SỨ ĐIỆP
ĐHY KURT KOCH GỬI HỘI NGHỊ ĐẠI KẾT QUỐC TẾ VỀ NỀN TU ĐỨC CHÍNH THỐNG TẠI BOSE
VATICAN: Tha thứ là trọng tâm của phong trào hiệp nhất
các Kitô hữu.
ĐHY Kurt Koch. Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Hiệp nhất các tín
hữu Kitô, đã khẳng định như trên trong sứ điệp gửi hội nghị đại kết quốc tế
ngày mùng 9 tháng 9 vùa qua. Hội nghị được tổ chức trong cộng đoàn đại kết Bose
miền bắc Italia trong các ngày 9-13 tháng 9.
Trong sứ điệp ĐHY Koch nhấn mạnh rằng phong trào đại kết sẽ
không hiện hữu và phát triển, nếu không có xác tín rằng các kitô hữu phải xin
ơn tha thứ của Thiên Chúa và xin tha thứ cho nhau vì các chia rẽ họ đã gây ra
trong Thân Mình Chúa Kitô. Giáo Hội công giáo đã chính thức dấn thân trong
phông trào đại kết ngay từ đầu với lộ rình tha thứ. Đức Chân phước Phaolô VI đã
là vị Giáo Hoàng đầu tiên trong thời đại mới đã xin Thiên Chúa và người đương
thời tha thứ cho Giáo Hội. Ngài đax làm điều này trong diễn văn khai mạc khóa
hai của Công Đồng Chung Vaticăng II ngày 29 tháng 9 năm 1963.
Lời xin lỗi này liên quan tới sự chia rẽ giữa các kitô hữu.
Ngài nói: “Nếu phải thú nhận vài lỗi lẫm nơi chúng ta vì sự chia rẽ này, thì với
lời van nài khiêm tốn chúng tôi xin lỗi Thiên Chúa và chúng tôi xin lỗi các Anh
em cho rằng họ đã bị chúng tôi xúc phạm. Riêng phần chúng tôi chúng tôi sẵn
sàng hết lòng tha thứ cho các xúc phạm đến Giáo Hội công giáo và quên đi nỗi đớn
đau gaay thương tích vì các cuộc tranh cãi và chia rẽ kéo dài” (6.6). Các lời
can đảm chưa từng có này đã được các nghị Phụ lầy lại trong sắc lệnh Unitatis
redingratio về đại kết: “Với lời cầu khiêm tốn, chúng tôi xin lỗi Thiên Chúa và
xin lỗi các anh em chia rẽ, cũng như chúng tôi tha lỗi cho những kẻ nợ chúng
tôi” (s. 7). Đôi khi chúng ta quên, nhưng đây là văn bản duy nhất của Công Đồng
Chúng Vaticăng II trong đó các nghị Phụ xin lỗi công khai rõ ràng, cả khi các
văn bản khác cũng nhắc tới các trách nhiệm của các kitô hữu trong các vấn đề
liên quan tới các tương quan giữ khoa học và đức tin (GS, 36), việc nảy sinh ra
chủ thuyết vô thần (s. 19) hay phong trào bài Do thái (s. 4).
Một năm sau, trong những ngày cuối cùng của Công Đồng, một
cách chính xác là ngày mùng 7 tháng 12 năm 1965, việc xin lỗi này đã trở thành
cụ thể trong cử chỉ chính thức của Đức Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Attenagora,
xóa bỏ vạ tuyệt thông cho nhau có từ năm 1954. Đây là một cử chỉ “của sự công bằng
và tha thứ cho nhau”, theo lời của tuyên ngôn chung của hai thủ lãnh Giáo Hội.
Và trong dịp kỷ niệm 10 năm ký tuyên ngôn chung ấy ngày 14 tháng 12 năm 1975 Đức
Phaolô VI sẽ dùng lần đầu tiên kiểu nói “thanh tẩy ký ức”, sẽ xuất hiện trong
huấn quyền của Giáo Hội công giáo (AAS 68,1976,tr. 121). Chẳng bao lâu nữa
chúng ta sẽ kỷ niệm 50 năm biến cố lịch sử này là một trong các cử chỉ xây nền
cho dấn thân đại kết của Giáo Hội công giáo. Tôi vui mừng vì dịp kỷ niệm này sẽ
được cử hành vào đầu Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Năm 2014 Hội nghị đại kết quốc tế về nền tu đức chính thống
đã có đề tài là “Lòng thương xót và tha thứ”. Ban tổ chức đã không biết rằng chỉ
ít tháng sau đó ĐTC Phanxicô công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót. Khi lựa chọn đề
tài này Cộng đoàn đại kết Bose đã chứng minh cho thấy sự sắc sảo tinh thần và
khả năng đọc hiểu các dấu chỉ thời đại của mình, là một ơn thật quan trọng ngày
nay.
Tha thứ là một thành phần nòng cốt của phong trào hiệp nhất
các kitô hữu. Dấn thân đại kết thúc đẩy các cộng đoàn kitô hoán cải con tim: việc
tìm kiếm hiệp nhất chắc chắn là một trong các kích thích mạnh mẽ nhất đối với
lòng thương xót (SD 9-9-2015)
Linh Tiến Khải
Nguồn:
vi.radiovaticana.va