Chia sẻ 12
LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO NGƯỜI VIỆT XẾP THEO DÒNG HỌ
Ở bài chia sẻ 05, chúng tôi đã nêu gợi ý chủ yếu cho việc truyền giáo qua con đường dòng họ. Theo đó, mỗi dòng họ trong giáo xứ có thể tổ chức một ngày truyền thống cho dòng họ mình. Nếu trong dòng họ có những vị thánh, có thể lấy ngày lễ kính của một vị làm ngày truyền thống. Nếu thiếu vị thánh đồng tộc, có thể chọn bất cứ vị thánh nào tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài làm bổn mạng.
Trong danh sách các thánh người Việt dưới đây:
- 69 vị thuộc 17 dòng họ: Bùi (2), Đặng (1), Đinh (3), Đỗ (3), Đoàn (3), Hà (2), Hồ (1), Hoàng/Huỳnh (1), Lê (7), Nguyễn (24), Phạm (5), Phan (3), Tạ (1), Tống (1), Trần (4), Trương (2), Vũ/Võ (6);
- 29 vị không rõ dòng họ.
Tên thánh |
Họ và |
Tên |
Thành phần |
Lễ kính |
Nicôlas |
Bùi Ðức |
Thể |
Binh sĩ |
12.06 |
Ðaminh |
Bùi Văn |
Úy |
Thày giảng TOP |
19.12 |
Giuse |
Đặng Ðình |
Viên |
Linh Mục |
21.08 |
Ðaminh |
Ðinh |
Đạt |
Binh sĩ |
18.07 |
Gioan B. |
Ðinh Văn |
Thanh |
Thày giảng |
28.04 |
Tôma |
Ðinh Viết |
Dụ |
Linh Mục OP |
26.11 |
Vinh Sơn |
Đỗ |
Yến |
Linh Mục OP |
30.06 |
Giacôbê |
Đỗ Mai |
Năm |
Linh Mục |
12.08 |
Phanxicô |
Đỗ Văn |
Chiểu |
Thày giảng |
26.06 |
Phêrô |
Ðoàn Công |
Quý |
Linh Mục |
31.07 |
Gioan |
Ðoàn Trinh |
Hoan |
Linh Mục |
26.05 |
Phêrô |
Ðoàn Văn |
Vân |
Thày giảng |
25.05 |
Ðaminh |
Hà Trọng |
Mậu |
Linh Mục OP |
05.11 |
Phanxicô X. |
Hà Trọng |
Mậu |
Thày giảng TOP |
19.12 |
Micae |
Hồ Ðình |
Hy |
Quan Thái bộc |
22.05 |
Giuse |
Hoàng Lương |
Cảnh |
Trùm họ TOP |
05.09 |
Phêrô |
Lê |
Tùy |
Linh Mục |
11.10 |
Phaolô |
Lê Bảo |
Tịnh |
Linh Mục |
06.04 |
Giuse |
Lê Ðăng |
Thị |
Cai đội |
24.10 |
Anê |
Lê Thị (Bà Ðê) |
Thành |
Giáo dân |
12.07 |
Matthêô |
Lê Văn |
Gẫm |
Thuong gia |
11.05 |
Phaolô |
Lê Văn |
Lộc |
Linh Mục |
13.02 |
Emmanuel |
Lê Văn |
Phụng |
Trùm họ |
31.07 |
Antôn |
Nguyễn |
Ðích |
Binh sĩ |
12.08 |
Phaolô |
Nguyễn |
Ngân |
Linh Mục |
08.11 |
Phêrô |
Nguyễn Bá |
Tuần |
Linh Mục |
15.07 |
Giuse |
Nguyễn Ðình |
Nghi |
Linh Mục |
08.11 |
Giuse |
Nguyễn Ðình |
Uyển |
Thày giảng TOP |
04.07 |
Giuse |
Nguyễn Duy |
Khang |
Thày giảng TOP |
06.12 |
Antôn |
Nguyễn Hữu |
Quỳnh |
Binh sĩ |
10.07 |
Micae |
Nguyễn Huy |
Mỹ |
Lý trưởng |
12.08 |
Phêrô |
Nguyễn Khắc |
Tự |
Thày giảng. |
10.07 |
Anrê |
Nguyễn Kim |
Thông |
Trùm họ |
15.07 |
Vinh Sơn |
Nguyễn Thế |
Ðiểm |
Linh Mục |
24.11 |
Tôma |
Nguyễn Văn |
Đệ |
Thợ may |
19.12 |
Ðaminh |
Nguyễn Văn |
Hạnh |
Linh Mục OP |
01.08 |
Phêrô |
Nguyễn Văn |
Hiếu |
Thày giảng |
28,04 |
Laurensô |
Nguyễn Văn |
Hưởng |
Linh Mục |
27.04 |
Giuse |
Nguyễn Văn |
Lựu |
Trùm họ |
02.05 |
Phêrô |
Nguyễn Văn |
Lựu |
Linh Mục |
07.04 |
Augustinô |
Nguyễn Văn |
Mới |
Nông dân TOP |
19.12 |
Phaolô |
Nguyễn Văn |
Mỹ |
Thày giảng |
18.12 |
Matthêô |
Nguyễn Văn |
Phụng |
Binh sĩ |
26.05 |
Emmanuel |
Nguyễn Văn |
Triệu |
Linh Mục |
17.09 |
Phêrô |
Nguyễn Văn |
Tự |
Linh Mục OP |
05.09 |
Stephanô |
Nguyễn Văn |
Vinh |
Nông dân TOP |
19.12 |
Ðaminh |
Nguyễn Văn |
Xuyên |
Linh Mục OP |
26.11 |
Vinh-sơn |
Phạm Hiếu |
Liêm |
Linh Mục OP |
07.11 |
Phaolô |
Phạm Khắc |
Khoan |
Linh Mục |
28.04 |
Ðaminh |
Phạm Trọng |
Khảm |
Quan án TOP |
13.01 |
Giuse |
Phạm Trọng |
Tả |
Chánh Tổng |
13.01 |
Luca |
Phạm Trọng |
Thìn |
Chánh Tổng |
13.01 |
Simon |
Phan Đức |
Hòa |
Y sĩ |
12.12 |
Philiphê |
Phan Văn |
Minh |
Linh Mục |
03.07 |
Augustinô |
Phan Viết |
Huy |
Binh sĩ |
12.06 |
Martinô |
Tạ Đức |
Thịnh |
Linh Mục |
08.11 |
Phaolô |
Tống Viết |
Bường |
Quan thị vệ |
23.10 |
Anrê |
Trần An |
Dũng Lạc |
Linh Mục |
21.12 |
Tôma |
Trần Văn |
Thiện |
Chủng sinh |
21.09 |
Anrê |
Trần Văn |
Trông |
Binh sĩ |
28.11 |
Phanxicô |
Trần Văn |
Trung |
Cai đội. |
06.10 |
Phêrô |
Trương Văn |
Ðường |
Thày giảng |
18.12 |
Phêrô |
Trương Văn |
Thi |
Linh Mục |
21.12 |
Luca |
Vũ Bá |
Loan |
Linh Mục |
05.06 |
Phêrô |
Vũ Ðăng |
Khoa |
Linh Mục |
24.11 |
Ðaminh |
Vũ Ðình |
Tước |
Linh Mục OP |
02.04 |
Phaolô |
Vũ Văn |
Ðổng |
Thủ bạ |
03.06 |
Bênadô |
