GIẢI
VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2016
BẢN TIN 01
Thưa quý độc giả và quý tác giả,
Ban Tổ chức Giải Viết Văn Đường Trường xin kính
chúc quý vị và các bạn Năm mới 2016 an lành hạnh phúc trong tình Chúa thương
xót.
Giải Viết Văn Đường Trường 2016 đã chính thức khởi
động sau buổi Lễ trao giải lần 3 (Tháng 9/2015), đến nay đã có 36 bài gởi dự
thi, và vẫn đang tiếp tục nhận bài với tần xuất ngày càng cao.
Giải Viết Văn Đường Trường là một nỗ lực khiêm tốn
mang theo một số ước vọng cụ thể:
- Tạo sân chơi cho các bạn trẻ (dưới 40 tuổi) tập
viết truyện ngắn và rèn luyện ngòi bút qua cuộc thi kéo dài 6 năm (năm 2016 này
là năm thứ 4).
- Tập hợp những truyện ngắn tốt có nội dung Kitô
giáo để giới thiệu, tổ chức in ấn và xuất bản trong một tủ sách văn học Công
giáo.
- Tổ chức gặp gỡ các tác giả nhân ngày trao giải
để những người cầm bút có dịp tiếp xúc quen biết nhau, cùng nhau thảo luận trao
đổi và hướng đến một định hướng chung và cách làm việc chung cho văn học Công
giáo.
- Lễ trao giải hằng năm được tổ chức vào buổi chiều
lễ Thánh Matthêu, bổn mạng giới cầm bút, 21-9, và tiếp nối bằng cuộc hành hương
kỷ niệm sinh nhật của nhà thơ Hàn Mạc Tử vào hôm sau, 22-9. Những người cầm bút
ở những nơi khác nhau không về dự được đều có thể hiệp thông cầu nguyện từ xa.
Hy vọng với một nhịp sinh hoạt đều đặn hằng năm như thế, sẽ tăng thêm cảm hứng
cho những người có khát vọng dâng tài năng văn thơ của mình để ca tụng Thiên
Chúa và phục vụ Hội Thánh, rồi dần dần có thể trở thành một ngày hội ngộ truyền
thống của giới cầm bút Công giáo.
Ước mong quý độc giả và các cây bút truyện ngắn ở khắp nơi tích cực vận động để có thêm
nhiều tác giả hưởng ứng và tiếp tục tham gia cuộc thi.
Xin mời xem Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường
đính kèm cuối bản tin này.
Xin trân trọng giới thiệu 8 tác phẩm trong đợt bài
dự thi đầu tiên mới được chọn qua vòng sơ tuyển. Một số bài không lọt qua vòng
loại do chưa phải là truyện ngắn (chỉ mang dạng chia sẻ tâm tình, tùy bút hoặc
kể chuyện), do kết cấu và hành văn lủng củng, chưa thống nhất ý tưởng, hoặc do
lấy lại câu chuyện từ một truyện nào đó (phóng tác chứ không phải là sáng tác),
hoặc do vi phạm những qui định trong thể
lệ cuộc thi. Nếu quý độc giả phát hiện bài nào chỉ là phóng tác, xin vui lòng
cho Ban Tổ chức được biết. Xin các tác giả đang thai nghén tác phẩm dự thi lưu
ý những điểm này để tránh phải bị loại sớm.
Các bạn tham gia dự thi, nếu muốn làm giàu kinh nghiệm
viết truyện ngắn, nên vào Google và gõ: “Cách viết truyện ngắn”. Có nhiều bài
chia sẻ có thể đáp ứng nhu cầu rèn luyện kỹ thuật viết truyện ngắn của bạn.
Xin chân thành cám ơn các trang truyền thông Công
giáo đang hỗ trợ giới thiệu và cổ vũ chương trình này, cám ơn quý tác giả đã
gửi bài tham gia và cám ơn quý độc giả đang quan tâm theo dõi. Nguyện xin Thiên
Chúa giàu lòng thương xót chúc lành cho tất cả chúng ta.
Qui Nhơn, ngày 02-01-2016
Thay lời Ban Tổ chức
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
Mã số: 16-002
HI GIÊSU
Hi Giêsu!
Một thằng nhóc khoảng 5 tuổi, đầu xù, tóc rối, mồ
hôi nhễ nhãi, tay ôm quả bóng nhựa chạy ù vào nhà chầu gục gục cái đầu, lí nhí
mấy lời rồi chạy đi mất.
Chiều tới, lại chú nhóc ấy thập thò ở cửa nhà chầu
giơ hai ngón tay, cười rất tươi. Rồi cũng thật nhanh biến mất.
Tối đến, chú nhóc ấy ôm cả bịch bánh trên tay vừa
ăn vừa chạy vào nhà chầu, giơ tay vẫy vẫy.
Một bà cụ ngồi cầu nguyện trong nhà chầu thấy vậy
lẩm bẩm: 'Con nhà ai hết chỗ chơi rồi, vào cả nhà Chúa đùa giỡn'
Chú nhóc chẳng hề nghe thấy. Cũng thật nhanh chạy
ra sân bóng với các bạn.
Tôi chú ý chú nhóc ấy từ lâu. Hôm nay tận mắt thấy
nhiều lần như thế thì ngạc nhiên, lân la ra hỏi chuyện
- Này con, con vào nhà chầu chi vậy.
- Con vào chơi với Giêsu.
- Chơi ư? Con nói gì với Giêsu?
- Hi Giêsu!
- Rồi Giêsu nói gì với con?
- Giêsu cười thôi.
- Rồi con làm gì?
- Con cười lại.
Em đã dạy cho tôi một bài học về cầu nguyện thật
đơn giản. Một tình bạn với Giêsu rất dễ thương và khăn khít làm sao!
Mã số:
16-004
THÁNH HIẾN TÌNH
YÊU
…………………..
Chúa
ơi dâng Chúa cuộc tình
Đặt trên Đĩa Thánh một hình bóng ai
Thánh Thể trong
Chúa yêu hoài
Có thêm người ấy miệt mài sớm hôm
Hồng ân Thiên Chúa
ấp ôm
Tim con hiến thánh dấu chôn tình thầm...
Trong một tiếng rưỡi nàng đã làm xong bài thơ. Kết
ở đấy được rồi nhỉ. Đăng lên face cho người đọc, để hiều nàng hơn. Mà hiểu để
làm gì chứ? Nàng và người đó đang đi trên hai con đường song song. Người đã
thuộc về Chúa. Người đã sống đời Thánh hiến. Người ... không bao giờ thuộc về
nàng đựơc. Ừ thì biết thế, nên nàng cứ lạnh như tiền khi gặp người. Nên nàng cứ
lờ tịt người đi dù rất muốn đến gần. Và tuy rất nhớ, nàng cũng không đến nhà
thờ, dù là để dự lễ ngày thường.
Không hiểu cái tình cảm này bắt đầu từ đâu, và
hình ảnh người đi vào trái tim nàng từ lúc nào, mà khiến nàng chới với quá.
Ngoài việc tâm sự với Chúa, nàng chỉ còn biết trải lòng trên những vần thơ...
Thôi, không nghĩ lung tung nữa. Ngủ đi Chúc Cha ngủ ngon trong vòng tay yêu
thương của Chúa. Và nếu Chúa không phiền thì cho Cha mơ thấy con một chút nhé!
Nàng thì thầm một mình rồi nhắm mắt...
Thánh Lễ buổi sáng rất vắng. Nàng thích bầu không
khí vắng vẻ thế này. Nàng cố gắng dán mắt vào mấy bông hoa, không dám nhìn Cha.
Tan lễ, nàng ra về với một trái tim đầy ắp hình ảnh và giọng nói của Cha. Chợt
điện thoại báo có cuộc gọi. Một cô trong Ban hành giáo. Nàng bật máy:
– Alô...cháu chào cô ạ?
_Ừ, mới tan lễ mà cháu đã về nhanh thế? Cháu đi
đến đâu rồi?
– Có việc gì vậy cô?
– Sáng nay cháu có rảnh không? Bác nấu ăn của nhà
xứ có việc đột xuất, cháu quay lại nấu bữa sáng cho Cha được không? Hôm nay cô
cũng bận quá, không còn ai ngoài cháu cả...
– Vâng... Để cháu quay lại nhà thờ...
Tim nàng đập thình thịch. Được nấu ăn cho người
mình thầm thương trộm nhớ thật vui và...hồi hộp. Không biết khẩu vị của Cha thế
nào nhỉ...?
******
Đây rồi, bác đầu bếp đang làm dở món Bò sốt vang.
Nhưng Chúa ơi, có Chúa mới biết bác ấy đã làm đến giai đoạn nào rồi. Kiểm tra
lại thật kỹ, nêm nếm thử xem sao. Nhạt quá, thì ra bác chỉ mới hầm nhừ thịt bò
chứ chưa nêm gì. Vậy là nàng sẽ làm tiếp nhhững khâu còn lại. Cuối cùng cũng
hoàn thiện bữa sáng cho Cha. Hai chú giúp xứ xuống dọn bàn. Rồi Cha cũng xuống.
Thấy nàng, Cha tròn mắt:
– Sáng nay con nấu à?
– Vâng ạ. Bác đầu bếp có việc đột xuất, Ban hành
giáo bảo con làm vì không còn ai khác Cha ạ.
– Vậy à! Con ở lại ăn sáng với Cha nhé?
– Thôi ạ. Con phải về có chút việc...
Cha cười:
– Ăn xong đã, việc gì tính sau chứ con!
– Dạ thôi ạ, con chào Cha con về...
Nàng vừa nói vừa vội vàng bước đi. Cha làm sao mà
biết được nàng muốn được ngồi cùng bàn, ăn cùng mâm và cả... ở cùng một nhà với
Cha đến thế nào. Nhưng những gì không phải của mình, nàng không muốn đến gần.
Nàng muốn giữ những khoảng cách, những ranh giới để tâm hồn nàng được bình yên.
Mấy hôm sau, Ban hành giáo bảo nàng cố gắng thu
xếp nấu ăn cho nhà xứ vì bác đầu bếp xuất ngoại. Nó vui lắm. Đây là việc người
phụ nữ nào cũng muốn làm cho người mình yêu.
Ngày lại ngày cứ thế trôi đi. Ngày lại ngày nàng
nấu ăn cho Cha đủ ba bữa nhưng không bao giờ ở lại cùng ăn với Cha.
Mấy hôm nay mưa nhiều quá. Cha lại hay phải đi kẻ
liệt. Rồi Cha ốm. Lại đúng kỳ thi của các chú. Nàng nấu cháo xong, không có ai
để nhờ đem cháo vào phòng cho cha. Bê khay cháo nóng hổi trên tay, đứng trước
cửa phòng Cha, nàng hồi hộp như lần đầu... hẹn hò vậy.
– Cha ơi...! Con vào được không? Cháo của Cha xong
rồi...
Im lặng. Nàng cố gọi to hơn:
– Cha ơi...! Con vào được không?
Vẫn im lặng. Lạ thật. Nàng lại gọi tiếp
– Cha ơi...!
Không nghe thấy Cha trả lời. Một cảm giác bất an
dâng lên trong lòng. Nàng nghiêng người đẩy cửa bước vào. Cha đang nằm thiêm
thiếp trên giường. Vội vàng đặt khay cháo lên bàn, nàng nhẹ áp tay lên trán
Cha. Sôt quá cao! Lấy khăn lạnh chườm trán cho Cha. Nàng cố gọi Ban hành giáo
mà không gọi được cho ai. Một mình ngồi trực bên giường Cha thế này, rất dễ tạo
tai tiếng cho Cha. "Miệng nhân thế nhọn hơn chông mác nhọn." Nàng
không bao giờ muốn gây sóng gió cho đời Linh Mục của Cha. Nàng muốn Cha luôn
bình an, hạnh phúc.
Một lúc sau, bác sĩ đến. Cha bị sốt vi rút. Tiêm
cho cha xong, bác sĩ ra về, không quên dặn dò nàng cách chăm sóc Cha và giờ
giấc cho Cha uống thuốc.
– Cha ơi, Cha cố ngồi lên ăn cháo nhé!
– Ừ...
Cha chống tay nhổm dậy một cách khó khăn. Nàng
đành đến gần giường, đỡ Cha dậy. Một niềm hạnh phúc chợt dâng đầy trong tim. Ân
cần đút cho Cha từng thìa cháo. Nàng vừa mong Cha nhanh bình phục, vừa mong
khoảng khắc này ngừng lại trong dòng thời gian...
– Cha cảm ơn con nhé...
– Không có gì đâu Cha. Cha cố ăn hết bát
cháo cho nhanh bình phục, còn...đội mưa đội gió đi kẻ liệt! Nó đùa một chút cho
Cha vui.
Cha cười. Và nàng kể cho Cha nghe vài câu chuyện
vui, vì nụ cười là mười thang thuốc bổ mà. Và Cha cũng cố gắng ăn được hết bát
cháo, để khỏi lỗi đức khó nghèo. Dọn qua căn phòng cho Cha xong, nàng đến gần
giường đỡ Cha nằm xuống nghỉ ngơi. Có nằm mơ nàng cũng không dám nghĩ đến việc
có ngày nàng lại gần Cha đến thế. Không còn khoảng cách! Và dù rất bối rối,
nàng cũng cố bình thản đỡ Cha nằm xuống cách nhẹ nhàng nhất. Nàng ra ngoài
phòng khách ngồi.
Suốt mấy ngày, nàng bận rộn đi đi về về giữa nhà
mình và nhà thờ. Chăm sóc người mà mình thầm thương trộm nhớ trong niềm vui và
hạnh phúc. Và nàng không phải chia sẻ việc này với ai vì dân phố ai cũng rất
bận. Cuộc sống cứ cuốn con người theo những vòng xoáy , để tách ra một khoảng
thơì gian trong ngày là rất khó. Chỉ buổi tối là có các chú ở nhà với Cha, thì
nàng ở nhà nàng mong trời mau sáng để đến chăm sóc Cha. Nàng trân trọng từng
giây phút ấy .
