Trang Chủ > Tin Giáo Hội > Giáo Hội Toàn Cầu

Bài Giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô

trong Buổi Hát Kinh Chiều Kết Thúc Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhất của Giáo Hội

            "Vậy có lẽ Đức Kitô bị phân chia sao?" (1Cr 1, 13). Đó là lời kêu gọi mạnh mẽ của Thánh Phaolô ở ngay đầu Thư Thứ Nhất của Ngài gửi tín hữu tại Corintô, và lời này vang lại trong Phụng vụ chiều hôm nay, được chọn bởi một nhóm các Kitô Hữu tại Canađa như là điểm gợi ra cho chúng ta suy tư trong Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhất năm nay.

            Thánh Tông đồ đã nhận ra, với nỗi buồn bã lớn lao, khi mà các Kitô Hữu tại Corinto bị chia rẽ thành nhiều bè phái khác nhau. Có người quả quyết: "Tôi thuộc nhóm ông Phaolô"; người khác nói: "Trái lại tôi thuộc nhóm ông Apollo"; người khác lại nói: "Trái lại tôi thuộc nhóm ông Kêpha"; và sau cùng cũng có người chủ trương: "Tôi thuộc về Đức Kitô" (xem câu 12). Làm sao lại có người chú ý làm cho mình thuộc về Đức Kitô, mà có thể tự vênh vang là thuộc Phaolô, khi họ dùng Tên của Đấng Cứu Thế duy nhất để tự làm cho mình xa những người anh em ở bên trong cộng đoàn. Nói cách khác, kinh nghiệm đặc biệt của mỗi người, việc hướng về một vài nhân vật có thế giá trong cộng đoàn, trở nên thước đo cho phán đoán về đức tin của người khác.

            Trong hoàn cảnh chia rẽ này, Phaolô khuyên nhủ các Kitô tại Corintô, nhân danh Chúa chúng ta Đức Giêsu Kitô", tất cả hãy ăn ở trong tình hiệp nhất khi nói năng, để giữa họ không có những mối chia rẽ, trái lại sống trong sự hiệp nhất trọn vẹn về tư tưởng và cảm nghiệm (xem câu 10). Tình hiệp thông mà Tông Đồ gợi ra, không thể là hoa trái của các chiến lược con người. Sự hiệp thông toàn vẹn giữa anh chị em, quả thế, chỉ có thể có được trong tư tưởng và tâm tình của Đức Kitô (xem Pl 2, 5). Chiều hôm nay, trong khi chúng ta hợp nhau nơi đây trong buổi cầu nguyện này, chúng nhận ra rằng, Đức Kitô, là Đấng không thể bị chia rẽ, muốn lôi kéo chúng ta về với mình, về với các tâm tình của trái tim của Ngài, về với việc phó thác trọn vẹn và tín thác trong bàn tay của Chúa Cha, hướng về sự từ bỏ tận căn chính mình vì tình yêu thương nhân loại. Chỉ Ngài có thể là nguyên lý, là căn cớ, là tác động của sự hiệp nhất giữa chúng ta.

