Trang Chủ > Giáo Lý

ĐIỀU RĂN THỨ TÁM

KHÔNG ĐƯỢC LÀM CHỨNG GIAN NGƯƠI HẠI NGƯỜI

(Sách GLHTCG Từ số 2464 - 2513)

HINH.jpg

“Các ngươi còn nghe luật dạy người xưa rằng: “chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề đối với Chúa” (Mt 5, 33).

hinh 1.jpgiO agN 10x350.pngĐiều răn thứ tám một mặt cấm con người xuyên tạc chân lý bằng những hành xử như: lừa dối, vu khống, đổ vạ, cáo gian... khi sống và giao tiếp với người khác; Mặt khác là mời gọi con người biết tôn trọng sự thật và làm chứng cho sự thật, bởi con người được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là Đấng Chân Thật. Hơn nữa, điều răn thứ tám cũng dạy người Kitô hữu đừng hổ  thẹn vì phải làm chứng cho Chúa bằng lời nói cũng như việc làm. Và việc tử đạo là lời chứng cao quí nhất về chân lý và đức tin. Trong Giáo Hội, điều răn này là “khuôn vàng thước ngọc” để giúp con người thận trọng với những bí mật, nhất là bí mật tòa giải tội; hay những nhận định và phổ biến trong những phương tiện truyền thông xã hội.

THẾ NÀO LÀ LÀM CHỨNG GIAN?

Trong sách Đaniel có một phiên tòa đầy kịch tính và ấn tượng về vụ án xét xử một người phụ nữ tên Su-san-na. Bà Su-san-na là con gái ông Khen-ki-gia, bà được Kinh Thánh ghi lại là một người phụ nữ đã có chồng, rất xinh đẹp và có lòng kính sợ Chúa. Chính vì thế bà đã bị các lão kỳ mục đem lòng ham muốn ...(x. Dn 13, 9). Rồi chuyện gì đến cũng đã đến, các lão kỳ mục này đã bày mưu tính kế để thỏa mãn khát vọng của mình. Và khi đối diện với một con người có lòng kính sợ Thiên Chúa: “tôi thà không làm gì cả mà sa vào tay các ông, còn hơn là phạm tội trước mặt Chúa”...(Đn13, 23) Các kỳ mục không thực hiện được mưu toan của mình, vì thế trước tòa án họ đã làm chứng gian như sau: “Chúng tôi đang dạo chơi một mình trong vườn, thì mụ này đã vào với hai tớ gái, đóng cửa vườn lại rồi cho các tớ gái đi ra. Một gã thanh niên núp sẵn ở đó, đến bên mụ và nằm với mụ... chúng tôi bắt được và hỏi mụ ta về gã thanh niên kia là ai. Nhưng mụ không chịu nói cho chúng tôi. Chúng tôi xin làm chứng về những điều ấy”(Đn 13, 38-41). Và cuối cùng phiên tòa đã phán quyết đây là lời chứng gian dối nhằm hại người khác (x. Đn13, 60).

SỐNG TRONG CHÂN LÝ

Chúng ta biết rằng chính Thiên Chúa là nguồn mạch chân lý, bởi vì Ngài là Đấng chân thật. Và nơi Đức Kitô, chân lý của Thiên Chúa được bày tỏ cách toàn vẹn. Chính vì thế khi còn sống dưới thế Đức Giêsu đã dạy các môn sinh của Người sống và yêu mến chân lý vô điều kiện: “Hễ có thì phải nói có, không thì phải nói không, thêm thắc điều gì là do ác quỉ” (Mt 5, 37). Như vậy mọi thành phần thuộc dân Thiên Chúa đều được mời gọi sống chân lý, và thể hiện chân lý trong hành động cũng như trong lời nói của mình. Đời sống này sẽ giúp con người loại trừ được những hành vi gian dối, giả tạo... để có thể tin tưởng, tín nhiệm và sống gần nhau hơn.

