Trang Chủ > Truyền Giáo

MỘT GIÁO XỨ MẠNH DẠN ĐI RA 

ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG

 loan bao tin mung.jpg

 

(Ban Soạn Thảo Tài Liệu Của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Phận Phú Cường 2015)

 

LỜI NGỎ

Năm Mục vụ (2014-2015), Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề nghị là Năm Tân Phúc Âm hóa Giáo xứ. Tân Phúc Âm hóa Giáo xứ, đế cộng đoàn Giáo xứ có dịp hoán cải mục vụ - truyền giáo, tăng cường nhiệt tình và năng lực loan báo Tin Mừng. Trong chiều hướng đó, ta hãy tìm hiểu xem:

- Con người và đường hướng canh tân Giáo xứ của Đức Giáo hoàng Phanxicô như thế nào?

- Giáo xứ cần “đi ra” loan báo Tin Mừng ra sao?

- Cụ thể, có thế đề ra những định hướng mục vụ cho một Giáo xứ Tân Phúc Âm hóa trong chương trình hoán cải mục vụ - truyền giáo lúc này không?

Trả lời những thao thức trên, sẽ giúp Giáo xứ mạnh dạn “đi ra” loan báo Tin Mừng.

PHẦN I

-LINH ĐẠO CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

- LỜI MỜI GỌI CỦA ĐỨC PHANXICÔ: GIÁO XỨ ĐI RA KHỎI MÌNH

I. LINH ĐẠO CỦA ĐỨC PHANXICÔ  

Linh mục Pierre de Charentenay, Dòng Tên, chủ biên tờ Civilta Cattolica (Rôma), đã viết về con người của Đức Phanxicô.

Trong một cuộc phỏng vấn tháng 9 năm 2013, Giám đốc tờ Civilta Cattolica, đã đặt câu hỏi với Đức Giáo hoàng: “Ngài là ai?”. Đức Giáo hoàng trả lời: “Tôi là một người tội lỗi”. Ngài không định nghĩa mình bằng phận vụ của ngài trong thế giới, cũng không băng vai trò của ngài trong Giáo hội. Ngài định nghĩa mình như một thụ tạo, cần đến sự tha thứ của Thiên Chúa. Đức Giáo hoàng cũng như mọi người, không hoàn hảo và không thể coi mình là đủ.

1. Linh đạo của Đức Phanxicô được hình thành thế nào? Đức Giáo hoàng giải thích điều đã khiến ngài bước vào Dòng Tên và hiện nay ta vẫn gặp lại điều đó nơi ngài:

- Một tinh thần truyền giáo. Jorge Mario Bergoglio muốn đi Nhật Bản như một nhà truyền giáo, khi ngài là tu sĩ Dòng Tên còn rất trẻ. Nhưng Bề trên cản ngăn ý định của ngài, vì vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, tinh thần truyền giáo ấy, hôm nay vẫn rât mạnh mẽ, tập trung vào con người Đức Kitô mà Đức Giáo hoàng muốn cho mọi người trên thế giới đều nhận biết Ngài.

- Một cộng đoàn. Ngài đến cư ngụ cùng với các Hồng y trong cư xá thánh Mácta. Ngài không muồn sống biệt lập trong các tòa nhà dành cho Giáo hoàng. Nhưng hơn thế, ngài sẽ nói nhiều về nếp sống tu trì và ý nghĩa của nó. sống trong cộns đoàn là một giá trị Tin Mừng, ở đó sự chia sẻ và tinh thần nghèo khó luôn sống động. Nếu ngài nhận ra giá trị của đời sống trong cộng đoàn, thì Đức Giáo hoàng cũng tỏ ra rất gay gắt đối với các tu sĩ: tại Hàn Quốc, ngài đã đả kích các tu sĩ sống như những người giàu có.

-Sự phân định: Đó là một phương tiện để nhận biết ý Chúa; không phải là một phương tiện tâm lý, nhưng là một thứ linh thao nhằm hướng đến những quyểt định. Nó diễn tiến trong bốn thì: - phân tích (tình trạng hay vấn đề đang bàn luận), - cầu nguyện (bởi vì đó là một linh thao), - quyết định (sau khi tham hảo) - và đọc lại (nhìn những kết quả của hành động, bình an. phân rẽ, v.v... ). Phương pháp bốn thì này có thể áp dụng vào hoạt động của Đức Giáo hoàng một năm qua: Ngài phân tích trong mùa xuân, cầu nguyện trong mùa hè, ngài quyết định trong mùa thu, và ngài đọc lại trong mùa đông.

Quả thực, ta thấy một Giáo hoàng luôn hoạt động và quyết định, đặc biệt đối với những cải tổ trong việc quản trị của Vatican. Nhiều sự việc đã diễn tiến trong một năm rưỡi vừa qua!

Ngài đã bắt đầu bằng việc bổ nhiệm “Nhóm 8”, nhóm này gồm 8 Hồng y, đến từ khắp mọi miền trên toàn thế giới, và ngài trao cho họ được toàn quyền đề nghị những cải tổ việc quản trị này. Tiếp sau Đức Bênêdictô XVI, ngài phát động một cuộc cải tổ sâu rộng về tài chính của Vatican, đang được thực hiện trong những tháng này. Sau đó, ngài tiến hành việc bổ nhiệm những hồng mới, phần lớn thuộc các nước “ngoại biên”, và chỉ có 4 vị trong giáo triều Rôma. Ngài cũng triệu tập một Thượng Hội ông Giám mục về Gia đình, diễn ra vào tháng 10 năm 2014. Vì vậy, biết bao thay đổi đã xảy ra, cần phải phân tích.

2. Thay đổi theo Đức Giáo hoàng Phanxicô

Không có thay đổi trong giáo lý hay trong luân lý của Giáo hội. Cần phải nói lại điều đó cho mọi người đang sợ những cải biến quá sâu rộng: Giáo hội chỉ có một kinh Tin Kính, một giáo lý, một đức tin, một luân lý.

Nhưng khuôn mặt của Hội thánh đã thay đổi: bề ngoài, cách giới thiệu mình. Mọi người có thể thấy Hội thánh giới thiệu mình dưới một phong cách mới, không chỉ là một dáng vẻ bên ngoài, nhưng là một canh tân bên trong. Những cử chỉ, những biểu tượng mạnh được đặt ra, trực tiếp phát xuất từ một dấn thân phục vụ Tin Mừng. Đức Giáo hoàng cổ vũ thái độ dấn thân nhờ một huấn giáo thường xuyên, trong những buổi gặp gỡ dân chúng mỗi thứ tư hằng tuần, trong khi đọc kinh Truyền Tin mỗi Chúa Nhật, hay trong những bài giảng lễ của ngài tại nguyện đường thánh Matta. Ba yếu tố có thể xác định những, thay đổi này:

1) Một cách sống mới. Khi còn làm Hồng y, Đức Jorge Mario Bergoglio đã biểu lộ sự giản đơn trong nếp sống của ngài, khi từ chối những chiếc xe và tài xế dành riêng cho ngài, khi cư ngụ trong một căn hộ bình dị, v.v... Khi làm Giáo hoàng, ngài muốn ở chung với các Hồng y, ngài quen mặc đơn thuân chiếc áo dòng màu trắng, không trang trí gì thêm. Ngài nói về mình như là Giám mục Rôma, không thêm vào một tước hiệu nào khác: điều đó xuất hiện như một cánh cửa mở rộng đối với anh em Kitô hữu Chính thống và Tin lành.

2) Một quân bình mới giữa kỷ luật và lòng thương xót. Đó là kết quả đời sống giám mục của ngài tại Buenos Aires, ở đó ngài đã gặp gỡ những người nghèo trong các khu dân cư nghèo khó: điều quan trọng là tiếp đón những con người trong sự khác biệt và trong tình trạng nghèo túng của họ. Đức Giáo hoàng so sánh Giáo hội như một bệnh viện miền quê: cần phải chăm sóc trước hết những thương tích của con người và đón tiếp họ như thực trạng hiện hữu của họ. Sau đó, ta đặt những câu hỏi về tỷ xuất đường hay cholesterol và về chế độ ăn uống của họ. Cũng tương tự như thế đối với Giáo hội: trước hết, Giáo hội cần phải tiếp đón mọi người, chăm sóc nhiều vết thương của mỗi người. Đức Giáo hoàng đã kể lại: “trong một khu dân cư nghèo khó, có tới 90% những người sống độc thân hay ly dị, ta lông đặt vân đề về quy chế ly dị tái hôn, nhưng đề ra việc rước lễ cho mọi người”. Theo ngài, việc rước lễ không phải là một phần thưởng cho những người hoàn hảo, nhưng là lương ực cho các tội nhân.

Những vùng sám. Đời sống không bao giờ nằmtrong tình trạng đen và trắng, hoàn hảo và bất hoàn hảo. Luôn có những vùng sám, ở đó đời sống không sáng tỏ. không được xác định cách rõ nét. Đức Giáo hoàng nói: điều đó được traogửi cho những người muốn đóng khung các tín hữu trong một “an toàn giáo lý tuyệt đôi”, thứ giáo lý xem ra cống hiến các lìa khóa cho mọi tình huống; trong khi là tín hữu, chúng ta ôn phải hành trình. Ngài nói: “Dù đời sống của một người có thảm họa, thì Thiên Chúa vẫn luôn hiện diện trong con người đó”. Như thế, Đức Giáo hoàng trở thành luật sư cho điều mà ngài gọi là “một vị trí cho điều không chắc chắn”. “Nếu Kitô hữu muốn mọi sự đều sáng sủa, họ sẽ không gặp được gì”. Ngài ch lại lời của thánh Augustinô: “Gặp Thiên Chúa để luôn tìm kiếm Ngài”.

3. Sự lãnh đạo của Đức Giáo hoàng Phanxicô

Đức Giáo hoàng Phanxicô hướng dẫn Giáo hội luôn quan tâm đến những người nghèo nhất trên thế giới như trong Tin mừng. Cuộc viếng thăm đầu tiên mà ngài thực hiện bên ngoài Rôma, đó là cuộc viếng thăm đảo Lampedusa, ở đó thường xuyên diễn ra những thảm kịch với đám người di dân từ Châu Phi kéo tới, trong những điều kiện thật đáng sợ! Ngài muốn đến đó một cách giản đơn nhất, chỉ có ông thị trưởng Lampedusa tháp tùng. Đó là một dấu hiệu rất ý nghĩa dành cho toàn thể Giáo hội và cho thế giới.

Suốt một năm rưỡi qua trong vai trò Giáo hoàng, ngài đã triển khai theo hướng đó ba đề tài ngài luôn thao thức, mà ta có thể nêu lên cách vắn gọn:

- Hòa bình: Ngài đã mời gọi toàn thể thế giới cầu nguyện cho Syrie. Ngài đã hành hương trên Đất Thánh, để cũng cầu nguyện tại đó cho hòa bình, đặc biệt dưới chân bức tường phân cách Ítraen với Palestin. Ngài đã tổ chức một buổi cầu nguyện quan trọng trong công viên Vatican, với ông Peres và Abbas, hai vị Tổng thống của Ítraen và Palestin. Ngài cũng cầu nguyện trực tiếp bên cạnh Vị Thượng phụ Barthôlômêô thứ I của Constantinople. Mới đây, ngài còn bày tỏ lập trường chống lại nhóm người djihadistes muốn thiết lập một vương quốc (Califat) giữa Syrie và Irak.

- Sự hư hỏng và Mafia. Ngày 21/06/2014, Đức Giáo hoàng đến Calabre để cử hành Thánh Lễ trước 250.000 người và đã tố cáo rất mạnh mẽ những hoạt động của Mafia trong miền này. Diễn từ của ngài mang tính cách địa phương, nhưng cũng có giá trị cho mọi miền trên thế giới.