Nhưng cuộc vui nào rồi cũng có lúc tàn. Cha khỏi
ốm. Nàng trở lại với cuộc sống bình thường của nàng với nỗi nhớ nhung da diết.
Nàng lại tìm bạn thơ trút bầu tâm sự. Nàng dâng Chúa tất cả con tim của mình
trong mỗi Thánh Lễ. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho Cha và ban cho Cha tràn
đầy ân sủng Chúa Thánh Thần...
Thì thôi xin gửi người nơi ấy
Chút nhớ chút thương chút mặn mà
Tình con nguyện nên quà Thiên Quốc
Của Lễ người dâng tuổi ngọc ngà
……………….
Mã số:
16-006
CUỘC CHIẾN BẢO
VỆ MÌNH THÁNH
Chiều nào cũng vậy, nó cứ phải ngụp lặn cả giờ
đồng hồ dưới sông với cái quần đùi mới yên lòng. Dòng sông hôm nay vẫn nhè nhẹ
trôi như thế, nhè nhẹ đẩy cái thân mảnh khảnh của nó theo dòng nước xanh trong
mát lạnh.
Mười lăm tuổi, nó tự hào được sở hữu chiều cao lý
tưởng của ông nội và khuôn mặt đẹp như ngôi sao điện ảnh của mẹ nó. Đi đến đâu,
nó cũng tưởng như đang làm sáng rực cả một vùng không gian xung quanh.
Bơi xong, nó mặc quần áo chỉnh tề đến nhà thờ.
Chiều nay nó được đi kẻ liệt với Cha. Cha thì thích kiệu Mình Thánh cho kẻ
liệt. Còn nó lại thích được kiệu Mình
Thánh đi …ngoài đường. Cái cảm giác đang mang trên mình Đấng Tối Cao đi qua các
con phố, qua các…chốt công an thật thiêng liêng khó tả. Nhiều khi nó cứ muốn
…vựơt đèn đỏ xem sao. Mà Cha thì lúc nào cũng chăm chỉ tuân thủ luật giao
thông. Chán!
Vừa đến nhà thờ, nó gặp hai người lạ mặt đi ra.
Thái độ của họ bình thường một cách bất thường. Cứ như họ đang cố tỏ ra không
có chuyện gì vậy. Ngoái lại nhìn họ một cái rồi nó vào qua nhà thờ chào Chúa.
Lạ thật, Nhà Tạm hôm nay khác khác. Sao chiều nay nó nhìn cái gì cũng thấy bất
thường vậy nhỉ? Lúc nãy thì nghĩ hai người kia bất thường. Giờ thì nghĩ Nhà Tạm
bất thường. Chắc sợi dây thần kinh nào đó trong đầu nó đang… rung rinh. Tuy
vậy, nó vẫn không cưỡng nổi cái thôi thúc tiến lên Cung Thánh, xem có gì bất
thường trong…”Cái Tổ” của Chúa Thánh Thế không? Trời ơi! Có kẻ vừa cậy cửa, lấy
hết Mình Thánh rồi! Lạy Chúa!
– Con đang làm gì đấy?- Tiếng Cha xứ đằng sau.
– Chúa bị bắt cóc rồi Cha ơi!
Cha xứ hốt hoảng
nhìn Nhà Tạm trống rỗng. Nó chợt loé lên một ý tưởng, chạy vụt đi.
– Con chạy đi đâu vậy?
– Con sẽ giải thích sau!
Nhanh
lên, mong sao tìm được họ! Chúa ơi! Nó chạy với tất cả tốc độ của một vận động
viên điền kinh cấp quốc tế. Vừa chạy vừa cầu mong sao cho đuổi kịp hai kẻ bất
thường kia. Dù không có bằng chứng gì, nhưng trái tim nó cứ giục nó phải đuổi
theo họ bằng đựơc.
Kia rồi,
ơn Chúa! Họ đang lên xe buyt. Nó dồn hết sức tăng tốc để lên kịp chuyến xe. May
quá, nó vừa bước lên thì xe chuyển bánh. Xe rất đông. Họ cứ đứng quay mặt vào
nhau như để cùng che dấu cái gì đó.Nhìn kĩ nó thấy một chút chuôi chén Thánh lộ
ra. Nó nghĩ nếu bây giờ đòi lại Chúa, rất có thể họ sẽ tung Chúa bay lả tả trên
xe. Sẽ có nhiều người vô tình phạm sự thánh vì dẫm phải Mình Thánh, để lúc khác
vậy. Nó lẩn vào đám đông sợ họ phát hiện, nhưng vẫn không rời mắt khỏi họ.
Xe buýt
dừng ở trạm cuối cùng. Họ xuống xe và đi bộ vào một con phố nhỏ. Nó vẫn thoắt
ẩn thoắt hiện bám sát họ. Đọc truyện trinh thám nhiều, giờ nó mới có dịp thực
hành những kĩ năng của một thám tử…tranh truyện. Thám tử trong truyện thì chỉ
vệc theo dõi kẻ phải theo dõi và giữ an toàn cho bản thân. Còn nó thì vừa theo
dõi vừa lo cho Chúa đến quên đi sự an nguy của mình. Lòng không ngơi cầu nguỵên
cho nó cứu được… Đấng Cứu Thế.
Họ vừa
vào một “ngôi nhà”. “Ngôi nhà” ấy trông như một cái xe contenno khổng lồ vậy.
Cái “nhà contenno” chỉ mở cửa vừa đủ để họ lách vào, rồi lại đóng chặt. Nó rón
rén đi xung quanh, quan sát và tìm cách đột nhập. Cửa sổ quá cao! Như để tránh
những ánh mắt tò mò vậy.
Tối
rồi. Có hai người khác vừa đi ra. Nó nhặt một hòn đá vừa vừa tay, ném thật xa
vào bụi cây trước cửa. Người gác cửa lò dò đến bụi cây xem xét. Nó tranh thủ
lẻn ngay vào nhà, khoanh tròn trong gầm một cái bàn được phủ khăn chùm kín
chân. Cái nhà này rất u ám. Vẻ u ám càng ghê rợn hơn dưới ánh đèn mờ mờ ảo ảo.
Nó căng hết mọi giác quan hướng về phía…nào đó có Mình Thánh Chúa. Dỏng tai
nghe ngóng. May quá, có vẻ họ chưa làm gì Chúa của nó.
Vén một
tí khăn lên quan sát. Nó đã thấy nơi để Chúa. Chén Mình Thánh được “an toạ”
trong một cái hộp nhựa trong, để trên bàn với một đống đồ gì đó đen đen bẩn
bẩn. Thương Chúa quá! Chúng định làm gì Thánh Thể Chúa đây? Câu hỏi vừa bật lên
trong đầu lập tức nó nghe thấy câu trả lời. Thì ra đây là một tổ chức tà giáo.
Họ thường rình ăn cắp Mình Thánh về xúc phạm. Chúa ơi. Nghe họ nói về những gì
sắp làm với Mình Thánh mà tim nó như nghẹn thở. Biết làm gì để cứu Chúa đây?
Đúng
nửa đêm mọi sự sẽ bắt đầu. Họ thông báo với nhau như thế.
“Boong…!” Sau tiếng chuông nhỏ, chúng toả vào hết các phòng, để làm gì
không biết. Mà nó cũng chẳng cẩn biết, chỉ thấy đây là cơ hội để lấy lại Mình
Thánh. Với những bước nhanh nhẹn nhẹ như mèo, nó đã đến được chỗ Chúa. Ôm vội
hộp Chúa vào lòng, nó chui xuống ngay một cái gầm bàn phủ kín khăn. Đầu nó suy
nghĩ thật nhanh,chốc nữa chúng sẽ phát hiện ra hộp Mình Thánh biến mất. Chúng
sẽ lật tung mọi thứ tìm thủ phạm. Và chúng sẽ tìm thấy nó. Nó một mình liệu có
thể bảo vệ được Mình Thánh không? Trong trường hợp này chỉ còn một cách. Nó
cũng đang đói bụng, thôi thì chén hết chỗ Mình Thánh này, Chúa vào bụng con còn
hơn bị họ xúc phạm. Rồi nếu sống sót, con sẽ xưng tội sau vậy. Nghĩ thế, nó
nhanh chóng ăn sạch Mình Thánh.
Vừa ăn xong, nó nghe tiếng gào thét tức giận,
tiếng ồn ào náo loạn. Họ đang bới tung căn phòng để tìm kẻ đã… ăn cắp của kẻ ăn
cắp. Và, “rầm” cái bàn nó đang núp bị lật lên. Nó ngồi thu lu, tay vẫn đang ôm
Chén Thánh. Yên tâm vì Chúa đã “an toàn” trong bụng, nó… toe toét cười.
Chúng gầm lên giận dữ. Xách cổ nó lên.
– Thằng này tao đã gặp trong nhà thờ!
– Nó vẫn giúp Lễ đấy!
Hai kẻ ăn cắp Mình Thánh chỉ thẳng mặt nó. Thằng
khác, chắc là sếp, dí sát cái mũi tẹt dí vào mũi nó, làm nó phải rụt cổ lại.
– Đẹp trai quá! Mày muốn giàu nhanh chỉ trong một
ngày không?
Nó không nói gì.
– Về giáo
xứ lấy một mẻ Mình Thánh cho tao, mày sẽ sở hữu cái va li tiền kia. Hắn vừa nói
vừa chỉ cái va li đầy ứ tiền trên tay một kẻ nhanh nhẹn đã bày ra trước mắt hắn
từ khi nào.
– Không bao giờ! Nó kiên quyết.
– Mày suy nghĩ đi. Hoặc lấy Mình Thánh cho tao và
thành tỷ phú, hai là chết ngay bây giờ một cái chết thảm khốc.
– Tôi thà chết chứ không phản bội Chúa của tôi
đâu.
– Đồ ngu! Chúa là Đấng nhân từ, mày cứ lấy cho
tao, đi xưng tội là Chúa tha thứ hết. Sau đó mày có cả đống tiền làm từ thiện,
lại được sống thanh nhàn suốt đời. Bố mẹ mày đỡ khổ.
– Không! Đừng nói nhiều! Tao không phản bội Chúa
đâu! Nó vẫn giữ vững lập trường.
– Thằng ngu! Hắn điên tiết quát lên, tát cho nó
một cái nảy lửa. Không biết có gẫy cái răng nào không mà đau quá, chảy cả máu
nữa. Sau đó cả bọn xông vào đánh… đấm… giẫm…đạp lên cái thân thể đẹp trai vừa
chén no Mình Thánh Chúa, giờ là no đòn vì Chúa.
Đang
“tận hưởng” bữa tiệc đấm đá. Nó chợt đựơc nghỉ ngơi vì bọn chúng đã bị công an
tóm. Một cánh tay đỡ nó dậy và giọng nói quen thuộc vang lên:
– Con đau lắm phải không?
– Ôi… Cha! Nó ngạc nhiên nhìn Cha xứ của nó bằng
hai con mắt tím bầm. Sao Cha biết con ở đây? Sao…?
– Cha và thầy chạy theo con, rồi thầy báo cảnh
sát… Thôi, để Cha kể sau đi…con cần được chăm sóc đã… Cha xứ ân cần dìu nó ra.
Bọn tà
giáo được gom hết lên xe tội phạm. Nó thì được gom lên xe…cấp cứu vì bị trọng
thương. Nằm trên xe, nó thều thào với Cha xứ:
– Thưa Cha, con xưng tội được một …ngày, con xin
xưng tội…
– Bây giờ không phải lúc xưng tội đâu con. Cha nhẹ
nhàng ngắt lời nó.
– Không… tội con nặng lắm… con phải xưng ngay kẻo
tí nữa con… chết…
– Con đã ăn hết Mình Thánh Chúa chứ gì? Cha nhìn
nó cười
– Sao Cha biết?
– Thì hiện trường không có Mình Thánh nào rơi vãi,
con lại ôm chặt Chén Thánh trống không trong lòng. Chắc chắn con đã ăn hết Mình
Thánh nên mới bị bọn nó tức điên lên, nện cho bét nhè thế này chứ.
– Cha siêu đẳng quá! Nó cười khổ sở vì đau. Nhe
cái hàm răng đều như bắp rất may không bị gẫy cái nào. Bây giờ trông con chắc
xấu lắm Cha nhỉ?
– Không xấu đâu, chỉ bớt đẹp đi một tí thôi. Nhưng
con dũng cảm lắm. Rất đẹp lòng Chúa.
– Không có tội hả Cha?
– Không con ạ. Cứu đựơc Đấng Cứu Thế mà tội lỗi gì
con.
Nghe Cha nói, nó thở phào nhẹ nhõm, yên trí đánh
một giấc. Và nó đã ngủ suốt…ba ngày liền mới dậy. Vừa tỉnh, nó nghe giọng mẹ
mừng rỡ:
– Dậy rồi hả con? Ôi, tạ ơn Chúa! Con đói lắm rồi
nhỉ, để mẹ đi múc cháo cho con ăn.
– Từ đã mẹ, tí nữa con ăn. Con chưa đói đâu.
– Nó chén “cỗ” Mình Thánh đủ cho năm mươi người
rước Lễ trong ba ngày cơ mà.
– Ôi…Cha…!
Cha vừa nói vừa cười nhìn nó trìu mến. Mấy ngày
nay không chỉ có bố mẹ nó, mà cả cha và thầy xứ cũng thay nhau túc trực bên
giường nó.
– Cảm ơn Cha, con làm Cha lo lắng ạ…?
