Trang Chủ > Tin Giáo Hội > Giáo Hội Toàn Cầu

Bài Huấn dụ của Đức Thánh Cha Phanxicô

cho các Thành Viên của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế

ngày 06-12-2013

Anh Chị Em thân mến,

Tôi vui mừng tiếp đón Anh Chị Em và chân thành chào thăm Anh Chị Em sau cuộc Họp Đại Hội của Anh Chị Em. Tôi cám ơn Đức Cha Chủ Tịch Muller, vì các lời Ngài nói với Tôi nhân danh Quý Vị. Cuộc gặp gỡ này cho Tôi cơ hội để cám ơn Quý Vị, vì công việc mà Quý Vị đã thực hiện trong vòng 5 năm nay, và vì đã xác quyết lại tầm quan trọng của việc phục vụ trong Giáo Hội của các nhà thần học cho cuộc sống và sứ mệnh của Lời của Thiên Chúa.

Như Quý Vị đã đã quả quyết trong văn kiện mới đây "Thần học hôm nay: các dự án, nguyên lý, tiêu chuẩn", thần học là khoa học và là sự khôn ngoan. Đó là khoa học, và như là khoa học, Thần học xử dụng tất cả các nguồn năng lực của lý trí được soi sáng bởi đức tin, để đi sâu vào việc hiểu biết mầu nhiệm của Thiên Chúa được mặc khải trong Đức Giêsu Kitô. Và nhất là vì đó là sự khôn ngoan : ở trường học của Đức Trinh Nữ Maria, Người đã "giữ lại tất cả mọi điều, mà suy nghĩ trong lòng mình" (Lc 2, 19), nhà thần học sẽ tìm để đưa ra ánh sáng sự duy nhất của kế đồ yêu thương của Thiên Chúa và dấn thân để bày tỏ ra, làm sao chân lý đức tin nên duy nhất, có cơ cấu, được trình bày xếp đặt một cách hài hòa. Ngoài ra, với nhà thần học, họ có bổn phận "lắng nghe một cách chăm chú, phân định và giải thích các ngôn từ khác nhau của thời đại chúng ta, và biết phán đoán các điều đó dưới ánh sáng của Lời Thiên Chúa, để chân lý được mặc khải luôn được hiểu thấu cho tới tận cùng, hoặc được hiểu cách tốt hơn và có thể được trình bày theo hình thức thích hợp hơn" (Công đồng chung Vatican II, Hiến chế mục vụ Vui mừng và hy vọng, 44). Các nhà thần học, vì thế, là các "người tiên phong" - điều này thật quan trọng cũng vì một đôi lần người ta có thể nghĩ rằng họ phải ở lại sau, trong trại lính . . .  Không, họ ở tiền tuyến! Cuộc đối thoại của Giáo Hội với các nền văn hóa là một cuộc đối thoại, cùng lúc mang tính cách phê bình và nhân từ, là điều phải trợ giúp việc tiếp nhận Lời của Thiên Chúa từ phía con người "của mọi dân tộc, mọi chủng tộc, một dân nước và ngôn ngữ" (Kh 8, 9).

Ba đề tài hiện thời đang làm Quý Vị quan tâm được lồng vào trong viễn tượng này. Việc suy tư của Quý Vị về các mối tương quan giữa độc thần và việc dùng bạo lực, chứng tỏ Mặc Khải của Thiên Chúa thực sự làm nên Tin Mừng cho tất cả mọi người. Thiên Chúa không phải là sự đe dọa cho con người! Đức Tin vào Thiên Chúa và 3 lần thánh, không là và không bao giờ có thể là nguồn phát sinh ra bạo lực và thái độ không khoan dung. Trái lại, đặc tính của đức tin thuộc trí thức một cách rất cao, trao cho thần học một chiều kích phổ quát, có khả năng kết hợp con người có thiện chí. Đàng khác, Mặc Khải toàn vẹn của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô thực ra làm cho người ta không thể chạy đến với bạo lực "nhân danh Thiên Chúa". Chính vì việc thần học từ khước bạo lực, để có thể thắng sự dữ bằng sự lành, với máu chảy ra trên Thánh Giá, mà Chúa Giêsu đã hòa giải con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau.

