Trang Chủ > Tin Giáo Hội > Giáo Hội Toàn Cầu

Giới Thiệu Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng

(Exhortatio Apostolica Evangelii Gaudium)

Bài trình bày của Đức Tổng Giám Mục Lorenzo Baldisseri

Văn kiện Niềm Vui của Tin Mừng [NVTM = Evangelii gaudium] của Đức Thánh Cha Phanxicô nảy sinh từ Đại Hội thường xuyên của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về việc "loan báo mới của Tin Mừng cho việc truyền đạt đức tin Kitô" (năm 2012), như là việc loan báo niềm vui cho các Kitô Hữu môn đệ và thừa sai, và loan báo cho toàn thể nhân loại. Đức Thánh Cha đã có trong tay các Đề Nghị (propositiones) của các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, Ngài đã dùng như là của mình, soạn thảo lại theo cách thế riêng của mình, và đã viết ra một văn kiện có hệ thống và mang tính cách huấn giáo, khi dùng hình thức "Tông Huấn", mà trung tâm của văn kiện là tính cách thừa sai, trong mọi phạm vi. Điều nhấn mạnh ngay từ những trang đầu là trình bày một cách vui tươi Tin Mừng, - do đó văn kiện mang tựa đề là Evangelii Gaudium - Niềm Vui của Tin Mừng - , được biểu lộ ra, chính do việc lặp lại nhiều lần cụm từ này trong tất cả bản văn từ "vui mừng" tới 59 lần.

Đức Thánh Cha đã lưu ý tới các Đề Nghị (Propositiones) của các Nghị phụ và trích dẫn 27 lần. Dựa trên nền tảng này, đến từ việc suy tư của các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, Ngài khai triển Tông Huấn trong một khung vững chắc về giáo huấn, đặt trên nền tảng các trích dẫn Kinh Thánh và giáo quyền tuyên huấn, với việc trình bày theo chủ đề các khía cạnh khác nhau của đức tin, trong đó xác nhận các nguyên lý và các giáo huấn được nhập thể vào trong đời sống. Việc khai triển như thế được làm cho phong phú bởi việc nhắc lại các suy tư của các Giáo Phụ của Giáo Hội, trong số các Vị này xin kể tới Thánh Ireneo, Thánh Ambrosio và Thánh Augustino - chỉ kể một vài vị thôi -  ; và sau cùng được hỗ trợ bởi sự đóng góp của các Bậc Thày trong thời Trung Cổ như Chân Phước Isaac della Stella, Thánh Tôma Aquino và Tommaso da Kempis; trong số các nhà thần học thời cận đại chúng ta thấy có Chân Phước John Newman, Henri de Lubac và Romano Guardini, và một vài tác giả khác trong số đó có Georges Bernanos.   

Các đặc biệt cần lưu ý tới tính quen thuộc, trong bản văn, các trích dẫn tới các Tông Huấn khác như Tông Huấn Tin Mừng cần được loan báo Evangelii nuntiandi của Đức Phaolô VI (13 lần trích dẫn), và các Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới như Các tín hữu giáo dân (Christifideles laici), Cuộc sống gia đình (Familiaris consortio), Ta sẽ ban cho các con những mục tử (Pastores dabo vobis); Giáo Hội tại Phi Châu, Giáo Hội tại Á Châu, Giáo Hội tại Châu Đại Dương, Giáo Hội tại Mỹ Châu, Giáo Hội tại Trung Đông, Giáo Hội tại Âu Châu; Lời của Thiên Chúa. Ngoài ra, người ta nhận thấy chú ý cho các lời phát biểu của các Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latin, như chú tới các văn kiện tại Puebla và Aparecida' chú ý tới các Thượng Phụ Công Giáo bên Trung Đông trong cuộc Đại Hội lần thứ XVI; Tông Huấn cũng chú ý tới các tuyên ngôn của các Hội Đồng Giám Mục tại Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pháp, Brazil, Phi Luật Tân và Congo.

Đề tài về tính chất của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới ngay từ bên trong của phần mở đầu, bàn về "sự biến đổi truyền giáo của Giáo Hội". Trong nhãn quan của "Giáo Hội đi ra" (số 20), "tự mình hướng về người anh chị em" (số 179), Đức Thánh Cha đề nghị một "hoạt dộng mục vụ trở về" đúng 360 độ, khởi sự từ giáo xứ (xem số 28), từ các cộng đoàn nền tảng, các phong trào và các hình thức hiệp hội khác (xem số 29), từ các Giáo Hội địa phương (xem số 30), cho tới "việc suy tư về một sự trở lại của cả Bậc Giáo Hoàng" (số 32). Người ta nhận thấy rằng Đức Thánh Cha muốn đem vào trong viễn tượng "mục vụ trở về này" một sự chú ý đặc biệt về sức ép tập đoàn của việc thi hành quyền tối thượng; do đó Ngài quả quyết rằng: "ngay cả Giáo Hoàng và các cơ chế trung ương của Giáo Hội toàn cầu cũng cần lắng nghe lời mời gọi của việc trở về trong phạm vi mục vụ" (số 32).

