Trang Chủ > Tin Giáo Hội > Giáo Hội Toàn Cầu

Bài Huấn Dụ của ĐTC Beneđictô XVI

Buổi Triều Yết Chung, thứ tư, ngày 5-9-2012

Anh Chị Em thân mến,

            Sau khi ngưng lại vào mùa hè, hôm nay chúng ta lấy lại Buổi Gặp Gỡ hằng tuần tại Vatican, tiếp tục trong “trường đào tạo cầu nguyện” mà Tôi đang cùng sống với Anh Chị Em trong các Buổi Giáo Lý vào ngày thứ tư. Hôm nay Tôi muốn nói về việc cầu nguyện trong Sách Khải Huyền, mà, như Anh Chị Em biết, đó là cuốn Sách cuối cùng của Tân Ước. Đó là một cuốn Sách khó đọc, nhưng lại chứa đựng một nội dung thật phong phú. Sách này đặt chúng ta tiếp cận với việc cầu nguyện sống động và run rẩy của cộng đoàn Kitô Hữu, tụ họp lại “trong ngày của Chúa” (Kh 1, 10): quả thế đó là nét vẻ luôn di chuyển trong cả bản văn. Một độc viên trình bày cho cộng đoàn một sứ điệp được trao phó từ Thiên Chúa cho Thánh Sử Gioan. Độc viên và cộng đoàn làm nên, có thể nói như thế, do hai nhân vật để khai triển cả cuốn sách; ngay từ đầu, một lời chúc vui tươi được gửi tới họ: “Phúc cho ai đọc và phúc cho những người nghe các lời tiên tri này” (1, 3). Từ cuộc đối thoại liên lỉ giữa những người này, nảy sinh ra một bản hòa tấu của việc cầu nguyện, được khai triển ra với sự thay đổi lớn lao về hình thức cho tới lúc kết thúc. Khi nghe vị độc viên trình bày sứ điệp, khi lắng nghe và quan sát cộng đoàn phản ứng lại, lời cầu nguyện của họ tiến triển thành lời cầu nguyện của chúng ta.

            Phần thứ nhất của Sách Khải Huyền (1, 4 – 3, 22) trình bày, trong thái độ của cộng đoàn cầu nguyện, với 3 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn thứ nhất (1, 4-8) được thành hình bởi một cuộc đối thoại mà – là trường hợp duy nhất trong Tân Ước – trong đó có việc hướng về nhau giữa cộng đoàn vừa tập họp lại và độc viên, là người nói lên những lời chúc mừng cho cộng đoàn với lời chúc phúc như sau: “Ơn sủng và bình an ở cùng Anh Em” (1. 4). Độc viên tiếp tục lời chúc, khi nhấn mạnh về nguồn gốc của lời chúc này: lời chúc này đến từ Chúa Ba Ngôi: từ Chúa Cha, Chúa Thánh Thần, từ Chúa Giêsu Kitô, cùng liên hệ trong việc làm cho kế đồ tạo dựng và cứu rỗi nhân loại thành tựu. Cộng đoàn lắng nghe và, khi nghe xướng tên Giêsu Kitô, họ đã có trạng thái như sôi sục lên trong niềm hân hoan và trả lời với hứng khởi, dâng lên lời cầu nguyện sau đây: “Xin dâng lên Đấng yêu thương chúng ta và đã giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi nhờ máu của Ngài, Ngài đã làm cho chúng ta thành một vương quốc, thành tư tế cho Thiên Chúa của Ngài và là Cha, xin dâng lên Ngài vinh quang và quyền năng đến muôn thế hệ. Amen” (1, 5b-6). Cộng đoàn, được bao bọc bởi tình yêu của Đức Kitô, cảm thấy được giải thoát khỏi các dây ràng buộc của tội lỗi và công bố mình là “vương quốc” của Chúa Giêsu Kitô, hoàn toàn thuộc về Ngài. Nhận ra sứ mệnh lớn lao mà với Bí Tích Rửa Tội được trao phó cho việc mang vào trong thế giới sự hiện diện của Thiên Chúa. Và ông kết luận việc cử hành ca tụng của ông, khi lại nhìn một cách trực tiếp vào Chúa Giêsu và, với tiếng thưa “Amen” lớn thêm mãi, ông nhận ra “vinh quang và quyền năng” để cứu rỗi nhân loại. Tiếng thưa “Amen” sau cùng kết thúc thánh ca ngợi khen dâng lên Đức Kitô. Ngay 4 câu đầu cũng chứa đựng sự phong phú về những chỉ dẫn cho chúng ta; bản văn nói cho chúng ta rằng lời cầu nguyện của chúng ta trước tiên phải là việc lắng nghe Thiên Chúa đang nói với chúng ta. Bị chìm ngập thật sâu bởi bao nhiêu lời nói, chúng ta ít quen với việc lắng nghe, nhất là đặt chúng ta trong tư thế sẵn sàng bên trong và bên ngoài của sự thinh lặng để chú ý tới những điều mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta. Ngoài ra những câu nói này dạy chúng ta rằng việc cầu nguyện, thường chỉ là lời xin, trái lại trước tiên nó phải là lời ca tụng Thiên Chúa vì tình yêu của Ngài, vì ơn huệ của Chúa Giêsu Kitô, là Đấng đã đem cho chúng ta sức mạnh, niềm hy vọng và ơn cứu độ.   