Vũ Văn |
Duệ |
Linh Mục |
01.08 |
Phêrô |
Vũ Văn |
Truật |
Thày giảng. |
18.12 |
29 vị không rõ dòng họ
Tên thánh |
Họ và |
Tên |
Thành phần |
Lễ kính |
Anrê |
|
Tường |
Nông gia |
16.06 |
Anrê |
|
Phú Yên |
Thày Giảng |
26.07 |
Ðaminh |
|
Mạo |
Nông gia |
16.06 |
Ðaminh |
|
Nguyên |
Chánh truong |
16.06 |
Ðaminh |
|
Nhi |
Nông gia |
16.06 |
Ðaminh |
|
Trạch |
Linh Mục OP |
18.09 |
Ðaminh |
|
Cẩm |
Linh Mục TOP |
11.03 |
Ðaminh |
|
Ninh |
Nông dân |
02.06 |
Ðaminh |
|
Huyên |
Ngư phủ |
05.06 |
Ðaminh |
|
Toại |
Ngư phủ |
05.06 |
Gioan |
|
Đạt |
Linh Mục |
28.10 |
Gioan Baotixita |
|
Cỏn |
Lý trưởng |
08.11 |
Giuse |
|
Tuân |
Linh Mục OP |
30.04 |
Giuse |
|
Hiển |
Linh Mục |
09.05 |
Giuse |
|
Túc |
Giáo dân |
01.06 |
Giuse |
|
Tuấn |
Giáo dân |
07.06 |
Laurensô |
|
Ngôn |
Nông dân |
22.05 |
Martinô |
|
Thọ |
Viên thuế |
08.11 |
Phanxicô Xavie |
|
Cẩn |
Thày giảng |
20.11 |
Phaolô |
|
Hạnh |
Giáo dân |
28.05 |
Phêrô |
|
Ða |
Thư Mục |
17.06 |
Phêrô |
|
Khanh |
Linh Mục |
12.07 |
Phêrô |
|
Dũng |
Ngư phủ |
06.06 |
Phêrô |
|
Thuấn |
Ngư phủ |
06.06 |
Tôma |
|
Toán |
Thày giảng TOP |
27.06 |
Tôma |
|
Khuông |
Linh Mục TOP |
30.01 |
Vinh-sơn |
|
Tương |
Chánh Tổng |
16.06 |
Vinh-sơn |
|
Dương |
Giáo dân |
06.06 |
Chia sẻ 13
ĐƯỜNG VỀ QUÊ HƯƠNG CÁC THÁNH
Hằng năm, tới ngày kỷ niệm các vị Tử đạo, tại quê hương của từng vị vẫn có lễ hội của Giáo xứ và Giáo phận. Theo hướng loan Tin mừng cho đồng tộc, ngoài thánh lễ, rước kiệu, nên có thêm những sinh hoạt dành cho người cùng dòng họ với vị Thánh. Với sinh hoạt này, ngày kính vị Tử đạo sẽ sớm thành lễ hội của Dòng họ và có khả năng lôi cuốn người đồng tộc, giáo cũng như lương. Tại những nơi ở xa quê hương vị Thánh, nếu bà con đồng tộc có điều kiện cũng nên xây dựng tượng đài hoặc đền thánh. Những nơi này cũng sẽ có thể thành những điểm hành hương cho Dòng họ.
Ngày về viếng đền thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa tại giáo xứ Thuận Nghĩa, Nghệ An, đứng trước tượng ngài, tôi chợt có cái ao ước gặp gỡ hậu duệ của ngài đang sống quanh đó. Khi biên soạn quyển Về Với Cội Nguồn, tới phần các vị thánh đồng tộc, tôi nghĩ cần cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết để có thể thực hiện những cuộc hành hương lý thú, vừa về thăm quê hương các thánh vừa giao lưu gặp gỡ với hậu duệ các ngài. Rất may, tôi đã gặp được sự giúp đỡ nhiệt thành của ông bà Phanxicô Xaviê Phạm Vũ Hiệp, Hà Nội (sđt: 0949-084-494). Hai vị đã đích thân hành hương đến quê quán sáu vị thánh họ Vũ-Võ, kính viếng các đền thánh, chụp hình và đích thân liên lạc với hậu duệ các vị thánh để có được những số liệu chính xác và sống động. Tôi xin được ghi lại ở đây như một gợi hứng. Ước mong rằng hậu duệ các vị thánh thuộc những dòng họ khác cũng cung cấp cho chúng tôi những thông tin tương tự để, khi có điều kiện, chúng tôi có thể phổ biến lại cho đồng tộc của các ngài ở khắp nơi.
ĐƯỜNG VỀ QUẦN PHƯƠNG – QUÊ HƯƠNG THÁNH BÊNAĐÔ VŨ VĂN DUỆ
Đền Thánh kính thánh tử vì đạo Bênađô Vũ Văn Duệ tọa lạc tại làng Quần Phương, thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận Bùi Chu, cách Hà nội khoảng 150 km. Yên Định là một thỊ trẤn nhỏ, đẹp, rất gọn gàng, đặc biệt đường quê ngõ xóm rất sạch. Ở đây gần biển nên không khí ấm áp, trong lành dễ chiụ. Người dân sống chủ yếu nhờ nông nghiệp. Bánh nhãn là đặc sản địa phương rất ngon và thơm. Quần Phương là giáo xứ toàn tòng công giáo. Nhà thờ chính xứ ở giữa thị trấn. Giáo xứ này là một trong ba giáo điểm (Quần Phương Đông Cường, Trà Lũ Phú Nhai và Ninh Cường) trên quê hương Việt Nam được đón nhận Tin Mừng sớm nhất, từ năm 1533. Đền Thánh Bênađô nằm sau nhà thờ xứ, cách khoảng 200m, trong một khuôn viên rộng ước khoảng 2000 mét vuông. Ngoài tượng đài Cha Thánh rất lớn dựng ở bên ngoài, bên trong ngôi nhà thờ rất cổ kính, khá bề thế đẹp, rất trang trọng và tôn nghiêm còn có bàn thờ Cha Thánh. Phía trước tượng đài và cũng là trước đền thờ Cha Thánh còn có một ngôi nhà 15m x 8m, cao chừng 5m, mái cong rất cổ, lợp ngói ta vừa được tu sửa, quét mầu ghi sáng rất ấn tượng.