Nhắc tới Công Đồng Vatican II, theo cách thế tương tự, với các Giáo Hội Thượng Phụ cổ xưa, Đức Thánh Cha mong ước rằng các Hội Đồng Giám Mục có thể "khai triển một sự đóng góp thật nhiều và phong phú để kết quả của tính tập đoàn tìm được những áp dụng cụ thể" (Hiến chế Ánh Sáng Muốn Dân, 22; Evangelii gaudium, số 32). Kiểu diễn tả này về tính tập đoàn sẽ giúp cho việc đóng góp cụ thể về quyền bính trong phạm vi giáo huấn và cai trị (xem số 32). Dưới cái nhìn đại kết - nhờ cả kinh nghiệm về sự hiện diện tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới Vị Thượng Phụ Giáo Chủ Constantinopoli và của Đức Tổng Giám Mục Canterbury (xem số 245) - , tính cộng đoàn được diễn tả một cách đặc biệt, bởi vì, qua cuộc đối thoại "với các anh em Chính Thống, người công giáo có thể học được một vài điều hơn nữa về ý nghĩa của tính tập đoàn trong hàng Giám Mục và về kinh nghiệm của tính tập đoàn này" (số 246).

Một yếu tố khác cũng rấ ý nghĩa, xét về điểm này, được tượng trưng bởi việc chấp nhận, trong Tông Huấn - là một văn kiện mang tính hoàn vũ - bởi các khích thúc đẩy mục vụ đến từ nhiều Giáo Hội địa phương trên thế giới. Điều này có nghĩa là bảy tỏ ra việc hành xử tính tập đoàn trong thực hành. Theo nghĩa đó, việc nhấn mạnh mà Đức Thánh Cha cho việc ra đi truyền giáo của Giáo Hội hướng về các vùng ven ô trong thực tế, qua trung gian của sự trở về trong phạm vi mục vụ, đến từ kinh nghiệm bản thân riêng của Ngài là Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Buenos Aires và như là người trực tiếp có phần vào trong việc soạn thảo văn kiện Aparecida (xem số 25). Với kinh nghiệm mục vụ đó phải dành một khoảng không gian rộng lớn dành cho việc đạo đức bình dân, mà tại Châu Mỹ Latin và ở vùng Caraibi "các Giám Mục cũng gọi là 'linh đạo bình dân' hoặc 'thần bí bình dân'. Đó là một linh đạo chính thực nhập thể vào trong nền văn hóa của những người đơn sơ (số 124).

Khi làm vang vọng một định nghĩa của Thánh Tôma, theo đó "ơn thành giả thiết tự nhiên", Đức Thánh Cha, kín múc từ văn kiện của Puebla, một kiểu nói tuyệt đẹp: "ơn thánh giả thiết phải có văn hóa, và ơn của Thiên Chúa nhập thể trong văn hóa của người lãnh nhận" (số 115). Việc đánh giá rõ ràng này với các nền văn hóa khác nhau mà người ta có được khi đón nhận Tin Mừng, và làm cho Tin Mừng đó nên có hình có dạng nhờ các kho tàng của họ, đưa dẫn Đức Thánh Cha tới việc tái xác định một chiều kích khác, bất cứ thái độ tự cao tuyệt đối của bất cứ một nền văn hóa nào, qua đó "không là điều cần thiết áp đặt một hình thức văn hóa đã được xác định, cho dù là tuyệt đẹp và cổ xưa, cùng vời đề nghị của Tin Mừng: (số 117). Về điều này, "các Giám Mục vùng Châu Đại Dương đã xin là tại đó Giáo Hội "cần được phát triển một sự hiểu biết và một việc trình bày chân lý về Đức Kitô phát xuất từ các truyền thống và từ các nền văn hóa của vùng của họ" (số 118).

Những chủ đề khác đước đặt ra với các trích dẫn chính xác, đến từ các miền khác nhau trên thế giới. Cuộc đối thoại giữa các tôn giáo, được đặt ra thành những từ có tính chất cởi mở trong sự thật và trong tình yêu thương, được trình bày trong bản văn của Đức Thánh Cha: "Trước tiên như một cuộc trở lại trong đời sống con người hoặc nói cách đơn sơ, như các Giám Mục tại Ấn Độ đề nghị "một thái độ mở ra về con người, cùng chia sẻ các niềm vui và các khó nhọc của họ" (số 250). Trong việc sinh hoạt với Hồi Giáo "cần phải có sự chuẩn bị xứng hợp các người đối thoại, không chỉ do sự việc là họ đã ăn rễ sâu cách chặt chẽ và một cách hân hoan vào trong căn tính của họ, nhưng bởi vì họ có khả năng nhận ra các giá trị của người khác, có khả năng hiểu được các ưu tư ngầm chứa trong các lời kêu là và mang đến các xác tín chung đến cho họ. [ . . . ] Đứng trước các vụ việc của nhóm cực đoan bảo thủ bạo động choán lấy chúng ta, tình cảm đối với các tín hữu châ chính của Hồi Giáo phải đem chúng ta tránh những tổng quát hóa đánh kinh tởm, bởi vì, như các Thượng Phụ Công Giáo bên Trung Đông đã dạy: "chúng ta biết rằng Hồi Giáo đích thực và Kinh Coran đích thực thì vô tội đối với các bạo động này" (số 253).

