Trang Chủ > Truyền Giáo > Tài Liệu Khác

THÁM HIỂM MỘT MẦU NHIỆM

Trong suốt Mùa Vọng, chúng ta có cơ hội để làm một điều gì đó tương tự và thưởng thức điều đó nhiều hơn! Mỗi Mùa Vọng, Thiên Chúa mời gọi chúng ta “chuẩn bị con đường của Đức Chúa” qua việc gợi lại và hồi tưởng những sự kiện huyền diệu đưa đến ngày sinh của Đức Kitô (Mt 3,3). Đó là một cơ hội để xem xét các sự kiện này, Nhờ đó chúng ta có thể tìm ra một hay hai điểm chính mạc khải mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa và kế hoạch của Ngài . Khi chúng ta suy niệm những câu chuyện này, chúng ta để Chúa Thánh Thần có cơ hội mở mắt chúng ta rộng hơn, giúp chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Ngài trong chúng ta sâu hơn.

Điều này có thể là một vấn đề khó khăn. Câu chuyện Giáng sinh đã trở nên quá quen thuộc đến nỗi chúng ta quên mất những phúc lành mà Thiên Chúa muốn trao ban cho chúng ta, đặc biệt niềm vui được gần Chúa Giêsu. Vì thế, chúng ta hãy sửa lại thái độ của chúng ta với Chúa Giêsu khi chúng ta cầu nguyện qua những câu chuyện này. Hãy xin Chúa Thánh Thần soi sáng để chúng ta có thể thấy Chúa Giêsu trong một phương cách mới và ôm ấp những phúc lành Ngài đã dành cho chúng ta trong suốt mùa này.

Một sự nghi ngờ

Trong bài này, chúng ta muốn nhìn vào sự khác nhau giữa nghi ngờ và tin tưởng. Chúng ta bắt đầu bằng việc nhìn vào hai cuộc đối thoại, cả hai đều rất tương tự nhưng lại rất khác nhau. Một cuộc đối thoại giữa Thiên thần Gáp-ri-en với một vị tư tế Do thái lớn tuổi tên là Gia-ca-ri-a. Cuộc đối thoại kia xảy ra giữa thiên thần Gáp-ri-en với một phụ nữ Do Thái trẻ người Nazareth tên là Maria.

Gia-ca-ri-a và vợ của ông là E-li-sa-bet đều rất tốt và là những người luôn trung thành đi theo đường lối của Thiên Chúa. Họ sống hạnh phúc với nhau, chỉ trừ một điều là họ không có con. Họ đã cầu nguyện trong nhiều năm để xin một đứa con nhưng vẫn không có kết quả.

Nhưng mọi sự đã thay đổi. Vào một ngày kia, trong khi Gia-ca-ri-a đang thi hành chức vụ tư tế trong đền thờ. Thiên thần Gáp-ri-en hiện ra với ông và báo cho ông một tin vui: “Đừng sợ! Vì lời cầu nguyện của ngươi đã được nhậm lời. E-li-sa-bet vợ ngươi sẽ sinh một con trai, và ngươi sẽ đặt tên con trẻ là Gioan. Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hỷ hoan” (Lc 1,11-14)

Đây là một tin rất vui nhưng Gia-ca-ri-a lại đầy sự nghi ngờ. Ông chỉ không thể tin tưởng rằng ông và vợ ông lại còn có thể sinh con sau một thời gian khá dài chờ đợi. Ông hỏi: “Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy? Vì tôi đã già và nhà tôi cũng đã lớn tuổi” (Lc 1,18).

Thất vọng trườc lời đáp trả này. Sứ thần nhắc cho Gia-ca-ri-a biết ngài là ai và cố gắng mở mắt ông: “Tôi là Gáp-ri-en hằng đứng chầu trước mặt Thiên Chúa… Và này đây ông sẽ bị câm, không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra, bởi vì ông đã không tin lời tôi” (Lc 1,19-20).

Một Niềm Tin

Cuộc đối thoại thứ hai giữa sứ thần Gáp-ri-en và Maria hoàn hảo hơn. Cũng giống Gia-ca-ri-a, Maria đã ngạc nhiên và thậm chí “bối rối”. Gáp-ri-en khuyến khích Maria: “Đừng sợ” (Lc 1,30)        

Khi sứ thần Gáp-ri-en gỉai thích vai trò trung tâm trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Đức Maria đã đáp trả với những lời tương tự như Gia-ca-ri-a: “việc ấy xảy ra thế nào được vì tôi không biết đến người nam” (Lc 1,34). Sứ thần Gáp-ri-en giải thích kỹ hơn và Maria đáp lại: “Này tôi là nữ tì của Chúa. Xin hãy làm cho tôi như lời Sứ Thần truyền” (Lc 1, 38). Như thế, Maria đã chấp nhận sứ điệp của sứ thần dễ hơn Gia-ca-ri-a.

