Không
mệt mỏi cầu nguyện, bầu cử cho tha nhân và thế giới
Sứ mệnh của kitô hữu
là không mệt mỏi cầu nguyện cho thế giới, bầu cử cho tha nhân, loan báo, làm
chứng cho Chúa Kitô và noi gương Chúa nối liền đất với trời.
ĐTC Phanxicô đã khẳng
định như trên trong bài giàng thánh lễ Chúa Thăng Thiên, cừ hành lúc năm giờ
rưỡi chiều ngày 27 tháng 5 tại quảng trường Kennedy của thành phố Genova truớc
sự hiện diện của hơn 100.000 tín hữu. Quảng trường này nằm dọc bến cảng
Genova. Khán đài mầu trắng có một bàn thờ và thánh giá cổ chạm trổ và trang
hoàng đơn sơ nhưng rất đẹp. Cùng đồng tế với ĐTC có vài trăm linh mục của tổng
giáo phận.
Trong bài giàng ĐTC đã
quảng diễn ý nghĩa các bài đọc lễ Chúa Thăng Thiên và nói: Truớc khi về Trời
Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Mọi quyền trên trời dưới đất đã được trao cho
Thầy”. Quyền của Chúa Giêsu là sức mạnh của Thiên Chúa. Trước hết đó là quyền nối
liền trời và đất. Hôm nay chúng ta cử hành mầu nhiệm này, bởi vì khi Chúa Giêsu
lên với Thiên Chúa Cha, thịt xác nhân loại của chúng ta đã bước qua ngưỡng cửa
của Trời; nhân tính của chúng ta ở đó luôn mãi trong Thiên Chúa. Niềm tin tưởng
của chúng ta là ở đó, bởi vì Thiên Chúa sẽ không bao giờ mệt mỏi vì con
người. Và thật an ủi cho chúng ta, khi biết rằng trong Thiên Chúa, với Chúa
Giêsu một chỗ đã được dọn sẵn cho chúng ta:. một số phận là con cái được sống
lại chờ đợi chúng ta, và vì thế thật đáng sống trên trần gian này bằng
cách tìm kiếm những sự trên trời, nơi có Chúa ngự trị (x. Cl 3,1-2).
Tuy nhiên, quyền nối
liền trời và đất này cho chúng ta của Chúa Giêsu không kết thúc một khi lên
trời, nhưng cả ngày nay nữa vẫn tiếp tục và kéo dài luôn mãi. Thật thế,
truớc khi lên cùng Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu đã nói: “Thầy ở cùng chúng
con mọi ngày cho tới tận thế” (Mt 28,25). Đây không phải chỉ là một kiểu nói,
một trấn an đơn sơ như truớc khi du hành chúng ta nói với các bạn hữu: “Tôi sẽ
nghĩ tới các bạn”. Không, Chúa Giêsu thật sự ở cùng chúng ta và cho chúng ta:
trên Trời Ngài luôn luôn cho Thiên Chúa Cha thấy nhân tính của Ngài, nhân tính
của chúng ta, và như thế “ngài luôn sống để bầu cử cho chúng ta (Dt 7,25). Bầu
cử đó là từ chià khoá biểu lộ quyền năng của Chúa Giêsu. Bên Thiên Chúa Cha
Chúa Giêsu bầu cử cho chúng ta mỗi ngày, mọi lúc. Trong mỗi lời cầu, trong mỗi
lời xin tha thứ của chúng ta, nhất là trong mỗi Thánh Lễ Chúa Giêsu bầu cử:
Ngài cho Thiên Chúa Cha thấy các dấu chỉ cuộc sống hiến dâng của Ngài, các
thương tích của Ngài, và bầu cử để có được sự thương xót cho chúng ta. Ngài là
“trạng sư” của chúng ta (x. 1 Ga 2,1), và khi chúng ta có vài lý do quan trọng
nào đó, thật là tốt biết tín thác nó cho Chúa và nói: “Lậy Chúa Giêsu, xin bầu
cử cho con, cho chúng con, cho người đó, cho tình trạng ấy…”
Khả năng bầu cử này
Chúa Giêsu cũng đã ban cho chúng ta, cho Giáo Hội, có quyền và bổn phận bầu cử,
cầu nguyện cho tất cả mọi người. Như là Giáo Hội, như là các kitô hữu, chúng ta
có thực thi quyền này bằng cách đem các người và các tình trạng đến với Thiên
Chúa không?” Thế giới cần điều đó. Chính chúng ta cần điều đó. Luôn phải sống
giữa biết bao nhiêu chuyện và có biết bao điều phải làm chúng ra có thể lạc
mất, khép kín trong chính mình, và trở thành bôn chôn vì một chuyện không đâu.
Để đừng bị chìm nghỉm trong cái “sống khó chịu”, mỗi ngày chúng ta hãy nhớ “cắm
neo nơi Thiên Chúa”: chúng ta hãy đem đến cho Ngài mọi gánh nặng, các con người
và tình trạng, hãy tín thác tất cả cho Ngài. Đó là sức mạnh của lời cầu nguyện
nối liền trời và đất, cho phép Thiên Chúa bước vào trong thời gian của chúng
ta.