- Trung Quốc và Châu Á. Đức Giáo hoàng đã đến Hàn Quốc vào tháng 8 năm 2014 và sẽ đi Sri Lanka và Philippin vào tháng 1 năm 2015. Tiếp theo, ngài nhắm đến toàn thể Châu Á và đặc biệt Trung Quốc: Ngài nêu lên trường hợp cha Matteo Ricci, linh mục Dòng Tên, đã làm việc với Triều đình Hoàng đế giữa những năm 1600 và 1610...

Kết luận: Phanxicô, Vị Giáo hoàng và tu sĩ Dòng Tên, đã công hiến cho chúng ta một khuôn mặt mới của Giáo hội. Khuôn mặt mới này lôi cuốn nhiều người nam nữ của thời đại chúng ta. Những người khô khan trở lại với đức tin và những người không tin đang tự chất vấn mình. Tin Mừng được lắng nghe nhiều hon trên thế giới. (Espelette, 26/08/2014)

II. GIÁO XỨ ĐI RA

1. Với Đức Giáo hoàng Phanxicô, Giáo xứ được mòi gọi đi ra khỏi mình.

Từ khi làm Giáo hoàng đến nay, Đức Giáo hoàng hanxicô không ngừng mời gọi Giáo hội “hoán cải mục vụ” để ặp lại niềm vui Tin Mừng và loan báo Tin Mừng ấy cho những vùng ngoại biên theo phương diện địa lý cũng như phương diện hiện hữu”. Ngài đưa ra một quan điểm mới cho Giáo hội: đó là toàn thế đời sống phải hướng đến việc loan báo Tin Mừng, chớ không chỉ để ý đến đến việc cử hành hay tổ lức cơ chế sinh hoạt.

Một Giáo hoàng ra khỏi ngôi thánh đường nhỏ thánh nna tại Vatican để chào nhữna khách hành hương trên đường phố, xuống xe để ôm hôn một người khuyết tật, gọi điện thoại cho những người không quen biết từ đầu bèn kia hành tinh, khi họ xin ngài chia sẻ những lo lắng của họ... Đối với Đức Phanxicô, những cử chỉ như thế, không chỉ diễn tả thái độ đơn sơ nhiệt tình, nhưng còn biểu lộ một yêu cầu được trao gửi cho Giáo hội để trả lời cho lý do hiện hữu nền tảng của mình: đó là sứ vụ loan báo Tin Mừng.

Đức Giáo hoàng dằn mạnh từng tiếng: “Giáo hội phải thoát ra khỏi mình. Giáo hội không thể chỉ bảo vệ những cơ chế là mình, hay sống co cụm trên mình hay cho mình”. Giáo hội phải có can đảm đi ra khỏi những biên giới của mình, những thói quen của mình, để “ra đi và mang Tin Mừng” đến bất cứ nơi nào mà Tin Mừng chưa được người ta nghe biết và đón nhận. Giáo hội không thể chờ đợi thế giới đến với mình, nhưng “đi vào những vùng ngoại biên địa lý hay cuộc sống: ở đó có mầu nhiệm của tội lỗi, đau thương, bất công... ở đó có sự hiện diện của mọi khôn khó”. Đó là đường hướng mới của triều đại Giáo hoàng Đức Phanxicô.

Với đường hướng này, Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi một hoán cải mục vụ: nếu muốn loan báo Tin Mừng, Giáo hội phải luôn gắn kết với Tin Mừng và do đó cần phải cải tổ, bắt đầu từ linh mục và giám mục. Đừng hành xử như một “trạm phí”, nhưng luôn “tạo điều kiện” cho người ta đến với đức tin. Đó là một “Giáo hội của lòng thương xót”, sẵn sàng tiếp đón và không lên án, một “bệnh viện miền quê” để săn sóc những người bị thương tích trong cuộc sống, một “người mẹ” luôn quan tâm lo lắng cho con cái mình, và sẽ là người loan báo Tin Mừng cho chúng...

2. Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” kêu gọi Giáo xứ đi ra

Trong Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng”, tài liệu tiếp theo Thượng Hội đồng Giám mục về Tân Phúc Âm hóa, Đức Giáo hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta là Kitô hữu trở nên một Giáo hội đi ra”, nghĩa là: “đi về phía trước, biết đưa ra sáng kiến không sợ hãi, ra đi gặp gỡ, tìm kiếm những người đang xa cách Giáo hội, tới những ngã ba đường để mời gọi những người bị loại bỏ”. Như thế, toàn thể Giáo hội được kêu gọi bước sâu hơn vào vận hành truyền giáo này. Đó là sứ vụ đích thực của các hiệp hội, các phong trào đạo đức. Đó là sứ vụ đích thực của các Giáo xứ. Theo Đức Giáo hoàng Phanxicô, “Giáo xứ là sự hiện diện của Giáo hội trên một phần đất, là nơi để lắng nghe Lời Chúa, để phát triển đời sống Kitô hữu, để đối thoại, loan báo, quảng đại thực thi bác ái, để tôn thờ và cử hành. Qua mọi hoạt động của mình, Giáo xứ cổ vũ và huấn luyện các thành viên của mình để họ trở thành những tác nhân loan báo Tin Mừng.

Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” đã khẳng định: “Mọi canh tân trong Giáo hội, đều phải nhắm đến mục đích truyền giáo”. Tông huấn đã dành một vài số tiêu biểu để nói về vấn đề này như sau:

Số 27: “Tôi mơ ước một lựa chọn truyền giáo có sức biến đổi mọi sự, để những thói quen, những phong cách, thờigian, ngôn ngữ, và tất cả các cơ cấu Hội thánh trở thành một kênh thích hợp cho việc truyền giáo cho thế giới hiện nay, hơn là để tự bảo tồn. Việc cải tổ các cơ cấu, đòi hỏi một hoán cải mục vụ, chỉ có thể được hiểu theo ý nghĩa này là: làm sao để tất cả các cơ câu trở thành truyền giáo hơn, làm sao để mục vụ thông thường ở mọi cấp độ được lan truyền và mở rộng hơn, làm sao để mục vụ thôi thúc những người làm mục vụ luôn có thái độ ‘đi ra’ và như thế khơi dậy một đáp ứng tích cực nơi những người mà Đức Giêsu trao ban cho họ tình thân hữu của Ngài. Như Đức Gioan - Phaolô II đã nói với các Giám mục Châu Đại Dương, “tất cả mọi canh tân trong Hội thánh phải lây truyền giáo như mục tiêu, để không rơi vào nguy cơ của một Htôi thánh chỉ quy về chính mình’”.

Số 28: “Giáo xứ không phải là một cơ chế lỗi thời; chính vì nó có tính linh động cao. Nó có thể mặc những hình hức rất đa dạng, đòi hỏi sự uyển chuyển và tính sáng tạo truyền giáo của người mục tử và cộng đoàn. Chắc chắn Giáo xứ không phải là cơ chế loan báo Tin Mừng duy nhất; tuy nhiên nếu nó có thể canh tân và thích nghi liên tục, nó sẽ trở thành ‘Hội Thánh sống động giữa những mái nhà của con trai con gái mình'. Điều này giả thiết Giáo xứ phải thực sự tiếp xúc với các gia đình và đời sống của dân chúng, và không trở thành cơ chế rườm rà cách ly với con người, hay gồm một nhóm người ưu tuyển chỉ biết đến mình. Giáo xứ là sự hiện diện của Hội thánh trong một lãnh thổ, một nơi để lắng nghe Lời Chúa, để lớn lên trong đời sống Kitô hữu, để đối thoại, để rao giảng, để làm việc bác ái, phụng thờ và cử hành. Qua tất cả các hoạt động của mình, giáo xứ khuyến khích và đào tạo các thành viên của mình lành những tác nhân loan báo Tin Mừng. Giáo xứ là một cộng đồng của các cộng đoàn, là thánh điện cho những người khát nước tới uống để tiếp tục cuộc hành trình, và là trung tâm thường xuyên sai gửi các nhà truyền giáo. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng, lời kêu gọi duyệt xét lại và canh tân Giáo xứ chưa mang lại hiệu quả đủ, để Giáo xứ đến gần hơn với dân chúng, để Giáo xứ trở thành nơi hiệp thông sống động và tham gia, và hoàn toàn hướng về truyền giáo”.

Số 29: “Các cơ chế khác của Hội thánh, các cộng đoàn cơ bản và các cộng đoàn nhỏ, các phong trào và các hình thức hiệp hội khác, là sự phong phú của Hội thánh mà Chúa Thánh Thần khơi dậy, để rao giảng Tin Mừng cho mọi môi trường và lãnh vực. Thông thường, các tổ chức này sẽ mang lại một nhiệt tình loan báo Tin Mừng mới và một khả năng đối thoại với thế giới, giúp canh tân Giáo hội. Nhưng rất hữu ích, nếu các cơ chế này không mất liên lạc với thực tại rất phong phú của Giáo xứ tại địa phương, và sẵn sàng tham gia vào tổ chức mục vụ của Giáo hội địa phương. Hình thức hòa nhập này sẽ giúp các cơ chế tránh được tình trạng chỉ tập trung vào một phần của Tin Mừng và của Hội thánh, hoặc biến thành những kẻ du mục không có cội nguồn”.

Số 49: “Chúng ta hãy đi ra, đi ra để cống hiến cho mọi người sự sống của Đức Giêsu - Kitô. Ở đây, tôi lặp lại cho toàn thể Hội thánh điều mà tôi đã nhiều lần nói với các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires: Tôi thích một Hội thánh bị tai nạn, bị thương tích và nhơ nhớp vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội thánh bệnh hoạn vì thái độ khép kín, vì nếp sống tiện nghi bám chặt vào những an toàn của mình. Tôi không muốn một Hội thánh chỉ bận tâm đến việc trở thành trung tâm, và cuối cùng bị vướng vào một mạng lưới chằng chịt những cố chấp và thủ tục. Nếu điều nào đó khiến chúng ta bận tâm cách chính đáng và lương tâm chúng ta phải áy náy, thì đó là tình trạng biết bao anh chị em chúng ta đang sống mà không có sức mạnh, ánh sáng và sự an ủi nhờ tình thân hữu với Đức Giêsu-Kitô, không một cộng đoàn đức tin tiếp đón họ, không một chân trời ý nghĩa và sự sống mở ra cho họ. Tôi mong rằng, thay vì sợ đi lạc, chúng ta nên sợ bị giam hãm trong những cơ chế thường mang đến cho chúng ta một phòng vệ giả tạo, trong những quy tắc biến chúng ta trở thành những quan tòa nhẫn tâm, trong những thói quen làm cho chúng ta cảm thấy an vị, trong khi đó, ở bên ngoài có vô số người đang đói khát, và Đức Giêsu không ngừng lặp lại cho húng ta ràng: ‘Anh em hãy cho họ ăn’ (Mc 6 37)”.

PHẦN HAI

                              GIÁO XỨ MẠNH DẠN ĐI RA LOAN BÁO TIN MỪNG

ĐI RA

Giáo xứ được mời gọi cần đi ra, đế loan báo Tin Mừng và giới thiệu đức tin. Thực vậy, lý do đầu tiên và nền tảng khiến Giáo xứ dấn thân, đó là loan báo Tin Mừng và giới thiệu đức tin. Đó là điều Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II. trong Tông thư “Khởi đầu ngàn năm mới”, 2001, số 40 đã khẳng định: “Người nào đã thật sự gặp gỡ Đức Kitô, thì không thể giữ Ngài cho riêng mình, nhưng phải loan báo Ngài”. Trở thành Kitô hữu và luôn gắn kết với Đức Kitô thế nào được, nếu chúng ta không mong muốn cho người khác nhận biết và sống theo Ngài? Một đức tin không được giới thiệu là một đức tin khô cằn, có nguy cơ tàn lụi. Trái lại, đức tin sẽ lớn dần khi được cho đi, được chia sẻ. Đó là cảm nghiệm của các Kitô hữu dấn thân cho sứ vụ. Đó cũng là điều mà các Đức Giáo hoàng vừa qua, đặc biệt là Đức Giáo hoàng Phanxicô thường lặp đi lặp lại. Trong Tông huấn “Niềm vui Tin Mừng”, Ngài đã khích lệ chúng ta tăng cường nhiệt tình truyền giáo và mời gọi Giáo xứ trở thành “một Giáo hội đi ra”.

