Trang Chủ > Phụng Vụ > Lịch Phụng Vụ

Lịch Phụng Vụ từ Ngày 27 đến Ngày 2 Tháng 4 Năm 2016

MÙA PHỤC SINH

“Năm mươi ngày từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Chúa nhật Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất, hơn thế, như một “Đại Chúa Nhật”. Đặc biệt, trong những ngày này hát Alleluia” (AC 22).

27        19        Tr        CHÚA NHẬT PHỤC SINH. MỪNG CHÚA SỐNG LẠI. Lễ trọng với tuần bát nhật. Lễ cầu cho giáo dân (Lễ họ). 
CANH THỨC VƯỢT QUA: 
1. St 1,1—2,2 (hay St 1,1.26-31a) ; 
2. St 22,1-18 (hay St 22,1-2.9a.10-13.15-18) ; 
3. Xh 14,15—15,1a ; 
4. Is 54,5-14 ; 
5. Is 55,1-11 ; 
6. Br 3,9-15.32—4,4 ; 
7. Ed 36,16-17a.18-28 ; 
8. Rm 6,3-11 ; 
9. Lc 24,1-1

Lưu ý:

1.                 Theo truyền thống xa xưa, đêm nay là đêm truyền phải giữ, và cử hành Canh Thức Vượt Qua để kính nhớ Đêm Thánh Chúa sống lại, được coi là: “ Mẹ của mọi lễ Canh Thức”. Trong lễ Canh Thức này, Hội Thánh canh thức để mong đợi Chúa Phục Sinh và cử hành lễ Vượt Qua ấy trong các Bí Tích Khai tâm Kitô giáo. Toàn thể truyền thống Kitô giáo luôn nhìn nhận buổi canh thức này mang tính chất trông đợi cuộc quang lâm cánh chung của Chúa.

2.                 Tất cả canh thức vượt qua được cử hành về đêm, nên không được bắt đầu trước lúc chập tối và phải kết thúc trước rạng đông ngày Chúa nhật.

3.                 Không được cử hành Thánh lễ mà không có các nghi thức Canh Thức Vượt Qua.

4.                 Có thể cử hành Canh Thức Vượt Qua tại các nhà thờ hay nhà nguyện đã không cử hành các nghi thức ngày Thứ Năm và Thứ Sáu. Tại các nơi có cử hành các nghi thức ngày Thứ Năm và Thứ Sáu, có thể bỏ các cử hành Canh Thức Vượt Qua. Nhưng nơi nào có Giếng Rửa Tội thì buộc phải cử hành Canh Thức.

5.                 Trong tất cả buổi cử hành, linh mục và các thứa tác viênkhác mặc lễ phục màu trắng như khi cử hành thánh lễ.

6.                 Trong đêm canh thức này, nghi thức được sắp xếp như sau :

-                     Phần thứ nhất: Thắp nến Phục Sinh.

-                     Phần thứ hai: Phụng Vụ Lời Chúa. Tin tưởng vào Lời Chúa và điều Chúa hứa. Hội Thánh suy niệm những kỳ công đã làm cho dân Người, ngay từ lúc khởi nguyên.

-                     Phần thứ ba:  Phụng vụ Thánh Tẩy. Hội Thánh đón nhận các anh chị em tân tòng, và toàn thể cộng đoàn lập lại những lời cam kết khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy.

-                     Phần thứ tư: Phụng vụ Thánh Thể.  Gần rạng sáng Phục Sinh cùng với những chi thể mới đã được tái sinh trong Bí Tích Thánh Thể, Hội Thánh được mời vào bàn tiệc mà Chúa đã dọn sẵn cho dân Người, qua sự chết và Phục Sinh của Người cho tới khi Người đến.

7.                 Phải cử hành Canh Thức Vượt Qua cách trang trọng để giáo dân có thể hiểu ý nghĩa của các biểu tượng và các nghi thức; ý nghĩa này cũng được nói lên qua các lời nhắn nhủ và các lời nguyện.

8.                 Để duy trì tính chân thật của dấu chỉ, Nến Phục Sinh phải được làm bằng sáp nguyên tuyền, đủ lớn và còn mới bởi vì diễn tả hình ảnh Chúa Kitô là Ánh Sáng thật chiếu soi thế gian.