– Không lo tí nào cả! Cha mỉm cười. “ Ai giữ mạng
sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm lại
được.” Chúa Giê_su đã nói thế. Thay mặt Chúa, Cha cảm ơn con!
– Không, đó là việc mà mọi người có đạo đều sẽ làm
như con thôi. Không mắc lỗi gì với Chúa là con mừng lắm rồi.
Mọi người đều cười nói vui vẻ, mừng cho “vị anh
hùng” của Đấng Cứu Thế đã tỉnh dậy bình an cả xác hồn. Nó liếc qua gương, may
quá, vẻ đẹp trai vẫn không phai phôi chút nào. Nhìn những tia nắng rọi qua
khung cửa sổ, nó mong nhanh bình phục để lại được ngụp lặn trong dòng nước mát
lạnh bến sông.
Mã số:
16-008
TÌNH YÊU
Nhìn đứa con trai hằng yêu quý đang nắm tay vợ
tiến vào lễ đường mà bà Hai không cầm được nước mắt. Những giọt nước mắt hạnh
phúc và sung sướng. Bà lặng lẽ lau đi dòng lệ,khẽ nheo đôi mắt đã hằn sâu vết
chân chim lại rồi mơ hồ nhớ về chuyện ngày xưa
.--**--
Chồng bà mất sớm, nên bà phải vất vả, cực khổ lắm
mới nuôi con trai lớn khôn. Hai mẹ con sớm hôm nương tựa vào nhau để sống qua
ngày. Anh Quân-con trai bà tuy nghèo nhưng học rất giỏi, không thua bất kì cậu
ấm cô chiêu nào trong lớp. Lúc nào anh cũng đứng nhất lớp kể cả lên đại học,
điều này đã làm cho bà Hai rất vui và vơi đi phần nào nỗi khổ cực trong bà .
Anh ra trường và có một công việc ổn định,cuộc sống của hai mẹ con cũng tốt hơn
rất nhiều. Bà luôn hãnh diện vì anh mãi cho đến khi anh Quân chuẩn bị lên chức.
- Mẹ à, con đi làm cũng lâu rồi. Nhưng con không
nghĩ là con rãnh rỗi để chủ nhật nào cũng đi lễ ,thưa mẹ.
- Ý con là sao?
- Con thấy việc đi nhà thờ rất mất thời gian mà
điều này không có lợi gì cho công việc của con cả.
- Bao lâu nay con cũng đi lễ mà, việc đó đâu có
sao đâu con trai!
- Nhưng bây giờ con chuẩn bị lên chức rồi. Mẹ biết
con phải khó khăn lắm mới được như thế này không? Cái ghế này ai cũng muốn ngồi
vào. Nếu bây giờ con lơ là, tốn thời gian vào mấy chuyện vô bổ như thế thì
không đời nào con ngoi lên được.
- Con có im đi không? Chuyện vô bổ là sao? Đi nhà
thờ mà con gọi là vô bổ sao?
- Vâng thưa mẹ, mẹ không cho con cũng phải nói. Mẹ
có biết ban đầu khi đi xin việc con đã khổ sở với cái danh KiTô chưa?
- Mày!!....
- Người ta cầm hồ sơ rồi lại lắc đầu ngao ngán:
“cậu có đạo à?” “theo đạo ư?”. Mẹ có biết con mệt mỏi lắm không? Công ty nào
cũng không ưng con chỉ vì con có đạo, khó khăn lắm mới có một công ty nhận con.
Bây giờ con lại sắp lên chức rồi,mẹ có biết việc này ảnh hưởng đến con lắm
không?
- Mày không đi lễ chủ nhật có khác gì như bỏ đạo
rồi.
- Vâng, ý con ban đầu là vậy đó.
- Quân, sao mày dám có suy nghĩ đó???
Nói đến đây nước mắt bà rơi lã chã, mặt bà tối sầm
lại. Bà gắng gượng từng bước lại chỗ anh đang ngồi.
- Con à, nhà ta là đạo dòng đạo gốc. con làm như
vậy sao được?
- Con quyết rồi, mẹ đừng cản con.
- Trời ơi! Con ơi là con. Mày làm thế này thì sao
tao dám nhìn mặt bà con và mọi người xung quanh. Làm sao tao dám đối mặt với
Thiên Chúa hả con??
- Mẹ khéo lo, tội ai người nấy chịu.
Anh trả lời lạnh lùng,ngước mắt nhìn lên bàn thờ
nơi đấng Tối Cao đang ngự trị, khẽ cười nhếch mép,rồi bước tới giường nằm. Để
mặc cho bà ngồi khóc tức tưởi. Cố nén tiếng khóc, bà Hai bình tĩnh thuyết phục
con trai mình.
- Nhưng khi xưa, tao và ba mày kết hôn đã hứa với
Ngài là nuôi dạy con cái xứng đáng danh người KiTô Hữu. Mày làm thế này mặt mũi
nào tao gặp Ngài,gặp ông ấy? làm sao tao an lòng mà nhắm mắt hả con?
Anh ngồi phắt dậy, bước tới gần mẹ mình.
- Mẹ phiền thật đấy, đây là công việc của con. Con
tự khắc biết cái nào trọng,cái nào nhẹ. Đây là cơ hội để con lên chức, nếu cứ
theo đạo sẽ làm con mất thời gian vàng bạc ,không tập trung làm việc. Điều này
sẽ khiến con thua kém người khác.
- Sao mày lại trở nên như vậy hả con??? Người ta
đã đầu độc gì mày rồi?
- Không ai đầu độc gì con cả. đã bao giờ cái người
mà mẹ cho là Tối Cao giúp chúng ta lần nào chưa? Những lúc chúng ta đau đớn vì
bệnh tật, chịu đói rét ông ấy có giúp chúng ta không?? Hay chỉ là tự lực mẹ con
chúng ta đi kiếm cái ăn.
Bốp…b..ố..p
tiếng bạt tai vang lên như trời giáng. Bà Hai đánh con trai mình,đây là
lần đầu tiên bà đánh anh Quân kể từ sau chồng mất. cái bạt tai quá mạnh đã
khiến anh ngã dúi xuống, chính anh cũng không ngờ rằng anh lại bị mẹ đánh như
vậy. Anh giận thét lên:
- Sao mẹ lại đánh con?? Con nói gì sai nào? Ông ta
có làm gì cho chúng ta đâu, chỉ hứa thiên với chả đàng, ai biết được có hay
không? Có khi ông ta cũng chẳng tồn tại nữa là.
- Mày điên thật rồi con ơi!! Tao đánh mày là đánh
thay cho Ngài, thay cho ba mày, thay cho họ hàng mày. Tuy Ngài không xuất hiện
nhưng tao vẫn tin Ngài luôn ở bên cạnh giúp đỡ chúng ta. Mày ăn nói như vậy là
xúc phạm đến danh Thánh Ngài.
- Mẹ mới là người mù quáng. Chúa có cho ta nhiều
tiền không? Hay chỉ công việc,xã hội mới cho ta tiền.
- Công việc ngày nay thì có nhiều nhưng Chúa chỉ
có một thôi con ạ.
- Con không tin vào Chúa,con chỉ tin vào hiện tại
thôi. Đây là cơ hội duy nhất thăng chức của con. Con mong mẹ không ủng hộ thì
cũng đừng cản con.
- Vậy mày định bỏ đạo,bỏ Chúa hả con?
- Vâng thưa mẹ. mẹ cứ biết thế đi. Sau này con lên
chức con sẽ cho mẹ sống cuộc sống sung túc, xa hoa.
- Tao không cần. mày đã định vậy thì tao không còn
cách nào khác. Ngày mai tao sẽ về quê rồi đi thú với cha xứ là tao không biết
dạy con nên mới có thằng con bỏ đạo như mày. Từ này trở về sau đừng coi tao là
mẹ mày nữa.
- Mẹ… sao mẹ lại….
- Im ngay.
Tối đó, không khí trong nhà nặng trĩu bao trùm.
Hai mẹ con bà Hai không ai nói ai một lời. anh nằm gác tay lên trán suy nghĩ
một hồi lâu rồi cũng chìm vào giấc ngủ, chỉ còn một mình bà Hai quỳ dưới ánh
đèn leo loét nơi bàn thờ Đấng Tối Cao.
“Lạy cha, con có lỗi với cha. Con đã không dạy con
trai con đến nơi đến chốn để nó nói phạm đến cha. Con cũng không còn mặt mũi
nào để gặp cha khi con nhắm mắt, bởi vì con đã không giữ đúng lời hứa khi con
cùng chồng con kết hôn. Xin cha tha tội cho con và cũng xin cha mở lòng từ bi,
cứu đứa con trai bé bỏng của con khỏi phải sa cám dỗ” ngước mắt nhìn lên khẩn
cầu, bà Hai khóc nức nở. Cầu nguyện xong bà Hai đứng dậy đi vô buồng thu xếp đồ
đạc, quần áo để ngày mai về quê.
Hôm sau, một dáng người đàn bà lầm lũi xách va li
bước ra khỏi nhà trong màn sương mờ ảo của buổi sớm, thỉnh thoảng đôi vai run
lên từng nấc nghẹn ngào khiến khung cảnh chung quanh cũng não nề.
--**--
Bà Hai về quê sống thấm thoắt cũng đã một năm.
Trong những ngày tháng đó, hôm nào bà cũng đi đọc kinh, đi lễ để tâm sự với
Chúa và xin Ngài tha thứ cho con bà, giúp con bà quay trở lại đạo.
Về phần anh, sau khi được lên chức, anh điên cuồng
lao vào công việc, bỏ bê chính bản thân mãi cho đến khi anh gặp một người con
gái anh yêu thật sự. Yêu hơn cả chính công việc mà khi xưa anh từng miệt mài
theo đuổi. Anh quyết định cưới cô, và dẫn cô về quê cho mẹ xem mắt. đây là lần
đầu tiên anh về thăm mẹ kể từ đêm hôm đó.
- Thưa mẹ, con có việc muốn nói.
- Tôi không có gì để nói với anh, tôi không quen
anh. Anh về giùm cho.
Bà Hai vừa nói vừa quét sân, không thèm ngẩng lên
nhìn anh. Bà phớt lờ, bỏ mặc một đôi nam nữ đang lúng túng mà vào nhà.
- Dạ thưa, đây là vợ sắp cưới của con. Hai đứa con
chuẩn bị cưới nhau.
Bà Hai khựng lại, ngước mắt lên nhìn người phụ nữ
đang e thẹn đứng bên con trai mình.
- Dạ thưa bác.( người phụ nữ dịu dàng nói). Chúng
con sẽ kết hôn, con là người có đạo, tụi con đã học giáo lí hôn phối xong hết
rồi. Con mong bác sẽ chấp nhận cho chúng con.
“Cô ta nói sao? Có đạo, giáo lí hôn phối?” bà Hai
nheo mắt, thầm nghĩ.
- Đúng thưa mẹ. con đã trở lại đạo. con đã đi gặp
cha xứ và xưng hết mọi lỗi lầm ngày xưa. Con cũng đã học xong giáo lí hôn phối
rồi.
- Con.. con nói thật sao? Con trở lại đạo ư?
- Vâng thưa mẹ!!
Bà Hai mừng rỡ, nhón chân, ôm chầm lấy đứa con
trai rồi khóc như vỡ òa. Bà đã chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi, cuối cùng lời
khẩn nguyện của bà cũng được Chúa nhậm lời.
--**--
“Tôi Phê rô Trịnh Hoài Quân nhận em Maria Nguyễn
Thanh Uyên làm vợ, và hứa giữ lòng chung thủy với em….”
Lời con
trai tuyên hứa trước mặt Chúa khiến Bà Hai rơi lệ. Bà nhìn đôi bạn trẻ với đôi
mắt âu yếm, bà thầm cảm ơn đứa con dâu này đã kéo thằng Quân trở lại. Rồi bà khẽ
ngước nhìn lên cung thánh nở một nụ cười mãn nguyện. Bà biết ơn Ngài vì đã cứu
con trai bà , Ngài đã dùng đứa con gái này để cho thằng Quân mọt cơ hội làm lại
từ đầu và bây giờ bà có thể đối diện với Ngài và thưa rằng: “ Thưa Ngài, con đã
không thất hứa”
Mã số:
16-009
NGƯỜI ĐỌC SÁCH
THÁNH
Là một ca viên trong ca đoàn, đọc sách Thánh là
nhiệm vụ và bổn phận của Na. Thánh Lễ tối nay, đến “nhiệm kỳ” Na đọc sách. Na
xem trước đoạn Kinh Thánh từ sáng, và không ngừng cầu nguyện xin Chúa giúp Na
đọc tốt, truyền được tâm tư của Chúa đến người nghe. Đoạn Kinh Thánh của Na là
Đn 9:4b-10.
“Lạy Chúa là Thiên Chúa cao cả và đáng kính sợ,
Đấng giữ lời giao ước và lòng từ bi đối với những ai kính mến Người và tuân giữ
những giới răn… Chúng con đã không vâng theo tiếng Chúa là Thiên Chúa chúng
con, để sống theo lề luật mà Chúa đã dùng các tiên tri, tôi tớ Chúa, rao giảng
cho chúng con.”
Na cất Kinh Thánh lên kệ sách, mặc đồng phục đến
trường. Hôm nay thi học kỳ. Hồi hộp thật. Na đã học bài rất kỹ, nhưng vẫn lo
lắng. Nhà Na nghèo, không có tiền học thêm. Mà cô giáo lại rất “giấu nghề”. Nhiều phần quan trọng cô chỉ dạy
cho những bạn học thêm nhà cô thôi. Ây dà… Lạy Chúa xin cho con gặp may mắn
trong kỳ thi này… Na thầm cầu nguỵên.