Nhưng để đi ra, ngài mời gọi chủng ta phải hoán cải mục vụ, về phương diện cá nhân cũng như cộng đoàn. Vậy, đâu là những điểm chính yếu ngài đã gợi lên và chúng ta cần quan tâm đào sâu sâu và triển khai.


I. CHÚNG TA HÃY ĐI RA, ĐI RA ĐỂ CỐNG HIẾN CHO MỌI NGƯỜI SỰ SỐNG CỦA ĐỨC GIÊSU - KITÔ

Trước khi ban hành Tông huấn “Niềm vui Tin Mừng”, trong một cuộc phỏng vấn dành cho một nhà báo Dòng Tên, Đức Giáo hoàng đã phát biểu về sứ vụ của Giáo hội hiện nay như sau: “Thay vì chỉ trở thành một Giáo hội tiếp đón và lãnh nhận trong tư thế mở rộng cánh cửa, đúng hơn chúng ta hãy cố gắng trở thành một Giáo hội kiếm tìm những con đường mới, có khả năng thoát khỏi mình và đi đến với những người không còn lui tới với Giáo hội nữa, đã ra khỏi Giáo hội hay sống dửng dưng với Giáo hội. Đôi khi những người rời xa Giáo hội vì hững lý do nào đó, nhưng một khi được hiểu và đánh giá đúng, chính những lý do đó lại giúp họ trở lại với Giáo hội. Nhưng Giáo xứ cần phải mạnh dạn và can đảm.

1. Đức Kitô đi ra từ Chúa Cha

Để đặt nền tảng cho kiểu nói “đi ra” của mình, Đức Phanxicô gợi lên một số kiểu mẫu tiêu biểu của Thánh Kinh: Ápraham, Môsê, Giêrêmia, là ba nhân vật đã tín thác vào Đấng đã mời gọi họ đi ra. Nhưng đúng ra, khuôn mặt chủ yếu là chính Đức Kitô Giêsu: “Thầy từ Chúa Cha mà đến và Thầy đã đến thế gian. Giờ đây, Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha” (Ga 16,28). Ta nhớ lại lời của Ngài lúc khởi đầu sứ vụ tại Caphácnaum, khi Simon đến tìm Ngài, để dẫn Ngài đến nhà mình: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó” (Mc 1,38). Và việc ra đi này của Đức Giêsu, không chỉ ám chỉ đến việc Ngài xuất phát từ Caphácnaum, mà chủ yếu, đã được gợi lên: Ngài đi ra từ Chúa Cha, để đến giữa nhân loại, để đến “tìm kiếm và cứu độ những gì đã hư mất” (Lc 19,10).

Tông huấn Niềm vui Tin Mừng đã ghi nhận: “Trung thành với kiểu mẫu của Thầy, Hội thánh hôm nay coi như lẽ sống của mình khi đi ra để loan báo Tin Mừng cho mọi người, tại mọinơi, trong mọi trường hợp, không do dự, không chần chờ và không sợ hãi” (EG 23). Đó là lời kêu gọi được gửi đến các tông đồ sau biến cố Hiện xuống: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19). Các tông đồ đã lên đường, trong sức mạnh của Thánh Thần. Đi ra là giai đoạn đầu tiên của việc loan báo Tin Mừng, trước khi giảng truyền: Phaolô lên đường cùng với các đồng bạn của mình và bắt đầu những cuộc hành trình truyền giáo. Các Kitô hữu đầu tiên cũng ra đi, lòng tin tưởng rằng những người thuộc thời đại của họ có thể đón nhận Tin Mừng. Phaolô, chẳc chắn làm nghề thợ dệt, đã đi dệt tấm vải Kitô khấp thế giới. Để loan báo Tin Mừng, ông dựa vào mối tương quan với các nhóm tôn giáo của ông, nhưng cũng dựa trên những tương quan việc làm. Việc đi ra của các môn đệ trên mọi nẻo đường, nhắm đến những cuộc gặp gỡ như kết quả: những cuộc gặp gỡ này dẫn đến việc loan báo, nhưng điểm xuất phát, chính là chứng tá đời sống, một nếp sống được biển đổi nhờ gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh và đón nhận Chúa Thánh Thần.

2. Đến lượt mình, thánh Phêrô cũng đi ra

Trong những bước chân đi ra của các tông đồ, có một bước đi rất đẹp: đó là cuộc gặp gỡ giữa Phêrô và một sĩ quan Rôma, viên đại đội trưởng Cônêliô, tại Xêdarê. Đó là “một biến cố quyết định cho lịch sử và tương lai Giáo hội” (x. Guillet, Phaolô, tông đồ của dân ngoại, trang 40)

a.      Ra đi

Đó là cuộc đi ra của tông đồ Phêrô. Tại cửa nhà ông, những người lính Rôma thuộc tiểu đoàn nổi tiếng Italia đã làm cho toàn thể Palestina khiếp sợ, đang chờ đợi ông, và Phêrô được Thánh Thần thúc đẩy: “Hãy xuống ngay và đi với họ” (Cv 10,20). Thật khó mà tưởng tượng nổi! Chính Simon - Phêrô, một người Do thái lại đến nhà những người dân ngoại! Hơn nữa, đó lại là một sĩ quan trong đoàn quân đang chiếm đóng!

Thế mà, Phêrô vẫn lên đường cùng với những người lính này, hành trình suốt một ngày rưỡi để đến nhà ông Cônêliô.

Đối với Giáo hội, đi ra không phải là một chiến thuật. Từ biến cố Hiện Xuống, thì “đi ra” là điều cốt yếu của sứ vụ Giáo lội. Giáo hội được thành lập không cho riêng mình, nhưng cho thế giới. Trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, tiếp bước heo Chúa Kitô, Giáo hội được sai đến vơi thể giới, để biểu lộ tình yêu, sự sống, lòng thương xót của Chúa Kitô. Đức Giáo hoàng nhấn mạnh: “Chúng ta hãy đi ra, đi ra để cống hiến cho nọi người sự sống của Chúa Giêsu - Kitô (...) Tôi thích một Giáo hội bị tai nạn, bị thương tích và nhơ nhớp vì đi ra ngoài đường, hơn là một Giáo hội bệnh hoạn vì thái độ khép kín, vì nếp sống tiện nghi bám chặt vào những an toàn của mình. Tôi không nuôn một Giáo hội chỉ bận tâm đến việc trở thành trung tâm, và cuối cùng bị vướng vào một mạng lưới chằng chịt những cố chấp và thủ tục. Nếu điều nào đó khiến chúng ta phải bận tâm cách chính đáng và lương tâm chúng ta phải áy náy, thì đó là tình rạng biêt bao anh chị em chúng ta đang sống mà không có sức nạnh, ánh sáng và sự an ủi nhờ tình thân hữu với Đức Giêsu - Kitô, không một cộng đoàn đức tin tiếp nhận họ, không một chân trời ý nghĩa và sự sống mở ra cho họ” (EG, số 19).

Tiếp theo Phêrô, cùng được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, các tín hữu trong Giáo xứ, là chiến sĩ của Chúa Kitô, cũng đi ra gặp gỡ những người gần cận, gặp những bạn đồng nghiệp, những dân cư cùng khu phố, cùng thôn ấp (trong những biến cố vui buồn của cuộc sống hay trong một buổi lễ hội tôn giáo). Chắc chắn, độ phân cách giữa những cuộc gặp mặt này không quan trọng bằng cuộc gặp gỡ giữa Phêrô và Cônêliô. Nhưng cuộc đi ra nào cũng được cảm nhận như khó khăn, đắt giá và đòi buộc. Và điều đó sẽ dẫn tới đâu? Soạn giả của sách Công vụ àng đồ nhấn mạnh đến điều gì? Tâm hồn của Cônêliô được huân bị đê gặp gỡ và trao đổi như thế nào? Đó cũng là cảm nghiệm riêng của chúng ta, cảm nghiệm của những người đi viếng thăm các bệnh nhân, hay tù nhân, cảm nhận của ông bà với con cháu: Chúa Phục Sinh đã đi trước chúng ta đến với tâm hồn những người sẽ đối thoại với chúng ta.

b. Gặp gỡ

Tông đồ Phêrô mạo hiểm vào một cuộc gặp gỡ. Để tôn trọng những điều cấm kỵ của thời đại, ông Phêrô xem ra chỉ bằng lòng trao đổi là do trung gian người đưa tin. Ông quyết định đi ra và đến nhà ông Cônêliô và gia đình ông. Ông mạo hiểm gặp gỡ họ. Có thể, trong khi đi đường, ông sẽ tự hỏi như tất cả chúng ta trước một cuộc viếng thăm: tôi có được vui vẻ đón tiếp không? Họ sẽ đón nhận tôi thế nào? Thiên Chúa trước hết đã hoán cải trí tưởng tượng của Phêrô, còn mang nặng những nguồn gốc và ranh giới của mình, đồng thời phá đổ những thành kiến trong ông. Thiên Chúa thúc đẩy ông thiết lập một tình bạn đồng hành, khiến những bước chân thôi thúc những lời nói, với những người đang làm ông không an tâm. “ Lý tưởng Kitô giáo luôn mời gọi chúng ta vượt qua sự nghi ngờ, thái độ thường xuyên thiếu tin tưởng lẫn nhau, sợ bị xâm chiếm, những thái độ tự vệ mà thế giới áp đặt trên chúng ra (...) Tin Mừng luôn mời gọi chúng ta mạo hiểm gặp gỡ trực diện với người khác” (EG, số 88).

c. Loan báo

Viên đại đội trưởng Cônêliô đã chuẩn bị kỹ mọi sự: gia đình và những người thân yêu của ông đang túc trực tại đó. ông đón tiếp Phêrô với thái độ tôn kính và ông phủ phục dưới đất. Phêrô nói với ông: “Xin ông đứng dậy, vì chính tôi đây cũng chỉ là một người phàm” (Cv 10,26). Cuộc gặp gỡ này được thể hiện cách bình đẳng. Nó chỉ có thể được diễn ra như thế, một cách khiêm hạ, không cao ngạo về phía người tông đồ. Cuộc gặp gỡ này được bắt đầu bằng câu hỏi của Phêrô: “Tôi muốn biết vì lý do gì quý vị mời tôi đến đây?” (Cv 10,29). Simon - Phêrô, người loan báo Tin Mừng, bắt đầu lắng nghe người đối thoại với mình. Qua viên đại đội trưởng người Rôma, Chúa sẽ nói với Phêrô. Ông Phêrô nhận ra Lời Chúa trong trình thuật la một quân nhân ngoại giáo. Trong cuộc gặp gỡ, Simon - Phêrô được loan báo Tin Mừng trước hết. Ông được củng cố trong sứ vụ của mình. Ở đó, cuộc gặp gỡ đã tạo sinh những cảm nghiệm nơi đoàn người tháp tùng trưởng thành: họ xin lãnh nhận phép rửa. Cũng như ngày nay, giữa các giáo lý viên với trẻ em, những vị tuyên úy tại bệnh viện với bệnh nhân: người loan báo Tin Mừng được Tin mừng hóa và đức tin của người loan báo Tin Mừng thêm lớn mạnh.

