Trang Chủ > Tin Giáo Hội > Giáo Hội Toàn Cầu

NÀY TÔI ĐÂY, XIN HÃY SAI TÔI

Takashi Nagai, một bác sĩ nổi tiếng của Nhật bản, tác giả của nhiều cuốn sách được yêu thích trong cả nước Nhật, nhất là cuốn “Tiếng chuông Trường kỳ” (The Bells of Nagasaki), đã kể về hành trình của đức tin nơi mình từ khi vào Trường Y khoa năm 1928: “Bắt đầu từ trung học, tôi đã trở nên tù nhân của chủ nghĩa duy vật ... tất cả những gì tôi thấy chỉ là vật chất. Còn linh hồn là gì? Một bóng ma do những kẻ lừa đảo sáng chế ra để lừa gạt những người đơn sơ, ngu dốt”.

Năm 1930, cha ông gửi cho ông một bức điện tín: “Về nhà ngay”.

Vừa đến nhà ông đã đờ người ra khi biết mẹ mình bị bệnh đột ngột, và không còn nói được nữa. Ông ngồi bên mẹ và đọc thấy trong mắt mẹ tiếng chào từ biệt. Ánh mắt người mẹ đã phá đổ tất cả cái ý thức hệ ông vừa dựng lên cho mình: “Người mẹ đã đưa tôi vào thế giới và đã gầy dựng nên tôi, là người không lúc nào mà không yêu tôi, và trong giờ sau hết đã nói với tôi rấr rõ ràng. Cái nhìn của mẹ tôi nói cho tôi biết là linh hồn con người vẫn tiếp tục sống sau cái chết. Cái biết đó đến bởi trực giác, một trực giác mang hương vị của sự thật.”

Một thân phận rất mong manh, tầm thường, là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi “Tôi là ai?” trong tâm hồn mọi người.

Tiên tri Isaia, khi đứng trước nhan thánh Chúa, đã sợ hãi cho sự hèn hạ của mình: “... tôi chết mất, vì lưỡi tôi nhơ bẩn, tôi ở giữa một dân tộc mà lưỡi họ đều nhơ nhớp, mắt tôi đã trông thấy Đức Vua, Người là Chúa các đạo binh”; còn thánh Phaolô thì nói: “tôi vốn là kẻ hèn mọn nhất trong các tông đồ, và không xứng đáng được gọi là tông đồ, vì tôi đã bắt bớ Hội thánh của Thiên Chúa”; ngay cả thánh Phêrô cũng phải thốt lên: “Lạy Chúa, xin Chúa tránh xa tôi, vì tôi là người tội lỗi”

Nhưng ngược lại, Kinh thánh lại cho thấy con người tuy rất hèn hạ, nhưng cũng rất cao quí: Còn gì tầm thường hơn bụi đất, nhưng còn gì cao quí hơn công trình của Chúa? Mà con người là gì nếu không phải là bụi đất được nhào nắn bởi chính bàn tay Chúa (St 3,7)?

Càng ý thức mình là bụi đất, càng thấy hạnh phúc khi biết mình được Thiên Chúa của cả vũ trụ yêu thương. Không phải con người được dựng nên trong một nhà máy, mà trái lại, mỗi người đều được đích thân Thiên Chúa nhào nắn nên với tất cả tình thương của Ngài. Tình thương đó đã làm thay đổi tất cả: Thần Sốt mến đã gắp than lửa đặt vào miệng Isaia và nói: “than lửa này đã chạm đến lưỡi ngươi, lỗi của ngươi được xoá bỏ”; cũng chính tình thương đó nói với Phêrô: “Đừng sợ hãi”

Cuộc sống con người luôn là một sự  liên kết giữa bản chất tầm thường của cát bụi với tình thương bao la của Chúa: “Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm?” (Tv 8,4-5)

Để trả lời cho câu hỏi “tôi là ai?” của con người, chính Thiên Chúa đã “tự mặc khải và ban chính mình cho con người. Như vậy, Người mang đến một lời giải đáp cuối cùng và phong phú cho những câu hỏi mà con người đặt ra cho mình về ý nghĩa và cùng đích cuộc đời.” (GLCG  68)

Về phần con người, trước một tình thương như thế, câu trả lời của con người phải luôn đi kèm với một sứ mệnh: Khi biết mình là ai thì cũng thấy mình phải làm gì: “Này tôi đây, xin hãy sai tôi”.