Cầu được ước thấy. Na gặp “may mắn” thật. Các bạn
thi nhau…ném “phao” cho Na vì biết đề thi vượt ngoài sự “ uyên bác” của nó. Na
chỉ có thể nắm chắc điểm lý thuyết. Phần bài tập thì… “bó tay chấm com.” Cô
giáo mình “đáng yêu” thật, Na “rủa thầm.”
Đang định chép bài từ “phao” , Na chợt giật mình
nhớ đến đoạn Lời Chúa sáng nay đọc …”Chúng con đã không vâng theo tiếng Chúa là
Thiên Chúa chúng con, để sống theo lề luật mà chúa đã dùng các tiên tri, tôi tớ
Chúa, rao giảng cho chúng con.” Ôi, không… Chúa ơi, không phải lúc này! Na
chống một cánh tay vào trán, tay kia bóp chặt mẩu “phao.” Đây là thi học kỳ mà
Chúa. Con đã chấp nhận nộp giấy trắng nhiều rồi. Kỳ thi này mà con không được 8
điểm là “toi đời” con, ở lại lớp như chơi ấy Chúa ơi…
– Sao vậy? Bài đây, chép đi! Một đứa bạn ngồi cạnh
mở bài cho Na chép. Các giám thị bỏ ra hành lang “buôn dưa lê” hết rồi, chắc họ
cũng muốn để bọn học trò …thở một chút.
– Tớ không…cần! Na khổ sở từ chối.
– Nhưng đây là thi học kỳ đấy! Bà đã “ăn zê-rô”
nhiều rồi, giờ mà không được 8 điểm thi học kỳ thì chắc chắn ở lại lớp!
Con bạn giỏi văn đánh trúng tim đen Na. Na rất sợ
thụt lớp. Bố mẹ Na mà phải đóng học phí cho Na học thêm một năm mười một nữa
thì… khổ lắm! Xấu hổ với bạn bè lắm! Rồi còn mặt mũi nào gặp họ hàng…? Thôi, cứ
chép đi, rồi xưng tội, chắc Chúa cũng thông cảm.
Vậy là nó xoèn xoẹt chép bài như điên. Vừa kịp
thời gian nộp bài.
Cổng trường trắng xoá những tà áo dài trinh
nguyên. Xôn xao những lời bàn tán hỏi han nhau về bài thi. Na vội vàng dắt xe
ra cổng, không muốn được ai hỏi thăm. Nó đạp xe rất nhanh, như đang bỏ chạy. Lạ
thật. Lẽ ra “làm” hết được bài, hay đúng hơn là chép hết được bài, Na phải vui
mừng chứ, sao trong lòng thấy rất khó chịu. Khác hắn những lần nộp giấy trắng…
Chiều. Khi những dải nắng cuối cùng rút khỏi mặt
đất, Na đã đứng chờ sẵn trước toà giải tội. Xưng tội xong, giờ Na đã thấy ổn
hơn rồi. Từ nay “bố bảo” nó cũng không dám vi phạm nữa. Vì mấy điểm bọ mà mất
linh hồn thì không bõ chút nào.
Lễ. Na đứng đọc sách rõ ràng dõng dạc. Vừa đọc, Na
vừa thấy như nó đang tự “chửi” chính nó. Từng lời từng chữ sắc như dao cứa vào
lương tâm nó. Mình thật tòi tệ. Một cảm giác xấu hổ xâm chiếm tâm hồn Na. Dù
đang mặc áo Alba đọc sách mà nó cứ cảm thấy mình trần truồng. Na chỉ muốn chui
xuống đất trốn, nhưng trốn làm sao được cái bóng của chính mình?
Tan lễ, Na ra về với một trái tim trĩu nặng. Nó
chợt nảy ra một ý.
Sáng hôm sau, Na chỉnh tề trong bộ áo dài trắng đi
học như mọi ngày. Đường đến trường hôm nay như dài hơn bởi điều mà Na sắp làm.
Na đã quyết định rồi. Chấp nhận thuơng đau thôi. Chỉ còn cách đấy mới giải
thoát cho nó khỏi mặc cảm tội lỗi.
Na hồi hộp gõ cửa phòng thầy hiệu trưởng. “Mời em
vào” Thầy hiệu trưởng cười.
– Thưa thầy… Nó ngập ngừng.
– Có việc gì vậy? Thầy mỉm cười, tỏ ra thân thiện và kiên nhẫn.
– Em… đã cóp bài bạn trong kỳ thi học kỳ vừa rồi…
– Ừ, môn gì vậy? Thầy vẫn bình tĩnh mỉm cười.
– Dạ… môn toán. Nó cúi mặt xuống ấp úng.
Thầy lật lật đống bài thi, rút ra một bài đưa nó.
– Bài của em đây phải không?
– Vâng. Nó nhìn điểm 10 đỏ chót mà…thèm. Nhưng
thôi, quýêt tâm từ bỏ.
– Tại sao em cóp bài? Thầy bình thản hỏi Na.
– Em không làm được phần bài tập…
– Bài tập toàn những nội dung bình thường mà.
– Dạ…nhưng em không biết làm… Nó cân nhắc xem có
nên nói chuyện cô giáo như thế không. Và nó im lặng.
– Thôi được rồi. Em ngồi đây.
Nói xong thầy đứng lên, lấy bút viết bảng và ra
hiệu cho nó hướng về phía bảng. Thầy giảng bài! Mặc kệ chuông vào lớp, thầy bảo
nó cứ ở yên trong phòng học cách làm bài. Chỉ trong nửa giờ, nó đã biết cách
làm thành thạo hết các loại bài tập của đề thi và còn làm được cả bài nâng cao
nữa. Rồi thầy hỏi đột ngột
– Có phải cô giáo không dạy trên lớp những bài này
không?
– Thưa thầy… Nó ấp úng nhìn xuống đất. Không muốn
thành kẻ mách lẻo.
– Em chép bài của ai? Thầy lại hỏi, vẻ mặt và
giọng nói vẫn vui vẻ thân thiện, không chút kết án.
– Thưa thầy… Nó càng không thể trả lời. Nói thật
thì hại bạn, mà nói dối thì hại chính mình. Nó chỉ còn biết im lặng.
– Thôi được rồi! Thầy hiểu rồi. Thầy cầm bài thi
và nhìn nó. Phần lý thuyết, em được bốn điểm. Nhưng cái tội cóp pi thì…em biết
rồi đấy, chẳng những bị zê-rô, mà còn bị đình chỉ học. Em có hối hận vì đã thú
tội không?
– Thưa thầy, không ạ. Na hít một hơi thật sâu và
nói tiếp. Em là người Công Giáo, thà bị đình chỉ học còn hơn phải đến trường
với cảm giác tội lỗi, xấu hổ lắm, thưa thầy…
Thầy tròn mắt ngạc nhiên. Rồi mỉm cười nói tiếp.
– Em dũng cảm lắm. Lòng dũng cảm nhận lỗi của em
đủ xoá tội em làm. Thầy chẳng những không phạt em nữa. Nhưng sẽ cho em cơ hội
làm lại bài thi. Em về lớp đi.
Na bước khỏi phòng mà lòng nhẹ bẫng.
Thứ hai đầu tuần. Đang rủ rỉ trò chuyện cùng đứa
bạn trong giờ chào cờ, Na giật mình thấy thầy hiệu trưởng đứng trước toàn
trường, mời Na lên…cột cờ. Thôi rồi… Thầy tuy không phạt nhưng chắc sẽ bị khiển
trách. Chấp nhận thôi, ai bảo…
Nhưng không. Thầy không hề trách mắng gì Na, mà
thầy gọi nó lên để…tuyên dương. Trước tiếng vỗ tay của cả trường, Na không biết
nên cười hay nên…mếu. Vì cái gốc của sự khen này là…tội lỗi. Nó chọn im lặng.
Sau đó, Na được làm lại bài thi, thầy chấm điểm
ngay. Nó được mười điểm. Gìơ nó mới thật sự vui, vì điểm mười này là thực lực
của chính nó. Na được lên lớp 12 thẳng cánh cò bay.
Ngay đầu năm, thầy hiệu trưởng đã mở thêm một lớp
phụ đạo tại trường. Tất nhiên là nó ghi danh đầu tiên. Những bài kiểm tra, nó
thường xuyên gặp lại bạn”mười.” Tạ ơn
Chúa.
Mã số:
16-010
LÁ THƯ THỨC TỈNH
Ước ao hạnh phúc trào dâng
Bước theo tiếng gọi xin vâng một lòng
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đồi núi trùng
điệp vùng Đông Bắc. Vốn dĩ quê tôi nghèo vì địa hình toàn đồi với núi. Việc đi
lại rất khó khăn dẫn đến cái thiếu cái khát về con số, cái chữ, điều đó càng
khiến quê tôi thêm nghèo hơn, không những nghèo mà thật khổ, cả vật chất lẫn
tinh thần.
Chứng kiến cảnh lam lũ của bố mẹ, anh chị và cả
làng quê như thế. Tôi thương cho họ, tôi khóc cho họ và cho cả cái kiếp người
của mình. Tôi đâm ra sợ hãi khi mỗi lần tôi thử mường tượng ra viễn cảnh tương
lai của chính mình. Ôi! Rồi tôi lại đi vào vết xe đau khổ của những người thân
yêu hay sao?
Ấy thế, thời gian phải sống và chứng kiến hoàn
cảnh khó khăn đó đã hình thành trong tôi một tinh thần tươi sáng, một nghị lực
sống. Với ước ao thoát khỏi khó nghèo, tôi đã đặt ra mục tiêu phải học thật
giỏi để được học cao lên nữa. Vì chỉ có học cao lên thì tôi mới mong thoát khỏi
cái cảnh tù túng quê mùa, nghèo khổ đó…
Thời gian trôi đi thật nhanh. Vậy là kể từ khi đề
ra mục tiêu ấy cho đến nay, phải nói là cứ như giấc mơ vậy, vì tôi đã thành
công mĩ mãn theo ý định ban đầu của chính mình.
Ra là, tôi đã trình bày ước vọng của tôi cho bố mẹ
và họ đã đồng ý. Vì lý do tôi đưa ra lúc ấy thật rất chính đáng. Bởi bố mẹ tôi
sinh được bảy anh chị em chúng tôi. Ba người chị của tôi đã lấy chồng cả rồi,
mà bố tôi luôn ao ước dâng lên cho Chúa một người con, tức là được một đứa đi
tu.
Lý do đi học thì mới trở thành tu sĩ dễ dàng được
sự chấp thuận của bố mẹ, riêng tôi thì khi đó tôi cũng thích được trở thành nữ
tu lắm. Vì mỗi lần có dịp lễ lớn nào đó của giáo xứ, tôi chỉ cần nhìn thấy các
nữ tu thôi là tôi cũng mê mẩn cả rồi, nơi họ như toát lên một sự thánh thiện và
thanh thoát mà chỉ những người đi tu mới có.
Thế là tôi khăn gói lên đường tới một môi trường
xa xôi nhưng không xa lạ. Bởi nơi đây tôi có một người dì ruột, từ trước tới
nay dì vẫn luôn thương yêu gia đình tôi, nhất là chị em chúng tôi, dì thương
cho cảnh đông anh chị em chúng tôi, nhà mà đông con quá thì không thể chăm sóc
chu đáo cho từng đứa như hai đứa con nhà dì được. Thế là, việc biết rằng tôi
vào ở cùng dì làm dì hết sức vui mừng. Còn gia đình tôi thì cũng bớt đi một
gánh nặng, họ rất an tâm về tôi.
Mọi việc cứ theo giòng đời trôi đi trong lặng lẽ,
nó được diễn ta tưởng chừng như quá bình yên hay không hề có sóng gió. Nhưng
thực tế thì hoàn toàn khác, vì những con sóng ngầm luôn mạnh mẽ trong tôi,
những suy nghĩ trong tôi đã gần như thay đổi và tưởng chừng là quá bất ngờ,
liên tiếp, chỉ trong vòng hơn 3 năm. Thế nhưng tôi đã cho là mình thật tài tình
vì chỉ có mình tôi mới rõ chính bản thân
mình, còn bố mẹ nơi quê nhà thì chẳng hay biết gì, ngay cả đến dì tôi, người mà
đã cùng tôi sống trong một mái nhà khoảng thời gian ấy vẫn luôn tin tưởng tôi
không một chút nghi ngờ. Để lúc này ngẫm lại tôi rất xấu hổ với chính mình và
với mọi người.
Đời như gió
thoảng mây bay
Ăn chơi cho thỏa việc hay từ từ
Khi tôi muốn thỏa mãn những nhu cầu của lòng mình,
tôi đã biện minh cho tất cả. Việc cúp
tiết trên trường để đi chơi, lấy lý do học nhóm để đi tụ tập ăn uống… Cái cớ là
đi tình nguyện giúp đỡ người nghèo, trẻ em cơ nhỡ… Nhưng thực chất chỉ toàn là
nhưng điều gian dối, tất cả để ngụy biện cho tội lỗi của bản thân mình. Tôi lo
sợ sẽ bị mọi người phát hiện ra âm mưu
của mình nên ngay từ những ngày đầu dính bén vào những trò chơi đó, tôi
đã lên một kế hoạch thật tỉ mỉ, cẩn thận. Tôi khéo léo trong từng cách xưng hô,
ứng xử với mọi người và trước mặt dì, tôi càng phải kỹ lưỡng hơn, để chẳng ai
nghi ngờ gì mà trái lại càng tin tưởng mình hơn. Tôi không cho rằng mình tốt
đẹp gì hay mình đúng đắn khi làm như thế, nhưng lúc đó, tôi có cảm giác là mình
thấy có một sự kích thích hứng thú, vì mình đã thành công khi đề ra một kế họch
và kế hoạch ấy đã đem lại kết quả tuyệt vời, theo cái suy nghĩ quá đơn giản lúc
bấy giờ của tôi.