Lúc đó, Phêrô bắt đầu loan báo Đức Giêsu - Kitô, Đấng được Chúa Cha sai đến, được Chúa Thánh Thần xức dầu, đã chết và sống lại, trở nên ơn cứu độ cho mọi dân tộc không loại trừ một ai. Bởi lẽ, “không thể có việc loan báo rõ ràng rằng Đức Giêsu là Chúa, và nếu không dành ưu tiên cho việc loan báo Đức Giêsu Kitô trong mọi hoạt động loan báo Tin Mừng” (EG, 110). Việc loan báo này tập trung vào lời rao giảng đầu tiên (kêrigma), là nội dung cốt yếu của đức tin Kitô giáo. Trong lúc chúng ta được mời gọi đi ra, loan báo, chúng ta hãy nhớ lại lịch riêng của mình: Ai đã là Simon - Phêrô đến loan báo cho ta nội dung cốt yếu của đức tin?

d. Chứng tá đời sống

Trước khi kêu mời Simon - Phêrô, ông Cônêliô, được Chúa soi sáng, chắc chắn đã nghe nói về môn đệ Đức Giêsu, những lời nói, những hành động của Phêrô tại Giaphô: cử chỉ tiếp đón của Phêrô nói lên thái độ tôn trọng ông sẽ mang đến cho Cônêliô. “Đôi với Giáo hội, chứng tá một đời sống đích thực Kitô giáo, được phó dâng cho Thiên Chúa trong một sự hiệp thông không gì có thể cắt đứt, nhưng cũng được trao ban cho người gần cận với một nhiệt tình vô hạn, là phương tiện báo Tin Mừng đầu tiên” (EN, số 41). Đó là đời sống củangười được Tin Mừng tác động, sẽ “làm lộ rõ một phong cách ứng xử mới” (RM, số 42).

Đó là phong cách ứng xử của các Kitô hữu làm chứng cho Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài. Điều làm cho mỗi người suy tư, không phải là chúng ta có những lý chứng mạnh nhất, nhưng đó là chúng ta mang trong mình sự sống của Đức Kitô, đó là sự sống ấy biến đổi chúng ta sống khác xưa, và đó là sự sống ấy cư ngụ trong lời nói của chúng ta. Do đó, cần nêu lên một câu hỏi: tại sao lại sống như thế? Liệu chúng ta có sung sướng nếu cách sống của chúng ta chất vấn: “Ánh sáng hướng dẫn đời sống bạn phát xuất từ đâu? Sức mạnh nào đã thay đổi bạn như thế?”. Phương tiện truyền thông sứ điệp Tin Mừng đầu tiên, đó không phải là những kỹ thuật của thị trường giá cả, nhưng là đời sống chúng ta được biến đổi. Cũng như đối với thánh Phêrô và thánh Phaolô, quy chiếu đầu tiên là niềm vui nhận biết tình thân hữu của Đức Kitô. Tình thân hữu của Đức Kitô đủ mạnh để biến đổi điều nào đó của đời sống chúng ta. “Niềm vui Tin Mừng” không đến từ những gì chúng ta không giữ liên hệ đến những vấn đề đời sống. Là Kitô hữu, chúng ta đều nhận biết những khó khăn của gia đình, sức khỏe, việc làm, nhà ở như mọi người khác. Điều khơi dậy niềm vui của chúng ta, chính là ngang qua những biến cố của đời sống, chúng ta không và sẽ không bao giờ đơn độc. Chúa Kitô đi với chúng ta, Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi những bạn hữu của Ngài. Và một cộng đoàn được trao ban cho chúng ta, trong đó những tương quan huynh đệ có thể được sống động.

Chúng ta hãy nhớ lại phong trào truyền giáo lớn mạnh của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Những người trẻ và ngay cả phụ nữ Âu châu đã rời bỏ quê hương, ra đi loan báo Tin Mừng mà không hy vọng có ngày trở về... Ai đã thúc đẩy họ dấn thân như thế? Họ tin chẳc rằng, họ mang đến những gì người dân đang cần... Chính chúng ta cũng nghiệm thấy nếu chúng ta không hiểu biết Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài, thì chúng ta cũng mất đi phần nào hạnh phúc, hay đúng ra mất một Ai đó: mất đi tình thân hữu với Đức Kitô. Đó không phải áp đặt nhưng là đề nghị Tin Mừng của Đức Kitô, là giới thiệu tình bằng hữu với Ngài. Và đó là lý do khiến chúng ta đi ra.

e. Hoán cải

Có thể một số Kitô hữu nghĩ rằng: “Tôi là ai mà dám loan báo Đức Kitô”? Và tại sao câu hỏi này lại được đặt ra? Chắc chắn chúng ta đã biết câu trả lời! Các tông đồ trước chúng ta, các nhà truyền giáo trước chúng ta cũng biết: đó là chúng ta chưa là tín hữu cách đầy đủ! Tất cả chúng ta đều biết rõ điều . Nhưng Chúa đã chọn chúng ta. Vậy thì, chúng ta hãy đi ra! Và hãy dựa vào Đấng đang kêu gọi chúng ta: “ơn của Thầy đủ cho con: sức mạnh của Thầy được biểu lộ trong sự yếu đuối” (Cr 12,9). Đó là dịp làm thức dậy bí tích Thêm sức, có thể đã ngủ quên trong ta, hay xin bí tích này khi nó chưa được lãnh ận. Sợ “đi ra” là dấu chỉ một đời sống chưa dựa vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần cho đủ. Chúng ta đừng quên: sứ vụ mà Đức Giêsu trao phó cho ta là một sứ vụ mang tính Giáo hội. Chúng ta không bao giờ làm chứng một mình.

Nếu Đức Giáo hoàng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thái độ “đi ra”, thì ngài cũng không che giấu những chống đối ngài kêu gọi những hoán cải cá nhân và mục vụ. Ngài tốgiác một chuỗi những cám dỗ nơi những người và nhóm người có thể thu gọn đời mình bằng cám dỗ sống co cụm trên mình. Tất những điều đó hướng đến một chuỗi thái độ từ “nỗi buồn cá nhân của tâm hồn an phận và keo kiệt” (EG, số 2) đến nền văn hóa thoải mái, gây mê chúng ta, làm cho chúng ta “không còn khả năng động lòng trắc ẩn trước tiếng kêu thương đau của kẻ khác” (EG, sô 54); đặc biệt đối với những người hoạt động mục vụ, sẽ trải qua “mối bận tâm quá đáng về những không gian tự và thư giãn của cá nhân mình” (EG, số 78), lẩn trốn những dấn thân phục vụ trong Giáo hội (EG, số 81), thái độ bi quan vô bổ (EG, số 84-85), tinh thần thế tục núp bóng dưới những vẻ nhân đức và đạo hạnh để tìm vinh quang con người và sự thoải mái cá nhân (EG, số 93). Đức Giáo hoàng có nghiêm khắc không? Nhất là ngài muốn nhắc lại, Giáo hội, nghĩa là tất cả chúng ta, phải thường xuyên quan tâm để cho Đức Kitô hướng dân mình đến với mọi người. Đồng thời, ngài cũng vui mừng: “Tôi tạ ơn Chúa vì gương mẫu tốt đẹp nhiều Kitô hữu đã mang lại cho tôi: họ vui vẻ cống hiến đời sống và thời giờ của mình. Chứng tá này giúp ích cho tôi rất nhiều và nâng đỡ tôi trong mong ước cá nhân vượt thắng tính ích kỷ để hiến thân nhiều hơn (EG, số 76).

Ôm mang tình yêu này của Giáo hội, chúng ta được mời gọi đi ra khỏi mình. Bởi nhờ đó, ta mới gặp được niềm vui đích thực: Chúng ta không được tạo thành để sống co cụm trên mình, nhưng chúng ta được tạo thành để sống tương quan, tương quan với Đức Kitô và với mọi người. Mối tương quan này là sứ vụ sẽ giúp ta có dịp tìm gặp được niềm vui đích thực. “Sự sống tăng trưởng khi nó được cho đi (...) Sự sống đạt được và trưởng thành trong mức độ nó được trao hiến để mang lại sự sống cho kẻ khác. Đó chính là sứ vụ” (EG, số 10) Và đó là trở nên những môn đệ truyền giáo!

II. GIÁO XỨ CHÚNG TA LUÔN CAN ĐẢM TRUYỀN GIÁO

Vì vậy, lời kêu gọi đi ra, cần được mọi người công giáo đón nghe. Và các giáo xứ cũng phải lắng nghe. Làm thế nào để các cộng đoàn chúng ta có thể tích cực truyền giáo? “Giáo xứ không phải là cơ chế lỗi thời, chính vì nó có tính linh động cao, nó có thể mang những hình thức rất khác nhau, đòi hỏi sự uyển chuyên và óc sáng tạo truyền giáo của vị mục tử và cộng đoàn. Cho dù chắc chắn nó không phải là cơ chế truyền giáo duy nhất, nhưng nếu nó có khả năng tự canh tân và thích nghi liên tục, nó sẽ tiếp tục là “Hội thánh sống động giữa những mái nhà của con trai con gái mình” (EG, số 28). Chắc chắn, khi viết những dòng này, Đức giáo hoàng Phanxicô không diễn tả toàn thể những loạt động của một giáo xứ. Giáo xứ có nhiệm vụ tổ chức đời sống của các cộng đoàn khác nhau, làm nên mình. Giáo xứ mang nỗi lo lắng về đời sống phụng vụ, bí tích của các phần tử và những nhóm của mình. Nhưng Đức giáo hoàng nhấn mạnh đến một điểm: đó là đà lực truyền giáo của các Giáo xứ.

Ở vào một thời đại mà các sứ vụ của Giáo xứ nhắm đến việc đẩy mạnh đà lực truyền giáo của các cộng đoàn và mọi người, các giáo xứ cần lưu ý đến 5 động từ đặc trưng mà Đức giáo hoàng Phanxicô đã dành cho một “Giáo hội đi ra”: Đi bước trước, tham gia, đồng hành, sinh hoa trái và ăn mừng (EG, số 24).  I

1. Đi bước trước

Trước lời mời gọi tạo một đà lực mới cho việc truyền giáo, lập tức đã có ý kiến bác bỏ đầu tiên được nêu lên: Các giáo xứ đã không truyền giáo hay sao? Chẳng hạn như khi ta tiếp đón mọi người nhân dịp cử hành Phép rửa, dạy giáo lý, một đám cưới, một đám tang v.v... Thực vậy, biết bao người đã chịu phép rửa, giáo dân. phó tế, tu sĩ, linh mục được đầu tư trong việc tiếp đón và đồng hành với những người ít nhiều gần cận với Giáo hội. Một số người trong họ có một đức tin cá nhân, tích cực, chiến đấu. số khác cảm thấy mình về phương diện văn hóa được liên kết lại với một truyền thông tôn giáo, nhớ lại một thời thơ trẻ hay một giai đoạn ít nhiều lý tưởng. Sứ vụ của những người đồng hành là Kitô hóa mọi cuộc hành trình, giúp đỡ mọi người có thể bước đi trên đường. Nhiều người được tiếp đón đã nhấn mạnh đến đặc tính của việc tiếp đón mà họ được thừa hưởng. Nhưng những con người được tiếp đón này có thể cứ giảm dần và đôi khi giảm rất nhanh!

2. Tham gia

Trong các Giáo xứ của chúng ta, nhiều sáng kiến đã được sử dụng trong huấn giáo, huấn luyện, phụng vụ, chuẩn bị đón nhận các bí tích, đồng hành với các gia đình tang chế, thể hiện tình liên đới, nếp sống văn hóa... Nhưng những sinh hoạt đó có dấu hiệu sút giảm! Việc canh tân các nhóm người dấn thân hoạt động trở nên khó khăn. Các phương tiện hoạt động bị hạn chế dần.

Vì thế, để tạo một đà lực mới cho việc truyền giáo, mọi tín hữu được mời gọi đóng góp phần mình vào đời sống và hoạt động của cộng đoàn Kitô hữu, tích cực tham gia trong Giáo xứ. Chúng ta cần nhớ rằng, một Giáo xứ chỉ sống động nhờ thái độ dân thân của các thành phần của mình, của mọi thành phần.

3. Đồng hành

Giáo xứ luôn hiện diện trên một phần đất. Giáo xứ sống hòa nhập với đời sống hằng ngày của mọi người: sinh ra rồi chết, làm việc, nghỉ ngơi, yếu đuối, khổ đau, thân tình và thư giãn. Giáo xứ cũng là một trong những hiệp hội, những cơ cấu tổ chức khác... nó hiện diện qua trung gian các cộng đoàn địa phương. “Cộng đoàn loan báo Tin Mừng đồng hành với nhân loại trong mọi tiến trình của nó, bất kể những tiến trình đó khó khăn và kéo dài đến đâu đi nữa. Cộng đoàn này cũng quen với những chờ đợi lâu dài và kiên trì tông đồ. Việc loan báo Tin Mừng cần rất nhiều kiên nhẫn” (EG, số 24).