Một lời thưa “xin vâng” quí giá.

Với tư cách là một tư tế, chắc chắn Gia-ca-ri-a đã biết về lịch sử dân của ông. Chắc chắn ông đã biết câu chuyện của một đôi vợ chồng lớn tuổi: Abraham và Sara cũng không có con và Thiên Chúa đã hứa cho họ như thế nào. Ngài hứa sẽ ban cho họ một người con trai. Chắc chắn Gia-ca-ri-a biết rằng Sa-ra đã nghi ngờ lời hứa này và thậm chí bà đã cười. Tại sao Gia-ca-ri-a không nói: “Nếu điều đó đã xảy ra cho Áp-ra-ham và Sa-ra, tại sao không xảy ra cho Ê-li-sa-bét và tôi”.

Bây giờ là sự tương phản của Gia-ca-ri-a với Maria. Giống như Gia-ca-ri-a, Maria đã nói điều Thiên Chúa đã dự định làm. Và cũng giống như Gia-ca-ri-a, Đức Maria đã lúng túng. Nhưng sứ thần Gáp-ri-en thấy rằng Maria đã hỏi với lòng khiêm tốn muốn hiểu biết chứ không từ sự không tin.Thậm chí Đức Maria đã không hoàn toàn rõ mọi sự. Sứ thần đã thấy Mẹ đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa như thế nào.

Lời “xin vâng” của Đức Maria cũng thật khó khăn và liều lĩnh hơn của Gia-ca-ri-a.Sứ điệp của sứ thần đến với Gia-ca-ri-a xảy ra trong hoàn cảnh một gia đình đã kết hôn, nhưng đối với Maria, chưa kết hôn đã mang thai một người con. Đối với Gia-ca-ri-a, điều quan trọng bây giờ là thời gian, sức lực và tiền bạc cho hai ông bà đã lớn tuổi mà còn sinh con. Còn đối với Maria, điều quan trọng là toàn bộ cuộc sống của cô.

Đức Maria đã phải đối mặt với một chọn lựa là bỏ đi tất cả những kế hoạch và ước mơ cho tương lai của mình. Có lẽ Maria đã cảm thấy rằng lời “xin vâng” của Mẹ sẽ kết thúc cuộc hôn nhân của Mẹ với thánh Giuse, làm căng thẳng mối quan hệ của Mẹ với cha mẹ, và đón nhận những lời dị nghị dèm pha của hàng xóm. Ai có thể tin rằng sự mang thai của Maria là “bởi thần khí”? Ai có thể tin rằng Maria vẫn còn trong trắng? Biết được cái giá phải trả cho quyết định này, nhưng Maria vẫn thưa “xin vâng”.

Tin vào sự thật

Mùa Vọng là mùa của niềm tin. Đức Maria , thánh Giuse và những người khác phải đặt niềm tin của các ngài vào những điều Thiên Chúa đã nói với các ngài, chứ không do những xúc cảm bên ngoài. Nếu Đức Maria chỉ đáp trả vì xúc cảm của mình, Mẹ có thể sẽ nói: “Điều này không thể đúng. Vì Thiên Chúa sẽ không bắt tôi làm những điều khó như thế”. Thánh Giuse có thể sẽ nói: “Tôi có quyền để kết hôn với một trinh nữ. Thiên Chúa không thể nói tôi đưa Maria về nhà làm vợ. Làm sao tôi có thể đặt tương lai của mình vào trong chỉ một giấc mơ?”

Lúc này tâm trí của Đức Maria thật bối rối. Khi phải đưa ra một quyết định, Mẹ đã thưa “xin vâng”. Mặc dù Mẹ không biết tất cả mọi chi tiết của vấn đề nhưng Mẹ vẫn đặt niềm tin tưởng vào những lời của sứ thần Gáp-ri-en. Thánh Giuse cũng bị bối rối như vậy. Tưởng tượng thánh nhân đã phải trăn trở suốt đêm và đấu tranh thật căng thẳng với giấc mơ của mình. Và cuối cùng, thánh nhân cũng đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa.