Mỗi chiều Chúa Nhật đều có một nhóm bạn tới tận
nhà dì tôi để xin phép dì cho tôi đi cùng chúng với lý do mà chúng tôi đã bàn
bạc trước là đi sang nhà thờ của xứ bên dâng lễ, để có dịp cùng kéo thêm những
bạn khác cùng đi tham dự thánh lễ. Lý do quá tốt lành. Ôi! Như thế thì tốt quá
rồi còn gì. Đó là câu đầu tiên mà dì tôi thốt ra, khi nghe lũ bạn tôi xin phép
cho tôi đi cùng chúng. Từ đó, cứ mỗi chiều Chúa Nhật chúng tôi lại tha hồ bay
nhảy, tung tăng đến hết những nơi nào chúng tôi muốn, công viên, quán bar,
karaoke…
Thói quen như đã ngấm vào trong người tôi, khiến
tôi không thể quên hay bỏ sót buổi nào. Tuần nào mà tôi không tới mấy chỗ đó,
tư tưởng tôi cứ bứt rứt không yên.
Một lần dì tôi nói với tôi: Hôm nay có Linh Mục
mới, về nhận xứ, lễ này con đi lễ ở đây cùng dì nha? Tôi vâng dạ cho phải phép
rồi cùng dì đi tham dự thánh lễ, vào trong nhà thờ ai ai cũng trang nghiêm và
có vẻ rất sốt sáng. Còn tôi thì, tôi chẳng có chút tâm tình nào, bởi đầu óc tôi
đang ở một khu vui chơi nào đấy. Tôi cầu mong sao cho thánh lễ nhanh kết thúc
để tôi được giải thoát. Cuối cùng rồi thánh lễ cũng xong, tôi nhanh nhẹn về nhà
cho thật nhanh, rồi tôi chúi đầu vào chuẩn bị bữa tối. Đang loay hoay, bỗng
tiếng dì vọng ra từ phía nhà trên: Hương ơi! Con có thư này, thư của bố mẹ từ
quê gửi vào đó, thế là sướng nhất rồi nha.
Tôi chạy vội lại chỗ dì và nhận lá thư từ tay dì.
Tôi cảm ơn dì. Rồi lại quay vào trong bếp, tôi tính để khi nào làm xong mọi thứ
thì mới xem sau, vì thực tế tôi cũng không hứng thú cho lắm, mấy lần trước tôi cũng
đã nhận thư từ nhà gửi vào mà, nói chung cũng không có gì lạ lẫm quá, vẫn mảnh
vườn, vẫn nương đồi và những công việc, tôi gần như chán ngấy cái cảnh ấy rồi…
Bởi vậy, tôi không lấy làm sốt ruột hay vội vàng mở thư. Đó là cái lý do mà tôi
cảm thấy rất chính đáng.
Vừa ăn tối cùng dì xong, tôi có điện thoại, bạn
tôi gọi để thông báo có quán mới khai trương hay lắm, nó nói tôi nhanh chân
ngay bây giờ kẻo muộn. Trong tôi lại mừng như bắt được cờ vậy, thế là tôi lại
kiếm lý do “chính đáng” ra ngoài. Tối khi về tới nhà thì cũng đã khuya và thêm
phần rã rời vì tôi đã hò hét, nhảy nhót quá sức. Sáng hôm sau, tôi lại “phải” đi học, trưa đi học, tối đi học. Đó là lịch
trình của tôi mà dì biết… Việc lên lịch
cho một tuần rồi một tháng là việc mà tôi cần phải rõ ràng.
Hôm nay, đã tròn một tháng mười ngày kể từ ngày
tôi nhận được lá thư bố mẹ gửi cho, giờ tôi mới mở ra xem, bởi hôm nay tôi đang
có nỗi buồn. Hẳn khi ai đó biết điều này sẽ cho rằng tôi là một dứa con bất
hiếu, vô tâm? Phải, chính tôi cũng cho rằng mình là kẻ vô tích sự, là đứa con
mất nết.
Chính tôi đã nỗ lực ra khỏi cái vỏ bọc để vươn
lên, nay cũng chính tôi đi vào con đường lầm lạc. Tôi đã đi quá xa so với dự
tính, xa hơn cả những gì đáng thuộc về mình, đi xa khỏi cái gốc rễ máu thịt cả
mình để lao vào những cuộc chơi bời cho thỏa những ham muốn trần gian. Trước
kia tôi đã ước, chỉ ước sao cho thoát khỏi đói nghèo; nhưng nay tôi lại chà đạp
lên đồng tiền mồ hôi xương máu của bố mẹ, tôi đã khao khát được học hành cho
tới nơi tới chốn; nhưng giờ thì, tôi lại vứt bỏ thời gian mà mọi người đã hy
sinh để dành cho tôi. Và tôi đã có một khát vọng, một ước mơ được trở thành một
nữ tu thánh thiện; ấy thế mà tôi lại sống buông thả, tôi lao mình vào guồng
quay của hưởng thụ, của dục vọng tầm thường…
Để rồi, chính giây phút này đây. Khi trên tay tôi
đang cầm lá thư của hơn một tháng trước mà bố mẹ đã gói trọn tình yêu thương,
sự biết ơn cho tôi nữa chứ, thế mà tôi lại vô tâm làm ngơ, để cho nó bị quên
lãng trong thói xấu xa…
Mắt tôi không ngừng rơi những giọt lệ của hối hận.
Trong thư bố mẹ tôi đã nhắn nhủ và họ cảm ơn tôi: Bố mẹ lấy làm vui mừng và
hạnh phúc lắm con gái à, khi biết tin con mạnh khỏe và chăm ngoan, lại siêng
năng đi nhà thờ, luôn giúp đỡ mọi người. Bố mẹ lấy làm hãnh diện và tự hào vì
đã sinh ra một người con ngoan hiền như
con. Con biết không, từ ngày con có ý hướng đi tu thì mẹ con gần như khỏi hẳn
bệnh, còn bố thì rất ít khi “thèm rượu” đôi khi bố cňn sợ rượu nữa con gái à.
Bố nói thật đấy, có những chuyện mà chính bố cũng không thể tin được là nó đã
xảy đến gia đình mình, mầu nhiệm lắm con ơi. Mà cả các anh chị em nhà mình nữa,
mọi người đều khỏe mạnh cả, bình an và hạnh phúc, thật lạ lùng phải không con
gái? Bố tin và biết rằn: Con đã cố gắng rất nhiều phải không? Con đã sống rất
tốt và cầu nguyện rất nhiều cho gia đình mình, nên Chúa mới thương ban cho gia
đình mình có được như ngày hôm nay. Bố thương con nhiều…
Đọc đến đây, tôi đã gào thét lên thật to vì không
thể kìm nén nổi cảm xúc của chính mình, nó như một nguồn lực vô hạn bị chôn
chặt suốt những tháng ngày tôi mê mải rong chơi, nay bùng lên và nổ tung. Nước
mắt tôi sau gần 3 năm ngủ. Không còn phải là nước mắt của những lần té ngã, đau
và chảy máu, cũng không phải là nước mắt của sự tủi thân vì bị la rầy, mắng
nhiếc khi làm sai việc gì. Nhưng đó là những giọt nước mắt của xấu hổ, của ân
hận, những giọt nước mắt rỉ ra từ trái tim, tận sâu thẳm cõi lòng.
Tại sao lại có một sự hiểu lầm vô duyên đến như
thế?
Tại sao Chúa không đánh phạt con, mà còn ban hơn
cả những gì con đã cướp của Chúa? Tôi đã thưa với Chúa như vậy. Tôi thiết nghĩ
Chúa muốn thử thách tôi hay mốn chơi trò đánh tráo kết quả? Nhưng Người muốn gì
thì thực sự tôi không thể có tài để biết đươc, trong lúc đó tôi chỉ còn mối
hoài nghi, phải chăng Chúa đùa giỡn với tâm hồn dại dột của tôi?
Tôi đã đi ngược lại hoàn toàn với những định hướng
thuở ban đầu, trong trắng, đơn sơ ấy. Tôi đã sống hai mặt, thật giả tạo với bố
mẹ, với dì tôi, những người đều hết sức yêu thương, tin tưởng tôi. Ấy vậy, tôi
cũng chẳng nể nang gì hết. Rồi chính Chúa, Người là Đấng đã cho tôi tất cả, từ
tấm thân bé nhỏ, trần truồng, lớn lên, cơ hội, ước mơ, khao khát… Để tôi trả
lại cho Người sự xúc phạm, sự vong ân bội nghĩa
như thế này hay sao?...
Vẫn yêu mãi khi tình người thay đổi
Vẫn trao ban cả khi chẳng được gì
Vẫn đợi chờ chẳng tính toán chi li
Vì Ta yêu
một tình yêu bất diệt.
Lời Chúa đã vang vọng trong tôi. Chảy tràn nơi tâm
hồn tôi ngay lúc này. Sau bao tháng ngày mộng mị trong những thói đời, khi mệt
mỏi rã rời, tôi lầm lĩ lê bước quay về, bước về tựa mình vào vòng tay yêu
thương của Chúa. Ngày lễ thánh Anna Bổn mạng của tôi, tôi luôn biết và tin rằng
người luôn cầu thay nguyện giúp cho tôi…
Tôi chợt tỉnh. Chẳng có ai kết án hay vạch tội tôi
cả, ngay cả Chúa. Nhưng chính tình yêu thương vô bờ của người qua bố mẹ, qua
dì, qua những người xung quanh tôi đã đánh thức tôi, đã cho tôi được sống lại,
để tôi được bắt đầu lại từ đầu. Tôi khao khát được sống mãi trong ánh sáng của
tình yêu. Một tình yêu đích thực.
Mã số:
16-014
VỢ ĐẠO
- Tôi đã bảo ông rồi mà, vợ Đạo làm gì cho khổ. Tự
dưng lại đeo gông vào cổ, nhục! – Lão bạn vừa nâng chén rượu, uống ực, vừa lèm
nhèm cái giọng của thằng say rượu, vừa nghiêng nghiêng cái đầu như nhà nho đọc
sách thánh hiền, vừa đưa tay xoa miệng, lau vội mấy giọt rượu phè ra vì uống
vội vàng.
Mấy thằng khác hùa theo – Đúng rồi, tự nhiên rước
họa… - Uhm, chiiính xác luôn…
Đức không nói gì, tay với chai rượu, hắn dốc thẳng
vào cổ họng, khốn cho hắn là hắn vớ nhầm phải cái chai đã hết từ lúc nào. Tức
tối, lão tính quăng cái chai vào góc tường thì lão Vi đã giật lấy từ tay hắn.
Đức lừ mắt nhìn Vi, nhưng tay này nhanh tay đã dí ngay một ly đầy rượu vào mặt
Đức. Thấy rượu, hắn sáng mắt, quên mất mình đang bực, hắn giật mạnh chiếc ly
khiến rượu bắn tung ra người, ra chân hắn. Kệ, hắn đưa thẳng lên miệng, cố nuốt
ừng ực, như dáng vẻ một người vừa trải qua cả trăm ki-lô-mét trong sa mạc mà
không có nước. Chưa hết nửa ly mà hắn đã ho sặc sụa, rượu từ miệng hắn lại bắn
tóe tung, văng vào cả mặt thằng đối diện còn đang ngáp ngáp…. Hết ho, hắn khóc
giống lên hu hu. Mấy thằng bạn được dịp lại cười ngất ngưởng cái giọng thằng
say.
- Thôi, hôm nay đủ rồi, mấy thằng chúng mày liệu
về đi, tao đưa thằng Đức về. Từ mai dẹp nha. - Giọng Dũng cất lên nghiêm nghị.
Mấy thằng kia im thin thít, dìu nhau chuồn thẳng.
Bóng đêm dày đặc phủ lấy con đường làng của xóm
đạo quanh co, ánh điện héo hắt từ một nhà khá giả hắt ra, làm cho bóng dáng của
hai người đàn ông càng trở nên liêu xiêu, nghệch ngoạc ẩn dần trong bóng tối…
Tiếng gầm gừ của mấy con chó chạy rông đang vây quanh hai lão không át được
tiếng than của Dũng “Đã bảo bao nhiêu lần rồi, con nào chẳng là con. Cứ nghe
mấy thằng nó khích đểu. Chỉ khổ con Nhung với hai đứa nhóc thôi. Rõ cực!”
*
* *
Ngày
Đức và Nhung cưới nhau, cả làng bên lẫn xóm đạo đều vui mừng. Ai nấy đều tấm
tắc, bên xóm đạo thì khen “thằng Đức lấy được cô Nhung là phúc bảy đời”; người
xóm bên lại thì thào “Con bé kia lấy được cậu này đúng là số sướng.” Rồi người
ta kết luận là đúng là “trai tài - gái sắc; xứng đôi vừa lứa.” Người ta cũng
còn sung sướng vì một lý do khác. Đó là nhờ có đám cưới của hai người mà người
xóm đạo được dịp hãnh diện tiếp đón người xóm lương đến nhà thờ; còn người xóm
lương thì được thỏa lòng mong ước vì được vào tận bên trong ngôi nhà thờ to
lớn, nguy nga và đầy lạ lẫm. Lần này họ được tiếp đón nồng nhiệt và ngồi ngay
hàng ghế danh dự, hơn nữa, cũng là lần đầu họ được tham dự nghi lễ kết hôn của
người Đạo: “Trang nghiêm và ý nghĩa thật đấy bà nhỉ? – Vầng, nếu mà đôi nào
cũng giữ được đạo nghĩa như ông linh mục nói hôm nay thì tuyệt vời! – Khó lắm
các bà ơi, dễ gì mà một vợ một chồng, dễ gì mà chung thủy, dễ gì mà đón nhận
con cái. Rồi được mấy hôm thì lại…” – Ehèm! - Giọng một bà bên xóm đạo cất lên
làm mấy bà xóm lương cụt hứng, im lặng.