Chi tộc họ Vũ ở Quần Phương khá đông và hiện còn giữ được gia phả lập ngày 15-11-1785. Cha Thánh Bênađô là chi thứ hai, con cụ cố Vũ Hữu Quán. Trưởng tộc hậu duệ hiện nay của Cha Thánh là Ông Vũ Hữu Ninh, 70 tuổi (năm 2010 - sđt: 0350-377-5017). Ông cùng Ông Vũ Văn Đốc, 61 tuổi, trông nom đền Cha Thánh (sđt: 0350-377-5577; 0169-980-188).
Hằng năm, Giáo xứ Quần Phương và hậu duệ Cha Thánh tổ chức giỗ ngài vào ngày 1-8 dương lịch và giỗ chi tộc họ Vũ ở Đông Cường – Quần Anh vào ngày 15-11 âm lịch.
ĐƯỜNG VỀ LÊ XÁ – QUÊ HƯƠNG THÁNH PHAOLÔ VŨ VĂN ĐỔNG
Thánh tử vì đạo Phaolô Vũ Văn Đổng là người làng Lê Xá. Vị thánh này có người con trưởng làm linh mục tên là Dương nên thường gọi theo tên con là Thánh Dương..
Về mặt xã hội, Lê Xá xưa kia cùng với thôn Cao Xá và thôn Bạn Lễ thuộc xã Vực Đường. Vào thời Hậu Lê, để tiện bề cai trị, vua chia xã Vực Đường thành 3 xã có tên là: Lê Xá, Cao Xá và Bạn Lễ.
Về mặt tôn giáo, trước khi vua tách xã, Vực Đường là một họ đạo thuộc xứ Cao Xá (nên hiểu Cao Xá này là tên của một xứ đạo thuộc Hưng Yên, chứ không phải là thôn Cao Xá như mới nói ở trên). Giáo dân của họ Vực Đường hầu hết sống ở thôn Lê Xá, nên sau khi tách xã, họ đạo Vực Đường nằm gọn trong xã Lê Xá, còn lại hai xã kia chủ yếu là người lương. Vì thế nói giáo họ Vực Đường hay giáo họ Lê Xá cũng là một. Vào năm 1915, giáo xứ Cao xá được tách ra thành hai giáo xứ: Cao Xá và Đan Chàng. Lúc đó, họ đạo Lê Xá (Vực Đường) thuộc vào xứ Đan Chàng. Năm 1947, họ đạo Lê Xá được nâng lên là giáo xứ Lê Xá, và kể từ đây tên gọi họ đạo Vực Đường biến mất.
Năm 1954, hầu như toàn bộ giáo xứ Lê Xá di cư vào Nam. Sau đó có những gia đình gốc Lê Xá từ các vùng xung quanh quay về lại. Theo niên giám 2004, hiện nay Lê Xá là một giáo xứ nhỏ, chỉ có 201 tín hữu, thuộc xã Vũ Xá, huyện Kim Động (xưa là huyện Ân Thi), tỉnh Hưng Yên, thuộc giáo phận Thái Bình – do cha xứ Ngọc Đồng quản nhiệm.
Đường về Lê Xá: Từ thành phố Phủ Lý, đi khoảng 10km về phía bắc sẽ tới thị trấn Đồng Văn, lên cầu vượt, vào đường đi Hưng Yên và đi khoảng 8 km tới cầu Yên Lệnh , qua cầu là ngã tư Yên Lệnh, rẽ trái , đi khoảng 7 km, qua cả TP Hưng Yên tới giữa trung tâm thị trấn huyện Kim Động gặp ngã ba cây xăng, rẽ phải (về xã Vũ Xá và Giáo xứ Lê Xá) đi khoảng 5 km, nhìn bên trái sẽ thấy nhà thờ Giáo xứ Lê Xá. Nếu đi xe buýt từ Hà Nội thì đón xe buýt số 209 (Giáp Bát - Hưng Yên).
Khuôn viên Nhà thờ Giáo xứ không rộng lắm. Nhà thờ trước kia lợp ngói. Cột, dầm và kèo đều được làm bằng gỗ tốt, chạm trổ công phu và mỹ thuật, nhưng qua bao biến cố lịch sử, và không được coi sóc nhiều nên đã xuống cấp trầm trọng và đã được tu sửa 2004, lợp tôn. Người chăm sóc nhà thờ hiện nay là ông Vũ Văn Cường, sđt: 0321-3826-452).
Di cư vào Nam, phần đông giáo dân Lê Xá đến định cư tại Lạc An, tỉnh Bình Dương, lập thành họ đạo Lê Xá thuộc giáo xứ Mỹ Vân (Lạc An), giáo phận Phú Cường. Trên đường từ Hố Nai về Sài Gòn, đến giáo xứ Hà Nội, theo đường Phát Triển, đi 12 km sẽ đến nhà nguyện họ Lê Xa tại ấp 1, xã Lạc An, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Cuối nhà nguyện giáo họ có tượng đài Thánh Phaolô Vũ Văn Đổng. Hằng năm, lễ mừng trọng thể được tổ chức cả ngoài Bắc và trong Nam vào ngày 03-6, quy tụ bà con đồng hương khắp nơi về tham dự mừng kính vị tử đạo này.
Hậu duệ Thánh Phaolô Vũ Văn Đổng:
Ô. Tôma Vũ Đức Tín, hiện ở Xuyên Mộc, sđt: 0643-877-663; 01627-101-314.
Ô. Tôma Vũ Trọng Tế, ở giáo xứ Thánh Tâm, Hố Nai, sđt: 0613-885-590.
Lm Tôma Vũ Khắc Minh, ở giáo phận Kontum, sđt: 01679-984-138, 059-3864-399.
ĐƯỜNG VỀ THUẬN NGHĨA – QUÊ HƯƠNG THÁNH PHÊRÔ VŨ ĐĂNG KHOA
Đền Thánh Khoa: Từ Hà Nội vào, qua khỏi km 405 gặp cầu Giát (thuộc thị trấn Cầu Giát), đi thêm khoảng 500 mét, gặp đường rẽ bê tông phía tây, ranh giới giữa khối phố 7 và khối phố 8, đó đường vào nhà thờ giáo xứ Thuận Nghĩa. Đền Thánh Khoa ở sát cạnh nhà thờ. Đền thờ Thánh Khoa hiện nay được xây cất năm 1992. Hai bên đền thờ là hai khu đất nhỏ, nơi lưu giữ hài cốt và chôn cất các linh mục đã phục vụ giáo xứ. Giữa cổng và Đền Thánh Khoa là những hàng ghế để bà con giáo dân kính viếng Ngài
Lễ giỗ ngày 24-11 hằng năm tại Thuận Nghĩa được tổ chức rất trọng thể, rước và diễu hành đi rất xa vài ba cây số. Tại miền Nam: lễ giỗ được luân phiên tổ chức tại các xứ có đông người gốc Thuận Nghĩa; cứ mười năm một lần bà con xa xứ lại quy tụ về quê hương Thuận Nghĩa một lần (năm 2010 là lần thứ hai).
