Trang Chủ > Giáo Lý > Học Hỏi

Ý NGHĨA VÀ PHƯƠNG PHÁP CẦU NGUYỆN

 

Lm. Giuse Đinh Đức Đạo

 

cau nguyen 6.jpgĐề tài này quá quen thuộc đối với một bạn trẻ sống xác tín ơn gọi kitô của mình. Tuy nhiên, không phải vì thế mà có thể bỏ qua trong hành trình huấn luyện để sống trưởng thành ơn gọi kitô hữu, vì đây là bí quyết và suối nguồn của cuộc đời kitô trung thực và hạnh phúc. Đàng khác, cha ông thường nói: “Ôn cố nhi tri tân”. Ôn lại cái cũ thường hay khám phá ra những cái mới. “Cái mới” chúng ta kiếm tìm ở đây không nhất thiết phải là những điều chưa bao giờ biết, nhưng có thể là những điều vẫn biết, nhưng bây giờ biết cách mới, trong viễn tượng mới.

I.       Ý nghĩA vÀ vỊ thẾ cỦA viỆc cẦu nguyỆn trong đỜi sỐng CỦA KITÔ HỮU

1.      Tầm quan trọng của việc cầu nguyện trong đời sống của kitô hữu

a)     Ý nghĩa nền tảng của đời sống kitô hữu

Khi nói đến đời sống kitô, người ta thường nghĩ ngay đến các hoạt động, công việc phục vụ và những đóng góp. Những điều đó tuy rất quan trọng, nhưng chúng chỉ là kết quả hay nói cách tượng hình thì đó là những hoa, lá, cành. Còn gốc rễ thì ẩn lấp ở dưới mà nếu thiếu nó, thì những hoa, lá, cành có thể chỉ là đồ giả, hay nếu là đồ thật thì cũng giống như những đóa hoa người ta ngắt ra khỏi cành để cắm vào bình, đem biếu cha xứ trong những ngày lễ. Nhìn thì tuyệt đẹp, nhưng chỉ được ít ngày thì những đóa hoa và những cành lá héo đi và ủ rũ và cuối cùng thì người ta vất vào thùng rác.

Cái gốc rễ là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu hay trúng hơn thì phải nói: gốc rễ của cuộc đời kitô hữu là chính Chúa Giêsu mà trong cuộc gặp gỡ với Ngài, người kitô hữu đã hiểu và cảm nghiệm được Ngài là nguồn sống, là Đấng Cứu Độ và điều cốt tủy của cuộc đời kitô là sống thân mật với Ngài trong Tình Yêu Giao Ước. Bây giờ người kiô hữu khám phá ra, qua việc học hỏi giáo lý cũng như qua kinh nghiệm sống trong đời sống cá nhân và cộng đoàn đức tin, là cuộc đời sống trong Tình Yêu Giao Ước với Chúa Giêsu khác với cuộc sống không có Chúa Giêsu. Lý do căn bản thúc đẩy một kitô hữu trung thành trong Đức Tin và sẵn sàng chịu thiệt thòi, chịu đựng hy sinh không phải để làm một công việc, thực hiện một dự án, cho dù có tốt đẹp cách mấy đi nữa, nhưng chỉ vì đã gặp Chúa Giêsu trong cuộc đời và được Chúa kêu gọi và chinh phục. Như các môn đệ đầu tiên đã bỏ chài lưới và cha mẹ chỉ vì đã gặp Chúa và được Chúa chinh phục, các kitô hữu cũng thế, quyết định theo Chúa, sống cho Chúa chỉ vì đã được tình yêu Chúa chinh phục. Đấy chính là nguồn gốc và căn tính của người kitô hữu. Chính vì vậy, người kitô hữu là kiôt hữu khi có sức lực hoạt động hăng hái, nhưng vẫn còn là kitô hữu và vẫn cần thiết cho Giáo Hội và hữu ích cho mọi người, nếu bị bệnh tật không làm được việc gì.

b) Ý nghĩa và tầm quan trọng của Cầu Nguyện trong cuộc đời của kitô hữu

Trong đời sống Đức Tin, người kitô hữu làm nhiều việc gọi là cầu nguyện: dự lễ, lần hạt Mân Côi, hát Tôn Vương, tĩnh tâm, xưng tội… Đó là một số các hình thức cầu nguyện mà để hiểu rõ ý nghĩa, cần phải đọc câu định nghĩa của sách Giáo Lý GHCG như sau:  "Việc cầu nguyện kitô giáo là một tương quan giao ước giữa Thiên Chúa và con người trong Chúa Kitô" (GLCG 2564).

Như vậy, cầu nguyện chính là đời sống đức tin kitô nơi gốc rễ tận cùng hay cũng có thể nói: Cầu nguyện là nguồn mạch, là cách thức diễn tả và là môi trường để đời sống đức tin triển nở.  Vì cầu nguyện là giây phút sống và diễn tả Tình Yêu Giao Ước với Chúa, không thể có một đời sống đức tin sâu sa và trưởng thành nếu không có cầu nguyện.