Người
dân của cả hai xóm đã đúng, Đức và Nhung quả là một đôi hoàn hảo. Không chỉ bởi
cái đẹp của Nhung hay cái vẻ lịch lãm của Đức; không chỉ bởi sự hiền lành nết
na của Nhung hay tính hiếu thảo của Đức; không phải bởi nghề nghiệp của cả hai
người ổn định, nhưng trên hết có lẽ là bởi tình yêu mà hai người dành cho nhau.
Tình yêu mà với Đức, anh đã phải đương đầu với cả dòng họ để được chấp thuận
theo học Đạo Công Giáo để được lấy Nhung; phần Nhung cũng chẳng dễ dàng gì để
thuyết phục gia đình đồng ý cho đi làm dâu một nhà lương dân như thế.
Tình
yêu của hai người được đền đáp xứng đáng với những tháng ngày thật hạnh phúc.
Sự nết na đức hạnh, dịu dàng và ngoan ngoãn của Nhung khiến cho bố mẹ chồng dần
bỏ đi sự kì thị với người có Đạo. Ông bà cũng thường xuyên qua lại thăm hỏi ông
bà thông gia (bố mẹ đẻ của Nhung) bên xóm đạo nhiều hơn. – Bà thấy chưa, Đạo
bên em có dạy gì xấu đâu ạ.- Mẹ Nhung hãnh diện trước những lời khen ngợi của
bà mẹ Đức. – Vâng, tại trước nay tôi cứ nghe người ta nói này nói nọ ấy bà ạ!
Hai bà thông gia cứ tỉ tê câu chuyện, qua lại, đạo-đời, hiếu nghĩa, sống chết,
yêu thương. - Chúa bên này và ông trời
tôi kia là một! – bà mẹ Đức kết luận một câu khiến hai bà vỗ đùi cười khanh
khách, khoái chí. Mặt trời xuống dần…
Hạnh
phúc cứ êm đềm trôi, Đức càng yêu thương vợ mình hơn, nhất là khi Nhung sinh
cho anh một công chúa xinh tươi, ngoan ngoãn. Chiều Chủ nhật nào anh cũng ăn
mặc thật đẹp để đưa hai nàng công chúa của anh đi lễ nhà thờ. Anh thấy yêu vợ,
yêu con, yêu nhà thờ, anh thấy cũng yêu Chúa của Nhung hơn nữa. Anh cảm ơn Chúa
vì đã cho anh lấy được một người như Nhung. Anh còn hứa trong một thánh lễ nào
đó, khi anh ngồi chăm chú ngắm Nhung quỳ gối, chắp tay hiền lành bên cạnh con
gái anh, rằng anh sẽ không bao giờ làm gì khiến cho vợ và con anh phải buồn, anh
hứa với Chúa ở trên cây thánh giá như thế!
*
* *
-
Em, mình phá bỏ nó đi được không em? Em biết đấy, nghề nghiệp của vợ chồng mình
đâu cho phép sinh hơn hai đứa con đâu, mà em biết rồi đấy, anhl lại là con trai
duy nhất trong gia đình…
Không
để anh nói hết câu, Nhung nắm tay anh, nhìn thẳng vào mắt anh, một cái nhìn đầy
trìu mến nhưng hình như cũng ẩn chứa một một chút gì van xin – Anh à, anh biết
rồi đấy, đây là con của chúng mình. Mà bấy lâu anh đi lễ, anh học Đạo thì cũng
biết rồi đó, con cái là quà mà Thiên Chúa, mà Ông Trời ban cho mình, con nào
cũng là con mà anh!
- Nhưng bây giờ nó còn nhỏ, mình có thể phá bỏ rồi
sau này sẽ sinh đứa khác được mà em. – Đức nài nỉ, anh không dám nhìn vào khuôn
mặt của vợ mình.
- Không đâu anh, từ khi đứa trẻ được thụ thai thì
nó đã là một con người rồi anh ạ. Với em, từ ngày biết mình có thai, nó đã là
đứa con yêu quý mà em muốn sinh cho anh rồi anh yêu ạ. Em không bỏ con của mình
đâu anh ạ. Mình là người có Đạo, là con của Chúa rồi mà anh!
Đức không nói thêm gì, chỉ thở dài một tiếng, anh
bỏ đi. Anh không nói gì vì anh không đủ lý lẽ trước những điều Nhung vừa nói.
Phải, đúng là như thế thật, vậy thì phải làm sao đây…
Từ ngày Nhung đi siêu âm về, bố mẹ Đức buồn lắm.
Nhưng ông bà không dám trách mắng Nhung nửa lời, vì Nhung tốt quá, có tội gì
đâu mà mắng, Nhung coi ông bà như là bố mẹ đẻ của mình mà chăm sóc, mà phụng
dưỡng, cấm có thấy Nhung cãi ông bà nửa lời bao giờ. Chính vì thế mà ông bà
càng buồn hơn. Giả như khi buồn bực, có một ai đó để ta trút giận thì có lẽ nỗi
buồn trong lòng có thể giảm bớt đi, nhưng đàng này… Mẹ Đức sang thăm bố mẹ
Nhung bên xóm đạo, hai người nói chuyện lâu lắm. Mẹ Nhung hiểu được nỗi niềm
của bà thông gia, nhưng bà cũng hiểu Đạo dạy gì. Mẹ Nhung nghe bà thông gia nói
chuyện, rồi bà khuyên lơn, giải thích cho bà hiểu. Mẹ Đức trước khi về nói
trong tiếng thở dài: “Chúa của bà dạy cái gì cũng tốt cả, nhưng vấn đề này sao
mà Ông ấy khó tính quá!”
Đức không thuyết phục được Nhung thì sinh ra tiêu
cực, cứ đi làm về là ghé quán nhậu đầu làng, tụ tập mấy thằng bạn rảnh rỗi,
uống rượu tới khuya mới về. Nhiều lần Nhung phải ra tận quán đón anh - trong
tình trạng say ngất- về nhà. Từ ngày đó, Chủ nhật Nhung phải tự lo để hai mẹ
con đi lễ nhà thờ. Đức vẫn nhớ tới chiều Chủ nhật, vẫn biết là vợ con muốn mình
đưa đi lễ, vẫn biết bản thân anh cũng phải đi lễ, nhưng không, anh mượn chén
rượu để “hợp thức hóa” cái quên của mình. Cơn say của Đức hành hạ anh thì ít mà
hành hạ vợ con anh thì nhiều hơn. Hết chăm sóc anh, hết an ủi con gái, hết xin
lỗi bố mẹ, lúc mà Đức ngáy khò ngủ ngon thì cũng là lúc những giọt nước mắt
Nhung tuôn dài theo từng lời kinh van lơn cho chồng mình hiểu ra vấn đề… Có lần
Đức nhận ra những giọt nước mắt ấy, anh không dám mở mắt ra, thôi đành ngậm
ngùi tiếp tục giả vờ say, nhắm mắt cho đỡ thẹn, ngủ cho quên đi hết.
Đám bạn của lão Đức lại được dịp chê bai Đạo Công
Giáo và mỉa mai, kích bác để Đức bỏ vợ. Đức nghe, suy nghĩ, nhưng anh không tìm
được một lý do nào để anh bỏ Nhung. Hơn ai hết, anh biết rằng anh không tìm đâu
được một người vợ như thế. Hơn ai hết anh biết rằng Nhung chưa bao giờ làm điều
gì có lỗi với anh và gia đình. Và cũng hơn ai hết, anh biết rằng Nhung yêu anh
rất nhiều! Đau lại càng đau! Đường đi tiếp thì tối tăm, mà quay lại thì hết
lối. Bế tắc. Say cứ say, đau vẫn cứ đau!
*
* *
Một lần uống quá chén, anh về nhà và mắng chửi
Nhung thậm tệ, mặc cho bố mẹ anh can ngăn. Anh nói với Nhung rằng hoặc phá
thai, hoặc là ly dị, tùy Nhung chọn lựa. Những lời nói của anh khiến tim Nhung
đau nhói. Cô lễ phép chào bố mẹ chồng rồi đưa cô con gái về lại nhà mẹ trong
tiếng nấc nghẹn ngào, oan ức. Sáng hôm sau tỉnh lại, biết mình đã sai, Đức hối
hận lắm. Nhưng vì sỹ diện, anh nhất định không qua đón Nhung về ngay. “Mình là
nam nhi cơ mà, cứ để cô ấy đi, khi nào hết giận thì về đây xin lỗi mình thì
mình mới cho vào nhà, không thì thôi.” Năm ngày trôi qua, không có Nhung ở nhà,
anh thấy mọi thứ đều thiếu thiếu: bữa cơm sáng nay không còn ai lấy cơm sẵn cho
anh, lúc đi làm chẳng có ai chúc anh đi làm vui vẻ… Không có Nhung và con, anh
như mất đi một điều gì đó rất quan trọng của cuộc sống anh. Anh không dám uống
rượu nữa. Ngày thứ sáu, anh quyết định sang nhà mẹ vợ để xin lỗi Nhung và con.
Anh tới vào giờ trưa, mẹ Nhung chỉ cho anh Nhung vừa đi nhà thờ. Anh vội phóng
xe tới nhà thờ, sau khi đã vào ngắm và vuốt nhẹ lên đôi má của cô con gái đang
say giấc. Nhà xứ vắng tanh, anh vào lối giữa nhà thờ như anh vẫn hay làm hồi
còn đi lễ với vợ. Nhung đang quỳ gối một mình ngay hàng ghế đầu tiên trong ngôi
nhà thờ rộng thênh thang, anh nhẹ nhàng tiến lên mà không quên cúi chào Chúa
trên bàn thờ. Anh định đưa tay chạm nhẹ vào vai Nhung …….
*
* *
…Một người đàn ông to lớn, mặt mày nham nhở ghê
rợn nhìn anh, hắn ta khoác trên người một chiếc áo dài trắng toát. Anh chưa
định hồn thì gã nhếch mép, hất hàm hỏi: - Chú mày có muốn có con trai mà không
phải bỏ vợ, không ảnh hưởng gì đến công việc không? Anh càng hoảng hơn vì tại
sao gã lại biết ước muốn của mình. Anh run run hỏi lại – Ông là ai, sao lại
biết chuyện của tôi?
- Ta là ai cậu không cần biết, cậu chỉ cần biết là
ta có thể giúp cậu được chuyện của cậu thôi. Thế nào, có muốn không?
Câu hỏi dồn của gã làm anh lúng túng, nghĩ vội đôi
ba điều, anh gật đầu đồng ý. Gã kia nhếch mép cười khẽ, rồi chìa ra cho anh một
tờ giấy có kèm một chiếc bút: - Đấy, kí vào là xong chú mày ạ. Chuyện đơn giản,
nhưng suy nghĩ cho kĩ nhé. Nhớ là chấp nhận đánh đổi tất cả đấy.
Đưa đôi tay run run đón lấy, anh đưa ánh mắt nghi
ngờ về phía tên khách lạ. Lão ta nhận ra được điều đó nên lạnh mặt: “Yên tâm,
ta không lừa cậu đâu mà sợ.” Anh thấy an tâm hơn nhiều, đặt bút lên giấy nhưng
còn ngần ngại gì đó. Đăm chiêu một lát rồi anh đặt bút khoắng thật nhanh thật
mạnh nghệch ngoạc tên mình lên tờ giấy cách buông xuôi. “Áaaáaa……” tiếng la
thất thanh đau đớn của đứa trẻ gái làm anh giật mình. Anh nhìn xuống dưới chân,
hai đứa trẻ đang giãy giụa trong vũng máu: Con gái của anh. Anh hốc miệng,
người anh run bắn lên, bất động. Miệng hấp háy mà không nói được thành lời,
cứng đơ. Những đường bút mà anh vừa ghì trên trang giấy như những nhát kiếm
chém qua chém lại trên hai đứa trẻ gái mà đứa nhỏ còn chưa rõ mặt. Hai đứa gục
ngã dưới chân anh. Giọng cười tàn ác của gã mặc áo trắng vang lên rùng rợn. Anh
cuống cuồng ôm lấy hai đứa bé, cô công chúa nhỏ của anh giơ bàn tay bé nhỏ để
với lấy anh, thoi thóp: - Bố,..co..n.. yê…u boố.. sa..a..o bố..ố lạiii boỏ..
co..o..onn? Anh hét lên rồi ghì mạnh đứa con anh vào lòng. Ánh mắt của đứa trẻ
như bị đẻ non nhìn anh tha thiết, nó không nói được, nhưng ánh mắt nhìn anh thì
đầy yêu thương, đầy trìu mến như muốn nói lên điều gì đó: Bố!
Quá đau đớn, anh vùng lên nắm cổ áo lão già còn
đang cười man rợ: - Đó là con gái của tôi, tôi yêu chúng, ông hãy trả chúng lại
cho tôi. Trả con lại cho tôi! – anh nói như hét vào mặt lão…….
- Đức, Đức, con bị sao thế, Đức? Giọng nói cùng
cái lay mạnh của mẹ anh làm anh tỉnh, ngồi chồm dậy trên giường, mặt mày đầm
đìa mồ hôi, anh thở hổn hển: thì ra chỉ là một giấc mơ!
*
* *
…Định chạm vào vai Nhung, nhưng nghĩ thế nào, anh
lại nhẹ rút tay về, nhẹ nhàng hạ gối quỳ xuống hàng ghế ngay phía sau Nhung.
Nhìn lên thánh giá, anh thốt lên giọng rung rung: “Lạy Chúa, con cảm ơn Chúa đã
ban cho con một gia đình. Một người vợ tuyệt vời, người đã đưa con đến với
Chúa, biết Chúa, và hôm nay, dạy con biết tôn trọng và tin tưởng vào kế hoạch
của Chúa. Con biết ơn Chúa vì đã cho chúng con những đứa con thật dễ thương.
