức Giáo hoàng Piô XII nhắm tới mà chúng ta đọc được trong hai sắc lệnh này.

Đối với Lễ Nghi Vọng phục sinh, việc cải tổ có mục đích đem lại vẻ huy hoàng của chính Lễ nghi này và tính cách đúng thực về thời gian, như đã có từ xưa, tức là cử hành vào lúc đêm, để cho thấy Giáo hội canh thức, hát thánh ca và chờ đợi Chúa Kitô sống lại. Xuyên qua thời gian, Lễ nghi Vọng phục sinh đã được dịch vào lúc trước kinh chiều, rồi sau đó, cử hành vào các giờ sau trưa; có thời đại Lễ nghi này lại được cử hành vào lúc cả sáng thứ bảy tuần thánh. Bây giờ Lễ nghi Vọng phục sinh cử hành vào lúc mặt trời lặn, và không sau lúc hừng đông.

Đối với Lễ Nghi Tuần thánh, mục đích cải tổ là để lấy lại tính cách đúng thực của việc cử hành này. Vào thời Trung cổ, Lễ nghi đã được cử hành vào buổi sáng thứ năm, thứ sáu và thứ bảy. Cử hành như thế làm tổn thương tới chính buổi cử hành phụng vụ và làm xáo trộn cơ cấu của buổi cử hành. Các kinh cũng không còn đúng, vì đã đọc vào lúc khác. Các biểu hiệu cũng thế, cũng mất ý nghĩa của chúng.

Đối với cả hai Lễ Nghi Vọng phục sinh và Tuần Thánh, việc cải tổ này còn có một mục đích khác, đó là để tín hữu có thể tham dự đông đảo hơn. Vì từ năm 1624, Đức Giáo hoàng Urbanô VIII đã không còn cho ngày thứ năm và thứ sáu là ngày nghỉ lễ. Rồi xã hội ngày nay, vấn đề này cũng gây khó khăn cho tín hữu để có thể tham dự các lễ nghi Tuần Thánh.

Đức Piô XII, khi cho cải tổ Lễ Nghi Vọng phục sinh và đem áp dụng, đã thấy kết quả thật là tốt đẹp, nên Ngài đã cho cải tổ tiếp Lễ nghi Tuần thánh. Công đồng Vatican II đã tiếp nhận công cuộc cải tổ này cách trọn vẹn, đã đưa Lễ Nghi cải tổ trên, vào trong Sách lễ Rôma năm 1970. Đồng thời Công đồng cũng lồng Lễ nghi Vọng phục sinh và Lễ Nghi Tuần Thánh vào trong khung chung của Năm phụng vụ, nghĩa là Tam Nhật Thánh và Tuần Thánh là tột đỉnh của Năm phụng vụ, vì cử hành các mầu nhiệm quan trọng của công cuộc cứu rỗi nhân loại.

Trong Sách lễ Rôma năm 1970, phần Tuần Thánh và Tam Nhật Thánh được trình bày một cách đặc biệt hơn, với những chỉ dẫn chữ đỏ riêng biệt, liên hệ tới các thừa tác viên, các lễ nghi, các bản văn, các bài đọc sách thánh, các biểu hiệu, cho từng phần, từng ngày. Năm 1988, Bộ Phụng Tự đã gửi một thư luân lưu đến các Hội đồng Giám mục về việc chuẩn bị và việc mừng Lễ Phục Sinh, để xin các giám mục lưu tâm về việc cử hành những ngày quan trọng nhất trong năm phụng vụ này.

III.       Khía cạnh mục vụ của việc cải tổ Lễ Nghi ĐêmVọng Phục Sinh và Lễ Nghi của Tuần Thánh

Về khía cạnh mục vụ, có những điểm nào đáng ghi nhận rút ra từ công cuộc cải tổ Lễ Nghi Vọng phục sinh và Tuần Thánh của Đức Giáo Hoàng Piô XII?

Về lễ nghi, chúng ta đã ghi nhận trong Sách Lễ Rôma năm 1970, vì Sách lễ này đã lấy lại hoàn toàn cơ cấu và lễ nghi của thời Đức Piô XII.

Về khía cạnh mục vụ, trên đây chúng ta đã nhận ra lý do mục vụ của công cuộc canh tân này là để tín hữu có thể dễ dàng tham dự các lễ nghi Tuân Thánh và tham dự đông đảo.

Ở đây chúng ta chỉ nhắc lại một vài điểm thực tế hơn.

1)        Trước tiên, chúng ta hãy tôn trọng thời gian tính của mỗi buổi cử hành Lễ nghi Tuần Thánh. Sách Lễ Rôma, Sách Lễ nghi dành cho các giám mục, đã cho chúng ta thấy thời gian rõ ràng, và giới hạn trước sau, không được sớm quá, không được muộn quá.

2)        Cố gắng hết sức cử hành đúng như sự sắp xếp của Lễ Nghi, về các bản văn, về các bài sách thánh, về thánh ca phải hát trong từng lễ nghi. Như việc đọc 9 bài Sách thánh trong đêm Vọng phục sinh. Có thể đọc ít hơn, nhưng nếu không có lý do nào quan trọng, thì không nên bỏ qua một số bài. Vì các bài sách thánh có liên hệ với nhau trong mỗi buổi cử hành.