Thư Do Thái nói với chúng ta rằng: “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy” (Dt 11,1). Do sức mạnh ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta có thể nhận thức sự hiện diện của Thiên Chúa. Nhưng ân sủng đó không ép buộc chúng ta tin những điều đã được mạc khải cho chúng ta,. Lòng của chúng ta thấy những điều tốt Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta nhờ ân sủng của Ngài, và thúc đẩy chúng ta đón nhận Thiên Chúa là Đấng trung tín và tốt lành..

Thánh Tôma Aquinô khẳng định điều này khi ngài nói rằng đức tin sẽ chỉ cho chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chọn Thiên Chúa.: “Đức tin của chúng ta cho phép chúng ta thấy những sự tốt lành của Thiên Chúa, nó tẩy rửa tâm hồn chúng ta, và nó nói với chúng ta rằng nếu tách biệt khỏi Thiên Chúa chúng ta có thể bị đau khổ.

Mùa của Niềm Tin

Mùa Vọng là thời gian để chúng ta xin Thiên Chúa ban thêm đức tin cho mình. Đây là thời gian đặt sự nghi ngờ sang một bên và rao giảng rằng Đức Giêsu đến trần gian để giải thoát chúng ta khỏi tội. Đây là thời gian nhắc nhở cho mỗi người chúng ta rằng Người đã sống lại từ cõi chết và Người sẽ đến lần thứ hai để cho chúng ta được ở với Người mãi mãi. Đây là thời gian để mỗi người tin tưởng rằng Thiên Chúa rất yêu chúng ta. Đây là thời gian để nói rằng: “Lạy Chúa, con tin tưởng vào Ngài và con sững sờ trước tình yêu của Ngài. Xin hãy nâng đỡ đức tin yếu kém của con”.

Vì thế, chúng ta hãy dành thời gian dùng câu chuyện Giáng sinh trong tin mừng của thánh Luca để cầu nguyện. Chúng ta hãy xem xét những dòng tư tưởng trong câu chuyện đó và cố gắng tìm ra những điểm chính để củng cố và tăng thêm niềm tin cho mình. Chúng ta không chỉ liếc qua những câu chuyện này với tính cách sử thi nhưng hãy đi sâu vào để thấy được những điều chúng ta có thể khám phá. Chúng ta cũng hãy xin Chúa tuôn đổ ân sủng trên mỗi người và mỗi gia đình, giúp chúng ta gắn bó với Ngài hơn khi chúng ta kỷ niệm ngày sinh của Đấng Cứu Chuộc loài người trong Mùa Giáng sinh này.   

MN chuyển ngữ

 


Các bài viết mới hơn
     NHỮNG CÂU HỎI CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỂ LƯỢNG ĐỊNH LÒNG NHÂN ÁI - Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
     Ghanh Tỵ....... Cơn Khát Vô Cùng Của Nhân Loại - Lyeur Nguyễn
     Tuổi trẻ trong vòng vây của cơn cám dỗ - Giuse Phạm Đình Ngọc . SJ
     Nhà Là Nơi....... Lyeur Nguyễn
     ĐHY Tagle: 7 năm với Đức Phanxicô là một dụ ngôn về sự gần gũi của Thiên Chúa
     Dung Mạo của Lòng Thương Xót_Fr. Huynhquảng
     ĐỌC KINH THÁNH Một “bài tập thiêng liêng”_ Giuse NGUYỄN Văn Lộc, SJ
     GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2016
     SUY NIỆM 20 MẦU NHIỆM MÂN CÔI THEO Ý CHỈ KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
     100 Truyện tích Chuỗi Hạt Mân Côi - Nguồn gốc, lịch sử chuỗi hạt Mân côi, Kinh Mân côi

Các bài viết cũ hơn
     CHỦNG SINH PHAOLÔ BỘT: ANH HÙNG TRONG THỐNG HỐI
     LẠY CHÚA, XIN LẤY LÒNG NHÂN HẬU THƯƠNG XÓT CON
     LẠY CHÚA, XIN LẤY LÒNG NHÂN HẬU THƯƠNG XÓT CON
     PHÉP CÔNG THẲNG CỦA THIÊN CHÚA TỪ BI
     NGƯỜI KHÔN NGOAN ĐI THEO CON ĐƯỜNG ĐƯA LÊN SỰ SỐNG
     XIN CHO CON ĐƯỢC THAY ĐỔI CHÍNH CON. BBT sưu tầm
     HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN. Vinh Phúc
     EM CON ĐÂY.MMsj
     THÁNG MƯỜI LÀ THÁNG MÂN CÔI HAY THÁNG TRUYỀN GIÁO.BBT Sưu tầm
     LẦN HẠT MÂN CÔI CHUNG TRONG GIA ĐÌNH