Đó chính là sự an hòa ở giữa suy tư của chúng ta về giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Điều này nhắm tới việc diễn ra cách cụ thể trong đời sống xã hội, tình yêu của Thiên Chúa cho con người, được tỏ bày ra nơi Chúa Giêsu Kitô. Vì thế người ta hiểu tại sao giáo huấn xã hội luôn đặt rễ sâu trong Lời của Thiên Chúa, được đón nhận, được cử hành và được sống trong Giáo Hội. Chính là vì Giáo Hội buộc phải sống, trước tiên nơi chính mình, sứ điệp xã hội đó, sứ điệp mà Giáo Hội đem ra trong thế giới. Các mối liên lạc huynh đệ giữa các tín hữu, quyền bính, như là sự phục vụ, việc chia sẻ với người nghèo: tất cả các nét này, làm ra nét đặc biệt của đời sống của Giáo Hội ngay từ nguồn cội của mình, có thể và phải làm nên một mẫu mực sống và hấp dẫn cho các cộng đoàn nhân loại khác, từ gia đình cho tới xã hội dân sự.

Chứng từ như thế thuộc về Dân của Thiên Chúa trong cái toàn thể của mình, như là Dân của các Ngôn sứ. Do ơn huệ của Chúa Thánh Thần, các thành viên của Giáo Hội có được "cảm thức về đức tin". Đó là nói về một loại "trực giác thiêng liêng", cho phép người ta cùng cảm nghiệm với Giáo Hội và phân định điều phù hợp với đức tin tông truyền và với tinh thần của Tin Mừng. Quả thật, cảm thức của tín hữu không thể lẫn lộn với thực tại xã hội có được do một dư luận đa số, điều này thật rõ ràng. Đó là một điều khác hoàn toàn. Vì thế đó là một điều quan trọng - và đó là trách vụ của Quý Vị - đưa ra các tiêu chuẩn cho phép phân định các lối diễn tả chính thực của  cảm thức của tín hữu. Về phần mình, Giáo Quyền Tuyên Huấn có bổn phận chú ý tới điều Thánh Thần nói với các Giáo Hội qua các biểu hiện chính thực của cảm thức của tín hữu. Có 2 con số đến trong đầu óc, đó là số 8 và số 12 của Hiến chế tín lý Ánh sáng muôn dân, mà về điểm này thực là mạnh mẽ. Sự chú ý này thật quan trọng với các nhà thần học. Đức Thánh Cha Beneđicto XVI đã nhấn mạnh nhiều lần rằng các nhà thần học phải biết lắng nghe lời của đức tin được sống bởi những kẻ khiêm nhường và các người bé mọn, là những người Chúa Cha thích mặc khải cho họ điều vẫn được dấu ẩn cho các người khôn ngoan và các nhà hiền triết (xem Mt 11, 25-26, Bài giảng trong Thánh Lễ với Ủy Ban thần học quốc tế, 1-12-2009).