Ông Vũ Đình Hòe, hậu duệ Cha Thánh năm nay 54 tuổi, hiện đang chăm sóc đền Thánh Khoa. sđt: 038-3770318; 01655403308. Cũng có thể liên hệ với ông Vũ Văn Sâm, sđt: 01638-687-376.
Từ Thuận Nghĩa phát xuất rất đông linh mục và tu sĩ nam nữ. Trong hàng hậu duệ của Thánh Khoa có Lm Vũ Văn Trí, phó xứ Hiệp Đức, giáo phận Phan Thiết, sđt: 0933-163-556; cha Nguyễn Duy Lam ofm (họ ngoại), sđt: 0937-893-885.
ĐƯỜNG VỀ CHUÔN TRUNG VÀ BÚT QUAI – QUÊ HƯƠNG THÁNH LUCA VŨ BÁ LOAN
Thánh Luca Vũ Bá Loan sinh tại giáo họ Bút Quai, giáo xứ Bút Đông và an táng tại thôn Chuôn Trung xã Chuyên Mỹ – Phú xuyên – Hà nội (Hà Tây cũ). Tại đây có Đền và Nhà Thờ kính ngài.
Từ Hà Nội theo Quốc lộ số 1 xuôi về phía nam, tới km 38 hoặc 40, (có ba lối) rẽ phải vào đường liên huyện, đi khoảng 6 km là tới đền Cha Thánh Luca.
Chuyên Mỹ là một xã nông nghiệp trù phú, nhộn nhịp vì có nghề làm đồ gỗ giả cổ, chạm khảm lâu đời, rất uy tín. Dân toàn tòng công giáo, mộ đạo và rất tôn kính Thánh Luca Vũ Bá Loan. Kẻ Chuôn gồm ba thôn Thượng, Trung và Hạ cùng nằm ven sông Nhuệ. Trước khi Cha Luca chết, cả ba thôn đều đòi xin xác cha về an táng. Cha đồng ý để cho Chuôn Trung lo. Họ chở xác Cha từ Cầu Giấy về trên sông Nhuệ phải đi qua Chuôn Thượng. Đoán biết giáo dân Chuôn Thượng sẽ giữ di hài cha lại để chôn, họ tổ chức đi hai thuyền. Con thuyền trống dong cờ mở mang áo quan nhưng bên trong không có di hài Cha Thánh đi trước, bị giữ lại ở Chuôn Thượng. Còn con thuyền nhỏ lặng lẽ đi sau đã đưa di hài Cha Luca về tới Chuôn Trung an toàn. Chuôn Trung ở giữa nên cả hai thôn Thượng và Hạ đều có thể đến mộ, không xa.
Đền và Nhà thờ kính thánh Luca Vũ Bá Loan ở Chuôn Trung rất đẹp. Bàn thờ bằng gỗ quý, được chạm trổ và gắn ngọc trai hồng, trang trọng và mỹ thuật. Sau nhà thờ, trên tháp cao có tượng vị thánh tử đạo nhìn về hướng ngôi Đền kính ngài. Đền được dựng giữa một hồ nước đường kính khoảng 60m, với cây cầu nối xinh xắn. Đền xây hình lục giác, hai tầng mái cong, ở mỗi cạnh được mở bằng 04 cánh cửa gỗ. Tượng Thánh Luca Vũ Bá Loan được tạc bằng đá quý.
Sinh quán cha thánh Luca Vũ Bá Loan là thôn Bút Quai – Duy Tiên – Hà Nam (thuộc Giáo xứ Bút Đông), cách Chuôn Trung 20 km về phía tây nam. Ta trở lại Quốc lộ 1A, đi tiếp về phía nam, đến thị trấn Đồng Văn, lên cầu vượt, rẽ trái vào đường sang Hưng Yên, khoảng 4km đến chợ Lương (chợ mở bên vệ đường) qua cầu Lương, là Giáo họ Bút Quai, nhà thờ cách đó khoảng 800m.
Theo bà con ở Bút Quai, con cháu trực hệ Thánh Luca Vũ Bá Loan nay không còn ai ở làng, chỉ vài người bà con họ ngoại rất xa của Cha Thánh như vợ ông Trần văn Chiến, người đang coi sóc Nhà Thờ và Đền Thánh ở đây. Ông đã 77 tuổi (2011 - sđt: 01696281890).
Bút Quai là một giáo họ nghèo. Đền Thờ Cha Thánh vừa được xây xong tháng 6-2010 do giáo dân tại đây, giáo dân Chuôn Trung, khách hành hương, và một số linh mục có liên hệ xa gần cùng góp sức xây dựng. Hàng năm, giáo họ Bút Quai cũng như giáo dân Chuôn Trung cùng làm lễ giỗ Thánh Luca Vũ Bá Loan vào ngày 5-6 dương lịch.
ĐƯỜNG VỀ TRUNG LAO – QUÊ HƯƠNG THÁNH ĐA MINH VŨ ĐÌNH TƯỚC
Từ Hà Nội muốn về Trung Lao, ta theo Quốc lộ 1, xuôi nam, qua Phủ Lý, tới Nam Định, đi vào trung tâm thành phố, lên cầu Đò Quan, và từ Cầu này đến thị trấn Cổ Lễ khoảng 20 km. Khi đến gần giữa thị trấn có một cây cầu nhỏ bên phải, rộng và dài chừng vài ba mét gọi là cầu Điên Biên. Qua cầu này, là vào phố Trung Đông – Trung Lao. Sau khoảng 1 km tới cây cầu thứ tư kể từ cầu Điên Biên, rẽ trái là đền Cha Thánh Đa Minh Vũ Đình Tước. Đứng ở trên cầu hay trên đường cũng nhin thấy được rất rõ.
Trung Lao là một giáo xứ lớn, có trên 8000 tín hữu với 10 Họ Đạo và 18 Xóm Giáo (trong đó có xóm Tây Phong là nơi Thánh Tước Chào Đời và có xây Nhà Nguyện kính Ngài). Nhà thờ xứ bằng gỗ, Bàn thờ sơn son thiếp vàng cổ nhất Địa phận Bùi Chu, khởi công xây dựng cách đây 123 năm (1888-2011) ngày nay vẫn còn trơ gan cùng tuế nguyệt. Ngày 1.1.2010 Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đã về xứ đạo nâng Nhà thờ Lên Đền Thánh với Tước Hiệu Maria Mẹ Thiên Chúa. tại toà vàng trong Thánh Đuờng có Tương Thánh Tước bằng gỗ qúy to cao 2m50 được thực hiện cách nay cả 100 năm, Đế tượng có hộp dựng xương của Ngài. Ngoài ra trong khuôn viên khu vực nhà thờ còn có Đài Tưởng niệm với tượng Thánh Tước đúc bằng đồng, uy nghi đứng bên cạnh Nhà Truyền thống của Giáo Xứ. Tại Trung Lao có rất đông người họ Vũ, rất mộ đạo và cũng rất sùng kính các Thánh tử đạo, trong đó có Thánh Đa Minh Vũ Đình Tước. Người đang coi sóc đền Thánh Tước là ông Vũ Đình Hàm (sđt: 0165232176), Theo ông Hàm, ở Trung Lao hiện có hơn 200 người theo đuổi ơn gọi tại các chủng viện và dòng tu trên toàn quốc.
