Đức Thánh Cha tiếp kiến Đức Giáo Chủ Anh
giáo
VATICAN. ĐTC Phanxicô
tái khẳng định mục tiêu tìm về sự hiệp nhất trọn vẹn giữa Công Giáo và Anh
giáo, đồng thời cổ võ sự cộng tác chung giữa hai cộng đồng Giáo Hội.
Ngài bày tỏ lập trường
trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 16-6-2014, dành cho Đức Justin Welby, TGM
giáo phận Canterbury, Giáo Chủ liên hiệp Anh giáo, cùng với phái đoàn đến thăm
ĐTC. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Vincent Nichols, TGM giáo phận
Westminster, Chủ tịch HĐGM Công Giáo Anh quốc.
Lên tiếng trong dịp
này, ĐTC bày tỏ đau buồn vì tình trạng chia rẽ giữa các tín hữu Kitô và khẳng
định rằng: “Đứng trước cái nhìn từ bi của Chúa, chúng ta không thể làm ngơ
không biết rằng sự chia rẽ giữa chúng ta là một gương xấu, một chướng ngại cản
trở việc loan báo Tin Mừng cứu độ cho thế giới. Cái nhìn của chúng ta nhiều khi
bị lu mờ vì gánh nặng gây ra do lịch sử những chia rẽ của chúng ta cũng như do
ý chí của chúng ta không luôn luôn được giải thoát khỏi tham vọng phàm nhân,
thậm chí tham vọng này nhiều khi đi kèm ước muốn loan báo Tin Mừng theo mệnh
lệnh của Chúa” (Xc Mt 28,19).
ĐTC xác quyết rằng “Mục
tiêu hiệp nhất trọn vẹn có thể có vẻ là một mục tiêu xa vời, nhưng nó vẫn luôn
mà mục tiêu chúng ta phải qui hướng mọi bước đường trong hành trình đại kết
thúc ta đang cùng nhau thực hiện.. Sự tiến bộ hướng về hiệp nhất trọn vẹn không
phải chỉ là kết quả hành động nhân trần của chúng ta mà thôi, nhưng là món quà
tự do của Thiên Chúa. Chúa Thánh Linh ban cho chúng ta sức mạnh để không nản
chí và mời gọi chúng ta hoàn toàn tín thác nơi hoạt động quyền năng của Chúa”.
ĐTC nhắc lại trong lần
gặp gỡ đầu tiên với Đức Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo, hai bên đã nói về những
quan tâm chung và những tai ương đang đè nặng trên gia đình nhân loại. Ngài
nói:
“Đặc biệt chúng ta đã
bày tỏ kinh hoàng trước tệ nạn buôn người và những hình thức nô lệ mới mẻ. Tôi
cảm ơn Đức Giáo Chủ vì đã dấn thân chống lại tội ác không thể dung thứ này chốn
glại phẩm gia con người. Trong lãnh vực hoạt động rộng lớn này và cấp thiết
này, nhiều hoạt động cộng tác quan trọng đã được khởi sự, trong lãnh vực đại
kết cũng như với các chính quyền dân sự và các tổ chức dân sự quốc tế. Nhiều sáng
kiến bác ái đã nảy sinh từ các cộng đoàn của chúng ta và được thực thi quảng
đại và can đảm tại nhiều miền trên thế giới. Tôi đặc biệt nghĩ đến mạng hành
động chống lại nạn buôn phụ nữ do nhiều Hội dòng nữ đề xướng. Chúng ta hãy cùng
nhau dấn thân kiên trì trong cuộc chiến chống lại những hình thức nô lệ mới mẻ,
với niềm tín thác rằng chúng ta có thể góp phần nâng đỡ các nạn nhân và chống
lại thảm trạng buôn người thê thảm như vậy' (SD 16-6-2014)
G.
Trần Đức Anh OP