            Trong khi chúng ta gặp nhau trước thánh nhan Ngài, chúng ta còn ý thức hơn nữa rằng chúng ta không thể nào coi các mối chia rẽ trong Giáo Hội như là một hiện tượng trong một vài cách thế tự nhiên nào đó, không thể nào tránh được đối với mọi hình thức của đời sống tập đoàn. Các chia rẽ của chúng ta làm tổn thương thân thể của Ngài, làm tổn thương chứng tá mà chúng ta được mời gọi để tỏ ra trong thế giới. Sắc lệnh của Công Đồng Chung Vatican II về Đại Kết, khi lấy lại bản văn của Thánh Phaolô mà chúng ta suy niệm, đã xác quyết một cách thật ý nghĩa: "Từ Đức Kitô là Chúa, Giáo Hội được xây dựng là một và duy nhất, cho dù nhiều sự hiệp thông Kitô Hữu đề nghị chính mình cho con người, gia sản chính của Chúa Giêsu Kitô. Quả thực tất cả sát nhập vào như là môn đệ của Chúa Kitô, nhưng có những quan điểm khác nhau và bước đi qua những nẻo đường khác nhau, như thể chính Đức Kitô bị phân chia ra". Và do đó Công Đồng nói thêm: "Sự chia rẽ như thế không chỉ cho thấy rõ ràng là đi ngược lại ý muốn của Đức Kitô, nhưng lại là gương xấu cho thế giới, làm hại công việc thánh thiện hơn hết: việc rao giảng Phúc Âm cho mọi tạo vật" (Sắc lệnh về Hiệp nhất Unitatis redintegratio, 1). Tất cả chúng ta bị làm tổn thương vì các chia rẽ. Tất cả chúng ta không muốn trở nên một gương xấu. Và vì thế tất cả chúng ta cùng đồng hành với nhau, trong tình huynh đệ, trên hành trình tiến về hiệp nhất, khi làm nên sự hiệp nhất ngay cả trong cuộc hành trình, sự hiệp nhất đó đến từ Chúa Thánh Thần và đem lại cho chúng ta một tính chất đặc thù, mà chỉ Chúa Thánh Thần mới có thể đem lại: sự khác biệt được hòa giải. Chúa chờ đợi tất cả chúng ta, đồng hành với chúng ta, cùng tất cả chúng ta trong hành trình hiệp nhất này.

            Các Bạn thân mến, Đức Kitô không thể bị phân rẽ! Thực tại chắc chắn này phải khích lệ chúng ta và nâng đỡ chúng ta tiếp tục với sự khiêm nhường và tín thác trên hành trình tiến về việc làm vững chắc lại sự hiệp nhất trọn vẹn hữu hình giữa những người tin vào Đức Kitô. Trong giờ phút này Tôi muốn nghĩ tới hoạt động của Chân Phước Gioan XXIII và Chân Phước Gioan Phaolô II. Cả hai đã nuôi dưỡng tới mức trưởng thành từ lâu hành trình riêng của đời sống của các Ngài, ý thức về những gì khẩn thiết cho vấn đề hiệp nhất và, một khi được chọn là Giám Mục của giáo phận Rôma, các Ngài đã hướng dẫn, một cách quyết định, toàn thể đoàn dân công giáo trên các nẻo đường của việc đại kết: Đức Giáo Hoàng Gioan khi mở ra những con đường mới như là những con đường không ai nghĩ tới trước, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi đề ghị cuộc đối thoại đại kết như là chiều kích thông thường và không thể bị loại ra khỏi đời sống của mọi Giáo Hội địa phương. Với các Ngài, Tôi liên kết cả Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, một vị chủ xướng vĩ đại khác của cuộc đối thoại, mà chúng ta đang nhắc lại, chính trong những ngày này chúng ta kỷ niệm 50 năm, cái ôm hôn lịch sử tại Giêrusalem với Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Constantinopoli Atenagora.

            Hoạt động của các Vị Giáo Hoàng này đã làm cho thấy rằng chiều kích đối thoại đại kết phải trở nên một khía cạnh chính yếu trong tác vụ của Giám Mục Roma, như là điều mà ngày nay người ta không thể hiểu trọn vẹn tác vụ của Phêrô, nếu không bao gồm vào trong đó việc mở ra để đối thoại với tất cả những người tin vào Đức Kitô. Chúng ta cũng có thể nói rằng hành trình đại kết cho phép đào sâu việc hiểu biết tác vụ của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và chúng ta phải có sự tín thác, tiếp tục hành động trong ý hướng này ngay cả trong tương lai. Trong khi chúng ta nhìn lại với lòng biết ơn, các bước tiến mà Chúa đã cho chúng ta thực hiện, dù không giấu giếm các khó khăn mà hôm nay việc đối thoại đại kết đã trải qua, chúng ta cầu xin để tất cả có thể mặc lấy những tâm tình, của Đức Kitô, để có thể bước đi hướng về sự hiệp nhất Ngài đã muốn. Và cùng đi với nhau đã là thực hiện việc hiệp nhất!

