Bài Diễn Văn của Đức Thánh Cha Phanxicô
với các Vị Sứ Thần Tòa Thánh
trong Khung Cảnh Năm Đức Tin
Anh Em thân mến,
Chúng ta đang ở trong những ngày cử hành trong Năm Đức Tin, đây là một dịp mà Chúa ban để cùng nhau cầu nguyện, để cùng nhau suy tư và để sống một khoảnh khắc huynh đệ. Tôi xin cám ơn Đức Hồng Y Bertone, vì những lời Ngài đã bày tỏ với Tôi nhân danh tất cả Anh Em, nhưng Tôi muốn cám ơn mỗi người Anh Em, vì công tác Anh Em làm để giúp đỡ Tôi trong mối lo lắng cho tất cả các Giáo Hội, trong sứ vụ bảo toàn sự hiệp nhất là trọng tâm của mối lo lắng nơi Người Kế Vị Thánh Phêrô. Anh Em, Những Vị Đại Diện cho Tôi tại các Giáo Hội rải rắc khắp nơi trên thế giới và với Các Chính Phủ, nhưng Tôi gặp gỡ Anh Em hôm nay đông đảo như thế này cũng cho Tôi nhận ra tính Công Giáo của Giáo Hội, nhận ra hơi thở phổ quát của Giáo Hội. Xin chân thành cám ơn Anh Em! Công việc của Anh Em là một công việc - đến trong tâm trí Tôi, thật là "quan trọng", nhưng là một lời cám ơn này cỏ vẻ hình thức - ; vì công việc của Anh Em còn hơn nữa, có tính cách quan trọng, đó là công việc làm nên Giáo Hội, xây dựng Giáo Hội. Việc làm giữa các Giáo Hội địa phương và Giáo Hội Hoàn Vũ, giữa các Giám Mục và Giám Mục của Roma. Anh Em không là người trung gian, nhưng đúng hơn là những người làm môi giới, mà với sự môi giới Anh Em tạo nên sự hiệp thông. Một số nhà thần học nghiên cứu môn Giáo Hội Học, nói về Giáo Hội địa phương và nói rằng các Vị Đại Diện Tòa Thánh và các Chủ Tịch của các Hội Đồng Giám Mục làm nên Giáo Hội địa phương không phải là một cơ chế đến từ Thiên Chúa, mang tính cách tổ chức, nhưng giúp Giáo Hội tiến lên. Và công việc quan trọng hơn; công việc là việc làm môi giới, mà để làm môi giới thì cần phải biết. Không chỉ biết qua giấy tờ - và cũng là điều thật quan trọng, đọc các giấy tờ và thật nhiều giấy tờ - nhưng cần phải là biết con người. Vì thế Tôi muốn nhìn mối tương quan nhân bản giữa Giám Mục Roma và Anh Em phải là điều thật chính yếu. Thực vậy Phủ Quốc Vụ Khanh giúp đỡ chúng ta, nhưng sau cùng thì mối tương quan cá nhân, thật quan trọng. Chúng ta phải tạo ra mối tương quan này, từ cả hai phía. Tôi đã nghĩ tới cuộc gặp gỡ này và Tôi muốn gợi ra đây với Anh Em những suy tư đơn giản về một vài khía cạnh, Tôi muốn nói là chính yếu, của phận vụ là Vị Đại Diện của Tòa Thánh. Qua những sự việc, nhờ đó Tôi suy tư trong tâm trí Tôi, nhất là khi nghĩ tới việc ở bên cạnh Anh Em. Trong cuộc gặp gỡ này Tôi không muốn nói với Anh Em chỉ qua các lời nói có tính cách hình thức theo hoàn cảnh; điều này sẽ làm hại tất cả mọi người, cho Anh Em và cho cả Tôi. Điều mà Tôi muốn nói với Anh Em bây giờ, đến ừu bên trong, Tôi đoan quyết với Anh Em điều đó, và điều này luôn canh cánh bên lòng Tôi.