            Rồi một sự can thiệp mới của độc viên nhắc nhở cộng đoàn, đang bám chặt vào tình yêu của Đức Kitô, sự dấn thân để tiếp nhận sự hiện diện của Ngài trong đời sống chúng ta. Ông nói như sau: “Này, Ngài đến trong đám mây và mọi mắt sẽ nhìn thấy Ngài, cả những người đã đâm thâu qua thân xác Ngài, và vì Ngài  tất cả mọi bộ tộc trong trái đất sẽ đấm ngực” (1, 7). Sau khi đã lên trời trong một đám “mây”, biểu hiệu của tính siêu việt (xem Cv 1, 9), Chúa Giêsu Kitô sẽ trở lại như Ngài đã lên Trời (xem Cv 1, 11b). Bấy giờ mọi dân nước sẽ nhận ra Ngài và, như Thánh Gioan trong Phúc Âm thứ IV, “họ đã ngước mắt nhìn xem Ngài, những kẻ đã đâm thâu qua thân thể Ngài” (19, 37). Họ sẽ nhìn lại tội lỗi mình, là nguyên nhân của việc đóng đinh Ngài, và như những người đã chứng kiến trực tiếp việc đóng đinh này trên núi Calvariô, “họ đã đấm ngực” (Lc 23, 48) cầu xin Ngài ơn tha thứ, để đi theo Ngài trong sự sống và như thế, để chuẩn bị việc hiệp thông trọn vẹn với Ngài, sau khi Ngài sẽ trở lại lần sau hết. Cộng đoàn suy nghĩ về sứ điệp này và nói: “Amen!” (Kh 1, 7b). Cộng đoàn diễn tả bằng tiếng “vâng” việc chấp nhận trọn vẹn những gì được loan báo cho họ và nguyện xin rằng điều này thực sự có thể trở nên sự thực. Đó là lời cầu nguyện của cộng đoàn, đang suy niệm về tình yêu của Thiên Chúa được tỏ lộ ra một cách tột độ trên Thập Giá và xin được sống một cách đúng hợp như là những môn đệ của Đức Kitô. Và có câu trả lời của Thiên Chúa: “Ta là Alfa và Omega, Đấng đang là, đã là, và sẽ đến, Đấng Toàn Năng!” (1, 8). Thiên Chúa mặc khải mình như là khởi đầu và kết thúc của lịch sử, đón tiếp và đặt nơi con tim lời cầu xin của cộng đoàn. Ngài đã là hiện tại, đang là hiện tại, và sẽ là hiện tại và hoạt động với tình yêu của Ngài trong các biến chuyển của con người, trong hiện tại, trong tương lai, cũng như trong quá khứ, cho tới khi đạt tới giới hạn cuối cùng. Đó là lời hứa của Thiên Chúa. Và ở đây một yếu tố mới quan trọng: lời cầu nguyện liên lỉ thức tỉnh trong chúng ta về ý nghĩa của sự hiện diện của Đức Kitô trong cuộc đời của chúng ta và trong lịch sử của chúng ta, và sự hiện diện của Ngài là sự hiện nâng đỡ chúng ta, hướng dẫn chúng ta và ban cho chúng ta một niềm hy vọng lớn lao, cả khi chúng ta sống giữa đêm tối tăm của các biến chuyển của con người; ngoài ra, mỗi lời cầu nguyện, cả ngay sự cô đơn rất tận căn này, không bao giờ lẻ loi một mình và không hề son sẻ, nhưng là nhựa sống để nuôi dưỡng sự hiện hữu Kitô giáo luôn dấn thân hơn và đúng hợp hơn. 