            Trong bầu khí cầu nguyện để xin ơn hiệp nhất này, Tôi muốn bày tỏ các lời chào thăm chân thành và huynh đệ tới Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Gennadios, Đại diện của Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Đại Kết, xin gửi tới Ngài David Moxon, Đại diện ở Roma của Đức Tổng Giám Mục Canterbury, và tất cả các Vị Đại diện của các Giáo Hội khác nhau và các cộng đoàn, đến đây chiều nay. Với hai Chư Huynh này, Đại diện tất cả, chúng ta đã cầu nguyện tại Mộ Thánh Phaolô và chúng ta nói với nhau: "Chúng ta hãy cầu nguyện để xin Ngài giúp chúng ta trong hành trình này, trong hành trình hiệp nhất, yêu thương, khi thực hiện hành trình hiệp nhất". Sự hiệp nhất sẽ không đến như một phép lạ sau cùng: sự hiệp nhất đến trong hành trình, mà chính Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Nếu chúng ta không cùng nhau tiến bước, nếu chúng ta không cầu nguyện cho nhau, người này cầu nguyện cho người khác, nếu chúng ta không cộng tác với nhau trong biết bao nhiều sự việc mà chúng ta có thể làm trong thế giới này cho Dân của Thiên Chúa, thì sự hiệp nhất sẽ không đến! Sự hiệp nhất thực hiện trong hành trình này, trong mỗi bước đi, và không phải chúng ta làm ra: chính Chúa Thánh Thần làm ra, Đấng nhìn tới thiện chí của chúng ta.

            Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu, Đấng đã làm cho chúng ta nên phần thân thể sống động của Ngài, để Ngài gìn giữ chúng ta cách sâu xa được hiệp nhất với Ngài, xin Ngài giúp chúng ta lướt thắng các cuộc tranh chấp, các sự chia rẽ của chúng ta, các mối ích kỷ của chúng ta; và chúng ta nhớ rằng sự hiệp nhất luôn ở trên các sự tranh chấp! Và xin Ngài giúp chúng ta hiệp nhất với nhau, người này với người khác do một sức mạnh duy nhất, sức mạnh của tình yêu, mà Chúa Thánh Thần đổ vào con tim của chúng ta (xem Rm 5, 5). Amen.

(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến ngày 25-01-2014. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 26-01-2014).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Các bài viết mới hơn
     “Thánh Thể là sức mạnh của tôi”: câu chuyện của sơ Alicia Torres_ Sr. Bernadette M. Reis, fsp
     ĐTC Phanxicô: Trong Thánh Thể Chúa Giêsu nuôi dưỡng và cho chúng ta no thoả nhờ sự hiện diện của Người_ Nt. Hồng Thủy - Vatican News
     Đức Thánh Cha: Nhà giáo dục đích thực là người biết đồng hành, lắng nghe và đối thoại_Ngọc Yến - Vatican News
     Tiếp kiến chung 20/04: Sự thảo kính đối với người già_Vatican News
     Vài ngộ nhận đối với lập trường của Đức Thánh Cha về chiến tranh_G. Trần Đức Anh O.P
     Lễ Phục sinh ở Myanmar, Đức Hồng y Bo: Nơi thờ phượng bị ảnh hưởng, nhưng Giáo hội vẫn đứng vững_Vatican News
     Bạn trẻ cùi Robert Naoussi “dọn đường lên trời” cho người khác_Ngọc Yến - Vatican News
     Thứ Sáu Tuần Thánh - chứng tá tha thứ cho kẻ giết con mình_Ngọc Yến - Vatican News
     Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi_Vatican News
     ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân cho các tù nhân tại nhà tù ở Civitavecchia_Nt. Hồng Thủy - Vatican News

Các bài viết cũ hơn
     Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và chúc Tết Nguyên Đán
     Đức Thánh cha tiếp kiến Tổng Thống Pháp
     Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế Giới truyền thông xã hội lần thứ 48
     “Năm châu Âu chống nạn phung phí thực phẩm”
     Bài Huấn Dụ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Buổi Triều Yết Chung thứ tư ngày 15-01-2014
     Sống Như Người Môn Đệ Của Con Chiên Thiên Chúa
     Ai thương xót ta, nếu ta không biết thương xót chính mình?
     Đức Thánh Cha tố giác những tư tế hư hỏng
     Bí tích Rửa Tội vạch ra con đường đức tin và tình bác ái
     Bài Huấn dụ của Đức Thánh Cha Phanxicô trước Kinh Truyền Tin - Angelus