Con biết rồi, dù là trai hay gái thì cũng là con của con, là món quà Chúa dành
tặng riêng cho chúng con. Con sẽ không bao giờ đánh mất chúng vì bất cứ lý do
gì đâu Chúa ơi. Lúc này, hơn hết mọi điều, con thấy mình hạnh phúc vì con lấy
được một người con của Chúa, một người vợ đạo”. Những hàng nước mắt ứa ra từ
đôi mắt hạnh phúc của Nhung. Cô nghẹn ngào, cúi nhìn xuống cái bụng to tướng
của mình, miệng mỉm cười mà mếu máo: Con gái yêu của mẹ ơi, mẹ sung sướng là
một người vợ đạo! Hai từ “vợ đạo” cứ miên man tỏa lan từ tâm trí hai người,
tràn ra khắp cả ngôi nhà thờ cổ kính: ôi, vợ đạo!
Mã số:
16-015
CÀNH NHO CHÚA
“… Hạnh Trí ơi! Hạnh Trí ơi! Mỗi khi chiều buông
rộn vang tiếng chuông giáo đường…”
(Hạnh Trí mến thương)
Lời bài hát làm tôi rưng rưng nước mắt; cảm giác
luyến tiếc, nhớ nhung gia đình và giáo xứ cứ lởn vởn trong đầu tôi.
Mới về nghĩ lễ được hai ngày, tôi phải tay xách
vai mang vào lại Chủng viện. Tựa đầu vào cửa toa, tôi đưa mắt ra xa qua ô cửa
sổ đối diện của toa tàu, trời như sắp đỗ cơn mưa. Ai cũng mong mưa để xua đi
tiết trời oi bức của những ngày hè. Gió thổi mạnh từng cơn, cuốn những chiếc lá
khô và cát bụi bay hỗn loạn trong không gian. Đây là lần thứ hai tôi đi tàu,
vẫn là những mùi đặc trưng: ẩm mốc, thức ăn, hơi người; cả những âm thanh hỗn
độn: tiếng ho, khạc nhổ, tiếng xì xào nói chuyện của những vị khách xen lẫn âm
thanh rầm rập khô khan dưới đường ray; lại thêm những kẻ đọc sách -nghe nhạc,
kẻ ngủ gà ngủ gật lắc lư theo chuyển động của đoàn tàu. Khung cảnh trước mắt
tôi như vẻ lên sự hỗn độn, mệt mỏi của xã hội bên ngoài.
Định đánh một giấc như họ để quên đi quãng đường
dài hơn hai tiếng đồng hồ, nhưng tôi sực nhớ tới bài Chầu tối thứ bảy ngày mai
chưa được chuẩn bị kĩ càng. Vội vàng lấy mấy cuốn sách đã mang về nhà đặt lên
bàn, tôi tranh thủ tìm thêm ý tưởng để chiều nay ra Nha Trang hoàn tất bài
Chầu. Gỡ cái earphones ra khỏi tai; như thường lệ, tôi làm dấu - đọc kinh, xin
ơn Chúa Thánh Thần soi sáng để làm bài Chầu cho có tâm tình, dễ dàng nâng tâm
hồn lên với Chúa. Mãi mê đọc và suy nghĩ, tôi bất giác ngẩng đầu lên, vẫn là
ánh mắt đó, hắn nhìn tôi chằm chằm; đã mấy lần hắn nhìn tôi từ khi hai đứa cùng
đoàn người bước lên toa tàu này. Tôi chẳng biết hắn là ai, nhưng hắn, có vẻ như
biết tôi mà lại ngại ngùng. Thật ra, chuyện người giống người là chuyện thường
tình.
Hắn còn trẻ, trạc tuổi tôi, nhìn mặt có vẻ thư
sinh nhưng có lẻ là “ kẻ lưu manh giả danh tri thức đây”– tôi thầm nghĩ vậy.
Như bị tôi đoán được ý đồ đen tối, hắn nhanh miệng chào hỏi và bắt chuyện một
cách ngon lành.
– Chào bạn! Bạn ở đâu? Đi học lại hay là về nghĩ
lễ ?
– Chào! Mình ở Ninh Thuận, ra Nha Trang học lại.
– Vậy hả? Mình cũng ra Nha Trang, đáp cùng ga rồi.
Tôi cười gượng với hắn, nhìn mặt hắn “gian gian”,
tôi chẳng muốn nói chuyện. Cúi gằm đầu, tôi tiếp tục làm bài Chầu của mình. Hắn
lại hỏi tiếp:
– Bạn tên gì? Đọc sách gì mà say sưa thế, cho mình
xem được không?
Tôi tỏ vẻ miễn cưỡng nhưng rồi cũng đưa cuốn Tin
Mừng cho hắn:
– Ừ! Mình tên Phi. Bạn đọc đi, sách về Đạo Công
Giáo của mình, không biết bạn có hứng thú không?
– Ồ, vậy hả! Mình là Bảo, mình cũng biết một ít về
Đạo của Phi đó, lúc học môn “Lịch sử văn minh thế giới”, thầy mình có nói sơ
qua.
Chắc chẳng có gì tốt đẹp, hồi đi học cấp ba, tôi
cũng đã từng bức xúc với những điều mà ông thầy dạy môn Công dân nói. Bỗng
dưng, hắn hỏi tiếp:
– Mà Phi viết cái gì đấy?
– À! Mình phân tích những lời mà Chúa dạy thôi.–
Tôi nói đại khái cho hắn biết vậy, chứ nhìn hắn có vẻ nhiều chuyện lại tò mò,
không thể nào tin được.
– Cái này hay nè! Phi phân tích cho mình nghe đi,
mở mang hiểu biết…hihi.
Hắn cười. Cảm giác ngột ngạt, nhớ nhà, lại chưa
hoàn tất bài Chầu khiến tôi có cái nhìn thiếu thiện cảm với hắn. Tôi hơi khó
chịu trong lòng nhưng rồi tự an ủi mình “ Họ muốn biết Chúa, không sao đâu, cố
lên!”.
– Bảo đọc đoạn Lời Chúa này đi, có gì khó hiểu thì
trao đổi với mình!
Tôi đưa tay chỉ vào đoạn “Cây nho thật” (Ga 15,
1-8). Hắn bắt đầu đọc… Lát sau, hắn ngẩng đầu lên, đưa mắt nhìn chung quanh,
hắn suy nghĩ điều gì đó hồi lâu rồi hỏi tôi:
– Chỉ có cây nho mới là hình ảnh về Chúa của bạn
thôi hả?
Nghe xong câu hỏi của hắn, tôi nhớ ngay đến câu
nói của Chúa Giê-su trong truyện “Đôi mắt Ki-tô” thuộc tuyển tập “Nắng mùa
đông”, Giải viết văn đường trường 2014 mới đọc cách đây mấy hôm: “ vì ta hiện
diện trong hình ảnh của muôn loài con à”. Tôi trả lời:
– Chúa của mình ở khắp mọi nơi, Bảo sẽ thấy Ngài
khi Bảo có niềm tin. Mà thôi, Bảo cứ xem cây nho như là một phép ẩn dụ mà tác
giả sử dụng trong văn học đi.
– Mình cứ nghĩ nơi ông Chúa của Phi sống cũng
trồng nho như vùng đất Ninh Thuận này chứ.
– Có thể vậy.
Cả hai cùng cười ồ lên nhưng lòng tôi thì cảm thấy
điên lên vì câu nói đùa kiểu như thế; nhưng đâu ngờ, cuộc đối thoại lại trở nên
kịch tính hơn, hắn tỏ vẻ khôn ngoan, chẳng phải dạng vừa, hắn hỏi tiếp:
– Vậy mình lấy cành của cây này ghép vào cây khác
thì sao? Ở chỗ mình, người ta lấy cây Mai Chiếu Thủy ghép vào cây Lòng Mứt mà
nó vẫn sống được đây. Sao sách này nói cành phải gắn liền cùng cây mới sinh hoa
trái ?
– Ừ, thì sống nhưng không đồng nhất, tuổi thọ của
thân và cành khó bằng nhau!
Tôi đáp
ngay sau câu hỏi của hắn như thế rồi thoáng nghĩ: “Tại sao hắn lại nghĩ ra được
những câu hỏi lắc léo như thế? Chẳng lẽ hắn vốn sẳn có ác cảm với tôn giáo mình
hay sao?”. Cảm giác lo ngại, căng thẳng đến với tôi. Nhưng tôi kịp định thần,
loại bỏ đi những cảm giác không hay, chần chừ thoáng chốc rồi nói tiếp:
– Giả dụ bạn là một người có Đạo, yêu một người
con gái, muốn kết hôn với cô ấy nhưng cô lại là người không cùng tôn giáo. Gia
đình và bạn muốn cô gái theo tôn giáo cùng gia đình mình, thì cách hay nhất là
bạn phải làm thế nào để qua cách sống, thể hiện được những điều tốt đẹp của
Đạo, rồi từ đó, cô gái sẽ dần được cảm hóa, tin theo… Niềm tin ấy như một chất
nhựa quan trọng để kết nối và làm phát triển đồng nhất cành cây và thân cây,
phải vậy không bạn?
Nói xong, tôi bỗng giật mình, cảnh tượng quanh tôi
sao giống như cái truyện “Con là Kitô Hữu” cũng trong cuốn sách “Nắng mùa đông”
vậy không biết? Tôi sợ hắn và mọi người chung quanh nói Đạo mình bắt người ta
bỏ thờ ông bà để thờ phượng Chúa nữa thì chết, tôi nhanh miệng nói với hắn:
–Mà nè ! Đạo của mình không ép người khác phải vào
Đạo khi kết hôn đâu nhen. Đó chỉ là một lời mời gọi để gia nhập Đạo Chúa thôi.
Bởi theo kinh nghiệm của Giáo Hội sự không thống nhất tôn giáo trong một gia
đình thì cuộc hôn nhân đó dễ đổ vỡ. Vì thế, các vị chủ chăn luôn muốn những
điều tốt đẹp nhất cho đoàn chiên của mình.
Hắn gật gù rồi lại tiếp tục hỏi:
– À…à, thì ra là vậy. Mà cuốn sách này chỉ bó buộc
cho những người theo Đạo của bạn thôi hả?
– Không phải đâu, bạn có thể nhận biết khi đọc kỷ
nó mà. Mình phân tích cho bạn nghe nhé! Ví dụ trong đoạn Lời Chúa này, bạn cứ
nghĩ cây nho là một Đấng tối cao của một tôn giáo nào đó, còn các cành nho là
tín đồ của tôn giáo ấy; thì buộc họ phải có niềm tin tuyệt đối vào Đấng mà họ
tôn thờ chứ. Sách lời Chúa của mình là thế, không bị giới hạn bởi một điều gì
cả, cũng không bó buộc trong một khoảng không gian hay thời gian nào. Mọi cái
đều có ý nghĩa sâu xa nhưng lại nằm trong thực tế của đời sống hằng ngày. Nếu
bạn cảm nghiệm một cách chân thành tự khắc lời Chúa trở nên gần gũi với bạn vô
cùng. Hơn nữa, dù bạn không phải là người có Đạo như mình, bạn vẫn được Chúa
đón nhận như là con cái của Ngài.
Chẳng hiểu sao tôi lại nói được nhiều như vậy, xin
Chúa Thánh Thần soi sáng để làm bài thế mà từ nảy đến giờ, tôi chỉ toàn nói
không. Tôi cũng không ngờ, những lời nói của tôi lại làm cho những người chung
quanh để ý tới như thế, ông Chú ở dãy ghế bên cạnh quay sang hỏi tôi :
– Con nói về Đạo như là cha nhà thờ vậy, con quen
biết mấy ông đó hả ?
– Dạ ! Con được các vị ấy hướng dẫn ạ!
– Hèn gì! – Một tiếng chặc lưỡi phát ra.
Tôi cũng không hiểu được ý nghĩa của hành động đó.
Lúc này, đoàn tàu đã đến cây cầu vượt đang xây ở Suối Tân, ngoài trời mưa đã
nhỏ dần, chỉ còn nghe những âm thanh “ tí tách” kêu trên mái của toàn bộ đoàn
tàu. Bỗng dưng, cô khách ngồi bên cạnh nôn thốc tháo, một vài tia bắn vào người
tôi.
–Cô xin lỗi, cô mệt quá, xin lỗi con!
Cô ta lấy chiếc khăn tay lau những vết dơ trên áo
tôi. Tối cảm thấy khó chịu vô cùng, mùi thật kinh khủng. Nhưng không, “mình
đang tuyên xưng niềm tin vào Chúa mà”, tôi nói khẻ:
– Dạ, không sao đâu, để con đi thay cái áo khác!
Tôi đứng dậy, bước vội vào nhà vệ sinh cuối toa để
thay cái áo…Quay lại chỗ ngồi, hắn tỏ vẻ quan tâm.
– Phi có sao không ?
– Ờ, không sao đâu, mình ổn mà! – Tôi cười với
hắn.
– Mà nè, Phi học gì, ở khúc nào ngoài Nha Trang?
– Mình học Tiếng Anh, gần Cao Đẳng Sư Phạm – Tôi
chẳng biết vì sao mình lại không nói thật với hắn : “mình đi tu”, chẳng lẽ tôi
sợ mọi người biết. Chỉ một câu trả lời không đúng sự thật mà lòng tôi khó chịu
và ấm ức mãi.
– À! Mình biết rồi…đường Trần Phú hay Nguyễn Chánh
gì đó phải không?
– Đúng rồi đó, đường Trần Phú.
– À…à…! mà Phi! Mình nghe bạn bè nói ở đó có khu
nhà Đạo Chúa như bạn, chiều thứ bảy lại tụm ba tụm bảy học nhóm ngoài trời,
mình đi biển, cũng thấy rồi.
