Trang Chủ > Truyền Giáo > Tài Liệu Khác

NIỀM VUI ĐÍCH THỰC CỦA ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU LÀ GÌ?

Kính tặng tất cả những ai chọn lựa con đường của thánh Phanxicô Assisi

 Suy tư về cuộc sống trần thế, gợi ý cho chúng ta một số câu hỏi, và đáp án của nó là phụ thuộc nhận thức, sở thích của mỗi cá nhân. Các đáp án này thông thường bị thay đổi theo thời gian do sự phát triển của nhận thức hay do tác động của khách quan. Các tác động này có thể tự nhiên hay siêu nhiên. Phát triển nhận thức là một quá trình tiệm tiến.

Cảnh giới là tới hạn cuối cùng mà một cá nhân có thể nhận thức về một lãnh vực. Cụm từ cảnh giới chúng ta hay bắt gặp trong các sách về thiền học. Vây cảnh giới của niềm vui đích thực trong cuộc sống là gì, là một trong nhiều các câu hỏi, nó thách thức việc tìm kiếm của mỗi người.

Niềm vui cuối đời của một võ sư, có thể là xây dựng một võ đường khang trang, nhiều môn sinh và tìm được một đại đệ tử kế tục sự nghiệp. Niềm vui cuối đời của một thầy cô giáo là để lại cho hậu thế vài cuốn sách, xây dựng được một trường phái mới trong một lãnh vực khoa học hẹp. Niềm vui cuối đời của một vị linh mục, có thể là xây dựng được một vài nhà thờ trang nghiêm, bề thế và hướng dẫn được vài đại chủng sinh tiếp bước con đường mục tử.

Chúng ta cùng xem lại quan niệm về niềm vui của thánh Phanxicô Assisi, thánh Phaolô và giải pháp để đạt được niềm vui này.

Quan niệm về niềm vui của thánh Phanxico Assisi- Nhẫn nại và vui tươi trong tình yêu Chúa Kitô

Trong cuốn “Di Cảo”, kể lại việc đối đáp giữa Thánh nhân với thầy Lêo, cho ta thấy quan niệm của thánh Phanxicô Assisi về niềm vui đích thực như sau:

1. “Nếu có người đưa tin đến và nói rằng: tất cả các giảng sư ở Paris đã gia nhận dòng. . ., các tổng Giám mục, các Giám mục, đến cả Vua nuớc Pháp, Anh đều đã vào dòng; thì con hãy viết: đấy không phải là niềm vui đích thực”.

2. “Nếu được Thiên Chúa ban cho ơn chữa lành nhiều bệnh nhân và làm nhiều điều lạ lùng vì được Thiên Chúa trọng dụng”. Thánh Phanxicô vẫn nói: “tất cả những điều ấy không phải là niềm vui đích thực”.

3.”Nếu tôi đi từ Perudia về . . ., mình mẩy lấm lem, tê cóng. Sau khi cha gõ cửa và kêu van hồi lầu mới có anh nọ ra hỏi: “Ai đấy?”. Cha trả lời “Phanxicô đây”. Cha nài nỉ; Anh lại đáp: "Cút đi! Đồ ngớ ngẩn và dốt nát! Đừng đến với chúng tôi nữa. Chúng tôi đã đông đảo và được như thế này rồi, không cần đến mày nữa đâu!" Cha vẫn đứng trước cửa và van nài: "Vì lòng yêu mến Chúa, xin cho tôi trú chân đêm nay". Anh ấy liền đáp: "Không được đâu! Hãy lại nhà các thầy dòng Thập tự mà xin".

Cha nói thật với con rằng: nếu cha vẫn giữ được lòng kiên nhẫn và không tức tối, thì đó mới là niềm vui đích thực, nhân đức đích thực và phúc cứu độ cho linh hồn".

Ngài kết luận: “Những ai chịu đựng mọi gian khổ trên đời vì lòng yêu mến Chúa Giêsu Kitô, mà vẫn giữ được tâm hồn và thân xác bình an. Họ mới thật là người xây dựng hòa bình”.

Đối chiếu với quan niệm về niềm vui của thánh Phaolô

Niềm vui đích thực mà chúng ta đang đề cập, là niềm vui trong thần khí, nó đối lập với niềm vui của nhục thể. Ân sủng là một dạng thức của niềm vui. Trong 1 Cr 13, 1, thánh Phaolô có so sánh thứ bậc của các ân sủng: nói đựợc nhiều thứ tiếng, biết được mọi lẽ cao siêu, có đức tin dời cả núi, bố thí cả gia nghiệp và đức mến như sau:

“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi. Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật”.