Vì chỉ tình yêu mới đáp trả được tình yêu nên ta không thể làm gì khác hơn là đứng lên ngay như Isaia: “Tôi liền thưa: ‘Này tôi đây, xin hãy sai tôi”, và như các tông đồ: “các ông đưa thuyền vào bờ, và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người”... Ý thức được sự hèn kém của mình, ta cũng không thể làm gì hơn là “đi theo Chúa”, như Phêrô; là “rao truyền cho anh em trước tiên điều mà chính tôi đã nhận lãnh”, như Phaolô.

Một ngôi nhà thờ chính toà nguy nga vừa được hoàn tất. Một vị dáng vẻ đạo mạo đứng ngắm nghía với vẻ thán phục. Chợt một bé gái khoảng sáu, bảy tuổi đứng gần đó hỏi ông:

- Bác thích ngôi nhà thờ này lắm hở bác?

- Phải, ngôi nhà thờ này đẹp thật, cháu ạ.

- Bác biết không, cháu đã giúp xây dựng nên nó đấy!

- Sao? Cháu giúp xây dựng nó? Còn bé thế thì cháu giúp cách nào?

- Dạ, bố cháu là thợ nề. Bố cháu giúp xây nhà thờ từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn tất, còn cháu thì ngày nào cũng đem cơm trưa cho bố.

Còn gì lớn lao hơn một việc làm nhỏ bé được làm với tình yêu Thiên Chúa! Đó là công trình tạo dựng đang được bắt đầu lại mỗi ngày trong cuộc sống khi tôi thưa: “Này tôi đây. Xin hãy sai tôi”.

Đó là lúc “Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người”.

Lm. HK


Các bài viết mới hơn
     “Thánh Thể là sức mạnh của tôi”: câu chuyện của sơ Alicia Torres_ Sr. Bernadette M. Reis, fsp
     ĐTC Phanxicô: Trong Thánh Thể Chúa Giêsu nuôi dưỡng và cho chúng ta no thoả nhờ sự hiện diện của Người_ Nt. Hồng Thủy - Vatican News
     Đức Thánh Cha: Nhà giáo dục đích thực là người biết đồng hành, lắng nghe và đối thoại_Ngọc Yến - Vatican News
     Tiếp kiến chung 20/04: Sự thảo kính đối với người già_Vatican News
     Vài ngộ nhận đối với lập trường của Đức Thánh Cha về chiến tranh_G. Trần Đức Anh O.P
     Lễ Phục sinh ở Myanmar, Đức Hồng y Bo: Nơi thờ phượng bị ảnh hưởng, nhưng Giáo hội vẫn đứng vững_Vatican News
     Bạn trẻ cùi Robert Naoussi “dọn đường lên trời” cho người khác_Ngọc Yến - Vatican News
     Thứ Sáu Tuần Thánh - chứng tá tha thứ cho kẻ giết con mình_Ngọc Yến - Vatican News
     Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi_Vatican News
     ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân cho các tù nhân tại nhà tù ở Civitavecchia_Nt. Hồng Thủy - Vatican News

Các bài viết cũ hơn
     ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI ĐỪNG GIẢI HÔN PHỐI Dễ DÀNG
     KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN NĂM C
     BÍ QUYẾT CỦA NIỀM HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC LÀ NÊN THÁNH, LÀ SỐNG GẦN THIÊN CHÚA
     SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA NHÂN NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI
     KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 24 THÁNG GIÊNG
     TUẦN CẦU NGUYỆN CHO HIỆP NHẬT CÁC TÍN HỮU KITÔ 2010
     KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT THỨ II THƯỜNG NIÊN NĂM C
     VAI TRÒ CỦA CÁC DÒNG KHẤT THỰC PHANXXICÔ VÀ ĐAMINH TRONG VIỆC CANH TÂN GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI- Theo Vatican
     ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI CỨU TRỢ NẠN NHÂN ĐỘNG ĐẤT TẠI HAITI- Theo Vatican
     ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN NGOẠI GIAO ĐOÀN CẠNH TÒA THÁNH