ĐTC Phanxicô: những từ khóa để bắt đầu lại: cội nguồn,
ký ức, tình huynh đệ và niềm hy vọng

Trong một cuộc trò chuyện với
phóng viên của nhật báo Ý La Stampa, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh: “Cầu nguyện
làm cho chúng ta hiểu được điều dễ bị tổn thương của chúng ta” nhưng Chúa “biến
đổi chúng thành sức mạnh và sự gần gũi”.
Ngọc Yến - Vatican
Sống Phục Sinh như thế nào? Một lần nữa Đức Thánh Cha
đã nói điều này trong cuộc phỏng vấn. Theo Đức Thánh Cha, để sống Phục Sinh cần
phải: “Thống hối, lòng thương cảm và niềm hy vọng. Đồng thời, cũng phải khiêm
nhường, vì nhiều lần chúng ta quên rằng trong cuộc sống có những “vùng tối”,
những “khoảnh khắc đen tối”.
Đức Thánh Cha tiếp: “Thiên Chúa nâng đỡ chúng ta bằng
nhiều cách, Ngài không phân biệt giữa người tin và người không tin. Chúng ta
đều mang thân phận con người, chúng ta đều ở trên cùng một con thuyền. Và không
có điều gì của con người mà lại xa lạ đối với một Kitô hữu”.
Giải thích về nỗi đau khổ của nhân loại trong giai
đoạn này, Đức thánh Cha nói: “Lúc này chúng ta khóc vì chúng ta đau khổ. Tất cả
chúng ta đều mang thân phận chung, thân phận con người, đau khổ. Sự cộng tác,
tinh thần trách nhiệm và hy sinh sẽ trợ giúp chúng ta. Chúng ta không được tạo
ra sự khác biệt giữa người tin và người không tin. Chúng ta hãy đi đến tận gốc
rễ của chúng ta, đó là: bản tính con người. Trước nhan thánh Chúa tất cả chúng
ta đều là con của Ngài”.
“Cần phải luôn nhớ rằng nhân
loại là một cộng đoàn duy nhất, tình huynh đệ phổ quát rất quan trọng, quyết
định tất cả. Chúng ta phải nghĩ đến những gì sẽ còn lại sau chiến tranh. Sẽ
không có ‘người khác’, mà sẽ chỉ là ‘chúng ta’. Bởi vì trong hoàn cảnh này chỉ
có thể là chúng ta cùng nhau bước ra. Và chúng ta phải nhìn đến cội nguồn của
chúng ta hơn: ông bà, những người già. Xây dựng một tình