Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Di Dân và Tị
Nạn 2018
VATICAN.
ĐTC kêu gọi tiếp đón, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập người di dân và tị nạn.
Ngài
đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp công bố sáng 21-8-2017, nhân ngày Thế
Giới di dân và tị nạn sẽ được cử hành vào ngày 14-1 năm tới, 2018.
ĐTC
mô tả như một “dấu chỉ thời đại” tình trạng đau buồn của bao nhiêu người di dân
trốn chạy chiến tranh và nghèo đói, và nhắc đến lời dạy trong đoạn 25 của Tin
Mừng theo thánh Mathêu: “Mỗi ngoại kiều gõ cửa nhà chúng ta, là một cơ hội để
gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô”, vì thế một trách nhiệm lớn của Giáo hội là biểu lộ sự
ân cần đối với những người di dân.
Trong
sứ điệp, ĐTC lần lượt bàn đến 4 điểm: tiếp đón, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập
người di dân và tị nạn.
-
Về việc đón tiếp người di dân và tị nạn, ĐTC nhấn mạnh rằng
điều cấp thiết là cống hiến cho họ khả thể rộng lớn hơn để tới các nước một
cách chắc chắn và hợp pháp. Ngài kêu gọi đơn giản hóa thủ tục cấp các chiếu
khán nhập cảnh nhân đạo và đoàn tụ gia đình. Đồng thời ĐTC cũng phê bình những
vụ trục xuất tập thể người di dân và tị nạn, nhất là gửi họ về những nước không
bảo đảm các quyền căn bản của con người”.
-
Về việc bảo vệ những người di dân và tị nạn, ĐTC nhận xét rằng
việc bảo vệ này bắt đầu tại quê hương và cần tiếp tục tại nước nhập cư. Ngài
mời gọi đề cao giá trị những khả năng và năng khiếu của người di dân, vì thế họ
phải được tự do di chuyển trong nước tiếp cư và có thể làm việc.
-
Về điểm thứ ba là thăng tiến, ĐTC nói rằng mọi người di dân phải
được ở trong tình trạng có thể thể thành đạt thân như những nhân vị. Ngài
khuyến khích sự hội nhập người di dân về mặt xã hội và công ăn việc làm, và ca
ngợi nhiều nước về phương diện cộng tác quốc tế.
ĐTC
cũng kêu gọi rằng trong việc phân phối những viện trợ trong sự cộng tác quốc tế
như vậy, cần để ý đến những nhu cầu của các nước đang trên đường phát triển
tiếp nhận rất nhiều người di dân và tị nạn.
-
Sau cùng về vấn đề hội nhập người di dân, ĐTC nhấn mạnh rằng
đây không phải là sự đồng hóa người di dân và tị nạn, đưa tới sự xóa bỏ căn
tính văn hóa của họ, nhưng là một tiến trình kéo dài, có thể được đẩy mạnh qua
việc cấp quốc tịch mà không gắn liền với những đòi hỏi kinh tế và ngôn ngữ. ĐTC
cho biết Giáo Hội sẵn sàng dấn thân đi hàng đầu trong lãnh vực này.
Ngài
không quên kêu gọi các vị lãnh đạo chính trị hãy phê chuẩn các hiệp ước hoàn
cầu được thông qua gần đây tại LHQ, trong đó có một hiệp ước về người di dân và
một hiệp ước khác về người tị nạn (Rei 21-8-2017)
G.
Trần Đức Anh OP
Nguồn: vi.radiovaticana.va