Hằng năm, bà con Trung Lao tổ chức lễ giỗ Cha Thánh Đa Minh vào ngày 19/6 dương lịch, tổ chức rất trang trọng. Khách hành hương và khách mời rất đông. Đây là ngày lễ đông vui nhất trong năm ở Trung Lao.
Trung Lao là một giáo xứ sầm uất, nhôn nhịp và trù phú. Đa số dân làm nông, một số người đóng đồ gỗ, khắc và chạm khảm tinh vi. Tại quê nhà cũng như khi đi làm ăn xa, giáo dân Trung Lao sống có tổ chức, đoàn kết, biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
Còn về dòng tộc của Cha Thánh Đa Minh tại Trung Lao hiện có các ông Vinh Sơn Vũ Đình Sơn và Vinh Sơn Vũ Đình Sản, sđt: 01697149155. Cha Giuse Vũ Thanh Cảnh - Chính xứ Nam Định. TP Nam Định, sđt: 090 326 3902.
Muốn tìm hiểu rõ hơn, xin mời vào trang Giới trẻ Đồng Hương Trung Lao: http://gioitretrunglao.webnode.com.
ĐƯỜNG VỀ HÀ THẠCH – QUÊ HƯƠNG THÁNH PHÊRÔ VŨ TRUẬT
Thầy giảng Phêrô Vũ Truật là vị Thánh tử đạo duy nhất của Giáo phận Hưng Hóa, quê tại giáo xứ Hà Thạch. Giáo phận Hưng hóa nằm phần lớn ở trung du, miền núi Bắc bộ đất đỏ. Giáo xứ Hà Thạch thuộc góc đông nam Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ; sát đường tỉnh lộ 320, ven bờ sông Hồng. Hiện tại giáo xứ này có đền kính thánh Phêrô Vũ Truật. Tượng đài và đền thánh tọa lạc trên một khu đất rộng. Đền thánh được khởi công xây dựng ngày 18-12-1997, do linh mục Phêrô Phùng Văn Tôn, và được Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng cắt băng khánh thành, dâng lễ làm phép đền và tượng, ngày 18-12-1998.
Hậu duệ của Thầy Thánh Phêrô Vũ Truật hiện còn hai chi. Chi gần nhất là Ô Giuse Vũ Hữu Dụng, sinh năm 1947 (sđt: 0121-3714-358). Ông là hậu duệ 6 đời của Thầy Thánh Truật. Còn 01 chi nữa ở cách Đền Thánh 6km, vì lý do kinh tế nên chi này đã bỏ họ Vũ sang họ Nguyễn nhưng vẫn tụ họp ngày giỗ Thầy Thánh Truật vào 18-12 hàng năm. Trước kia bà con ở đây còn giữ được ảnh chân dung Thánh Truật, có hai dòng chữ nho chạy dọc hai bên. Hiện nay bà con đồng hương Hà Thạch, trong nước và hải ngoại, một số nơi còn giữ được di ảnh.
Chia sẻ 14
PHONG TRÀO LIÊN KẾT DÒNG HỌ
Cuộc kỷ niệm 50 năm huấn thị Plane compertum est là dịp để người Công giáo Việt Nam hòa nhịp với trào lưu chung khắp nơi. Sau ngày đất nước thống nhất, biết bao người lặn lội tìm lại tông tích người thân, bà con họ hàng và tìm lại gia phả. Đầu những năm 1990, nhiều ban liên lạc dòng họ ra đời và các cuộc gặp gỡ ngày càng nở rộ. Thoạt đầu là những nhóm liên lạc ở các thành phố lớn. Mấy năm sau những ban liên lạc địa phương đã nối kết với nhau thành ban liên lạc cả nước, rồi tiến đến thành lập Hội Đồng Dòng Họ cả nước. Ngày càng nhiều những đại hội toàn quốc của các dòng họ, có dòng họ còn phát hành cả thẻ hội viên...
Cùng lúc, trước tình cảnh việc học sa sút, nhiều gia tộc đã tổ chức việc khuyến học cho con em; nhiều từ đường được tôn tạo hoặc xây mới; nhiều tác phẩm nghiên cứu riêng về từng dòng họ được ấn hành. Những sự kiện từ dưới lên đã cộng hưởng với các ban liên lạc hoặc Hội đồng Dòng tộc từ trên xuống, tạo nên một luồng văn hóa lôi cuốn cả sự chú ý của tổ chức UNESCO.
Vào Google và gõ: "gia phả - dòng họ - nguồn cội", chỉ trong 6 trang, ta đã đọc thấy 18 trang web riêng của các dòng họ:
trinhtoc.com, hovuvovietnam.com, donghoninh.wordpress.com, nguyendac.com, hophamlangnhuong.com, hodinhvietnam.com, hothaicamlo.info, hodangbinhnghi.com, hodovietnam.vn, hohoanghuynhvietnam.vn, hopham.org, mactoc.com, hokhuatvietnam.org, hothan.org, danggia.org, hotvietnam.org, dangtocvietnam.com, trandang.net
Ngoài những trang web riêng các dòng họ, có những trang web chuyên đề nghiên cứu về gia phả hoặc lo dịch vụ làm gia phả: http://www.giaophanvietnam.com/, http://www.phahe.vn/, vanhoadongho.vn, …..
Ta có thể gõ tìm "nguồn gốc họ ..." và dễ dàng tìm được thông tin của cả những họ ít gặp như họ Trình, họ Lữ, họ Lại, họ Thân, họ Kiều...
Gõ "ban liên lạc (các) dòng họ" hoặc "đại hội dòng họ...", ta còn khám phá ra rằng việc liên kết các họ tộc không dừng lại trên các phương tiện thông tin mà còn đi vào hoạt động thực tế khá rầm rộ.
Phong trào liên kết dòng họ phát triển hết sức nhanh. Mở trang mạng một dòng họ nào đó và bấm vào “kết nối” hoặc “liên kết”, ta sẽ thấy mỗi dòng họ không phải chỉ có một website… Đọc thử một số thông tin, ta sẽ thấy chỉ dăm tháng sau đại hội dòng họ cấp tỉnh một nơi nào đó, các đại hội cấp thành phố, huyện và thị xã đã nối đuôi theo.
Phong trào có một ưu điểm là vượt trên ranh giới địa phương, không phân biệt lương giáo. Nếu người Công giáo biết quan tâm nhập cuộc thì đây là cơ hội rất tốt để hòa đồng với bà con cùng dòng họ.
Phong trào này thúc đẩy người ta tìm dựng lại gia phả, lập lại từ đường, tổ chức lại các ngày giỗ chung (ở miền Trung gọi là "tế hiệp"). Một số bà con ở thôn quê cảm thấy an tâm vì giờ đây đã có một chỗ dựa, đã được thuộc về một tổ chức sinh hoạt văn hóa, vừa mang tính huyết tộc, vừa mang tính tâm linh. Cũng có thể vì thế họ thấy không cần phải có một tôn giáo... Đây cũng là điểm đáng cho các giới chức Công giáo suy nghĩ khi theo đuổi ước mơ chia sẻ Tin mừng với đồng bào.
