Bài
Giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô
trong
Thánh Lễ cử hành
Ngày
Các Giáo Lý Viên nhân dịp Năm Đức Tin
1. "Khốn cho những kẻ sống yên ổn tại Sion và sống
an nhiên tự tại . . . Chúng nằm dài trên giường ngà . . . " (Am 6, 1. 4), họ ăn, uống, ca hát, giải trí
và không lo tới các vấn đề của người khác.
Các lời của Ngôn sứ Amos này thật cứng rắn, nhưng chúng đặt chúng ta đề
phòng khỏi nguy hiểm mà chúng ta có thể rơi vào. Sứ giả của Thiên Chúa tố cáo
điều gì, đặt trước mắt các người đồng thời và cả chúng ta ngày nay điều gì? Đó
là nguy cơ sống dễ dãi, với tiện nghi, theo thói thế gian trong cuộc sống và
trong lòng mình, đặt làm trung tâm những gì cho chúng ta những thoải mái. Đó
cũng chính là kinh nghiệm của người giầu có trong Bài Phúc Âm, là người ăn bận
lượt là và hằng ngày tổ chức yến tiệc linh đình sang trọng, điều này là quan
trọng cho người giầu có. Người nghèo khó ở ngoài cửa của ông và không có gì để
ăn cho hết đói. Đó không phải là việc của ông giầu có này, không liên hệ gì tới
ông ta. Nếu sự việc, tiền của, cuộc sống theo thế tục trở nên trung tâm của đời
sống gắn liền với chúng ta, chiếm hữu lấy chúng ta và chúng ta mất đi chính căn
tính của chúng ta là con người: Anh Chị Em hãy nhìn cho kỹ, người giầu có của
Phúc Âm không có tên nào, ông chỉ là một "người giầu có". Các sự vật, nghĩa là những gì ông có, là dung
nhan của ông, không có gì khác cả. Nhưng chúng ta thử hỏi chính mình: Làm sao
điều này xẩy ra được? Làm sao con người, có lẽ cả chúng ta nữa, chúng ta cũng
rơi vào nguy hiểm nơi chính mình, đặt sự an toàn của chúng ta trong các sự vật,
mà sau cùng, chúng ăn cắp cả khuôn mặt nơi chúng ta, bộ mặt con người của chúng
ta phải không? Điều này xẩy ra khi chúng ta mất đi ký ức về Thiên Chúa (nhấn
mạnh là của tôi). "Vô phúc cho
những kẻ vô tư tại Sion", Ngôn sứ Amos đã nói như thế. Nếu thiếu ký ức về Thiên Chúa, tất cả sẽ biến đi, tất
cả sẽ đi vào "cái tôi", vào
cái nhàn hạ của tôi. Sự sống, thế giới, người khác, mất đi sự hiện hữu, không
còn ý nghĩa gì cả, tất cả sẽ thu hẹp vào chỉ một chiều kích: là "có". Nếu chúng ta mất đi ký ức về Thiên Chúa, cả chính chúng ta
cũng mất đi sự hiện hữu, cả chúng ta cũng trống rỗng, chúng ta mất đi bộ mặt
của chúng ta như người giầu có trong
Phúc Âm! Ai chạy theo sự hư không, thì chính họ trở nên hư không - một ngôn sứ
khác, ông Giêrêmia cũng đã nói như thế (xem Gr
2, 5). Chúng ta được làm nên theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, không phải
theo hình ảnh và giống hình ảnh của sự vật và các ngẫu tượng.
2. Vậy, Anh Chị
Em hãy coi, Tôi tự hỏi: Giáo Lý viên là
ai? Là người giữ gìn và nuôi dưỡng ký
ức về Thiên Chúa; giữ gìn ký ức này trong chính mình và biết làm sống lại
ký ức này nơi người khác. Điều này tuyệt đẹp: làm ra ký ức về Thiên Chúa, như Đức Trinh Nữ Maria, Đấng, trước hành động
cao cả của Thiên Chúa trong đời sống của Mẹ, đã không nghĩ tới vinh dự, thế
giá, của cải giầu có, Mẹ không đóng kín trong chính mình. Trái lại, sau khi đã
chấp nhận lời loan báo của Thiên Thần và đã thụ thai Con Thiên Chúa, Mẹ đã làm
gi? Mẹ ra đi, đến với người họ hàng già nua Elisabeth, ngay cả bà này cũng đã
thụ thai, để giúp bà; và trong cuộc gặp gỡ với bà, thì hành động thứ nhất là ký ức về hành động của Thiên Chúa, về sự
trung thành của Thiên Chúa trong đời sống của Mẹ, trong lịch sử của Dân của Mẹ,
trong lịch sử của chúng ta: "Linh
hồn tôi ngợi khen Chúa . . . vì Chúa đã
đoái nhìn tới phận hèn tôi tớ Chúa . . .