Cảm nghiệm đồng hành này đã được các linh mục, tu sĩ, giáo dân dấn thân trong sứ vụ của Giáo hội trải qua. Họ là những chứng nhân của các thăng trầm cá nhân hay nhóm người trong sứ vụ Kitô giáo. Chúng ta hãy nhớ đến các nhà giáo dục, các giáo lý viên, các mục tử, các chiến sĩ đã để lại ấn tượng trong đời sống chúng ta. Họ đã giúp chúng ta thế nào qua thái độ trung thành đồng hành của họ để trải qua những thử thách, thắng vượt những khó khăn và lớn lên? Họ đã nối kết với chúng ta để bước đi bên cạnh chúng ta. vấn đề đồng hành này hiện nay ra sao? Làm hiện hữu những cá nhân và những nhóm người, sống thật sự với họ, và cũng để cho họ ảnh hưởng mình bằng cách chia sẻ niềm vui và thử thách, nhiệt tình và chán nản. Tất cả những điều đó được sống trong một khoảng thời gian lâu lau, khi chấp nhận dấn thân phục vụ trong đời sống của nhóm ấy Giáo xứ.

4. Sinh hoa trái

Đi ra! Nhưng có phải là chạy theo mọi hướng, là thêm lững hoạt động vào những hoạt động đã có sẵn? Có phải là chỉ làm tăng cường những hoạt động mục vụ? Đức giáo hoàng Phanxicô nhắc nhở, đi đến với những người khác “không có nghĩa là chạy đến với thế gian mà không có định hướng hay trong bất cứ định hướng nào. Thông thường, thì tốt hơn nên chậm lại, đặt sự lo lắng sang một bên để chỉ nhìn thẳng vào đôi mắt và lắng nghe, hay bỏ qua những nhu cầu cấp bách để thấy từng con người bị bỏ lại bên vệ đường” (EG, số 46).

Thật vậy, đôi khi đi ra khỏi mình sẽ dẫn đến thái độ từ bỏ lững nhu cầu khẩn cấp riêng, để dành trọn vẹn sự chú ý của mình cho một người khác nào đó. Hơn nữa, trong một môi trường đầy giao động, những người dấn thân phục vụ cần phải dừng lại để nhận biết, gọi tên, thu hoạch những kết quả việc dấn thân của mình. Đó là dùng thời giờ để đọc lại, một mình hay toàn thể, những dấu chỉ của một sứ vụ phong phú.

Đối với một mục tử và một cộng đoàn, tình cảm một khi đạt hết khả năng của nó, có thể trở nên tê liệt: bởi lẽ lịch sinh hoạt đã dầy đặc, làm thế nào để chú ý đến những sáng kiến mới? không còn những phương tiện để suy nghĩ và chuẩn bị chúng nữa. Lúc đó cần thể hiện một phân định: trong các giáo của chúng ta, chúng ta mong đạt đến mục đích nào và cần những phương tiện nào? Chúng ta có chắc chắn ràng “điều mà vẫn luôn làm như thê” cần phải tiếp tục như thế đã không có thay đổi? Chúng ta có tin rằng những ưu tiên đã đặt ra cả mười năm nay vẫn là những ưu tiên hôm nay? Những ưu tiênphải được xác định theo nhu cầu địa phương. Và cần phải khả năng lượng giá chúng. Khi xem xét đời sống của Giáoxứ, yếu tố nào đã mang lại hoa trái? Đó là thời gian đánh giá sau khi đã nêu tên và phân định một số ưu tiên, nếu các phương tiện của chúng ta được sử dụng tốt. Và những ưu tiên được xác định này sẽ có những tác động phản dội: như điều đó vẫn thường xảy ra ở đây, các hoạt động ấy vẫn thường xuyên có mặt!

Tuy nhiên, chúng ta cần nghiêm túc xem xét những thực tại sinh hoạt của mình. Những cuộc họp mặt của các Nhóm có thế thiếu chất lượng, cần được tăng cường nội dung phong phú hơn. Sự hiện diện của các linh mục trong các hoạt động Giáo xứ có thể phải được xác định lại. Thánh lễ Chúa Nhật cần được tổ chức thế nào, để mọi tín hữu tích cực tham dự trong một niềm vui phục sinh rạng rỡ.

5. Ăn mừng

Từ ban đầu, các cộng đoàn Kitô hữu đã có cảm nghiệm sâu sắc về nếp sống chung và tinh thần lễ hội. Các cộng đoàn ấy sung sướng vì được nhận biết Đức Kitô, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, các Bí tích, sự hiệp thông huynh đệ giữa các phần tử của mình. “Cộng đoàn loan báo Tin Mừng đầy niềm vui, luôn biết “ăn mừng”. Cộng đoàn cử hành và ăn mừng mỗi chiến thắng nhỏ, mỗi bước đi trước trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Việc Phúc Âm hóa vui tươi trở nên vẻ đẹp trong phụng vụ, trong đòi hỏi hằng ngày phải làm phát triển sự thiện hảo” (EG, số 24). Đau khổ lớn lao nhất của con người là sự chia rẽ, là tình trạng cô lập. Bởi lẽ mọi người được tạo dựng để sống tương quan và hiệp thông, để thiết lập tương giao với người khác. Trong đời sống các gia đình, một cộng đoàn, một nhóm hay một giáo xứ, không tránh khỏi những phong tỏa, những tước đoạt, những tranh cãi liên hệ hằng ngày, với khía cạnh tẻ nhạt và lặp đi lặp lại của nó, có thể gây nên bầu khí nặng nề. Lễ hội hợp nhất các tâm hồn, một dòng sự sống trôi qua. Đó là một cảm nghiệm chung về niềm vui. J. Vanier trong “Cộng đoàn, nơi tha thứ và lễ hội” trang 311, đã viết: “Lễ hội nuôi dưỡng các tâm hồn, ban lại niềm hy vọng và một sức mạnh để sống những đau khổ và những khó khăn của đời sống hằng ngày”. Giáo xứ sống hòa nhịp với những lễ hội phụng vụ quan trọng, đặc biệt với Thánh lễ Chúa Nhật, thường mang lại niềm vui cho toàn thể cộng đoàn tích cực tham dự.

Đó là năm động từ được đề nghị cho những suy tư và trao đổi của chúng ta trong Giáo xứ. Giáo xứ được mời gọi sống tốt hơn ý nghĩa của sứ vụ mình và năng lực mới mà Đức giáo hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta. Nhưng chúng ta đừng quên, bên cạnh Giáo xứ còn có những thực tại Giáo hội khác, như: các hội dòng tu sĩ, các phong trào, các cộng đoàn mới... Tất cả đang tham dự vào sức sống, vào óc sáng tạo truyền giáo của Giáo hội.

III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG

Đi ra, nhưng tới đâu? Đi đến với ai? Phạm vi của thế giới rất rộng! Ở đây, chỉ nêu lên bốn lãnh vực để hoạt động và suy tư. Đó là: liên đới, hòa giải, giáo dục huấn giáo và huấn luyện.

1. Liên đới

Nếu nhiều người đồng thời với chúng ta, dù không phải là Kitô hữu, mà vẫn tận tình giúp đỡ những người nhỏ bé nhất; thì chúng ta tự xưng mình là Kitô hữu, không thể nào không sẵn sàng phục vụ những người đang bị thương tích. Ta có thể gợi lên một số thách đố về tình liên đới.

- Chúng ta đã dành vị trí và lời nói nào cho những người yếu ớt nhất trong chúng ta, trong Giáo xứ chúng ta, trong các nhóm, các phong trào hoạt động?

Sự chăm sóc đến tình liên đới, đến mối quan tâm đối với những người yếu kém nhất, đến bác ái không thể chỉ dành cho một số chuyên viên hay tổ chức. Chúng ta không thể “sống bác ái qua ủy quyền”. Đức tin Kitô giáo không thể trở thành hànhđộng, nếu bằng cách này hay cách khác, chúng ta không hướng sự quan tâm đến với những người nhỏ bé nhất trong anh chị em mình. Điều đó giả thiết phải lắng nghe họ.

- Chúng ta đã gán cho tình liên đới chiều kích truyền giáonào?

Chẳng hạn, loan báo Lời Chúa bên cạnh những người bị thương tích, những đề nghị bí tích cho những người đang sổng bấp bênh? Đời sống thiêng liêng của những người còn non yếu?

- Ta có nỗ lực suy tư về những nguyên nhân gây nên nghèo khó và những thương đau đủ loại?

Làm thế nào để hành động trên những cơ cấu của xã hội chúng ta; và đôi khi có thể phải tố giác “những cơ chế tội lỗi” mà không rơi vào một cuộc tranh đấu quá lý thuyết?

- Trong cộng đoàn chúng ta, chúng ta cũng phải nêu lên những thách đố khẩn cấp:

Những người đang gõ cửa nhà chúng ta; những biến cố xảy đến buộc ta phải xét lại một chương trình hành động, một cách thức cầu nguyện chung, một thời khóa biểu...

Có thể nói: “Phụng vụ, thông truyền đức tin và bác ái là ba cột trụ của Giáo xứ, nhưng cột trụ lớn nhất, vững chắc nhất, phải là bác ái”.

2. Hòa giải

Trong cuộc gặp gỡ các Giám mục Braxin (27/7/2013), nhân dịp đại hội giới trẻ thê giới được tổ chức tại Rio, Đức Giáo hoàng Phanxicô gợi lên sứ vụ hòa giải của Giáo hội: “Từ lúc khởi đầu, Thiên Chúa đã trao ban một sứ điệp thiết lập lại những gì đã bị đổ vỡ, củng cố lại những gì đã bị chia rẽ. Những bức tường, những vực sâu, những khoảng cách hiện nay vẫn còn hiện diện sẽ bị tan biến. Giáo hội không thể lãng quên bài học này: trở nên dụng cụ hòa giải”.

Đó cũng là ý nghĩa Thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêxô: sự hòa giải nhằm phá đổ bức tường hận thù, được thực tiện nhờ cái chết và sự Phục sinh của Đức Kitô. Sự hòa giải này chuẩn bị và báo trước sự hòa giải với vũ trụ, sự hòa giải mọi người với Thiên Chúa và với nhau, sự hòa giải với chính mình”.

Những bức tường được dựng lên trong một đời sống kinh tế gặp khủng hoảng. Chúng ta không thể chấp nhận “một nền kinh tế loại trừ và gây chênh lệch xã hội”. Do đó, ta hiểu thế nào về tình trạng sau đây? “Những người chết vì lạnh giá trên đường phố, người ta không nói đến; trong khi thị trường hối đoái bị xuống hai điểm thì lại tới tấp tung tin: đó là loại trừ (...) Ta cũng không thể chịu đựng nổi trước sự kiện lương thực thừa đổ đi, trong khi nhiều người đang chịu đói: đó là sự chệnh lệch xã hội” (EG, số 53).

Sự chệnh lệch xã hội này sẽ phát sinh bạo lực. Thêm vào đó, những người bị tổn thương hơn, ngay từ đầu hay khi kết thúc đời sống, những người với một khuyết tật mà đôi khi ta coi như một “loại bỏ” xét theo giá trị xã hội của họ. Do đó, mọi người đều có giá trị. Liệu ta có thể quên những gì mà các người yếu đuối nhất, bị thương tổn nhất trong đời sống đã mang lại cho ta?

Những bức tường được dựng lên ngay giữa các thành phố chúng ta: “ Những ngôi nhà được xây dựng lên để cô lập hóa và bảo vệ hơn là để liên kết và hòa nhập” (EG, số 75). Trong các khu phố trong thành phố chúng ta, ta có thể“tưởng tượng ra những không gian cầu nguyện và hiệp thông với những đặc tính mới mẻ cuốn hút và ý nghĩa nhất không”?