1. Trước tiên Tôi muốn nhấn mạnh rằng đời sống của Anh Em là đời sống của những người du mục. Tôi đã suy nghĩ về điều này bao nhiêu lần: đó là những con người thật tội nghiệp! Cứ mỗi ba, hoặc bốn năm, cho các Cộng Sự Viên; hoặc lâu hơn một chút cho các Vị Sứ Thần, Anh Em lại đổi chỗ ở, đi từ Châu Lục này sang Châu Lục khác, từ Nước này tới Nước khác, từ thực tại của Giáo Hội này, tới thực tại của Giáo Hội khác, thường rất khác nhau; như vậy Anh Em luôn mang "valise" trong tay. Tôi tự đặt cho mình một câu hỏi: đời sống này nói gì cho tất cả mọi người? Cuộc sống này có ý nghĩa thiêng liêng nào? Tôi muốn nói đời sống này cho ý nghĩa nào cho một cuộc hành trình, và trung tâm của đời sống này, sống Đức Tin, như đã bắt đầu với ông Abraham, con người của Đức Tin trong hành trình; Thiên Chúa đòi hỏi ông phải bỏ quê hương xứ sở của ông, bỏ những an toàn của ông, để ra đi, tín thác vào một lời hứa, mà ông không trông thấy, nhưng ông chỉ gìn giữ trong lòng như một niềm hy vọng mà Thiên Chúa hiến tặng (xem St 1-9). Và điều này mang theo hai yếu tố, theo ý Tôi. Trước tiên việc hãm mình, bởi vì chính là thế, ra đi với chiếc "valise" trong tay, đó là một việc hãm mình, việc hy sinh cởi bỏ mình khỏi các công việc, khỏi các bạn bè, khỏi các ràng buộc liên hệ, và rồi lại bắt đầu mới hoàn toàn. Và điều này không phải là dễ dàng; đó cuộc sống trong sự tạm bợ, khi đi ra khỏi chính mình, mà không có một nơi nào để đặt gốc rễ, một cộng đoàn bền vững, cho dù vẫn yêu mến Giáo Hội và xứ sở mà Anh Em được kêu gọi để phục vụ.
Một khía cạnh thứ hai của đời sống mang tính cách du mục, là luôn ở trên đường, đó là điều được mô tả trong đoạn thứ 11 của Thư gửi Tín hữu Do Thái. Khi liệt kê các gương sống Đức Tin của các Tổ Phụ, Tác Giả xác quyết là họ đã nhìn thấy các điều lành được hứa cho và họ đã chào đón từ xa - hình ảnh này tuyệt đẹp - khi công bố ra mình là những người lữ hành trên mặt đất này (Dt 11, 13). Đó là một công phúc lớn lao, một đời sống như thế, một đời sống như là đời sống của chúng ta, khi người ta sống thật đậm đà tình yêu, với việc tưởng nhớ sống động tới ơn gọi thứ nhất.
2. Tôi muốn dừng lại một chút về kiểu nói "nhìn từ đàng xa", nhìn các lời hứa từ đàng xa, chào đón chúng từ đàng xa. Các Vị Tổ Phụ trong Cựu Ước nhìn từ đàng xa, điều này có ý nghĩa gì? Các lời hứa từ Thiên Chúa có ý nghĩa gì? Mỗi người chúng ta có thể tự hỏi: lời hứa của tôi là gì? Tôi nhìn vào điều gì? Tôi đi tìm điều gì trong đời sống? Điều mà trí nhớ làm nền tảng thúc đẩy chúng ta đi tìm Thiên Chúa, Ngài là Đấng đã hứa ban cho chúng ta. Điều này, đối với chúng ta, không phải là điều đã có được. Ngày 25 tháng 4 năm 1951, trong một bài diễn văn thời danh, Đức Tổng Giám Mục Montini, lúc đó là Phụ Tá Quốc Vụ Khanh, nhắc lại hình ảnh của một Vị Đại Diện Tòa Thánh, "đó là hình ảnh của một người thực sự có lương tâm đem Đức Kitô với mình", như là một ơn huệ quý giá cần được truyền đạt, loan báo, biểu lộ. Của cải, các viễn tượng của thế gian này kết thúc là lừa đảo, những đòi hỏi không bao giờ làm cho mình hài lòng; Thiên Chúa là của cải không bao giờ lừa đảo. Và điều này đòi hỏi một sự từ bỏ chính mình, điều mà người ta chỉ có thể đạt được do một mối tương quan với Đức Kitô và kết hiệp đời sống của mình chung quanh Đức Kitô. Và điều này gọi là mối thân tình với Chúa Giêsu. Sự Thân tình với Chúa Giêsu Kitô phải là lương thực hằng ngày của Vị Đại Diện Tòa Thánh, bởi vì lương thực sinh ra từ ký ức của cuộc gặp gỡ Chúa cũng được diễn tả hằng ngày qua việc trung thành với ơn gọi của Chúa. Sự thân tình. Sự thân tình với Chúa Giêsu Kitô trong việc cầu nguyện, trong việc cử hành Thánh Lễ, qua việc đừng bao giờ buôn xuôi, trong việc phục vụ Đức Ái.