từ đời nọ tới đời kia lòng thương xót của Ngài" (Lc 1, 46. 48. 50). Đức Maria có ký ức về Thiên Chúa. Trong bài ca này
của Mẹ Maria, cũng có ký ức về lịch sử của riêng Mẹ, lịch của Thiên Chúa với
Mẹ, chính kinh nghiệm của Đức Tin. Và như thế bao gồm chính ký ức của lịch sử của
Thiên Chúa với chúng ta, ký ức về cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa là Đấng khởi động
trước, là Đấng tạo dựng và cứu rỗi, là Đấng biến đổi; Đức Tin là ký ức của Lời
của Thiên Chúa làm cho con tim nóng lên, ký ức về các hành động cứu rỗi của
Thiên Chúa qua đó Ngài ban sự sống cho chúng ta, Ngài thanh luyện chúng ta,
Ngài chữa lành chúng ta, Ngài muôi dưỡng chúng ta. Giáo Lý Viên chính là một Kitô Hữu đặt lý ức này để phục vụ việc
loan báo; không phải để làm cho người ta thấy mình, không phải để nói về chính
mình, nhưng để nói về Thiên Chúa, về tình yêu của Ngài, về lòng trung thành của
Ngài. Nói và truyền đạt tất cả những gì Thiên Chúa đã mặc khải, nghĩa là giáo
huấn trong cái trọn vẹn của nó, mà không cắt xén cũng như không thêm gì vào.
Thánh Phaolô nhắc nhở cho người môn đệ của mình và người cộng tác của mình là
Timothêô nhất là điều này: Con hãy nhớ, hãy nhớ Chúa Giêsu Kitô, sống lại từ
cõi chết (xem 2Tm 2, 8-9). Nhưng
Thánh Tông Đồ có thể nói điều này bởi vì chính Ngài, trước tiên, đã nhớ Đức
Kitô, là Đấng đã gọi Ngài, khi Ngài còn là kẻ bắt bớ các Kitô Hữu, Chúa đã đụng
tới Ngài và biến đổi Ngài với Ơn sủng của Ngài. Vậy Giáo Lý Viên là một Kitô Hữu mang trong mình ký ức về Thiên Chúa, để cho mình được hướng dẫn bởi ký ức về Thiên Chúa trong suốt cuộc đời
của họ, và là người biết đánh thức ký ức này trong con tim của người khác. Và
đây là một điều đòi hỏi dấn thân! Họ dấn thân trong suốt cả cuộc đời của họ.
Chính Sách Giáo Lý cho biết là nếu
không có ký ức về Thiên Chúa, ký ức
về hành động của Thiên Chúa trong lịch sử, về việc Thiên Chúa tự làm cho mình
nên gần gũi chúng ta trong Đức Kitô, hiện diện trong Lời của Chúa, trong các Bí
Tích, trong Giáo Hội của Chúa, trong tình yêu của Ngài sao? Các Giáo Lý Viên thân mến, Cha hỏi các
Con: chính chúng ta có là ký ức về Thiên
Chúa không? Chúng ta có đích thực như người tuần canh đánh thức nơi người
khác ký ức về Thiên Chúa, là Đấng làm
nóng con tim, không?
3. "Khốn
cho những người vô tâm tính không suy nghĩ tại Sion", Ngôn sứ nói. Đâu là
con đường phải đi qua để không phải là những "người không biết suy nghĩ", họ đặt an toàn của mình trong
chính mình và trong sự vật, nhưng con người nam nữ có ký ức về Thiên Chúa
không? Trong Thư thứ hai gửi ông Timothêô, Thánh Phaolô cho một vài chỉ dẫn có
thể cho nhận ra hành trình của Giáo Lý
Viên, hành trình của chúng ta: hướng về sự công chính, lòng đạo đức, Đức
Tin, đức ái, sự kiên nhẫn, hiền dịu (xem 1Tm
6, 11). Giáo Lý Viên là người
của ký ức về Thiên Chúa nếu họ có một
mối liên hệ kiên trì, sống động với Chúa và với người thân cận; nếu họ là người
của Đức Tin, là người thực sự thách đố với Thiên Chúa và đặt nơi Ngài sự an
toàn của mình; nếu họ là người của đức ái, của tình thương yêu, là người nhìn
tất cả mọi người như anh chị em; nếu họ là người của sự kiên nhẫn, của kiên
trì, biết đương đầu với các khó khăn, các thử thách, các thất bại, với sự thanh
thản và niềm hy vọng nơi Chúa; nếu họ là người dịu hiền, có khả năng hiểu biết
và giầu lòng xót thương.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa để tất cả chúng ta là những người nam và nữ
biết giữ gìn và nuôi dưỡng ký ức về Thiên Chúa trong đời sống của họ và biết
khơi dậy ký ức đó trong con tim của người khác. Amen.
(Dịch
theo nguyên bản tiếng Ý do Phong Báo Chí của Tòa Thánh phổ biến ngày
29-09-2013. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 29-09-2013).
Trong Thánh Lễ này có sự hiện diện của Đức Thượng
Phụ Giáo Chủ Youhanna X, Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp của Antiochia
và cả vùng Đông Phương. Có 600 vị Đồng tế với Đức Thánh Cha Phanxicô.