Những bức tường đôi khi che giấu khỏi chúng ta thế giới thụ tạo chung quanh ta: thiên nhiên, môi trường, cần phải hòa giải với thụ tạo, cần quan tâm đến môi trường sống của chúng và cổ vũ một môi sinh nhân bản hơn.

Những bức tường có thể được dựng lên ngay giữa các cộng đoàn Kitô hữu (gia đình, giáo xứ, các nhóm). Do đó, ĐứcKitô đã đến phá đổ những bức tường nghi ngờ, chia rẽ, hận thù (Ep 2,14-18). Ngài yêu cầu chúng ta hãy “nhân danh Ngài mà rao giảng sự hoán cải và ơn tha tội” (Lc 24,47). Đó là một ân ban và một trách nhiệm của các cộng đoàn Kitô hữu là cổ vũ sự hòa giải và tình yêu huynh đệ, gặp gỡ, tình bạn và đối thoại. “Chúng ta cần lắng nghe lẫn nhau và bổ sung cho nhau trong thái độ tiếp thu từng phần thực tại và Tin Mừng” (EG, số 40).

Cuộc đối thoại này mở rộng đến các thành phần của những tín phái Kitô giáo khác và các tôn giáo khác. Đó là vai trò của các thành viên Hội đồng Giáo xứ, là cổ vũ tinh thần hòa giải này.

3. Giáo dục

Bàn về giáo dục, ta thường nghĩ ngay đến đám đông các trẻ em và những người trẻ thuộc khu vực chúng ta đang sống. Những tương quan giữa người trưởng thành và giới trẻ hoàn toàn đặc thù. Số ít người không ngừng hiến thân cho hành động giáo dục những người trưởng thành mà họ được trao phó. Đó là sứ vụ đầu tiên của cha mẹ, nhưne cũng là sứ vụ của những người điều hành Giáo xứ, các phong trào. Đó còn là một trong những khía cạnh sứ vụ của các giáo lý viên. Và đúng nghĩa, đó là sứ vụ của những người dạy dỗ. Sứ vụ giáo dục có một tầm quan trọne hàna đầu. Vì thế, tất cả những gì có thể góp phần để giúp đỡ các cha mẹ trong bổn phận giáo dục của họ đều được hoan nghênh. Đó là ý nghĩa mục vụ giới trẻ trong giáo phận, đó là sự tháp tùng các tổ chức, các cơ sở giáo dục.

Trong một đại hội về giáo dục công giáo mới đây (13/02/2014), Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nêu lên một số điểm: Những điểm này dành cho các trường và các đại học công giáo cách đặc biệt hơn. Nhưng, với một số sắc thái, thì mọi người đang nằm trong tình trạng giáo dục, có thể đón nhận những ánh sáng từ những điểm ấy: “Trong những trường học (và các đại học) Công giáo, người giáo dục trước hết phải thông giỏi, có phong cách nhưng đồng thời cũng giàu tính nhân văn, có khả năng ở giữa những người trẻ trong tư cách nhà giáo dục, để cổ vũ sự phát triển về nhân bản và thiêng liêng của họ. Những người trẻ cần đặc tính trong giáo huấn, nhưng cũng cần những giá trị, không những được phát biểu mà còn được minh chứng. Sự liên kết là một nhân tố cần thiết trong việc giáo dục người trẻ. Liên kết! Ta không thể làm cho họ lớn lên, ta không thể giáo dục mà không biết liên kết: liên kết, chứng tá. Để làm điều này, chính nhà giáo dục cũng cần một huấn luyện thường xuyên. Vì vậy, cần phải làm sao để các vị giáo sư và những người hướng dẫn có thể giữ được tính chuyên nghiệp của họ ở mức độ cao, nhưng cũng để ý đến đức tin và sức mạnh động lực thiêng liêng của họ (...). Bởi lẽ sự liên kết là một nỗ lực, nhưng nhât là, đó là một ân ban, một ân sủng. Và chúng ta phải nài xin ân sủng ấy!”.

Nhiệm vụ của chúng ta là những nhà giáo dục không thể hiện cách đơn độc! Bởi lẽ, chúng ta biết tính phức tạp của nghĩa vụ giáo dục này, bởi lẽ chúng ta cũng biết những yếu ớt và khó khăn của mình trong những lãnh vực này, chúng ta đừng ngần ngại chia sẻ những cảm nghiệm của mình và huấn luyện mình.

4. Huấn giáo và Huấn luyện

Trong suốt triều đại Giáo hoàng của mình, Đức Bênêđictô XVI đã nhắc nhở đến tầm quan trọng của mối tương quan giữa đức tin và lý trí. Chúng ta cần nuôi dưỡng sự hiểu biết của mình để đào sâu đức tin mình và loan báo đức tin ấy; và thực hiện điều đó đối với mọi lứa tuối của đời sống. Là người trưởng hành, chúng ta không thể giới hạn mình ở những điều huấn luyện cơ bản nhận được khi chúng ta còn là trẻ em hay niên thiếu. Huấn giáo không chỉ dành cho tuổi thơ. Suy nghĩ, đọc những tác phẩm liên hệ đến đức tin là một yếu tố quan trọng để nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu của ta. Điều đó cũng có thể được sống nhờ suy niệm những tác phẩm nghệ thuật: một bức tranh, một cuộc viếng thăm một thánh đường, một buổi hòa nhạc thánh đều là những nâng đỡ rất tốt để củng cố đức tin chúng ta.

Đúng vậy, cổ vũ những nhóm khác nhau hay các lớp giáo lý và huấn luyện đòi hỏi thái độ sẵn sàng của nhiều người. Những người bắt đầu - đôi khi trong nhóm hai người - với những người khác kinh nghiệm hơn. Nhưng thỉnh thoảng vẫn còn nghi ngại để dấn thân như giáo lý viên. Nhiều người lớn tuổi cho rằng, mình sẵn sàng đảm nhận công tác này trong một giáo xứ, một bệnh viện, một phong trào, nhưng cảm thấy mình còn thiếu kém trước trách nhiệm được đề nghị. Vì vậy, một huấn luyện cho mọi cấp độ là cần thiết. Điều đó xem ra là một đầu tư cần thiết cho tương lai. Chắc chắn, điều đó có giá trị ngay lúc này: việc huấn luyện cần được đề nghị cho mọi người, để họ hiện diện và sẵn sàng phục vụ giáo xứ và giáo phận. Dù sao, khi thực hiện việc đó, chúng ta cũng chuẩn bị cho tương lai. Do đó, cần tiến hành ngay việc huấn luyện về Thánh Kinh, Thần học và Tu đức cho mọi thành phần dân Chúa.

Đó là bốn lãnh vực hoạt động. Liên đới, hòa giải, giáo dục, huấn giáo và huấn luyện, trong bối cảnh hiện nay thật quan trọng đối với các người công giáo và giáo xứ của họ.

IV. NHỮNG PHƯƠNG TIỆN ĐỂ THỰC HIỆN

Các tín hữu cần có những phương tiện để nắm giữ và phát triển năng lực truyền giáo này. Có thể nêu lên ba phương tiện:

- Phổ biến những lời kêu gọi,

- Không bao giờ thực hiện một mình,

- Kết hợp với Đức Kitô, trong sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.

1. Phổ biến những lời kêu gọi

Có một yêu cầu là: phân định những ưu tiên của Giáo xứ. Sự phân định này được thể hiện nhiều lần. Trong sách Công vụTông đồ, ta gặp những bức gương ngời sáng về phân định cộng đoàn. Thánh Cyprianô Carthagô đã viết: “Từ khởi đầu đời sống Giám mục của mình, tôi đã đưa ra cho mình một quy luật, đó là không quyết định điều gì theo ý kiến riêng của tôi, mà không có sự tham vấn của anh em (ý kiến của các linh mục) và không có sự tán thành của dân chúng”. Đúng vậy, những đặc sủng cá nhân đều nhằm phục vụ sứ vụ. Nhưng ngày nay chính cộng đoàn được mời gọi phân định lãnh vực truyền giáo. Không ai rao giảng Tin Mừng một mình. Đức Gioan - Phaolô II đã viết: “Việc loan báo không bao giờ là một hành động cá nhân”.

Vì thế, vai trò của Hội đồng mục vụ Giáo xứ có thể trở nên một dụng cụ hữu hiệu giúp mọi tín hữu trong Giáo xứ đồng cảm, tham gia, và tích cực thực hiện những chương trình và kế hoạch loan báo Tin Mừng với tinh thần đồng trách nhiệm.

2. Không bao giờ thực hiện một mình

Đức Kitô đã sai các môn đệ từng hai người một ra đi truyền giáo. Ngài đã thiết lập Nhóm mười hai tông đồ. Và việc loan báo Tin Mừng dần dần do các cộng đoàn Kitô hữu đảm nhận, ban đầu thì hoạt động chung quanh miền Địa trung hải, sau đó đã lan rộng nhanh chóng như Sách Công vụ Tông đồ tường thuật.

Hiện nay, trong mỗi Giáo xứ đều có những nhóm, giới, phong trào, đoàn hội... hoạt động tông đồ. Vì thế, trong mỗi buổi sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng... cần tổ chức cùng nhau đọc Lời Chúa, rồi dưới ánh sáng của Lời Chúa, cùng nhau suy nghĩ và quyết định hành động. Những người trong nhóm để ý nâng đỡ nhau trong và ngoài những buổi gặp mặt.

Mục đích của các nhóm không phải là xây dựng sinh hoạt một câu lạc bộ nhằm chia sẻ tình cảm thân hữu tự nhiên; nhưng là để phục vụ sự phát triển thiêng liêng của mỗi người và giúp Giáo hội trong ba sứ vụ: loan báo Tin Mừng của Đức Kitô, sốngTin Mừng ấy trong xã hội của chúng ta và cử hành mừng kính Chúa, nhất là nhờ cầu nguyện và trung thành với Thánh Thể.

3. Kết hợp vói Đức Kitô trong sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần

Cần trở lại với lời mời gọi của Đức Giáo hoàng Phanxicô: “Lý do đầu tiên để loan báo Tin Mừng là tình yêu của Chúa Giêsu mà ta đã lãnh nhận, cảm nhận ta được Ngài cứu độ và được Ngài thúc đẩy ta yêu mến Ngài luôn mãi. Liệu có một tình yêu mà trong đó ta không cảm thấy cần phải nói về Đấng mình yêu, giới thiệu Ngài, làm cho Ngài được mọi người nhận biết không? Nếu ta không cảm thấy ước muốn mạnh mẽ thông truyền Ngài, thì ta cần phải dành thời gian cầu nguyện, xin Ngài đến lôi cuốn chúng ta” (EG, số 264). Cuộc gặp gỡ cá nhân với Đức Kitô phục sinh chắc chắn được thể hiện trong cầu nguyện cá nhân. Môn đệ không hơn Thầy. Trong thừa tác vụ công khai, Đức Giêsu có thói quen lui vào nơi vắng vẻ và cầu nguyện một mình. “Tôi mời gọi mọi Kitô hữu, ở bất cử nơi nào và hoàn cảnh nào, ngay lúc này, đổi mới cuộc gặp gỡ cá nhân của mình với Chúa Giêsu Kitô, hay ít ra quyết định để cho Ngài gặp gỡ mình và không ngừng tìm kiếm Ngài mỗi ngày” (EG, số 3).

Cuộc gặp gỡ với Đức Kitô phục sinh được đề nghị cho mọi người, trước hết trong Thánh Thể và các bí tích của Giáo hội, trong phụng vụ các Giờ kinh, nhưng cũng trong các cuộc tĩnh tâm Mùa Vọng, Mùa Chay của mỗi Giáo xứ.