3)        Cần có lễ nghi rửa tội, người lớn và trẻ em, ít là lễ  nghi rửa tội trẻ em, trong Lễ Nghi Vọng Phục Sinh, nhất là Lễ Nghi do Đức Giám Mục cử hành tại Nhà Thờ Chính Tòa, trong Ñeâm Voïng phục sinh, để qua lễ nghi rửa tội và việc nhắc lại lời hứa khi chịu phép rửa tội, các tín hữu ý thức ơn được cùng chết với Chúa Kitô và cùng sống lại với Người, như những con người mới.

Các lễ nghi thực hiện trong thời gian Dự Tòng, suốt Mùa Chay Thánh, và tuần Bát Nhật Phục Sinh, cho thấy Giáo Hội ân cần săn sóc các người con cái mới của mình như thế nào. Các Giám Mục được mời gọi để chủ sự các lễ nghi này: khi giáo huấn các dự tòng và khai tâm Kitô giáo theo từng giai đoạn.

4)        Cần có đủ các người giúp lễ, các người đọc sách, ca đoàn, người hát đáp ca, các phó tế hay ca viên hát bài thương khó, phó tế hay ca viên hát bài công bố Phục sinh, trong khi cử hnh Lễ Nghi Tuần Thánh. Phải tập dượt trước cho các tác viên phụng vụ này.

5)        Các chữ đỏ về bàn thờ, về nhà tạm Mình thánh, về thánh giá để hôn kính, về việc rửa tội trong Đêm Vọng phục sinh, về nến cầm, về hương, lửa, nến phục sinh, về việc rửa chân. . . cần đọc để hiểu rõ ý nghĩa và gi cho đúng. Mỗi giáo xứ ngày nay đã có một vị chưởng nghi - nếu chưa có thì phải lo cho có vị chưởng nghi này - để lo coâng vieäc naøy. Nên viết ra cho người lo phòng thánh : chuẩn bị các sách phụng vụ phải có, các đồ phải có, nhắc nhở các người giúp lễ có mặt đúng giờ, để tập giúp lễ và chuẩn bị chính buổi cử hành.

6)        Các linh mục, phó tế, các thừa tác viên giúp lễ, đọc sách, dẫn lễ . . .  phải đọc trước lễ nghi cử hành, tập lễ nghi trước, và dọn bài đọc. Luôn dùng Sách Lễ Roma và Sách các Bài Đọc, tránh dùng các tờ rời trên bàn thờ, làm thiếu sự tôn nghiêm xứng đáng. Như vậy sẽ hiểu ý nghĩa từng lễ nghi cử hành, cơ cấu và thi hành cách ý thức. Tránh những sáng kiến không được phép. Khi cử hành, cần giữ thái độ hồi tâm, chú ý sốt sắng. Tránh hết sức dặn bảo điều này điều nọ trong lúc cử hành. Nếu cần dặn bảo điều gì, thì nói cách nghiêm trang, nhỏ nhẹ và kín đáo.

7)        Làm thế nào để tín hữu hiểu được ý nghĩa của Tuần thánh, các lễ nghi, các bản văn . . . Nếu được thì giải thích trước. Cùng lắm mới dùng tới người dẫn lễ. Nhưng người dẫn lễ này, phải hết sức ít lời, dọn sẵn điều phải nói. Và đừng nói những gì linh mục sẽ đọc, sẽ nói.

Ngày 12-04-2014

Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả

 


Các bài viết mới hơn
     Truyền thống cử hành phụng vụ các nhà thờ “trạm” trong Mùa Chay_Nt. Hồng Thủy - Vatican News
     Công bố Lời Chúa trong cử hành Phụng Vụ Các Giờ _Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
     Ba hình thức rửa tội khác nhau trong Hội thánh Công giáo
     14 Câu Kinh Thánh chứng tỏ chúng ta được cứu độ nhờ Bí tích Rửa Tội - Dave Armstrong
     Tại sao Công đồng Vatican II thấy cần phải cải cách phụng vụ? - Timothy P. O’Malley
     5 cách để gặp gỡ Chúa trong thói quen hằng ngày - Tác giả Cecilia Pigg
     Các biểu tượng và ý nghĩa thiêng liêng của Mùa Vọng_ Lm Giuse Nguyễn Hữu An, sưu tầm
     Tài Liệu Giúp Các Giới Tôn Thờ Thánh Thể_Ban Chuyên Đề Thánh Thể Gp. Xuân Lộc
     Các bài đọc Chúa Nhật 14 Thường Niên Năm A
     Bài Đọc Lễ Mình Máu Thánh Chúa Năm A

Các bài viết cũ hơn
     Các Bài Đọc Chúa Nhật Lễ Lá Năm A
     Các Bài Đọc Chúa Nhật V Mùa Chay Năm A
     BUỔI CỬ HÀNH THỐNG HỐI do ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ chủ sự tại Đền Thờ Thánh Phêrô
     BẢN LƯỢC ĐỒ CHUNG GIÚP XÉT MÌNH TRƯỚC KHI XƯNG TỘI
     Các Bài Đọc Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm A.
     Chúa Nhật III Mùa Chay Năm A
     CÁC BÀI ĐỌC THỨ TƯ LỄ TRO
     CÁC BÀI ĐỌC TUẦN VIII THƯỜNG NIÊN NĂM A
     Các bài đọc Chúa Nhật 7 Thường Niên Năm A
     Các Bài đọc Chúa Nhật 4 Thường Niên Năm A