Số nhà thờ dòng họ tân tạo ngày càng nhiều (“nhà thờ” là một kiến trúc biệt lập, dành riêng cho việc thờ phụng, phân biệt với “từ đường” là gian thờ trong nhà vị trưởng tộc, thường có tính cách hạn hẹp trong vòng ba hay bốn đời). Trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến giữa tháng 10-2013, chỉ riêng dòng họ Võ đã có thêm ba nhà thờ mới, hai do bà con góp sức chung công, một do những người khá giả trong gia tộc… Cùng lúc, có những nhóm đồng tộc nghèo và ít người, không sao làm nổi nhà thờ riêng. Có lẽ chính cái nghèo ấy đang biến họ thành đối tượng của lòng thương xót Chúa: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc 6,20). Chính Thiên Chúa là Cha nhân ái đang dành cho họ một mái nhà chung, nhà thờ hay từ đường trăm họ, nơi Ngài quy tụ dân nghèo của Ngài.
Trào lưu văn hóa tâm linh này còn song đôi với sự bùng phát những tin tưởng về phong thủy, dễ khiến người lương thêm khép lòng lại với Tin mừng. Ngược lại, nó cũng ôm theo cả những mâu thuẫn, khiến người ta lúng túng. Nếu người Công giáo biết dấn thân nhập cuộc kịp thời thì đây lại có thể thành một cơ hội mới của Tin mừng, cơ hội để truyền giảng cho mọi người nhận ra chỉ có một Thiên Chúa là Cha Chung, là Nguồn Cội đích thật duy nhất.
Chia sẻ 15
CƠ HỘI CHIA SẺ LÒNG TIN
Ngày truyền thống từng dòng tộc tại mỗi giáo xứ sẽ tạo cơ hội để tập thể đồng tộc Công giáo tìm hiểu lòng tin và mối chân tình của tập thể đồng tộc ngoài Công giáo đối với Tổ tiên, và cũng là cơ hội để chia sẻ lòng tin với họ. Những cố gắng cá nhân dễ rơi vào mỏi mệt, nhưng khi biến thành ý chí tập thể, sẽ trở nên bền bỉ lâu dài. Giữa một xã hội nhiều sức ép, việc từng người tiếp nhận đức tin lắm ngại ngùng, khi đức tin được những người thân cùng chia sẻ, sẽ đầy sức mạnh.
Nếu tại giáo xứ, dòng họ nào cũng cử hành một ngày truyền thống dòng họ mình, người Công giáo sẽ có nhiều cơ hội để gặp gỡ các đồng tộc ngoài Công giáo và giúp họ gần gũi với giáo lý Đạo Chúa. Đó cũng là cách thiết thực để đền ơn đáp nghĩa Tổ Tiên.
Thật vậy, tổ phụ các dòng họ tại Việt Nam, tổ phụ Abraham hay tổ phụ Giacóp của người Do Thái, hoặc bất cứ tổ phụ nhân loại nào khác cũng chỉ là những hình ảnh giúp con cháu hướng về nguồn cội cuối cùng là chính Thiên Chúa Tạo Hóa, là Cha chung tất cả mọi người.
Lòng tin của người Công giáo và của anh chị em lương dân nhiều điểm thoạt nhìn có vẻ giống nhau nhưng thực ra vẫn khác biệt rất tinh vi. Ví dụ niềm tin rằng tổ tiên từ bao đời vẫn đang anh linh phù hộ cho con cháu. Người Công giáo hiểu sự phù hộ này theo nghĩa Tổ Tiên chuyển cầu cho con cháu trước Tòa Thiên Chúa. Mỗi ngày ta đón nhận biết bao ơn lành Thiên Chúa, từ cơm ăn, nước uống, khí thở, ánh sáng mặt trời cho đến sức khỏe, trí khôn, tình yêu và tự do; cả tiền bạc vật chất cũng là ơn lành của chính Thiên Chúa Tạo Hóa; Ngài ban tất cả cho ta làm phương tiện để đáp lại tình thương của Ngài mà sống cho nên người như Ngài muốn. Tổ tiên xưa ăn ngay ở lành là nhờ ơn Chúa và nay đang linh hiển hộ phù con cháu cũng là nhờ ơn Chúa. Thử nghĩ xem, mai kia chúng ta chết đi và mốt nọ cháu con ta thắp hương khẩn cầu chúng ta phù hộ, chúng ta sẽ lấy quyền phép nào và lấy từ kho tàng nào để trợ giúp chúng, nếu không phải là lúc ấy chính chúng ta sẽ chuyển cầu cho chúng trước mặt Cha trên trời để Ngài ban ơn phúc cho chúng? Người ta quên rằng chính Thiên Chúa Tạo Hóa đã xét xử và thưởng phạt mọi thế hệ tổ tiên. Chỉ những tổ tiên nào đang được hưởng phúc với Thiên Chúa thì mới có khả năng chuyển cầu cho con cháu trước thánh nhan Ngài.
Do mê tín, người ta thêu dệt hình ảnh một thế giới vô hình theo mẫu thế giới hữu hình: mỗi dòng họ có châu quận riêng, chết rồi ai về châu quận nấy. Quyển Lịch Vạn Niên bên Tàu liệt kê 510 châu quận ở thế giới bên kia, chỉ gồm toàn những địa danh bên Tàu, vậy thì người Lào, người Campuchia, người Úc, người Phi, người Mỹ chết rồi đi đâu? Ngay cả người Tàu, chết rồi sẽ về châu quận của cha hay của mẹ? Rồi những người đã cải từ họ này sang họ khác, sẽ đi về đâu? Những chuyện ấy chẳng khác nào câu hỏi lẩm cẩm của nhóm Sađốc xưa về chuyện dựng vợ gả chồng bên kia thế giới (x. Mt 22,23-33).
Quỷ dữ hết sức tinh quái. Xưa nó đã dám dùng lời Kinh Thánh để tìm cách dẫn dụ Chúa Giêsu rời xa ý muốn của Thiên Chúa Cha (x. Mt 4,6). Nay nó cũng dùng đủ các chiêu bài hết sức tốt lành để dẫn dụ người ta chối bỏ Thiên Chúa là Cha Chung. Trên đường làm công tác nối kết Dòng họ, tôi được biết không ít những chuyện đau buồn khá giống nhau. Có những nơi hầu hết bà con đồng tộc đều tập trung sum họp trong ngày tế hiệp nhưng riêng một nhóm nào đó, dù có liên hệ gia phả rất rõ và rất gần, vẫn không chịu về. Vì một lý do nào đó, ba bốn đời trước đây, người đứng đầu nhánh ấy đã tự tách ra, chẳng những không còn về tế hiệp mà còn lưu truyền cho con cháu những lý giải thiếu trung thực, đáng buồn, vẽ nên hình ảnh không đẹp về gốc tổ. Ở một chừng mực nào đó, khi chỉ quan tâm tới những bậc Tổ tiên mươi đời trở lại đây mà lãng quên Nguồn Cội đích thật và đời đời, người ta cũng đang theo đuổi một sự chia cắt đáng buồn như thế.
