Liên kết tình yêu dành cho Chúa với tình yêu
cho tha nhân
Ariccia
– Thứ hai, 06/03, là ngày thứ hai trong tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha
Phanxicô và các cộng sự viên trong giáo triều Roma.
Đề
tài của bài suy niệm thứ nhất vào ban sáng có chủ đề “Lời tuyên xưng của thánh
Phêrô và hành trình lên Giêrusalem của Chúa Giêsu.”
Trong
tuần tĩnh tâm, những giờ phút cầu nguyện là những thời khắc trung tâm. Cha
Michelini nhắc rằng chúng ta phải cầu nguyện bởi Chúa Giêsu đã thực hành đầu
tiên. Chúa Giêsu quyết định trong cầu nguyện chứ không qua các giấc mơ hay nhờ
các pháp sư như Alexandre đại đế. Cầu nguyện cho chúng ta cơ hội lắng nghe
tiếng nói của Thiên Chúa: “Tôi phân định dựa trên tiêu chuẩn nào? Tôi quyết
định bốc đồng, để cho mình bị thói quen áp đặt, đặt bản thân mình và quan tâm
của cá nhân mình trên cả vương quốc của Thiên Chúa? Tôi có lắng nghe tiếng nói
của Thiên Chúa, nói một cách khiêm tốn?”
Khiêm
tốn lắng nghe
Cha
Michelini gợi ý rằng Chúa Cha không chỉ nói qua Chúa Con, nhưng đã nói với Chúa
Con qua thánh Phêrô. Chúa Giêsu cũng đã thực hiện các việc làm do người khác
cầu xin thúc giục. Trong cuộc đời của Ngài, có những cuộc gặp gỡ tác động đến
sứ vụ của Ngài. Theo truyền thống do thái giáo, Thiên Chúa vẫn tiếp tục nói với
loài người bằng những cách thức rất khiêm tốn, như là qua lời của trẻ nhỏ và
người khờ dại. Cha Michelini mời gọi suy tư: Tôi có sự khiêm nhường lắng nghe
của Phêrô không? Chúng ta có khiêm nhường lắng nghe nhau trong khi lưu ý đến
các định kiến mà chúng ta chắc chắn có, nhưng chú ý đón nhận điều mà Chúa muốn,
thay vì đóng lòng mình lại. Tôi có lắng nghe tiếng nói của người khác, có thể
là người yếu đuối hay tôi chỉ lắng nghe tiếng tôi?”
Theo
Chúa Giêsu và vác thập giá
Thánh
Mátthêu nói Chúa Giêsu rút lui. Cha Michelini nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu rút lui
khi nghe Gioan Tẩy giả bị bắt và khi biết nhóm Pharisiêu muốn giết Ngài. Nhưng
các cuộc rút lui của Chúa Giêsu không là dừng lại, mà sau khi rút lui, Ngài làm
những việc cụ thể, đó là bắt đầu loan báo Nước Chúa và chữa lành các người
bệnh. Chúa Giêsu tiếp tục sứ vụ với trách nhiệm mới, cho đến khi sứ vụ này đưa
Ngài lên Giêrusalem.
Cha
giảng thuyết Michelini suy tư: Nhìn vào thánh Phêrô, mỗi người chúng ta có thể
và phải đặt câu hỏi. Trước hết chúng ta tự hỏi xem “tôi có can đảm đi đến cùng
để theo Chúa Giêsu không, với ý thức là sẽ vác thánh giá, như Ngài đã nói, khi
loan báo sự phục sinh, niềm vui, nhưng cũng là thử thách: nếu ai muốn theo Thầy
thì hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá và theo Thầy.”
Đề
tài của bài suy niệm thứ hai vào ban chiều là “những lời cuối cùng của Chúa
Giêsu và khởi đầu cuộc Thương khó.”
Cha
Michelini nhắc rằng những lời cuối cùng của cuộc đời dương thế của Chúa Giêsu
được đánh dấu bằng những khoảnh khắc thinh lặng. Đối mặt với sự im lặng, đây là
một cơ hội để tự hỏi “có phải tôi rao truyền đức tin chỉ bằng lời nói hoặc cuộc
sống của tôi có phải là rao giảng Tin Mừng. Sau đó, tôi tự hỏi sự im lặng của
tôi thuộc loại nào, và liên quan đến các hoạt động của Giáo Hội mà tôi thực
hiện, tôi có tội trong khi im lặng những lúc không nên im lặng.”
Nhắc
lại đoạn Tin mừng nói về người phụ nữ xức dầu lên chân Chúa Giêsu, cha
Michelini nói: “Nhiều người không có can đảm để gõ cửa nhà chúng ta, và chúng
ta phải đi đến với những người này. Nếu chúng ta trung thực và nhìn vào nội
tâm, chúng ta không thể không đặt cả chúng ta vào số những người nghèo đó: mỗi
người, tận sâu thẳm, là người nghèo đối với người khác. Những lời của Chúa
Giêsu nói rằng sứ vụ của Ngài không kết thúc với sự hiện hữu lịch sử của Ngài,
và trong thực tế, nó tiếp tục với sự dấn thân của cộng đồng tín hữu cho tất cả
người nghèo, kể cả chúng ta.” Cha kết luận, vì vậy, “chúng ta được kêu
gọi liên kết tình yêu dành cho Chúa với tình yêu cho tha nhân.” (ACI/SD
07/03/2017)
Hồng
Thủy
Nguồn: vi.radiovaticana.va