Lời cầu nguyện kitô
không phải là một kiểu giúp ở trong an bình hơn một chút với chính mình, hay
tìm được vài sự hài hoà nội tâm. Chúng ta cầu nguyện để đem mọi sự tới với
Chúa, để tín thác thế giới cho Ngài: cầu nguyện là bầu cử. Nó không phải
là sự yên tịnh, nó là việc bác ái. Nó là cầu xin, kiếm tìm và gõ cửa (x. Mt
7,7). Nó là dấn thân để bầu cử, bằng cách kiên trì nài nỉ với Chúa cho nhau (x.
Cv 1,14). Bầu cử không mệt mỏi: đó là trách nhiệm đầu tiên của chúng ta, bởi vì
lời cầu nguyện là sức mạnh giúp thế giới tiến tới; nó là sứ mệnh của chúng ta,
một sứ mệnh vừa khiến mệt mỏi vừa trao ban bình an. Quyền năng của chúng ta là
đó: không thống trị hay hét to hơn theo cái luận lý của thế gian này, nhưng
thực thi sức mạnh khiêm tốn của lời cầu nguyện, qua đó cũng có thể chấm dứt
chiến tranh và có được hoà bình. Như Chúa Giêsu luôn luôn bầu cử cho chúng ta
bên Thiên Chúa, chúng ta là môn đệ của Ngài cũng không bao giờ mệt mỏi cầu
nguyện để cho đất gần với trời.
Từ chià khóa thứ hai
vén mở quyền năng của Chúa Giêsu đó là “loan báo”. Chúa gửi các môn đệ đi loan
báo Ngài với quyền năng của Chúa Thánh Thần: “Các con hãy ra đi và làm cho mọi
dân tộc trở thành môn đệ” (Mt 28,19). Đây là một cử chỉ tin tưởng tuyệt đối nơi
các người của Ngài: Chúa Giêsu tin tưởng nơi chúng ta, Ngài tin nơi chúng ta
hơn chúng ta tin nơi chính mình. Mặc dù các thiếu sót của chúng ta Ngài gửi
chúng ta ra đi: Ngài biết chúng ta sẽ không bao giờ toàn thiện, và nếu chúng ta
chờ đợi trở nên tốt lành hơn để rao giảng Tin Mừng, thì chúng ta sẽ không bao
giờ bắt đầu.
Nhưng đối với Chúa
Giêsu thật quan trọng là chúng ta bắt đầu thắng vượt ngay một sự bất toàn lớn:
đó là sự khép kín. Bởi vì Tin Mừng không thể bị khép kín và niêm phong, bởi vì
tinh yêu của Thiên Chúa năng động và muốn tới với tất cả mọi người. Như thế để
loan báo cần phải ra đi, ra khỏi chính mình. Với Chúa chúng ta không thể ở yên
được, an vị trong thế giới của mình hay trong các kỷ niệm nhớ nhung quá khứ:
với Chúa không được tự ru ngủ trong các an ninh chiếm hữu được. Đối với Chúa
Giêsu an ninh là ra đi với lòng tin tưởng: chính nơi đó sức mạnh của Ngài được
vén mở. Bởi vì Chúa không đánh giá cao các khéo léo và thoải mái, nhưng khiến
khó chịu và luôn luôn bắt đầu trở lại. Ngài muốn chúng ra đi ra, tự do khỏi cám
dỗ tự bằng lòng với chính mình, khi chúng ta khoan khoái và kiểm soát được mọi
sự.
Ngày hôm nay Chúa
Giêsu cũng nói với chúng ta: “Các con hãy ra đi”. Với bí tích Rửa Tội Ngài đã
ban cho từng người trong chúng ta quyền loan báo. Vì thế đi vào thế giới với
Chúa thuộc căn tính của kitô hữu. Kitô hữu không dừng lại, nhưng bước đi: với
Chúa đến với người khác. Nhưng họ không phải là một người chạy điên cuồng, hay
một người chinh phục phải đến trước các người khác. Kitô hữu là một người hành
hương, một thừa sai, một “người chạy đua đường trường hy vọng”, dịu hiền nhưng
cương quyết tiến bước; tin tưởng đồng thời hoạt động; có óc sáng tạo nhưng luôn
luôn tôn trọng; tháo vát và cởi mở; chăm chỉ làm việc và liên đới. Với kiểu
sống này chúng ta rong ruổi trên các nẻo đường của thế giới!
Cũng giống như các môn
đệ thuở ban đầu các nơi loan báo của chúng ta là các nẻo đường thế giới: nhất
là nơi ở đó ngày nay Chúa chờ đợi được biết tới. Như thuở ban đầu, Ngài ước
mong việc loan báo được đem đi với sức mạnh của ngài: không phải với sức mạnh
của thế gian, nhưng với sức mạnh trong sáng và hiền dịu của chứng tá tươi vui.
Đây là điều cấp bách. Chúng ta hãy xin Chúa ơn đừng hoá đá trên các vấn đề
chính yếu, nhưng hoàn toàn dấn thân cho sứ mệnh cấp bách này. Hãy để cho
người khác các bép xép và các tranh luận giả tạo của người chỉ biết lắng
nghe chính mình, và hãy làm việc một cách cụ thể cho ích chung và hoà bình: hãy
can đảm dấn thân với xác tín rằng cho đi thì vui hơn là nhận lãnh (x. Cv 20,35).
Linh Tiến Khải
Nguồn: vi. radiovaticana.va