Như vậy, chúng ta thấy quan niệm về niềm vui đích thực của thánh Phaolô và Phanxicô Assisi cùng một đểm chung: tất cả công việc mà chúng ta có được cũng nhờ ân sủng của Thiên Chúa và tất cả các hy sinh, mất mát mà chúng ta đang hứng lấy, cũng hãy chịu đựng với niềm vui trong Chúa.

Chúa Thánh Thần là giải pháp duy nhất cho cuộc tìm kiếm niềm vui đích thực

Đạt tới sự nhẫn nại và niềm vui trong Chúa với mọi tình huống như thánh Phanxico Assisi hoặc có được đức mến mà thánh Phaolô đề cập trong 1Cr 13, 1 đều có điểm tương đồng: đó chính là hoa trái của Chúa Thánh Thần (tình yêu, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ).

Như một thân cây có 2 nhánh, con người mang bên mình cả hai thân phận, nhục thể và thần khí. Muốn nhánh cây thần khí được tăng trưởng khỏe mạnh, cần chấp nhận cắt, tỉa hay thậm chí hy sinh nhánh cây còn lại. Thánh Phaolô chỉ cho chúng ta một giải pháp để có thể tìm thấy niềm vui đích thực là, chúng ta hãy khao khát, cầu xin Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta liên lỉ và toàn diện trong Ep 4, 22 “Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”.

Khi nói đến sự tác động của Chúa Thánh Thần, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói rằng “"Khi ra tay can thiệp, Chúa Thánh Thần luôn làm cho con người sửng sốt kinh ngạc. Ngài khơi dậy những biến cố mới mẻ gây ngạc nhiên và thay đổi tận gốc rễ con người và lịch sử”. 

Lạy thánh Phanxicô Assisi, xin hãy chuyển cầu đến Chúa Thánh Thần và cầm tay dẫn dắt để thúc đẩy chúng con chọn lựa con đường niềm vui đích thực mà ngài đã tạo ra và đã đi qua.

G. Tuấn Anh.

 


Các bài viết mới hơn
     NHỮNG CÂU HỎI CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỂ LƯỢNG ĐỊNH LÒNG NHÂN ÁI - Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
     Ghanh Tỵ....... Cơn Khát Vô Cùng Của Nhân Loại - Lyeur Nguyễn
     Tuổi trẻ trong vòng vây của cơn cám dỗ - Giuse Phạm Đình Ngọc . SJ
     Nhà Là Nơi....... Lyeur Nguyễn
     ĐHY Tagle: 7 năm với Đức Phanxicô là một dụ ngôn về sự gần gũi của Thiên Chúa
     Dung Mạo của Lòng Thương Xót_Fr. Huynhquảng
     ĐỌC KINH THÁNH Một “bài tập thiêng liêng”_ Giuse NGUYỄN Văn Lộc, SJ
     GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2016
     SUY NIỆM 20 MẦU NHIỆM MÂN CÔI THEO Ý CHỈ KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
     100 Truyện tích Chuỗi Hạt Mân Côi - Nguồn gốc, lịch sử chuỗi hạt Mân côi, Kinh Mân côi

Các bài viết cũ hơn
     Sao Em Không Lần Chuỗi? Lm Giuse Nguyễn Hữu An
     KINH MÂN CÔI QUYỀN NĂNG ĐÁNH TAN SỰ DỮ. Antôn Lương Văn Liêm
     Những thiên thần hộ mệnh âm thầm
     LỄ ĐỨC MẸ SẦU BI. An tôn Lương Văn Liêm
     HÃY DÀNH THỜI GIAN CHO VIỆC TRẦM TƯ VÀ SUY NGHĨ
     BỆNH VIỆN CỦA CHÚA
     KHI KHẦN CẤP, GỌI TRỰC TIẾP KHÔNG QUA TỔNG ĐÀI. Lm. JB Nguyễn Minh Hùng.
     SUY TƯ TỪ MỘT ĐỀ VĂN : GIỚI TRẺ VÀ THẦN TƯỢNG. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, ĐMTT
     “Du Lịch tạo ra sự khác biệt”
     Nhận định về buổi cầu nguyện Thánh Linh xin ơn chữa lành với hiện tượng “té ngã”.Lm. Trần Bình Trọng