3. Luôn có nguy cơ, ngay cả với những người của Giáo Hội, là nhượng bộ trước điều mà Tôi gọi là, lấy lại kiểu nói của Henri de Lubac, "tính đời trong đời sống siêu nhiên", là nhượng bộ cho tinh thần của thế gian, là tinh thần dẫn tới hành động để chỉ lo thực hiện chính chúng ta mà không vì vinh danh của Thiên Chúa (xem Meditazione sulla Chiesa, Milano 1979, tr. 269), nhượng bộ cho "lối sống thế tục về tinh thần và trong đời sống" thúc đẩy người ta sống an nhàn, đi tìm một đời sống tiện nghi và thanh bình. Với các Sinh Viên Trường Ngoại Giao của Tòa Thánh, Tôi đã nhắc nhở như Chân Phước Gioan XXIII, là việc phục vụ như là Vị Đại Diện Tòa Thánh phải là một trong các phạm vi, và không phải là điều nằm ở hàng thứ, trong đó có hình thức thánh thiện, và Tôi đã trích một vài đoạn của cuốn Nhật Ký của Tâm Hồn nhắc tới chính tác vụ của mình. Chân Phước xác quyết là luôn hiểu hơn thêm hơn nữa là, nhờ tính cách hữu hiệu của hành động của mình, Ngài phải luôn mang theo vườn nho của đời sống của mình với điều mà chỉ là cành lá vô ích và đi thẳng vào điều chính yếu, nghĩa là Đức Kitô và Phúc Âm của Ngài, nếu không người ta liều mình thi hành sứ mệnh thánh của mình một cách nực cười (Il Giornale dell' Anima, Cinisello Balsamo 2000, tr. 513-414), mà đúng thế: nhượng bộ cho tinh thần thế tục bày tỏ nhất là chúng ta các Mục Tử cho sự nực cười; có lẽ chúng ta nhận được một vài tiếng vỗ tay nhưng chính những người xem ra chấp nhận chúng ta, rồi chỉ trích chúng ta ngay trên vai chúng ta. Đó là luật chung. Nhưng chúng ta là Mục Tử! Và điều này, chúng ta không bao giờ được quên điều này! Anh Em, Thưa Các Vị Đại Diện Tòa Thánh, Anh Em là sự hiện của Đức Kitô, Anh Em là sự hiện diện linh mục, của các Mục Tử. Thực thế, Anh Em sẽ không dạy cho một phần nhỏ đặc biêt của Dân của Thiên Chúa được trao phó cho Anh Em, Anh Em không hướng dẫn một Giáo Hội địa phương, nhưng Anh Em là Mục tử phục, với vai trò là khích lệ, trở nên thừa tác viên của sự hiệp thông, và cũng có trách vụ, không phải luôn dễ dáng, là nhắc nhở. Anh Em hãy luôn luôn thi hành với tình yêu thật sâu xa. Ngay cả trong các mối tương quan với các cấp Chính Quyền Dân Sự và các Đồng Nghiệp Anh Em là các Mục tử: Anh Em hãy luôn tìm sự thiện, sự thiện của tất cả, sự thiện của Giáo Hội và của mỗi người. Nhưng công việc mục vụ này, như Tôi đã nói, người ta làm với sự thân tình với Chúa Giêsu Kitô trong việc cầu nguyện, trong việc cử hành Thánh Lễ, trong các hoạt động bác ái: ở đó Chúa Kitô hiện diện. Nhưng từ phía Anh Em người ta cũng phải làm với chuyên môn, và sẽ như của Anh Em, Tôi có một lời muốn nói - dây thắt lưng đánh tội của Anh Em, việc thống hối của Anh Em: hãy luôn thi hành mọi phận sự với tính chuyên nghiệp, bởi vì Giáo Hội muốn như thế. Và khi Vị Đại Diện của Tòa Thánh không làm với tính cách nghề nghiệp, thì các Ngài mất đi quyền bính. Tôi muốn kết luận khi nói một lời về một trong những điểm quan trọng của việc phục vụ của Anh Em như là những Vị Đại Diện của Tòa Thánh, ít ra là cho số đông: việc cộng tác cho việc phân bổ các Tòa Giám Mục, Anh Em biết một câu nói thời danh cho biết tiêu chuẩn nền tảng trong việc chọn lựa ai sẽ là người cai trị: si sanctus est, oret pro nobis, si doctus est, doceat nos, si prudens est, regat nos - nếu họ là thánh thiện, thì họ hãy cầu nguyện cho chúng ta, nếu họ thông thái, họ hãy dạy chúng ta, nếu họ khôn ngoan, thì họ hãy cai trị chúng ta. Trong trách vụ thât tế nhị để thực hiện việc điều tra để chọn các giám mục, Anh Em hãy lưu ý các ứng viên là các Mục Tử gần dân chúng: đây là tiêu chuẩn thứ nhất. Các