Chân phước Phaolô VI đã nói: “Không bao giờ có thể loan báo Tin Mừng, mà lại không có hoạt động của Chúa Thánh Thần. Cuộc mạo hiểm truyền giáo của Giáo hội đã bat đầu vào ngày lễ Hiện xuống, trong luồng gió của Thánh Thần. Chính Thánh Thần linh hứng Giáo hội và mỗi phần tử của Giáo hội. Giáo hội truyền giáo là Giáo hội cầu nguyện với Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần, để Ngài khơi dậy những ân huệ ta đã lãnh nhận ngày chúng ta chịu Phép Thêm Sức.

PHẦN BA

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG MỤC VỤ TRONG CÔNG CUỘC TẲN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ

DẪN:

Trong công cuộc Tân Phúc Âm hóa Giáo xứ, chúng ta mong muốn Giáo xứ trở nên:

- Một cộng đoàn sống động và yêu thương để giới thiệu Tin Mừng và dâng đôi cánh tay, trái tim, và đôi mất lên Chúa Giêsu Kitô.

- Một cộng đoàn tiếp đón và tập họp mọi người, không phân biệt loại trừ ai, đặc biệt ưu tiên cho người trẻ và những người bị thương tổn vì cuộc sống.

- Một cộng đoàn biết lắng nghe những nhu cầu của môi trường, luôn lo lắng thích nghi với những thực tại mới của xã hội và nền văn hóa hiện nay.

- Một cộng đoàn năng động, gồm những Kitô hữu nam nữ, được Thánh Thần ngày lễ Hiện xuống tác động, nhiệt thành trở nên chứng nhân đức tin trong môi trường sống của mình.

- Một cộng đoàn lữ hành, tràn đầy niềm hy vọng, với một cái nhìn tích cực trước tương lai.

I. ĐỊNH HƯỚNG MỤC VỤ THỨ NHẤT:

LÀM CHO GIÁO HỘI TRỞ NÊN KHÁC NHẰM MỘT TÂN PHÚC ÂM HÓA.

Khi ta nói “Tân Phúc Âm hóa”, trước hết cần phải quy chiếu đến từ “Tin Mừng”, là từ phát xuất từ tiếng Hy Lạp và có nghĩa là Tin Vui. Vì vậy, loan báo Tin Mừng, có nghĩa là công bố một Tin Vui. Đó là công bố Tin Mừng một cách mới, nhờ những phương tiện mới. Tin Mừng luôn là một.

Tin Mừng luôn quy chiếu vào Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng chỉ cho ta con đường hướng đến Chúa Cha và đời sống trong Nước Thiên Chúa. Trong Tin Mừng theo thánh Luca, chúng ta đọc được Đức Giêsu tiến vào hội đường, ở đó Ngài đọc Sách Thánh. Ngài gặp bản văn của tiên tri Isaia và đọc lên: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, Ngài sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó”. Và Đức Giêsu nói thêm: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4,8.21).

Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã nhắc nhở chúng ta trong Tông huấn “Loan báo Tin Mừng” của ngài rằng, “Đối với Giáo hội, loan báo Tin Mừng, có nghĩa là mang Tin Mừng đến mọi môi trường của con người, và nhờ sự tiếp cận của Tin Mừng, sẽ biến đổi tự bên trong, làm cho chính nhân loại trở nên mới” (số 18).

Thách đố của các giáo xứ chúng ta ở đầu thế kỷ XXI này là: tìm kiếm và thực hiện những phương cách mới trong việc loan báo Đức Giêsu Kitô và làm cho Giáo hội nên khác.

NHỮNG ĐỀ XUẤT

Số 1. Ước mong hoạt động mục vụ - truyền giáo của chúng ta hướng nhiều hơn đến gặp gỡ, tập họp và lôi cuốn những người ít hay không tham dự vào đời sống cộng đoàn: thiếu niên, thanh niên, người trưởng thành, đặc biệt những người bị gạt bỏ hay sống xa cách...

Số 2. Ước mong những phương tiện mới được thiết lập và sử dụng để cổ vũ việc loan báo Tin Mừng cho các thiếu niên, người trẻ, người lớn. Chẳng hạn: các nhóm chia sẻ Lời Chúa.

Số 3. Chớ gì chúng ta đào sâu nhiều hơn mục đích của huấn giáo, là một cuộc gặp gỡ với Đức Kitô hằng sống trong cộng đoàn Kitô hữu, trong lời được công bố và trong các bítích. Để làm điều này, cần huấn luyện các giáo lý viên, các cha mẹ dưới hình thức gặp gỡ trao đổi về những đề tài khác nhau.

Số 4. Ước mong có những buổi gặp gỡ các cha mẹ khi họ đến xin Phép Rửa cho con cái, để có dịp nhắc nhở họ về đời sống đức tin của người Kitô hữu.

Số 5. Ước mong trước mỗi Mùa Phụng Vụ: Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh, cộng đoàn Kitô lưu được huấn luyện và hướng dẫn về phụng vụ.

I. ĐỊNH HƯỚNG MỤC VỤ THỨ HAI:

LỜI CHÚA... LỜI SỰ SỐNG

Lời Chúa là một kho tàng đối với Giáo hội. Lời Chúa là “Tin Vui” đối với những người đã chịu Phép Rửa, để đón nhận, suy niệm và sống.

“Lời Thiên Chúa là lời sống động, hoạt động mạnh mẽ và thâm nhập tư tưởng của lòng chúng ta” (x. Dt 4,12).

Đức Giêsu đã quả quyết: “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).

“Thời đại của chúng ta phải luôn là thời gian của một cuộc lắng nghe Lời Chúa cách mới mẻ và một cuộc Tân Phúc Âm hóa. Chớ gì Chúa Thánh Thần đánh thức nơi mọi người lòng đói khát Lời Thiên Chúa và khơi dậy những sứ giả và chứng nhân nhiệt thành của Tin Mừng. Ngày nay, Chúa Thánh Thần không ngừng tạo nên những thính giả và sứ giả luôn tín thác vàsức thuyết phục của Lời Chúa!” (Verbum Domini, số 122).

Thách đố của các Giáo xứ trong thời gian khởi đầu thế kỷ XI này là cổ vũ một sự hiểu biết sâu sắc hơn và một hòa nhập Lời Chúa rộng rãi hơn vào đời sống cá nhân và các cộng đoàn Kitô hữu.


NHỮNG ĐỀ XUẤT

Số 6. Nên thành lập những nhóm người, như các Nhóm chia sẻ Lời Chúa, các Tổ Giáo xứ hay các cộng đoàn cơ bản đê giúp mọi người hiểu biềt và sống tốt hơn Lời Chúa và chia sẻ Lời Chúa với các tín hữu khác. Những người hướng dẫn các Nhóm này cũng cần được huấn luyện.

Số 7. Nên sử dụng những phương tiện để Lời Chúa trở nên hiện thực hơn trong đời sống các gia đình trẻ và được giới thiệu trong những cuộc gặp gỡ huấn giáo với các cha mẹ.

Số 8. Làm thế nào để các cộng đoàn Kitô hữu luôn cảm nhận được tầm quan trọng của cầu nguyện, cổ vũ và nâng đỡ nhiều hơn những Nhóm cầu nguyện; và cũng cần huấn luyện các Nhóm cầu nguyện này.

Số 9. Hội đồng Giáo xứ, các Giới, các Đoàn thể, các Phong trào đạo đức cần nghiên cứu, học tập để tự mình có thể tổ chức Tĩnh tâm năm cho đơn vị mình.

III. ĐỊNH HƯỚNG MỤC VỤ THỨ BA:

NHỮNG CỬ HÀNH SỐNG ĐỘNG

“Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,20).

Lời quả quyết của Chúa Giêsu trên đây, trong mọi thời đại, luôn là nền tảng cho việc cầu nguyện chung. Những cử hành phụng vụ của chúng ta hiện nay đều trực tiếp xuất phát từ việc thực hiện Hiến chế về Phụng vụ thánh của Công đồng Vaticanô II.

Công đồng cũng đã mạnh mẽ thúc đẩy chúng ta phải giúp các tín hữu tích cực tham gia vào việc cầu nguyện: “Để cổ vũ việc tham gia tích cực, ta nên lưu ý đến những lời kêu cầu của dân chúng, những câu ứng đáp, bài ca các Thánh Vịnh, những câu tiền xướng, những bài thánh ca, cũng như những hành động, cử chỉ hay thái độ trên thân xác. Ta cũng nên giữ một thing lặng thánh” (số 30).

Vì vậy, cần phải làm tất cả những gì có thể để giúp toàn thể cộng đoàn cầu nguyện.

Thách đố của các giáo xứ trong những năm đầu của thế kỷ XXI là mọi cử hành phụng vụ của chúng ta phải được đón nhận tốt hơn, sống động hơn, hiện thực hơn dưới những hình thức mới và nhằm tiếp cận nhiều hơn với dân chúng trong đời sống thường ngày của họ.

NHỮNG ĐÈ XUẤT

Số 10. Ban đặc trách phụng vụ của Giáo xứ cần tuyển chọn những bài ca, âm nhạc, những nghi thức diễn tả phù hợp với trẻ em, giới trẻ hay người lớn, để những cử hành phụng vụ của chúng ta trở nên sống động, nhiệt thành, sáng tạo, thích ứng với nên văn hóa dân chúng, và biêu lộ một tinh thần huynh đệ và lễ hội. Chớ gì những ban đặc trách này cố gắng làm sao để thu phục được giới trẻ.

Số 11. Quan trọng nhất là trong những cử hành phụng vụ, tiếp đón được hết mọi người, trẻ cũng như già...

Số 12. Lý tưởng hơn cả là tổ chức hát cộng đồng, để mọi người có thể tham dự cách tích cực và sống động. Để thực hiện điều này, cần phải có người điều khiển.

Sô 13. Chớ gì bài giảng lễ phải sáng sủa, ngắn gọn, phù hợp với đời sống thực tế hằng ngày của dân chúng. Theo Đức giáo hoàng Phanxicô, một bài giảng hay cần chứa mang: một ý tưởng, một tình cảm, một hình ảnh”.

Số 14. Cần sử dụng những phương tiện mới để phục hồi giá trị của Bí tích Tha Tội: như các bài huấn giáo, các buổi diễn giảng, những bài giảng lễ, những cuộc gặp gỡ...

Số 15. Nên tổ chức những buổi sám hối chung cho cộng đoàn vào những buôi tĩnh tâm Mùa Vọng, Mùa Chay, hay những dịp quan trọng nào đó.

IV. ĐỊNH HƯỚNG MỤC VỤ THỨ TƯ:

MỤC VỤ GIỚI TRẺ VÀ GIA ĐÌNH

Sắc lệnh về Tông đồ Giáo dân “Apostolicam actuositatem” số 12 nhắc nhở: “Người trẻ phải trở nên những tông đồ đầu tiên của người trẻ, bằng cách tiếp xúc trực tiếp với họ, thi hành công tác tông đồ nhờ chính họ và giữa họ, lưu ý đến môi trường xã hội họ đang sống... Nhờ trưởng thành trong ý thức về nhân vị, với sức sống nồng nhiệt và năng lực tràn trề, họ nhận lãnh trách nhiệm và khao khát muốn góp phần của riêng mình vào đời sống xã hội và văn hóa. Nếu được thấm nhuần tinh thần của Đức Kitô và được tình yêu Giáo hội tác động..ta có thể hy vọng những hoa trái rất phong phú”.

Chính Công đồng Vaticanô II trong Hiến chế “Gaudium et Spes” đã nhắc nhở chúng ta ràng, “Sự hợp nhất của gia đình nhân loại được củng cố và hoàn thành nhờ sự hợp nhất của gia đình con cái Thiên Chúa, được thiết lập trong Đức Kitô” (số 42, 1). Công đồng cũng lưu ý chúng ta, “Sức khỏe của cá nhân và xã hội về phương diện nhân bản cũng như Kitô giáo có liên hệ chặt chẽ với sự phong phú của cộng đoàn đôi bạn và gia đình” (số 47, 1). Cũng vậy,Công đồng nhấn mạnh đến sự kiện là “gia đình một cách nào đó là một trường học bồi dưỡng nhân bản” (số 52, i).