            Giai đoạn thứ hai của lời cầu nguyện trong cộng đoàn (1, 9-22) đào sâu hơn nữa mối tương quan với Chúa Giêsu Kitô: Đức Kitô làm cho người ta nhìn thấy Ngài, đang nói, đang hành động, và cộng đoàn, luôn gần gũi Ngài hơn, đang lắng nghe, phản ứng và đón nhận. Trong sứ điệp được độc viên trình bày, Thánh Gioan kể lại một kinh nghiệm cá nhân của Ngài với Đức Kitô: Thánh Nhân ở trong đảo Patmos vì “Lời của Thiên Chúa và vì chứng tá của Đức Kitô” (1, 9) và “vào ngày của Chúa” (1, 10a), ngày Chúa Nhật, mà trong ngày đó người ta cử hành cuộc Sống Lại. Và Thánh Gioan được “Thánh Thần cất nhắc lên” (1, 10a). Chúa Thánh Thần chan hòa nơi Thánh nhân, và đổi mới Thánh nhân, khi làm cho khả năng của Thánh nhân đón nhận Chúa Giêsu, là Đấng mời gọi Thánh nhân viết ra. Lời kinh của cộng đoàn lắng nghe, nhận lấy cách từ từ thái độ chiệm niệm được biến thành nhịp điệu bởi các động từ “nhìn thấy”, “ngắm xem”: có nghĩa là, chiêm ngắm bao nhiêu điều độc viên đề nghị, khi nội tâm hóa và làm nên của mình.

            Gioan ca hát “một giọng hát có sức mạnh, như là tiếng trống vang” (1, 10b): tiếng đó áp đặt trên Thánh nhân buộc ông gửi đi một sứ điệp tới “bảy Giáo Đoàn” (1, 11) ở Tiểu Á và, qua các Giáo Đoàn này, tới tất cả mọi Giáo Hội của mọi thời đại, hiệp nhất với các Chủ Chăn của mình. Kiểu nói “tiếng trống”, lấy từ Sách Xuất Hành (xem 20, 18), nhắc lại cuộc xuất hiện của Thiên Chúa cho ông Maisen trên núi Sinai và chỉ tiếng của Thiên Chúa, đang nói từ Trời Cao của Ngài, từ sự siêu việt của Ngài. Ở đây áp dụng cho Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, Đấng từ vinh quang của Chúa Cha đang nói, với tiếng của Thiên Chúa, nói cho cộng đoàn đang cầu nguyện. Khi quay lại “để nhìn thấy tiếng nói” (1, 12), Gioan nhận ra “bảy chân nến vàng, với các cây nến cháy ở giữa các chân nến, có một cây giống như Con Người” (1, 12-13), từ ngữ này đặc biệt quen thuộc với Gioan, chỉ về chính Đức Kitô. Các chân nến vàng, với các cây nến cháy, chỉ về Giáo Hội mọi thời đại qua thái độ cầu nguyện trong Phụng Vụ: Chúa Giêsu Phục Sinh, “Con Người”, đang ở giữa Giáo Hội và, mặc áo của Thày Cả thượng phẩm trong Cựu Ước, thi hành chức vụ tư tế làm trung gian bên Chúa Cha. Trong sứ điệp biểu trưng này của Gioan, có kèm theo một biểu lộ đầy ánh sáng của Đức Kitô Phục Sinh, với các đặc tính riêng của Thiên Chúa, thường có trong Cựu Ước. Đó là “tóc . . . trắng, giống như len trắng như tuyết” (1, 14), biểu hiệu của sự đời đời của Thiên Chúa (xem Đn 7, 9) và của sự Phục Sinh. Một biểu tượng thứ hai là lửa, mà, trong Cựu Ước, thường chỉ về Thiên Chúa để cho thấy hai đặc tính. Đặc tính thứ nhất là tính ghen tương thật sâu đậm của tình yêu, làm linh động giao ước của Ngài với con người (xem Nl 4, 24). Và đây là chính sự sâu đậm nóng cháy của tình yêu mà người ta đọc được trong ánh mắt của Chúa Giêsu Phục Sinh: “mắt của Ngài như ánh của ngọn lửa” (Kh 1, 14a). Đặc tính thứ hai là khả năng không thể làm ngừng lại được để thắng sự dữ như “ngọn lửa ngốn đi” (Nl 9, 3). Như thếvậy “chân” của Chúa Giêsu đang đi trên đường để đương đầu và phá hủy sự dữ, đã có ánh rạng ngời của “tấm đồng chói sáng” (Kh 1, 15). Rồi giọng nói của Chúa Giêsu, “giống như tiếng sét phát ra từ luồng nước lớn” (1, 15), đã vang lên một cách thật ấn tượng của “vinh quang của Thiên Chúa Israel” Đấng đang đi về Giêrusalem,  mà Ngôn sứ Ezechiel đã nói tới (xem 43, 2). Còn 3 yếu tố biểu tượng đi theo, chứng tỏ Chúa Giêsu Phục Sinh đang làm biết bao điều cho Giáo Hội của Ngài: Chúa cầm vững chắc Giáo Hội trong bàn tay phải của Ngài – một hình ảnh rất quan trọng: Chúa Giêsu cầm lấy Giáo Hội trong bàn tay của Ngài – nói với Giáo Hội với sức mạnh xuyên thấu như lưỡi gươm rất nhọn, và tỏ ra cho Giáo Hội sự cả sáng của Thiên Tính: “Dung nhan của Ngài như mặt trời khi chiếu tỏa sức mạnh của Ngài trong toàn cõi trái đất”(Kh 1, 16), Gioan bị nắm lấy một cách như thế nào từ kinh nghiệm ngạc nhiên như thế do Đấng Phục Sinh, Đấng như đang yếu dần đi và ngã xuống Như chết đi.