LÀM CHỨNG CHO CHÂN LÝ

hinh 2.jpgiO agN 10x350.pngNgười Kitô hữu không chỉ được mời gọi sống trong chân lý nhưng còn có bổn phận làm chứng cho chân lý hay nói cách khác là làm chứng nhân Tin Mừng qua lời giảng dạy và đời sống đức tin. Điều này muốn nhấn mạnh rằng, trong những hoàn cảnh cần làm chứng cho đức tin, mọi Kitô hữu phải tuyên xưng đức tin của mình cách thẳng thắn, mạnh mẽ không úp mở. Khi đến thế gian, Đức Giêsu cũng đã chu toàn nhiệm vụ chứng nhân Nước Trời trong cuộc đời làm người của mình, trước tòa án Phi-la-tô, Người đã tuyên bố rằng: “Tôi đến thế gian là để làm chứng cho sự thật” (Ga 18, 37). Người đã hoàn tất nhiệm vụ ấy cách trọn vẹn qua cái chết và sự phục sinh vinh quang. Tiếp nối sứ mạng ấy đã có vô số các vị Thánh cũng đi đến tận cùng là cái chết tử đạo để làm chứng cho chân lý đức tin.

NHỮNG XÚC PHẠM ĐẾN CHÂN LÝ

Tất cả những người Kitô hữu, tức là người mang danh Kitô đều phải phản ánh được sự công chính và chân thật của Đấng Tạo hóa. Phải loại bỏ tất cả mọi hành vi đi ngược với sự thật, nhất là những lời nói thề gian chứng dối làm cho người vô tội trở thành kẻ có tội. Tránh những thái độ và hành động xúc phạm đến danh dự của người khác như:

-         Phán đoán hồ đồ khi chưa biết rõ sự thật

-         Nói xấu người vắng mặt

-         Vu khống làm hại thanh danh kẻ khác

Để tránh đi những điều xúc phạm đến chân lý chúng ta cần loại trừ những tật xấu như:

-         Nịnh hót

-         A dua bè phái

-         Lấy lòng

-         Khoe khoang, khoác lác..

Và đối với nghĩa vụ lương tâm, nếu người nào gây hại hoặc làm tổn thương đến anh em mình thì buộc phải đền bù cân xứng.

TÔN TRỌNG CHÂN LÝ

Trên nguyên tắc con người có quyền được thông truyền chân lý, nhưng không phải vô điều kiện. Có những sự thật cần minh chứng, nhưng có những sự thật cần giữ kín vì lợi ích an toàn của tha nhân. Ví dụ những bí mật nơi tòa giải giữa linh mục và hối nhân; bí mật nghề nghiệp như chính trị, quân nhân, y sĩ, luật gia...đặc biệt là những bí mật về cuộc sống riêng tư của người khác. Chính vì thế trong mọi hoàn cảnh chúng ta phải có sự suy xét và cẩn mật trong lời nói cũng như hành động của mình.

SỬ DỤNG NHỮNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 

hình 3.jpgiO agN 10x350.pngTrong xã hội hiện đại ngày nay, các phương tiện truyền thông kỹ thuật đang nắm giữ vai trò quan trọng trong lãnh vực thông tin. Nó làm cho đời sống con người cũng tiến bộ hơn khi tiếp cận với thế giới xung quanh cách dễ dàng. Tuy nhiên khi sử dụng những phương tiện truyền thông, chúng ta cũng phải biết cảnh giác và chọn lọc dựa trên một số nguyên tắt sau:

-         Truyền thông phải nhằm phục vụ công ích

-         Truyền bá những dư luận lành mạnh

-         Không được dùng truyền thông để bôi nhọ người khác

-         Truyền thông không bị lạm dụng để gây thiệt hai cho  thuần phong mỹ tục của xã hội

-         Không xuyên tạc chân lý

-         Không dùng truyền thông để khống chế dư luận về chính  trị...

CHÂN LÝ, THẨM MỸ VÀ NGHỆ THUẬT THÁNH

Khi con người sống thiện và làm điều thiện thì chính bản thân mình đã có niềm vui và hạnh phúc. Và khi Sống thật và nói thật thì con người cũng nhận được niềm vui và cái đẹp của tinh thần. Mặt khác, vì con người được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa, nên một khi con người sống sự thật kết hợp trí thứ với kỹ năng, tức nói lên là con người là một kiệt tác phản ánh vẻ đẹp của Đấng Chân – Thiện – Mỹ. Xa hơn nữa, khi tác phẩm nghệ thuật chính tay Thiên Chúa dựng nên lại qui hướng về Người để thờ phượng và tôn vinh thì nó trở nên nghệ thuật Thánh.

Nt. Maria Trúc Anh, ĐMTT. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Các bài viết mới hơn
     ĐIỀU RĂN THỨ MƯỜI: "NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC HAM MUỐN BẤT CỨ VẬT GÌ CỦA NGƯỜI TA"_Nt. Maria Trúc Anh. OP
     ĐIỀU RĂN THỨ CHÍN_Maria Trúc Anh. OP

Các bài viết cũ hơn