9.                 Do nhu cầu, bài công bố Tin Mừng Phục Sinh cũng có thể do một ca viên không phải là phó tế công bố, nhưng người này không xin linh mục chủ tế ban phép lành và bỏ câu: “Vậy giờ đây …” cho đến hết lời kêu gọi, kể cả lời chào “Chúa ở cùng anh chị em.”

Có thể hát bản dài hay ngắn.

10.             Phải đọc ít nhất ba bài Cựu Ước, và trong trường hợp gấp rút thì đọc ít nhất là hai bài, nhưng không bao giờ được bỏ bài trích sách Xuất hành, nên hướng dẫn vắn tắt để giáo dân hiểu các bài đọc Cựu Ước này có ý nghĩa tượng trưng và báo trước những thực tại Kitô giáo.

11.             Phụng vụ Thánh Tẩy trong canh Thức Vượt Qua đạt ý nghĩa trọn vẹn nếu có ban Bí Tích Thánh Tẩy cho người lớn hay ít là trẻ em. Bằng không tại các nhà thờ giáo xứ thì làm phép nước rửa tội. Nơi nào không có ai lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy và cũng không phải làm phép Giếng Rửa Tội , thì làm phép nước để nhắc lại Bí Tích Thánh tẩy, sau đó lập lại lời tuyên hứa khi lãnh nhận bí tích này, rồi rảy nước thánh trên dân chúng.

12.             Có thể xông hương khi đọc Tin Mừng, nhưng không mang đèn nến.

13.             Dấu chỉ bí tích Thánh Thể được hoàn hảo khi cho rước lễ dưới hai hình bánh rượu trong Canh Thức Vượt Qua. Đấng Thường quyền sở tại suy xét và ấn định các quy tắc về điều này.

14.             Lễ Đêm Canh Thức là Thánh lễ Phục Sinh tưởng niệm Chúa sống lại. Ai cử hành hoặc đồng tế đêm, còn được cử hành và đồng tế thánh lễ ngày Phục Sinh.

27        19        Tr        CHÍNH NGÀY: THÁNH LỄ CHÚA NHẬT PHỤC SINH. Cv 10,34a.37-43 ; Cl 3,1-4 (hay 1Cr 5,6b-8) ; Ga 20,1-9 (hay Lc 24,1-12 ; trong thánh lễ chiều cũng có thể đọc Lc 24,13-35).

- Phải đọc hay hát Ca tiếp liên trong ngày lễ Phục Sinh, còn trong tuần bát nhật thì tuỳ ý. 

Giáo huấn số 18

SỰ PHỤC SINH, ĐỨC KITÔ MẶC KHẢI THIÊN CHÚA CỦA TÌNH THƯƠNG XÓT

Trong sự Phục Sinh, Đức Kitô đã mạc khải Thiên Chúa của tình thương xót chính vì Người đã chấp nhận Thập Giá làm đường đưa tới sự sống lại. Và bởi vậy, khi chúng ta tưởng niệm Thập Giá Đức Kitô, việc Người thụ nạn và chết thì đức tin và đức cậy của chúng ta chăm chú nhìn vào Đấng đã sống lại: vào Đức Kitô “vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần … đã đến, đứng giữa các môn đệ của minh” tại nhà Tiệc Ly nơi “họ đang ở … thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần, anh em tha tội cho ai thi người ấy được tha, an hem cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”. (Trích Thông điệp Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót của thanh Giáo Hoàng  Gioan Phaolô II, số 8).

Lưu ý:

1.                 Trong Thánh lễ, thay vì nghi thức sám hối, thì rẩy nước thánh (đã làm phép đêm hôm trước), để nhắc lại Bí Tích Rửa Tội.

2.                 Nến Phục Sinh đặt gần giảng đài hoặc gần bàn thờ, và được thắp sáng trong các giờ cử hành phụng vụ trọng thể hơn của mùa này, tức là trong thánh lễ, giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều, cho đến hết Chúa nhật Hiện Xuống.

3.                  Các ngày trong tuần bát nhật, mừng như lễ trọng kính Chúa, nhưng không đọc kinh Tin Kính trong Thánh lễ (x.AC 24).

4.                 Các ngày trong tuần bát nhật Phục Sinh chỉ được cử hành thánh lễ an táng mà thôi. Không được cử hành  các thánh lễ khác .