            Sau kinh nghiệm mặc khải này, Tông Đồ Gioan có trước mặt mình Chúa Giêsu đang nói với Thánh nhân, đang trấn an Thánh nhân, đặt một tay của Chúa trên đầu của Gioan, mặc khải cho biết căn tính của Ngài là Đấng Chịu Đóng Đinh và Sống Lại và trao phó cho Gioan trách vụ truyền đạt sứ điệp của Ngài cho các Giáo Hội (xem Kh 1, 17-18). Đây là điều đẹp biết bao trước mặt Thiên Chúa mà đang kém đi cho Tông đồ, ngã xuống như chết. Ngài là bạn hữu của cuộc sống, và Ngài để tay trên đầu của Tông Đồ. Và như thế cũng xẩy ra cả cho chúng ta: chúng ta là bạn hữu của Chúa Giêsu. Rồi mặc khải của Thiên Chúa Phục Sinh, sẽ không còn hãi hùng, nhưng sẽ là cuộc gặp gỡ với người bạn. Cả cộng đoàn cũng sống với Gioan giây phút đặc biệt của ánh sáng trước Đức Kitô, hiệp nhất, tuy nhiên với kinh nghiệm của cuộc gặp gỡ hằng ngày với Chúa Giêsu, nhận ra sự giầu có của cuộc tiếp xúc với Đức Kitô, Đấng làm tràn đầy mọi không gian của đời sống.

            Trong giai đoạn thứ ba và cuối cùng của phần thứ nhất của Sách Khải Huyền (Kh 2-3), độc giả đề nghị cho cộng đoàn một sứ điệp bảy hình thức trong đó Chúa Giêsu nói ở ngôi thứ nhất. Được gửi tới địa chỉ là 7 Giáo Hội được đặt ở vùng Tiểu Á chung quanh Thành phố Ephesô, bài diễn từ của Chúa Giêsu khởi sự từ tình huống đặc biệt của mỗi Giáo Hội, để rồi lan tới các Giáo Hội của mọi thời đại. Chúa Giêsu đi vào ngay trong cái thực nhất của mỗi Giáo Hội, làm cho rõ nét ánh sáng và bóng mờ của mỗi Giáo Hội và ngỏ lời với Giáo Hội thật là khẩn thiết: “Người hãy trở lại” (2, 5. 16; 3, 19c); “Hãy cầm chắc cái ngươi đang có” (3, 11); “Hãy làm các việc trước đây” (2, 5); “Vậy người hãy nhiệt thành và trở lại” (3, 19b) . . .  Lời nói này của Chúa Giêsu, nếu được lắng nghe với đức tin, khởi đầu ngay và trở thành hữu hiệu: trong Giáo Hội cầu nguyện, khi tiếp nhận Lời của Đức Kitô thì Giáo Hội được biến đổi. Tất cả các Giáo Hội phải đặt mình để chăm chú lắng nghe Đức Kitô, mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần như Chúa Giêsu xin với sự nhấn mạnh khi lặp lại lệnh truyền này 7 lần: “Ai có tai, hãy lắng nghe điều mà Thánh Thần nói với các Giáo Hội” (2, 7. 11. 17. 29; 3, 6. 13. 22). Cộng đoàn lắng nghe sứ điệp khi lãnh nhận một sự thúc đẩy để thống hối, trở lại, kiên nhẫn, lớn lên trong tình yêu, hướng định cho cuộc hành trình.