Trực giác về sự "quy tiên" (chết là về với tổ tiên nguồn cội) sẽ rực sáng lên khi người ta nhận biết Đấng Tối Cao là cội nguồn cuối cùng, duy nhất và đích thực, đồng thời cũng là đích điểm cuối cùng mọi loài phải vươn tới. Mọi thế hệ tổ tiên đều đã, và mọi thế hệ con cháu đều sẽ trở về với nguồn cội cao nhất, từ đó loài người đã phát xuất ra (x. Ga 13,3). Chỉ một mình nguồn cội ấy, chỉ một mình Thiên Chúa Chí Thánh, mới đáng cho ta yêu kính hết dạ hết lòng và nhiệt thành phụng sự đến hy sinh mạng sống. Mọi thụ tạo, cá nhân cũng như tập thể, đều có thể khiến những kẻ dấn thân phụng sự nó bị vỡ mộng, chỉ một mình Thiên Chúa mới hoàn toàn trung tín, không để cho kẻ tin thờ Ngài phải thất vọng bao giờ.
Những hạn chế về gia phả sẽ giúp ta vượt khỏi tầm mức bé nhỏ cục bộ để vươn tới tình huynh đệ đại đồng... Những hạn chế trên đường về nguồn cội sẽ thức tỉnh ta hướng về cội nguồn cuối cùng và đích thật.
Chia sẻ 16
NHỮNG CỘI NGUỒN ẢO
Tuần Thánh năm 2010, tôi được đi thăm huyện đảo Lý Sơn. Những bia mộ ở đây có một nét đặc biệt. Tất cả các mộ họ Võ dù thuộc nhánh nào cũng bắt đầu bằng ba chữ “Thái Nguyên Quận”. Họ Nguyễn là “Trần Lưu Quận”, họ Bùi là “Hà Đông Quận”, họ Trần là “Vĩnh Xuyên Quận”, họ Trương là “Thanh Hà Quận”, họ Dương là “Hoàng Nông Quận”, họ Lê là “Kinh Triệu Quận” và họ Phạm là “Cao Bình Quận”. Phần đông cư dân trên đảo cho rằng đó là tên những châu quận trên đất liền mà các dòng họ này phát xuất. Tôi rất ngạc nhiên vì một vài địa danh rất lạ, mới được nghe lần đầu, và vì không có thời nào trong lịch sử đất nước đã được trực tiếp chia thành quận thay vì tỉnh. Khi đến thăm chùa Từ Quang ở An Hải, tôi nêu câu hỏi và thầy Thích Hành Hỷ đã cho một câu trả lời khá thỏa đáng. Theo thầy, việc ghi châu quận như thế chỉ áp dụng cho người chết chứ không cho người sống. Tập tục này được ghi trong quyển Lịch Vạn Niên. Một phụ lục của quyển này liệt kê 510 dòng họ, mỗi dòng họ có kèm theo tên một châu quận và một số dòng họ có chung châu quận. Người ta hình dung địa lý cõi âm có nhiều châu quận khác nhau, khi sống người ta có thể trôi dạt bất cứ đâu trên trái đất, nhưng khi chết thì ai về châu quận nấy. Như thế, ba chữ “Thái Nguyên Quận” trên bia mộ người họ Võ không phải là địa chỉ xuất phát nhưng là địa chỉ đến.
Tôi đã có dịp đến thăm cụ Vũ Hiệp tại tư gia ở đường Lý Tự Trọng, quận I. Là một nhà nghiên cứu nổi tiếng về gia phả và các dòng họ Việt Nam. Theo cụ, gốc gác 510 dòng họ trước khi được xem như bản đồ địa lý cõi âm, thì đã là tư liệu địa lý nhân văn có thật tại Trung Quốc. Cụ cũng đồng thời lưu ý rằng việc gán ghép các dòng họ Việt Nam vào những nguồn gốc ấy của Trung Quốc là chuyện cần xét lại. Trước thời Bắc thuộc, tên gọi của người Việt giản dị như của đồng bào các sắc tộc ít người hiện nay, thường gồm một từ để chỉ nam hay nữ và một từ chỉ là tên gọi. Ngay cả nơi tên hai bà Trưng thì chữ Trưng không phải là tên một dòng họ (ngoài hai bà, ta không gặp một nhân vật nào khác có chữ Trưng đi trước tên gọi) mà chỉ là tên của làng Chưng, một làng sống bằng nghề chưng kén, kéo tơ, dệt lụa. Kén nhất được gọi là kén Trắc, kén hạng hai được gọi là kén Nhì hay khén Nhị. Như thế, Trưng Trắc có nghĩa là cô Nhất ở làng Chưng và Trưng Nhị là cô Nhị ở làng Chưng.
Theo ông Vũ Hiệp, do nhu cầu quản lý nhân khẩu để đô hộ, người Tàu đã bắt người Việt phải đi vào một hệ thống dòng họ. Do những điều kiện cụ thể từng nơi, từng thời điểm, người dân ở một khu vực nào đó được ghép vào một số dòng họ nhất định nào đó. Sự kiện này cũng đã xảy ra đối với một số cộng đồng sắc tộc ít người, chẳng hạn nơi thông tin sau đây trên trang Văn Hóa Học:
“Các dân tộc ở miền núi Quảng Ngãi vốn có tên mà không có họ, vì thế không có thuật ngữ riêng để chỉ dòng họ. Mỗi người có tên gọi riêng và kèm theo đó là một bổ ngữ chỉ giới tính…
Vào thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc, để dễ theo dõi hộ tịch, hộ khẩu và số đinh trong các làng nóc miền núi Quảng Ngãi, các dân tộc miền núi trong tỉnh đều được đặt họ Đinh (theo họ cha), tức có nghĩa là thằng, đứa (con trai), dần dần con gái cũng theo họ cha mà ghi trong hộ tịch, hộ khẩu, hoặc kê khai đi học là họ Đinh (8).
