Trang Chủ > Truyền Giáo > Tài Liệu Khác

KHƠI ĐỘNG Ý THỨC TRUYỀN GIÁO NƠI CÁC TRẺ EM

... Hồi ấy là niên khóa 1938-1939. Tôi đang học lớp 11 nơi trường trung học Sainte-Odile ở Lambersart thuộc giáo phận Lille ở miền Bắc nước Pháp. Năm ấy nữ tu Marie-Alphonsine bảo tất cả chúng tôi khi đến lớp thì mang theo một cái vỏ khô của quả hồ đào, một ít ruột bánh mì, một que diêm đã sử dụng và một tờ giấy phiến mỏng để quấn thuốc hút.

Nữ tu đề nghị mỗi người chúng tôi nhồi ruột bánh mì vào nửa cái vỏ khô rồi cắm vào chính giữa cái que diêm. Sau đó lấy tờ giấy phiến mỏng gấp đôi làm thành hình tam giác rồi gắn lên cái que diêm. Khi công việc hoàn tất, chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau và tự hỏi công trình nhỏ bé này có ý nghĩa gì?

Nữ tu Marie-Alphonsine âu yếm nhìn chúng tôi rồi long trọng giải thích.

Các em hãy tưởng tượng tất cả các vỏ khô này giống như những con thuyền nhỏ-bé mong-manh được đặt vào đại dương mênh mông trong một ngày có sóng to gió lớn .. Và thực tế đang xảy ra như vậy. Chính ngày hôm nay, một số các nữ tu giống như Dì đây, sẽ bước lên chiếc tàu - mong manh như nửa cái vỏ khô bé nhỏ này - trên biển cả mênh mông. Các nữ tu ra đi mang Tin Mừng của Đức Chúa Giêsu Kitô đến các xứ sở xa xôi để loan truyền cho các bậc làm Cha làm Mẹ và các trẻ em, vì họ chưa được hồng phúc biết Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ nhân loại. Đây cũng chính là lệnh truyền mà Chúa Giêsu Kitô trao phó cho mỗi một người trong chúng ta. Các em và Dì, chúng ta không ra đi truyền giáo, chúng ta không liều mất mạng sống, nghĩa là mạng sống của chúng ta không bị lâm nguy, nhưng chúng ta có thể nhớ đến các Nữ Tu Thừa Sai ấy. Chúng ta có bổn phận tháp tùng các Nữ Tu Thừa Sai bằng lời cầu nguyện của chúng ta. Rồi chúng ta cũng có thể nhắc nhở Sứ Điệp Tin Mừng Cứu Rỗi của Chúa Giêsu Kitô cho những người sống chung quanh chúng ta.

Kể từ giây phút trọng đại ấy, sau những lời nhắn nhủ của Nữ Tu Marie-Alphonsine, tôi cảm thấy mình là nhà truyền giáo. Và nếu ngày hôm nay tôi muốn nhắc lại - sau hơn 70 năm trôi qua - chính là vì tôi nhận ra các điểm cần thiết sau đây:

- Không bao giờ cho là còn quá sớm để có thể mời gọi các trẻ em khám phá ra ý nghĩa đích thật của danh từ truyền giáo.

- Các nhà giáo và các giáo lý viên là những người được đặc biệt mời gọi phải luôn nhớ rằng mình có nhiệm vụ khơi nguồn ý thức truyền giáo nơi các trẻ em.

- Các dịch vụ hợp tác truyền giáo được đề ra chính là để giúp cho tất cả các tín hữu Công Giáo - không trừ ai - có thể chu toàn bổn phận truyền giáo bằng cách tham gia vào các sinh hoạt truyền giáo. Các dịch vụ truyền giáo cống hiến cho các tín hữu các tài liệu, các phương tiện linh hoạt truyền giáo và các kinh nguyện cầu cho công cuộc truyền giáo, thích nghi với mọi lứa tuổi.

- Hội Nhi Đồng Truyền Giáo là một trợ giúp trường kỳ cổ võ ý thức truyền giáo nơi các trẻ em. Thật tuyệt đẹp biết bao!

Chứng từ của bà Marie-Hélène Duthoit tín hữu Công Giáo Pháp.

 (“Église de Lille” Revue Diocésaine, Bimensuel, 1er Octobre 2011, trang 17)




 

 


Các bài viết mới hơn
     NHỮNG CÂU HỎI CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỂ LƯỢNG ĐỊNH LÒNG NHÂN ÁI - Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
     Ghanh Tỵ....... Cơn Khát Vô Cùng Của Nhân Loại - Lyeur Nguyễn
     Tuổi trẻ trong vòng vây của cơn cám dỗ - Giuse Phạm Đình Ngọc . SJ
     Nhà Là Nơi....... Lyeur Nguyễn
     ĐHY Tagle: 7 năm với Đức Phanxicô là một dụ ngôn về sự gần gũi của Thiên Chúa
     Dung Mạo của Lòng Thương Xót_Fr. Huynhquảng
     ĐỌC KINH THÁNH Một “bài tập thiêng liêng”_ Giuse NGUYỄN Văn Lộc, SJ
     GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2016
     SUY NIỆM 20 MẦU NHIỆM MÂN CÔI THEO Ý CHỈ KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
     100 Truyện tích Chuỗi Hạt Mân Côi - Nguồn gốc, lịch sử chuỗi hạt Mân côi, Kinh Mân côi

Các bài viết cũ hơn
     BÀI CẢM ƠN CỦA CHA TRƯỞNG BAN LOAN BÁO TIN MỪNG GP XUÂN LỘC NGÀY HỌP MẶT TÂN TÒNG.
     Nhóm Bạn Người Samari Nhân Hậu
     QUỲ XUỐNG CẦU NGUYỆN
     "CHÍNH NHỜ LỜI CẦU NGUYỆN MÀ TÔI ĐƯỢC CỨU THOÁT..."
     ĐỨC TIN – LỜI MỜI GỌI CỦA THIÊN CHÚA VÀ TIẾNG ĐÁP TRẢ CỦA CON NGƯỜI
     “CHIA RẼ VÀ HIỆP THÔNG” – “SỰ THẬT VÀ DỐI TRÁ” TRONG THƯ THỨ NHẤT GIOAN. Jos Lê Minh Thông
     VẠN TUẾ VUA GIÊSU. An-tôn Lương Văn Liêm
     NGUYỆN CẦU. Antôn Lương Văn Liêm
     PHÁT TRIỂN VÀ XỬ DỤNG LÝ TRÍ TRONG ĐỜI SỐNG TU TRÌ. Lm. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả
     SỐNG NGÀY CUỐI ĐỜI