Sứ mệnh của Quý Vị, vì thế, đồng thời thật hấp dẫn nhưng cũng thật nguy hiểm. Tất cả hai điều đều làm ích: sự hấp dẫn của cuộc sống, bởi vì cuộc sống thì đẹp; và ngay cả sự nguy hiểm, bởi vì như thế chúng ta có thể tiến về phía trước. Thật hấp dẫn, bởi vì cuộc tìm kiếm và dạy thần học có thể trở nên một con đường chính thực để nên thánh như nhiều nhà thần học là các Giáo Phụ của Giáo Hội quả quyết. Nhưng điều này cũng nguy hiểm, bởi vì nó mang theo các cám dỗ: sự cứng nhắc của con tim - điều này thực tồi tệ, khi con tim trở nên cứng nhắc và tin là có thể suy tư về Thiên Chúa với sự cứng nhắc này, thật có bao nhiều sai lầm! - , rồi sự kiêu ngạo, cho tới tham vọng. Thánh Phanxicô thành Assisi một lần trao một tấm giấy nhỏ cho Thày Antoniô ở Padova, trong đó Thánh nhân nói điều sau này trong số các điều khác: "Tôi muốn rằng anh dạy thần học thánh cho anh em, để, trong khi học, anh không tiêu hao tinh thần của việc cầu nguyện và lòng sốt sắng". Ngay việc đến với những người bé mọn cũng trợ giúp để trở nên người thông minh hơn và khôn ngoan hơn. Và Tôi nghĩ rằng - và điều này không phải là quảng cáo theo kiểu Dòng Tên - và Tôi nghĩ tới Thánh Inhaxiô đã xin các người khấn dòng làm một lời khấn là dạy giáo lý cho trẻ con để hiểu hơn sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

Xin Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm cầu bầu cho tất cả các nhà thần học Nam Nữ, có được sự thăng tiến trong tinh thần cầu nguyện và đạo hạnh này, và như thế, với ý thức khiêm nhường thẳm sâu, họ thực sự là những người phục vụ Giáo Hội. Trong hành trình này Tôi đồng hành với Quý Vị qua Phép Lành Tông Tòa của Tôi, và Tôi cũng xin Quý Vị cầu nguyện cho Tôi, điều mà Tôi thật cần thiết!

(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí của Tòa Thánh phổ biến ngày 6-11-2013. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 6-11-2013).

 

 


Các bài viết mới hơn
     “Thánh Thể là sức mạnh của tôi”: câu chuyện của sơ Alicia Torres_ Sr. Bernadette M. Reis, fsp
     ĐTC Phanxicô: Trong Thánh Thể Chúa Giêsu nuôi dưỡng và cho chúng ta no thoả nhờ sự hiện diện của Người_ Nt. Hồng Thủy - Vatican News
     Đức Thánh Cha: Nhà giáo dục đích thực là người biết đồng hành, lắng nghe và đối thoại_Ngọc Yến - Vatican News
     Tiếp kiến chung 20/04: Sự thảo kính đối với người già_Vatican News
     Vài ngộ nhận đối với lập trường của Đức Thánh Cha về chiến tranh_G. Trần Đức Anh O.P
     Lễ Phục sinh ở Myanmar, Đức Hồng y Bo: Nơi thờ phượng bị ảnh hưởng, nhưng Giáo hội vẫn đứng vững_Vatican News
     Bạn trẻ cùi Robert Naoussi “dọn đường lên trời” cho người khác_Ngọc Yến - Vatican News
     Thứ Sáu Tuần Thánh - chứng tá tha thứ cho kẻ giết con mình_Ngọc Yến - Vatican News
     Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi_Vatican News
     ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân cho các tù nhân tại nhà tù ở Civitavecchia_Nt. Hồng Thủy - Vatican News

Các bài viết cũ hơn
     Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội Đồng Tòa Thánh về giáo dân
     50 ngàn tín hữu đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: 8-12-2013
     Chúa Giêsu phục sinh sẽ cho chúng ta sống lại với thân xác được biến đổi và hiển dung
     Khóa họp thứ hai của Hội đồng 8 Hồng Y cố vấn
     Đức Thánh Cha mở lại các cuộc tiếp kiến các GM về Roma thăm Tòa Thánh
     Gặp Gỡ Đức Giáo Hoàng: Hướng Về Vương Quốc Thiên Chúa
     Giới Thiệu Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng
     Đức Thánh Cha cho biết năm 2015 sẽ là năm về Đời Sống Thánh Hiến
     Đức Thánh Cha cổ võ đối thoại liên tôn
     Ai sống bác ái và thương xót thì không sợ chết