Năm 1969, khi Bác Hồ mất, hầu hết người Cor ở Trà Bồng đổi sang họ Hồ. Số đông người Hrê ở Ba Tơ lấy họ Phạm (họ của đồng chí Phạm Văn Đồng), phần lớn đồng bào người Hrê ở Sơn Hà, Minh Long, đồng bào Ca Dong ở Sơn Tây vẫn còn giữ họ Đinh.”
http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-to-chuc-doi-song-tap-the/2284-quan-he-gia-dinh-lang-xom-cua-nguoi-quang-ngai.html
Trường hợp họ Vũ Võ lúc đầu cũng thế. Bàn về ông Vũ Hồn (804-853), người được coi là thủy tổ họ Vũ-Võ tại Việt Nam, cụ Vũ Hiệp nêu một nhận xét lý thú rằng cả gia phả, tộc phả và thần phả đều không nói Vũ Hồn có một người con nào. Tác giả Tiến sĩ Vũ Huy Thuận, trong bài “Giới thiệu sách cổ văn hoá làng Mộ Trạch” (http://hovuvovietnam.com/ Gioi-thieu-sach-co-van-hoa-lang-Mo-Trach) cũng có viết: “Ngọc phả làng Mộ Trạch kể lại rằng: Cụ Vũ Hồn (804-853) sau khi từ quan (843-844) đã đến nơi đây lập trang trại đặt tên là “Khả Mộ trang”... Khi cụ mất (853), dân Khả Mộ trang lập miếu thờ cụ như vị sáng lập thôn Khả Mộ (đến triều Trần 1226 được đổi tên là Mộ Trạch). Để tưởng nhớ công lao của cụ, dân trong làng đều mang họ của cụ. Họ Vũ. Cũng từ đó, Cụ không chỉ được thờ như vị thành hoàng làng, mà còn được coi là thủy tổ họ Vũ Mộ Trạch.”
Gần đây người ta phát hiện ra đền thờ hai nhân vật họ Vũ sống nhiều thế kỷ trước ông Vũ Hồn: đền thờ bà Vũ Thị Thục, nữ tướng của Hai Bà Trưng và đền thờ nhà giáo Vũ Thê Lang, được cho là của thời Hùng Vương. Dù vậy ông Vũ Hồn vẫn được đa số người họ Vũ-Võ ngày nay dành cho danh hiệu thủy tổ họ Vũ-Võ ở Việt Nam, và theo tôi, điều ấy chính đáng, bởi một lẽ duy nhất là đại chúng đương thời đã vì cảm mến ông mà cải sang họ Vũ-Võ, coi ông như tổ phụ.
Có những người gốc họ Võ nhưng nhiều thế hệ qua đã mang một họ khác. Lại cũng có những người mang họ Võ nhưng thật ra là từ một dòng họ khác cải sang. Việc khám phá ra chuyện cải họ có thể khiến nhiều người bị hụt hẫng. Khi hoàn thành bài viết về họ Võ tỉnh Phú Yên, trong đó có thông tin về một nhánh họ Võ ở xã Hòa Thắng trước kia là họ Lê, tôi gởi cho một người con gái nhánh này xem. Cô hồi âm cho tôi như sau:
“Chào bác ! Con đã đọc bài viết về họ Võ mà bác đã trải qua không ít công sức để truy tìm về cội nguồn của dòng họ Võ. Con thật sự bất ngờ về một sự thật mà lâu nay con thuộc thế hệ trẻ nên không biết được, đó là con thuộc về nguồn gốc họ Lê chứ không phải họ Võ. Điều này làm con có một chút ngậm ngùi.
Trong ý nghĩ của con lại đặt ra một dấu hỏi.
Quá khứ của lịch sử là một sự bí ẩn chưa có sự khẳng định nhất định. Ví như trước thời ông Cao tổ của con thuộc về dòng họ Lê, vậy các đời trước hơn nữa liệu các cụ cao tổ thuộc về họ gì ? và những biến đổi của nó như thế nào ? điều này làm con phân vân. Nhưng rồi con suy nghĩ rằng dù con mang dòng họ nào thì con vẫn biết ơn các cụ tổ đã sáng lập ra các dòng họ để con cháu ngày nay được mang tên dòng họ của các cụ lưu truyền lại. Và điều này đã làm con cảm thấy vui bác à, con mong rằng sau này con sẽ có nhiều cơ hội được hiểu về nguồn gốc đích thực của các cụ tổ mà hiện đang là một dấu hỏi rất lớn trong suy nghĩ của con bác ạ!.
Cảm ơn bác nhiều lắm.
Con chúc bác có nhiều cơ duyên hơn nữa để tìm về cội nguồn nơi đích thực vẫn còn là một sự bí ẩn.
Chúc bác luôn sức khỏe và an lành.
Võ Thị Kim Đoan (sđt: 0988-234-828)
Nữ độc giả của tôi là một Phật tử ăn chay trường, nên sớm nhận ra ngay mọi sự đều vô thường và tương đối. Tôi muốn nói thêm với cô rằng, khi phải giấu họ Lê, ông Cao của cô đã chọn họ Võ chứ không phải một họ nào khác, hẳn là do ông cảm kích lòng tốt của một vài người họ Võ nào đó. Tương tự, nếu có người họ Võ nào đó phải thay tên đổi họ và đã chọn họ Lê chứ không phải họ khác, thì chắc hẳn vì ông thấy người họ Lê đáng mến. Nếu các vị tổ phụ nhân loại hướng lòng ta đến vị Cha Chung trên trời thì những thực tế về quan hệ họ hàng máu mủ dẫn ta đến cảm nghiệm anh em bốn biển một nhà. Điều thứ hai này bắt nguồn từ điều thứ nhất: Mọi người trên thế giới không thể là anh em với nhau nếu không có chung một người Cha.
Chúng ta đọc thấy trên nhiều bia mộ cụm từ sau đây: “Mộ thủy tổ họ…”, “Mộ cao tổ họ…”. Vị nằm ở đó được coi là “thủy tổ” nhưng người ta không biết tên, mặc dù có khi chỉ là người sống cuối thế kỷ XIX. Gia tộc phía nội tôi cũng nằm trong trường hợp này, vị tổ khuyết danh sống vào giữa thế kỷ XIX. Việc truy tìm thủy tổ một dòng họ quả là chuyện mịt mờ vô vọng nhưng cũng có cái hay là đánh thức nơi mọi người mối bận tâm đi tìm nguồn cội đích thực và cuối cùng của nhân loại là chính Thiên Chúa Tạo Hóa.
Hiểu như thế, ta sẽ tiến tới một thái độ trung dung về vấn đề gia phả. Một đàng, ta tâm đắc với lời Thánh Phaolô dạy ở đầu thư thứ nhất gửi cho Timôthê: “Đừng chú ý đến những chuyện hoang đường và những gia phả dài dòng; những cái đó chỉ gây ra tranh luận, chứ không đóng góp vào kế hoạch của Thiên Chúa mà đức tin cho chúng ta biết” (1Tm 1,4). Một đàng, vì ích lợi giáo dục, ta sẽ cổ võ đồng tộc và đồng đạo xây dựng lại bản gia phả giới hạn với những bậc Tổ Tiên hiện còn biết được, bởi lẽ đây là một công việc mang tính sư phạm, có tiềm năng đóng góp vào sự phục hồi tấm “lòng lành”, cõi lòng hướng thiện cho thế hệ trẻ giữa dòng cuồng lưu của sự suy đồi đạo lý.
Trong bài tiếp sau về “tâm tư của người loan Tin mừng cho người cùng dòng họ”, tôi sẽ chia sẻ thêm về điều ấy.