            Các bạn thân mến, Sách Khải Huyền trình bày cho chúng ta một cộng đoàn cầu nguyện, bởi vì chính trong việc cầu nguyện mà chúng ta nhận ra một cách luôn tăng thêm sự hiện diện của Chúa Giêsu giữa chúng ta và trong chúng ta. Càng thấy hơn nữa và rõ hơn nữa khi chúng ta cầu nguyện với sự kiên trung, với sự sâu đậm, thì chúng ta càng giống Chúa Giêsu hơn nữa, và Ngài thực sự đi vào trong cuộc đời của chúng ta và hướng dẫn nó, ban cho nó niềm vui và bình an. Và khi chúng ta càng biết, càng yêu mến và càng theo Chúa Giêsu, thì chúng ta càng cảm thấy nhu cầu dừng lại để cầu nguyện với Ngài, lãnh nhận từ Ngài sự thanh thản, niềm hy vọng và sức mạnh trong cuộc sống chúng ta.

            Xin cám ơn các Bạn đã lắng nghe.

(Dịch từ nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến ngày 5-9-2012. Lm. Trần Văn Khả, ngày 5-12-2012).

 


Các bài viết mới hơn
     “Thánh Thể là sức mạnh của tôi”: câu chuyện của sơ Alicia Torres_ Sr. Bernadette M. Reis, fsp
     ĐTC Phanxicô: Trong Thánh Thể Chúa Giêsu nuôi dưỡng và cho chúng ta no thoả nhờ sự hiện diện của Người_ Nt. Hồng Thủy - Vatican News
     Đức Thánh Cha: Nhà giáo dục đích thực là người biết đồng hành, lắng nghe và đối thoại_Ngọc Yến - Vatican News
     Tiếp kiến chung 20/04: Sự thảo kính đối với người già_Vatican News
     Vài ngộ nhận đối với lập trường của Đức Thánh Cha về chiến tranh_G. Trần Đức Anh O.P
     Lễ Phục sinh ở Myanmar, Đức Hồng y Bo: Nơi thờ phượng bị ảnh hưởng, nhưng Giáo hội vẫn đứng vững_Vatican News
     Bạn trẻ cùi Robert Naoussi “dọn đường lên trời” cho người khác_Ngọc Yến - Vatican News
     Thứ Sáu Tuần Thánh - chứng tá tha thứ cho kẻ giết con mình_Ngọc Yến - Vatican News
     Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi_Vatican News
     ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân cho các tù nhân tại nhà tù ở Civitavecchia_Nt. Hồng Thủy - Vatican News

Các bài viết cũ hơn
     Sự hiện diện sinh động của Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong con tim tín hữu
     Lễ an táng ĐHY Carlo Maria Martiti, SJ
     Hội nghị Liên Phi châu về giáo dân Công Giáo nhóm tại Yaoundé, Camerun
     Cầu nguyện trước hết là lắng nghe Thiên Chúa nói và chúc tụng Người
     SỰ HIỆN DIỆN SINH ĐỘNG CỦA CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II TRONG CON TIM TÍN HỮU. Linh Tiến Khải.
     LỄ AN TÁNG ĐHY CARLO MARIA MARTITI, SJ. G.Trần Đức Anh, OP.
     Bắt đầu nhận đăng ký Ngày Quốc Tế giới trẻ Rio de Janeiro
     Đức Hồng Y Carlo Maria Martini S.J qua đời
     Vài kỷ niệm về Công Đồng Chung Vaticăng II
     Đức Hồng Y Đan Quốc Tỷ, cựu thừa sai Dòng Tên tại Việt Nam, qua đời