2.      Điểm cốt yếu và những diễn tả căn bản của cầu nguyện

a)     Điểm cốt yếu và đòi hỏi căn bản của cầu nguyện

Nhìn cầu nguyện như mối “tương quan giao ước giữa Thiên Chúa và con người trong Chúa Kitô” thì cốt tủy của cầu nguyện là tình yêu và là Tình Yêu Giao Ước. Trong các mối tương quan tình yêu, nhất là tình yêu sâu đậm thì nhu cầu đầu tiên và cần thiết nhất là làm những gì người yêu thích. Vì thế, đòi hỏi căn bản của cầu nguyện là tìm biết và làm theo ý Chúa.

b)     Những diễn tả của cầu nguyện, Tình Yêu Giao Ước

Trong các kinh nghiệm tình nghĩa loài người, có thể lấy những kinh nghiệm tình yêu vợ chồng để giải thích Tình Yêu Giao Ước với Thiên Chúa.

TÌNH YÊU VỢ CHỒNG

 

CẦU NGUYỆN, TÌNH YÊU GIAO ƯỚC

1.      Hiện diện: nhớ nhau, nghĩ đến nhau ngày đêm. Hình ảnh của người yêu là

-    Sức mạnh nâng đỡ

-    Nguồn gợi hứng

-    Sức mạnh chi phối

T

Ì

N

H

 

1.      Cầu nguyện liên lỉ, làm mọi sự dưới ánh sáng của sự hiện diện của Chúa. Chúa là:

-    Sức mạnh nâng đỡ

-    Nguồn gợi hứng

-    Sức mạnh chi phối

2.      Gặp gỡ và trò truyện

-    Khen ngợi, nói lên lòng quí mến, cảm phục

-    Cám ơn

-    Xin giúp đỡ

-    Xin lỗi, làm hòa

-    Trò truyện, trao đổi, chia sẻ tâm tư để hiểu nhau, hiệp thông với nhau

Y

Ê

U

 

G

I

A

O

2.      Giờ kinh nguyện

-    Ngợi khen, thờ lạy Chúa

-    Tạ ơn Chúa

-    Xin ơn

-    Xin ơn tha tội

-    SUY NGẮM

3.      Ở bên nhau

Diễn tả sự dâng hiến chính mình, không bằng lời nói mà bằng sự hiện diện

Ư

C

3. Chiêm niệm

Hiện diện, hiệp nhất, dâng hiến

 

II.   HUẤN LUYỆN ĐỜI SỐNG CẨU NGUYỆN

1.      Hiểu rõ ý nghĩa và những yếu tố căn bản của cầu nguyện và tầm mức quan trọng trong đời sống của mỗi kitô hữu.

2.      Huấn luyện khả năng “đối thoại nội tâm”

3.      Lấy việc tìm kiếm và làm theo ý Chúa là chương trình sống..

4.      Uốn nắn con người: thắng lướt những trở ngại (cá nhân, tập thể, văn hóa), luyện tập những tâm tư, thái độ, thân xác thích hợp với sự cầu nguyện (huấn luyện tâm trí, tập tinh thần thinh lặng, tập làm chủ các bản năng, tình cảm…

5.      Giải đáp một số vấn nạn thường gặp trong đời sống cầu nguyện, chẳng hạn: Làm sao cầu nguyện khi có quá nhiều chia trí?

6.      Một vài cách thức cầu nguyện trợ giúp cho sự yếu đuối của bản tính nhân loại

a)     Tâm nguyện (Jesus Prayer, The Prayer of the Heart)

-        Ngồi thinh lặng, trong Đức Tin, biết là Chúa hiện diện và thương yêu

-        Thở đều, chậm, sâu

-        Lặp đi lặp lặp lại lời "tâm nguyện": "Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con tội lỗi". Cũng có thể đổi một câu tâm nguyện khác, chẳng hạn: “Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa”; “Lạy Chúa Giêsu, Chúa biết tất cả, Chúa biết con yêu Chúa”; “Lạy Chúa Giêsu, này con đây”. Lặp lặp lại với đức tin và lòng mến. Nếu chia trí, chỉ cần để chú ý lại và theo ý nghĩa câu tậm nguyện.

Cách thức cầu nguyện này giúp cho đời cầu nguyện trong nấc I và nấc III củaTtình Yêu Giao Ước.

b)         Chú mục (Mandala)

-        Ngồi thinh lặng

-        Thở đều, chậm, sâu

-        Chiêm ngắm Nhà Tạm hay Chúa Giêsu trên Thánh Giá và trong Đức Tin, biết là Chúa đang hiện diện và thương yêu

Cách thức cầu nguyện này giúp cho đời cầu nguyện trong nấc III của tình yêu giao ước.

c)         Suy niệm riêng tư Lời Chúa (Lectio Divina)

-        Kêu xin Chúa Thánh Thần

-        Đọc Lời Chúa: lắng nghe. Điều kiện căn bản ở đây là sự tự do nội tâm và tâm tình sẵn sàng.