Hắn nói đúng ngay Tòa Giám Mục nơi tôi sống, mà đó
là những buổi anh em chúng tôi chia sẻ Lời Chúa với nhau. Nhân hắn biết những
lần chia sẻ này, tôi ôn tồn nói với hắn:
–Bảo à! Theo mình được biết thì khoảng thời gian
đó họ cũng phân tích cuốn sách này như mình đang làm vậy nè.
– Ờ! Mình chỉ nghe bạn bè nói vậy thôi, mà cuốn
sách này quý giá nhỉ?
– Ừ! Nó quý giá lắm, vô giá nữa.
Hắn im lặng một hồi rồi kết thúc cuộc nói chuyện:
– Mà thôi! Làm phiền Phi nãy giờ, Phi cho mình xin
số điện thoại và địa chỉ đi, có gì ra đó, được dịp thì mình liên lạc.
Sẵn giấy bút, tôi viết địa chỉ Facebook cho hắn;
nói chuyện riết, thấy hắn cũng thú vị. Như thời cơ đã đến, lật mặt sau mẫu
giấy, tôi viết cho hắn đôi dòng: “ Mình là một người đang cố gắng để trở thành
Cha nhà thờ và là thành viên trong cái vòng tròn tụm ba tụm bảy đấy”. Ngay lúc
đó, tôi mới có cảm giác nhẹ lòng, đã giải quyết được nỗi khó chịu trong lòng từ
nãy tới giờ, tôi kẹp mẫu giấy vào trong cuốn Tân ước.
– Lát nữa xuống tàu, mình đưa địa chỉ cho Bảo nhé,
giờ mình làm bài tí đã.
– Ờ! Vậy cũng được.
Dong dài những câu hỏi, những câu trả lời, buổi tranh
luận với hắn làm cho thời gian trôi nhanh. Cũng nhờ hắn, tôi có thêm ý tưởng
cho bài Chầu tối mai, chỉ hy vọng sẽ nâng tâm hồn anh em lên tới Chúa.
“ Xình xịch… xình xịch… Két…”. Tàu đã đến ga. Tôi
đưa cho hắn cuốn Tân ước.
– Nè, giữ làm kỉ niệm! Địa chỉ mình ở trong đấy,
có gì thì liên lạc… Chào Bảo nhé…!
Tôi nhanh chóng mang đồ xuống tàu, đưa tay vẫy tạm
biệt hắn rồi đi nhanh cho kịp giờ nhập lại Chủng viện.
-----------------------------------
Chiều Chúa nhật, sau ngày gặp hắn; như quy định
của Chủng viện, tôi được ra ngoài thư giản. Tôi vào tiệm Internet để tìm một ít
thông tin. Tôi ghé thăm trang Facebook cá nhân, một tin nhắn, một lời mời kết
bạn, tất cả là của hắn. Tôi nhấp chuột, mở tập tin đính kèm:
“ Gởi người bạn thú vị!
Không biết bạn có suy nghĩ gì về mình không? Chắc
là có nhỉ… mình đoán vậy. Riêng phần mình, từng lời bạn nói, từng phân tích,
từng ví dụ và cả hành động của bạn làm mình ấn tượng vô cùng. Xin lỗi vì đã
không giới thiệu thật bản thân cho bạn biết, mà có lẽ còn làm bạn khó xử nhiều
điều. Mình là sinh viên ngành Sân khấu điện ảnh tại trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang. Mình có tham gia nhóm Sinh viên Công giáo Tin
yêu Nha Trang, chắc bạn biết chỗ đấy ha? Nói thật, mình cũng có chút ý hướng
muốn tìm hiểu để sống đời sống dâng hiến. Chúa nhật thứ IV Phục Sinh vừa rồi,
bạn nhớ chứ, mình có tham gia ngày Đại hội ơn gọi ở Ba Làng đấy. Mình thấy bạn
diễn xuất trong vỡ kịch ngày hôm ấy hay đó, vừa đạt vừa ấn tượng nữa; nhưng
mình không nghĩ lại được gặp bạn bất ngờ trên chuyến tàu, Chúa cho mình ngồi
trước mặt bạn để chọc phá nữa chứ. Mình thấy bạn quen quen, cố gắng nhìn kĩ để
xem có phải không? Rồi ý tưởng táo bạo đâu giục mình thử bạn như thế. Bạn thấy
tài diễn xuất của mình như thế nào? Như vậy là đạt chưa? Giống một người không
có Đạo chứ?
Cảm ơn bạn nhiều nhé! Nhờ bạn, mà mình khám phá ra
Lời Chúa thật hữu dụng và thiết thực trong cuộc sống. Qua bạn, mình cũng biết
được phần nào về cung cách của những người đang bước theo Chúa và cách họ làm
sáng danh Chúa, để rồi mình có thể suy nghĩ và……. ở một tương lai không xa.
Mình chỉ hy vọng vậy thôi. Đây là đôi dòng tâm sự thật lòng của mình, cảm ơn
bạn đã cho mình một cuộc trò chuyện thú vị, cảm ơn bạn đã giúp mình nhận ra
nhiều điều, cảm ơn vì tất cả. Hẹn gặp bạn một ngày gần nhất, tu học tốt nhé!
Chào bạn!”
Đọc xong những dòng thư của hắn, tôi thẩn người ra
ghế, chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra. Trên tàu, tôi cũng đã nghi ngờ hắn
nhiều, người ngoại Đạo sao biết nhiều và lí lẽ vậy được cơ chứ. Nhưng rồi, tôi
thầm tạ ơn Chúa vì đã cho tôi đủ khôn ngoan để biết cách mà cư xử với hắn và
mọi người trên chuyến tàu. Tôi cũng xin lỗi Ngài vì đã nghĩ xấu về người khác.
Tối đến, một tối Chúa nhật bình yên, ngồi đọc lại
đoạn Lời Chúa để làm Sổ Nội Tâm, tôi đã suy nghĩ thật nhiều, có lẽ tất cả là ý
Chúa.
“Lạy Chúa! Cảm ơn Ngài vì những chuyện đã qua. Lời
Ngài đơn giản nhưng sâu sắc, đã giúp con tiếp thêm sức mạnh cho một người có
lòng tin vào Chúa.
Chúa ơi! Mỗi chúng con là một cành nho, cành nho
Chúa tạo dựng, dù tươi tốt hay đang dần khô héo, xin Ngài thương nâng đỡ, cho
chúng con kết hiệp mật thiết với Ngài; để rồi từ đó, chúng con có thể làm cho
vườn nho của Chúa xanh tươi và đơm nhiều hoa trái. Xin gìn giữ ơn gọi mà Ngài
đã dành cho mỗi người chúng con. Amen!”
BẢN
THỂ LỆ GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG
Cập nhật cho
cuộc thi lần thứ tư - 2016
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG được Ban mục vụ Văn hóa
& Giáo dục Giáo phận Qui Nhơn thực hiện trong khuôn khổ dọn mừng kỷ niệm
400 năm Tin Mừng của Chúa đến với giáo phận Qui Nhơn (1618-2018), nhằm đào tạo
cho Hội Thánh Việt Nam nhiều cây bút văn xuôi. Thể lệ, chủ đề và cơ cấu tưởng
thưởng của cuộc thi được ấn định như sau.
I. THỂ LỆ
1. Cuộc thi kéo dài sáu năm, năm năm đầu
(2013-2017) mỗi năm trao giải một lần, năm thứ sáu (2018) dành cho những người
đã đạt giải trong các năm trước và trao giải tổng kết.
2. Cuộc thi dành cho các bạn trẻ Công giáo, trong
cũng như ngoài giáo phận Qui Nhơn, dưới 40 tuổi (năm dự thi – năm sinh theo sổ
rửa tội ≤ 40). Người đã đạt giải một lần, các năm sau có thể dự thi tiếp, dù đã
hơn 40 tuổi. Các bạn trẻ dự tòng cần có chứng từ đang theo học giáo lý dự tòng.
3. Thể loại: Truyện ngắn, mỗi truyện không quá
3000 từ. Không nhận truyện phóng tác. Phải là sáng tác mới, chưa đăng báo,
website hay blogs và chưa gửi dự thi ở bất cứ đâu.
4. Truyện lấy ý từ một tác phẩm khác, xin ghi rõ
xuất xứ tác phẩm gốc. Nếu bị phát hiện sao chép của người khác hoặc dựng lại
theo ý tác phẩm khác mà không ghi xuất xứ, sẽ bị loại và cấm thi các năm tiếp
theo.
5. Đề tài: đợt này cuộc thi ưu tiên nhấn mạnh hai
đề tài: Lòng Chúa thương xót – Việc thờ cúng tổ tiên nơi người Công giáo Việt
Nam – Trách nhiệm chăm sóc thiên nhiên (theo tho6ng d9ie65p Laudato Si’ của Đức
Thánh Cha Phanxicô); tuy nhiên vẫn nhận cả những bài viết ngoài hai đề tài ấy,
miễn là có nội dung Kitô giáo.
6. Mỗi năm, mỗi tác giả có thể tham gia tối đa 05
bài dự thi, có thể gửi chung một lần hoặc nhiều lần.
7. Chỉ nhận bài dự thi qua điện thư email, gửi
attach file với định dạng .doc hoặc .docx, không nhận bài gửi qua đường bưu điện.
8. Đầu bài dự thi phải ghi rõ: họ và tên, bút
danh, năm sinh, rửa tội tại đâu, năm nào, địa chỉ nhà, giáo xứ, giáo phận, số
điện thoại liên lạc, địa chỉ email. Dù đã gửi nhiều email dự thi, đầu mỗi bài
đều cần ghi như thế. Những bài thiếu các chi tiết này sẽ không được nhập hồ sơ
dự thi.
9. Mỗi bài dự thi sẽ được nhập hồ sơ theo lần gửi
đầu tiên, mọi chỉnh sửa về sau đều không được chấp nhận.
10. Địa chỉ nhận bài, xin gửi cùng lúc về 2 điện
chỉ email: tinmunggiesu@gmail.com và gopnhattho@yahoo.com.
11. Thời gian nhận bài: trước ngày 01-3 mỗi năm.
Những bài gửi về muộn hơn sẽ được đưa vào hồ sơ dự thi năm sau.
12. Tưởng thưởng: Mỗi năm sẽ có 06 giải thưởng
chính thức và 15 giải triển vọng, theo cơ cấu và sinh hoạt như sẽ nói dưới đây.
13. Kết quả cuộc thi hằng năm sẽ được công bố ngày
15-8 mỗi năm
14. Lễ trao giải vào ngày 21-9 mỗi năm.
15. Những tác giả được vào chung khảo mà không đạt
giải sẽ được hỗ trợ một phần tiền xe về dự ngày họp mặt trao giải.
16. Các thông tin về cuộc thi sẽ được đăng trên
trang mạng giáo phận Qui Nhơn http://www.gpquinhon.org
và những trang mạng ủng hộ chương trình này.
17. Các tác phẩm đạt giải sẽ được in thành tuyển
tập do Ban Tổ Chức giữ bản quyền.
II. TƯỞNG THƯỞNG
Cơ cấu giải thưởng
Mỗi năm, có 6 giải thưởng chính thức và 15 giải
triển vọng.:
- một giải nhất: 20.000.000
$VN
- hai giải nhì, mỗi giải 12.000.000 $VN
- ba giải ba, mỗi giải 8.000.000 $VN
- 15 giải triển vọng, mỗi giải 3.000.000 $VN
Tuyển tập truyện ngắn riêng
Ngoài phần thưởng bằng tiền mặt, những tác giả đạt
giải, nếu có nhiều truyện khác có giá trị, sẽ được Tủ Sách Nước Mặn hỗ trợ xuất
bản một tuyển tập riêng dưới 200 trang với những truyện ngắn mang nội dung Kitô
giáo.
Những tác giả không đến dự lễ trao giải sẽ chỉ
được nhận 50% tiền giải thưởng và không được hỗ trợ in tuyển tập riêng. Những
tác giả chỉ dự lễ trao giải 21-9 mà không tham gia hành hương 22-9 chỉ được
nhận 75% tiền giải thưởng, nhưng vẫn được hỗ trợ in tuyển tập riêng.
III. TƯỞNG THƯỞNG DÀNH CHO ĐỘC GIẢ
1. Bình chọn
Các truyện dự thi đã qua vòng sơ tuyển sẽ lần lượt
được đưa lên mạng internet. Mời độc giả tham gia bình chọn qua hai câu hỏi: 1.
Theo bạn, truyện nào xứng đáng đạt giải nhất? 2. Có bao nhiêu người cùng ý kiến
như bạn? Ba độc giả đáp đúng nhất sẽ được tặng quà lưu niệm đồng thời được hỗ
trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu chân Hàn Mạc Tử”.
2. Giúp phát hiện trường hợp sao chép
Những độc giả giúp phát hiện đầu tiên những bài dự
thi sao chép của người khác (xin ghi rõ xuất xứ bài gốc) sẽ được tặng quà lưu
niệm đồng thời được hỗ trợ tiền xe về dự họp mặt trao giải và hành hương “dấu
chân Hàn Mạc Tử”.
Ban Tổ Chức chân thành biết ơn sự giúp đỡ của các
ân nhân. Các hỗ trợ tiền bạc hoặc hiện vật cho cuộc thi xin gửi về: Linh mục Võ
Tá Khánh, 116 Trần Hưng Đạo, TP Qui Nhơn – Email: gopnhattho@yahoo.com – Điện thoại:
0935-424-449.
Qui Nhơn, ngày 15-8-2015
TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC
Lm Gioan Phêrô Võ Tá Khánh (Trăng Thập Tự)
Trưởng Ban MV Văn hóa & Giáo dục Giáo phận Qui
Nhơn