Mục Tử phải gần dân chúng. Đó là một nhà thần học lớn lao, một cái đầu lớn: họ hãy đi dạy tại các Đại Học, vì họ làm thật tốt ở đó! Còn các Mục Tử! Chúng ta cần các Mục Tử! Họ phải là các người cha và người anh em, họ phải hiền từ, nhẫn nại, và có lòng thương xót; họ phải yêu thích sự khó nghèo, bên trong cũng như sự tự do cho Chúa và cả bên ngoài như là sự đơn sơ và sự khắc khổ của đời sống, mà không phải là người có những "nguyên lý". Anh Em hãy chú ý rằng họ không phải là những người ham hố, không đi tìm quyền chức giám ụuc; người ta nói rằng Chân Phước Gioan Phaolô II trong một Buổi Triều Yết thứ nhất với Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Giám Mục, Vị này đã hỏi Đức Giáo Hoàng về tiêu chuẩn, và Đức Giáo Hoàng với giọng đặc biệt nói như sau: "Tiêu chuẩn thứ nhất, [Volentes nolumus = họ muốn thì chúng ta không muốn. Những ai đi tìm tước hiệu Giám Mục, . . . thì không được, không được. Và rồi họ phải là phu quân của một Giáo hội, mà không đi tìm một Giáo Hội khác. Họ có khả năng "canh chừng" đoàn chiên sẽ được trao phó cho họ, nghĩa là chăm sóc cho tất cả những gì gìn giữ đoàn chiên hiệp nhất; có khả năng "canh chừng" đoàn chiên, chú ý tới những nguy cơ đang đe dọa đoàn chiên; nhưng nhất là có khả năng "canh chừng" đoàn chiên, canh thức, làm cho có niềm hy vọng, có mặt trời và ánh sáng trong các con tim, nâng đỡ với tình yêu và với sự kiên nhẫn các kế đồ mà Thiên Chúa thực hiện trong Dân của Chúa. Chúng ta hãy nghĩ tới hình ảnh của Thánh Giuse canh giữ trên Mẹ Maria và Chúa Giêsu, nghĩ tới sự lo lắng cho gia đình mà Thiên Chúa trao phó cho Thánh nhân, và cho cái nhìn chăm cúu qua đó Thánh nhân hướng dẫn gia đình này trong việc tránh các mối nguy hiểm. Vì điều này các Mục Tử phải biết đứng ở trước đoàn chiên để chỉ đường cho đoàn chiên, ở giữa đoàn chiên để giữ cho đoàn chiên hiệp nhất, ở sau đoàn chiên để tránh cho người còn ở sau và để chính đoàn chiên, có thể nói như thế, nghe tiếng còi mà tìm ra con đường. Vị Mục Tử phải di chuyển như thế!
Các Vị Đại Diện Tòa Thánh thân mến, đó chỉ là một số suy tư đến từ con tim, Tôi đã suy nghĩ trước khi viết chúng xuống: Tôi đã viết điều này! Tôi đã suy nghĩ thật nhiều và Tôi đã cầu nguyện thật nhiều. Các suy tư này đến từ con tim của Tôi, mà Tôi không nghĩ là những điều mới lạ - không, không có điều nào trong những điều mà Tôi đã nói là điều lạ, và Tôi mời gọi Anh Em suy nghĩ cho việc phục vụ quan trọng và quý hóa mà Anh Em thực hiện cho tất cả Giáo Hội. Đời sống của Anh Em thường khó khăn, nhiều khi tại những nơi đang có tranh chấp - Tôi biết điều đó: Tôi đã nói với một người trong Anh Em trong thời gian này, hai lần. Bao nhiêu đau đớn, bao nhiêu khổ đau! Một cuộc hành trình liên tục mà không có thể đặt rễ nguồn tại một chỗ, một văn hòa, trong một thực tại đặc biệt trong Giáo Hội. Nhưng là một đời sống bước đi hướng về vùng đất hứa và chào nó từ xa xăm, Một đời sống lên đường, nhưng luôn với Chúa Giêsu Kitô là Đấng nắm lấy tay họ. Đó là điều chắc chắn: Ngài cầm lấy tay của Anh Em. Cám ơn một lần nữa vì điều này! Chúng ta biết rằng sự ổn định của chúng ta không hệ tại sự vật, trong các dự án hoặc trong các tham vọng, mà trong việc là Mục Tử chân chính là những người giữ mãi con mắt hướng về Đức Kitô. Một lần nữa xin cám ơn! Xin vui lòng, Tôi xin Anh Em, hãy cầu nguyện cho Tôi, vì Tôi cần. Xin Chúa chúc lành cho Anh Em và xin Đức Maria giữ gìn Anh Em. Cám ơn chân thành.
(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến, ngày 21-06-2013. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 25-06-2013)
**********