Thách đố của các Giáo xứ chúng ta khi khởi sự thế kỷ thứ XXI này là tiếp tục bước đường xây dựng những cộng đoàn, trong đó người trẻ và gia đình có vị trí của họ, trong đó họ được lắng nghe và tôn trọng; và trong đó họ có thể tham dự vào việc tiếp tục công trình của Đức Kitô giữa chúng ta, để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn và công bình hơn.

NHỮNG ĐỀ XUẤT

Số 16. Ban mục vụ Giới trẻ cần phải liên kết với Hội đồng Mục vụ Giáo xứ đế thực hiện chương trình mục vụ chung.

Số 17. Cần thiêt lập và thực hiện những phương tiện mới để cổ vũ công cuộc loan báo Tin Mừng cho người trẻ. Chẳng hạn: tuyên xưng đức tin, loan báo Tin Mừng cho người trẻ nhờ chính người trẻ...

Số 18. Trong các đơn vị mục vụ, các hoạt động và các kế hoạch cần thể hiện làm sao để có thể liên kết và tập họp được những người trẻ.

Số 19. Ban đặc trách giới trẻ cần tổ chức những lớp học hỏi và chia sẻ Thánh Kinh cho người trẻ.

Số 20. Hội đồng Giáo xứ cần tổ chức cho người trẻ những dịp dấn thân phục vụ xã hội hay những hoạt động bác ái bên cạnh những người nghèo khó, bệnh tật.

Số 21. Ban đặc trách mục vụ gia đình cần tổ chức những buổi gặp gỡ, học tập, tĩnh tâm cho những người đang sống đời đôi bạn và gia đình.

Số 22. Cần tổ chức những lớp chuẩn bị hôn nhân thật kỹ lưỡng, và cũng để ý đến mục vụ hậu hôn nhân.

Số 23. Cần thực hiện việc Phúc Âm hóa trong gia đình và giúp gia đình trở thành tác nhân hữu hiệu trong công cuộc Phúc Âm hóa môi trường chung quanh.

V. ĐỊNH HƯỚNG MỤC VỤ THỨ NĂM:

MỤC VỤ XÃ HỘI • • •

“Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40).

Lời tuyên bố của Chúa Giêsu trên đây đã dội vang trong tâm hôn các Kitô hữu thuộc mọi thời đại, như một quyết định ưu tiên phục vụ những người cùng khổ trên trái đất này. Lời đó cũng mời gọi chúng ta hành động giúp đỡ những người không có nơi nghỉ dưỡng và không còn mong đợi được gì nữa, hay đang chịu những cảnh bất công. Lời đó mời gọi chúng ta gặp gỡ những người bị loại bỏ, những người không đáng kể, những người đang chịu đủ mọi thứ khổ đau. Chính nơi những người thấp kém, mảnh mai và yếu đuối này mà Đức Giêsu mời gọi chúng ta đến gặp gỡ Ngài. Những con người này phải dần dần trở nên những anh chị em của chúng ta trong Đức Giêsu Kitô.

“Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo âu của con người ngày nay, nhất là của những người nghèo và của bất cứ ai đang đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo âu của các môn đệ Đức Kitô; và không có gì thực sự là của con người mà họ lại không cảm nhận trong đáy lòng họ” (Gaudium et Spes, số 1).

Thách đố của các Giáo xứ chúng ta khi khởi đầu thế kỷ XXI này là: mục vụ xã hội phải là trọng tâm các mối quan tâm của mọi cộng đoàn Kitô hữu chúng ta và phải là dấu chỉ chính yếu sức sống đức tin của Giáo xứ.

NHỮNG ĐỀ XUẤT

Số 24. Mỗi cá nhân và mỗi cộng đoàn Kitô hữu cần phải liên kết nhiều hơn với những người đang tranh đấu chống lại mọi hình thức nghèo khó (các bệnh nhân, những người túng thiếu, những người bị gạt ra bên lề cuộc sống, những người bị loại bỏ v.v....) và dấn thân cách cụ thể trong những hoạt động chia sẻ và liên đới.

Số 26. Cần huấn luyện về công bằng xã hội, liên kết với sứ vụ của Giáo hội, cho các đơn vị mục vụ, đặc biệt là cho các nhóm hoạt động xây dựng tình liên đới và công bằng xã hội.

Số 27. Các thành viên những nhóm hoạt động cho tình liên đới và công bằng xã hội trong các đơn vị mục vụ cần hoạt động cộng tác với các tổ chức khác để trợ giúp những người thiếu thốn và nâng đỡ hoạt động của họ.

Số 28. Chớ gì mỗi năm, mỗi đơn vị mục vụ, ít ra thực hiện một hoạt động cụ thể để nâng đỡ những người kém may mắn trong cộng đoàn của họ.

VI. ĐỊNH HƯỚNG MỤC VỤ THỨ SÁU:

DẤN THÂN PHỤC VỤ CỦA GIÁO DÂN

Giáo hội được Đức Giêsu trao cho trách nhiệm tiếp tục sứ vụ của Ngài: tập họp Dân Chúa lại để phục vụ cho Nước Trời. Từ đó, mọi người đã chịu Phép Rửa, qua những phận vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả, đều trở nên người hoạt động cho công cuộc loan báo Tin Mừng.

Trong Tông huấn “Christifideles laici”, Đức Giáo hoàng Gioan - Phaolô II tuyên bố: “Lời mời gọi không chỉ dành cho các vị mục tử, các linh mục, các tu sĩ nam nữ mà nhắm đến mọi người; các tín hữu giáo dân từng người đều được Chúa mời gọi, họ đã nhận từ Chúa một sứ vụ đối với Giáo hội và đối với thế giới” (số 2).

Thách đố của các giáo xứ chúng ta vào lúc khởi đầu thế kỷ thứ XXI là: lôi cuốn và huấn luyện người giáo dân dấn thân hoạt động và sống những trách nhiệm do bí tích Rửa tội của mình trong sứ vụ của Giáo hội.

NHỮNG ĐỀ XUẤT

Số 29. Cần phải cổ vũ và làm cho mọi người nhạy cảm lơn về vai trò của người giáo dân (nam cũng như nữ) trongGiáo hội, về trách nhiệm do bí tích Rửa tội của họ, và về tầm quan trọng thái độ dấn thân của họ trong cộng đoàn Kitô hữu. Và sau khi cảm nhận, chớ gì con số giáo dân đông hơn, nhất là những người trẻ, tự chất vấn mình để dấn thân và sử dụng những đặc sủng của mình vào việc phục vụ cộng đoàn Kitô hữu của họ.

Số 30. Trước những nhu cầu mới, cần tiếp tục huấn luyện về mục vụ cho những người lãnh đạo cộng đoàn.

Số 31. Cũng cần huấn luyện các nam nữ giáo dân tích cực tham dự vào việc cử hành Lời Chúa (cử hành Lời Chúa mỗi Chúa Nhật, những ngày trong tuần và trong những dịp Rửa tội, Hôn phối, An táng).

Số 32. Nên tiếp tục và cải thiện cách thức làm việc theo nhóm giữa các linh mục và giáo dân trong tinh thần cộng tác thật sự, tôn trọng nhau, thể hiện tinh thần dân chủ trong những quyết định, thái độ lắng nghe, tinh thần huynh đệ và chia sẻ những trách nhiệm.

Số 33. Cần đề cao tầm quan trọng và vai trò người nữ trong sứ vụ của Giáo hội và khích lệ họ giữ vị trí của mình trong cộng đoàn Kitô hữu họ đang sống.

Số 34. Nên tổ chức nhóm đặc trách mục vụ gia đình và đặc biệt quan tâm đến nhu cầu của những người cao tuổi.

VII. ĐỊNH HƯỚNG MỤC VỤ THỨ BẢY:

TỔ CHỨC LẠI SINH HOẠT MỤC VỤ

Việc loan báo “Tin Mừng Nước Trời” đòi hỏi các Giáo xứ một nỗ lực thích ứng, để liên kết cách tốt nhất với các tín hữu trong những môi trường ít được lui tới, ít được nhận biết. Chính Đức Giêsu đã lưu tâm đến những nhu cầu bao la chung quanh Ngài và đã ra lệnh cho các môn đệ phải xắn tay áo lên mà hành động: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít: vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9,35-37). Dần dần, những nỗ lực mục vụ phải được tập trung hơn nữa trên mọi người, gặp gỡ họ ngoài những con đường truyền thống. Với sự giảm sút con số những thừa tác viên thánh chức và những người sông đời thánh hiến, thì dần dần người giáo dân phải dấn thân vào những sinh hoạt cộng đoàn của mình.

Thách đố của các Giáo xứ chúng ta khi bước vào thế kỷ thứ XXI này là: cần cải tổ những sinh hoạt mục vụ để cổ vũ các cộng đoàn Kitô hữu trở nên sống động và nhiệt tình hơn trong việc phục vụ sứ vụ.

NHỮNG ĐỀ XUẤT

Số 35. Trong mỗi cộng đoàn, cần tiếp tục nỗ lực đề cao, cổ vũ và tổ chức những ban mục vụ, như: mục vụ Phép Rửa, mục vụ chăm sóc bệnh nhân, mục vụ giới trẻ, mục vụ xã hội, mục vụ phụng vụ...

Số 36. Các tín hữu trong Giáo xứ cần ý thức tình trạng hiện tại của Giáo xứ, để cổ vũ việc đảm nhận những trách nhiệm của những người đã chịu Phép Rửa một cách tốt hơn. Việc nhận thức này được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau: Khi nghe giảng, lúc họp mặt của các Phong trào, nhờ những phương tiện truyền thông.

Số 37. Trong các Giáo xứ, cần sử dụng các phương tiện để lôi cuốn và thúc đẩy giới trẻ và đặc biệt là các cha mẹ liên kết mật thiết hơn với sinh hoạt của cộng đoàn mình.

Số 38. Trong mọi suy tư và bàn thảo liên hệ đến cải tổ mục vụ, vấn đề ưu tiên làm sao để các cộng đoàn trở nên sống động và nhiệt tình bắt tay vào việc thi hành sứ vụ của Giáo hội, bằng cách tích cực phục vụ trong mọi lãnh vực mục vụ.

Số 39. Trong những chương trình sinh hoạt hay kế hoạch xây dựng, cần tham khảo ý kiến của các thành phần Dân Chúa và giúp họ tham dự vào những quyết định chung.

 


 

Các bài viết mới hơn
     Ước mơ và đam mê truyền giáo của một nhà truyền giáo ở Ethiopia -Nt. Hồng Thủy - Vatican news
     ĐTC PHANXICÔ: CON ĐƯỜNG LOAN BÁO TIN MỪNG KHÔNG LUÔN TÙY THUỘC VÀO Ý MUỐN VÀ DỰ ÁN CỦA CHÚNG TA
     Một số chỉ dẫn của Giáo hội về loan báo Tin Mừng - Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
     THƯ MỤC VỤ THÁNG 4 – 2021 - Giuse Trần Văn Toản - Giám Mục giáo phận Long Xuyên
     “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng” Ơn gọi Truyền giáo - Lm. Rafael Gonzales, mccj
     Gia đình Loan Báo Tin Mừng - Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
     20 nhà truyền giáo trên toàn thế giới bị sát hại trong năm 2020, họ là ai? - Hồng Thủy
     Hành Trình Theo Chúa - Anna Phan Thị Thu_TVTM_Balô Dù
     Hành Trình Vùng Đất Thiện An - Anna Phan Thị Thu_TVTM_Balô dù
     Truyền Giáo Bằng Đời Sống Chứng Tá - Giacobe Nguyễn Hoàng Huy Phúc

Các bài viết cũ hơn
     NGỌN LỬA TRUYỀN GIÁO PHẢI LUÔN NUNG NẤU CON TIM CỦA GIÁO HỘI
     ĐỨC THÁNH CHA ĐÃ NHẬN ĐƯỢC THƯ CHƯA?
     THỪA SAI Ý CẠNH NGƯỜI PHONG CÙI INDONESIA