-        Suy ngắm Lời Chúa: đọc đi đọc lại nhiều lần bản sách Thánh và suy niệm để hiểu sứ điệp của Chúa cho chính mình trong ơn gọi và trách nhiệm của mình.

-        Cầu nguyện: đáp lại lời mời gọi của Chúa đã hiểu được.

-        Chiêm niệm: yên nghỉ trong Chúa đang hiện diện và thương yêu.

-        Lấy ánh sáng Lời Chúa đã suy niệm áp dụng vào đời sống hằng ngày.

Cách thức cầu nguyện này giúp cho đời cầu nguyện trong nấc II của tình yêu giao ước

d)         Suy niệm Lời Chúa trong nhóm nhỏ (Collatio)

*  Diễn tiến giờ suy niệm

1.      Bắt đầu: làm dấu Thánh Giá

2.      Một người đã được chỉ định đọc bản Kinh Thánh đã được chọn trước

3.      Người hướng dẫn đọc những gợi ý cho việc suy niệm (đã được dọn trước)

4.      Một người khác đọc lại bản Kinh Thánh

5.      Sau ít phút suy niệm trong thinh lặng, mỗi người có thể nói lên chữ hay câu trong đoạn Kinh Thánh thấy được soi sáng và giải thích thêm những gì đã soi sáng cho mình.

6.      Mỗi người dâng một lời kinh cầu nguyện cho nhóm, hoặc cho một nhu cầu trong Giáo Hội và thế giới.

7.      Kết thúc bằng kinh Lạy Cha. Sau kinh Lạy Cha cũng có thể hát một bài kính Đức Mẹ.

* Điều kiện thiêng liêng

-        Thành tâm tìm kiếm ý Chúa cho cuộc sống mỗi người và của cộng đoàn

-        Tinh thần đơn sơ và khiêm nhượng trong việc chia sẻ để tránh cám dỗ “tỏ ra thông minh”, dạy bảo hay chỉ trích

-        Tình yêu chân thành đối với anh chị em dẫn đến chia sẻ vật chất cũng như tinh thần.

-        Tinh thần tự do trong việc chia sẻ: không cần phải nói nếu không có gì để chia sẻ.

Cách thức cầu nguyện này giúp cho đời cầu nguyện trong nấc II của tình yêu giao ước và xây đắp cộng đoàn giáo ước.

 

III.    Câu hỎi đỀ nghỊ đỂ chia sẺ trong nhóm

1.          Đã có bao giờ bạn suy ngắm hay chiệm niệm chưa?

2.          Bạn có muốn tập đọc lời nguyện tắt để giữ Chúa hiện diện trong cuộc đời của Bạn không?

3.          Ngoài việc tập đọc kinh và hát, bạn có bao giờ nghĩ đến việc tìm kiếm và làm theo ý Chúa không?

 

 


Các bài viết mới hơn
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN: ĐÂU LÀ TÔN GIÁO ĐÍCH THỰC MANG LẠI HẠNH PHÚC CHO CON NGƯỜI. Lm. Đan Vinh
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN. Lm. Đan Vinh
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN: VỀ SỰ TIỀN ĐỊNH CỦA THIÊN CHÚA VÀ VỀ TỘI LỖI CỦA CON NGƯỜI. Lm. Đan Vinh
     Đối Thoại Năm Đức Tin: TÔN GIÁO VÀ CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ. LM ĐAN VINH - HHTM
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN: VỀ GIÁO LÝ VÀ NHÂN ĐỨC CỦA TÔN GIÁO. LM ĐAN VINH - HHTM
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ ĐỨC TIN. Lm. Đan Vinh
     Danh từ “lời chứng” (marturia) và động từ “làm chứng” (martureô) trong Tin Mừng Gio-an. Lm. Giuse Minh Thông
     TRỞ LẠI VÀ THAY ĐỔI NẾP SỐNG(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
     ĐỐI THOẠI NĂM ĐÚC TIN VỀ GIÁ TRỊ CỦA SỰ CẦU NGUYỆN - Lm. Đan Vinh
     Đối thoại năm đức tin: THIÊN CHÚA CÔNG BẰNG NHÂN TỪ VÀ HÌNH PHẠT HỎA NGỤC. Lm. Đan Vinh

Các bài viết cũ hơn
     SỰ PHẠM GIÁO LÝ DỰ TÒNG & HÔN NHÂN - Stephano Nguyễn Văn Đậu
     Bài 1 : BẠN CÓ TÔN GIÁO ?