5.                 Các Chúa nhật Phục Sinh không được cử hành các thánh lễ khác, kể cả lễ an táng.

6.                 Từ hôm nay cho đến hết Chúa nhật Hiện Xuống, đọc kinh “ Lạy Nữ Vương Thiên đàng”.

7.                 Về việc rước lễ trong mùa Phục Sinh:

Giáo luật điều 920 dạy: “Mọi tín hữu sau khi rước lễ lần đầu, buộc rước lễ mỗi năm ít là một lần. Phải chu toàn luật buộc này trong mùa Phục sinh trừ khi vì lý do chính đáng, họ có thể chu toàn luật này trong thời gian khác trong năm.”

Tại Việt Nam, thời gian cần thiết để giữ luật buộc rước lễ trong mùa Phục Sinh là từ Thứ Tư lễ Tro cho đến hết lễ Chúa Ba Ngôi, chiếu theo điều 217 của Công Đồng Đông Dương, lần thứ 1, năm 1934 và thông báo của Uỷ ban Giám Mục về Phụng vụ, số VII, ngày 10/8/1971.

Nhân tiện cũng xin nhắc về việc xưng tội. Giáo luật điều 989 dạy: “Mọi tín hữu sau khi đến tuổi khôn buộc phải trung thánh giữ luật xưng các tội trọng, một năm ít là một lần.”

28        20        Tr        THỨ HAI TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. 
                              Cv 2,14.22-33 ; Mt 28,8-15.

29        21        Tr        THỨ BA TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. 
                             Cv 2,36-41 ; Ga 20,11-18.

30        22        Tr        THỨ TƯ TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. 
                             Cv 3,1-10 ; Lc 24,13-35.

31        23        Tr        THỨ NĂM TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH.
                             Cv 3,11-26 ; Lc 24,35-48.

THÁNG TƯ

Ý CẦU NGUYỆN:

Ý chung: Cầu cho những nông dân nhận được phần thưởng xứng đáng do công lao động quý báu của họ.

Ý truyền giáo : Cầu cho các Kitô-hữu Phi Châu: Xin cho các Kitô-hữu Phi Châu biết làm chứng về tình yêu và niềm tin vào Đức Giêsu Kitô giữa những xung đột chính trị và tôn giáo.

01        24        Tr        THỨ SÁU TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. 

                             Cv 4,1- 12 ; Ga 21,1-14.

02        25        Tr        THỨ BẢY TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. 

                                 Cv  4,13-21 ; Mc 16,9-15. (Không cử hành lễ thánh Phanxicô Paola, ẩn tu).

 


Các bài viết mới hơn
     Lịch Phụng Vụ Tháng 7/2022
     Lịch Phụng Vụ Tháng 06/2022
     Lịch Phụng vụ Tháng 05/2022
     Lịch Phụng Vụ Tháng 04/2022
     Lịch Phụng Vụ Tháng 03/2022
     Lịch Phụng Vụ Thánh 02/2022
     LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 1/2022
     Lịch Phụng Vụ Tháng 12/2021
     LICH PHỤNG VỤ THÁNG 11/2021
     LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 7 NĂM 2021

Các bài viết cũ hơn
     Lịch Phụng Vụ Từ Ngày 20 đến 26 Tháng 3 Năm 2016
     Lịch Phụng Vụ Từ Ngày 06 đến 12 Tháng Ba Năm 2016
     Lịch Phụng Từ ngày 27 tháng hai đến ngày 05 tháng ba Năm 2016
     Lịch Phụng Vụ Từ Ngày 17 đến 23 Tháng Giêng Năm 2016
     Lịch Phụng Vụ Từ Ngày 03 Đến 09 Tháng 12 Năm 2016
     Lịch Phụng vụ Từ ngày 20 đến 26 tháng 12 năm 2015
     Lịch Phụng Vụ Từ ngày 13 đến 19 tháng 12 năm 2015
     Lịch Phụng Vụ Từ ngày 06 đến 12 Năm 2015
     LỊCH PHỤNG VỤ Từ ngày 22 đến 28 tháng 11 năm 2015
     Lịch Phụng Vụ từ ngày 15 đến 21 tháng 11 năm 2015