Điều đặc biệt thân thương với Đức Thánh Cha, trong vùng khẩn trương mang tính cách hoàn vũ, là "Chiều kích xã hội của việc rao giảng Tin Mừng", mà Ngài đã dành một phần khá rộng trong văn kiện này. Kinh nghiệm của Châu Mỹ Latin và vùng Caraibi của Giáo Hội, bị chôn vùi thật sâu vào trong đời sống của dân đã khiêu khích một sự chăm sóc chú ý tới những người nghèo, những người bị loại bỏ, những người bị bóc lột, và đã gợi ra cả một suy tư thần học, mà các hậu quả của nền thần học này đã vượt ra ngoài biên giới, khi chấp nhận các bộ mặt trong các môi trường riêng của mình, trong các vùng khác nhau của thế giới, tham dự vào cũng một điều kiện xã hội (xem số 176 và tiếp theo). Trong việc trình bày đề tài theo cách của mình, Đức Thánh Cha nói về việc bao gồm xã hội của các người nghèo, trình bày như một lời kêu gào cho có công lý và nhân phẩm, mà Giáo Hội phải lắng nghe (xem số 186 và tiếp theo). Được đặt làm trò đùa cả những căn cớ mang tính cơ cấu của cảnh nghèo. Không phải chỉ là việc liên đới nhỏ nhen, nhưng là những biến đổi về cơ cấu. "Một sự biến đổi trong các cơ cấu mà không sinh ra các xác tín mới và các thái độ mới, sẽ làm là chính các cơ cấu này sớm hay muộn sẽ trờ nên ung nhọt, nặng nề và không hiệu nghiệm" (số 189). Người ta cũng không loại bỏ tiếng kêu van của toàn thể một dân tộc đang đòi cho mình các quyền lợi như là một dân tộc, mà phải cho phép họ thêm vào đo với sức lực của mình để là các tay thợ của định mệnh của họ" (Sự Phát Triển của các dân tộc [Progressio populorum], số 15; Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng [Evangelii gaudium], 189).

Sau cùng, bàn về mối tương quan giữa sự thiện công cộng và hòa bình xã hội, Đức Thánh Cha quả quyết là "việc loan báo hòa bình không phải là việc loan báo thứ hòa bình do thương thuyết mà có, nhưng là do xác tín mà sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần làm cho hài hòa tất cả những gì khác biệt" (số 230), bởi vì Chúa Thánh Thần chính Ngài là sự hài hòa.

______________

Chú ý : tựa đề "Niềm vui của Tin Mừng" [Evangelii gaudium] là tạm thời, chờ bản dịch chính thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến ngày 26-11-2013. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 27-11-201)


Các bài viết mới hơn
     “Thánh Thể là sức mạnh của tôi”: câu chuyện của sơ Alicia Torres_ Sr. Bernadette M. Reis, fsp
     ĐTC Phanxicô: Trong Thánh Thể Chúa Giêsu nuôi dưỡng và cho chúng ta no thoả nhờ sự hiện diện của Người_ Nt. Hồng Thủy - Vatican News
     Đức Thánh Cha: Nhà giáo dục đích thực là người biết đồng hành, lắng nghe và đối thoại_Ngọc Yến - Vatican News
     Tiếp kiến chung 20/04: Sự thảo kính đối với người già_Vatican News
     Vài ngộ nhận đối với lập trường của Đức Thánh Cha về chiến tranh_G. Trần Đức Anh O.P
     Lễ Phục sinh ở Myanmar, Đức Hồng y Bo: Nơi thờ phượng bị ảnh hưởng, nhưng Giáo hội vẫn đứng vững_Vatican News
     Bạn trẻ cùi Robert Naoussi “dọn đường lên trời” cho người khác_Ngọc Yến - Vatican News
     Thứ Sáu Tuần Thánh - chứng tá tha thứ cho kẻ giết con mình_Ngọc Yến - Vatican News
     Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi_Vatican News
     ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân cho các tù nhân tại nhà tù ở Civitavecchia_Nt. Hồng Thủy - Vatican News

Các bài viết cũ hơn
     Đức Thánh Cha cho biết năm 2015 sẽ là năm về Đời Sống Thánh Hiến
     Đức Thánh Cha cổ võ đối thoại liên tôn
     Ai sống bác ái và thương xót thì không sợ chết
     Khi có Chúa Kitô là trung tâm, cả những lúc tối tăm nhất trong cuộc đời cũng được soi sáng
     Bài Huấn dụ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Buổi Triều Yết Chung
     Đức Thánh Cha nhắn nhủ các vị Thượng Phụ và Tổng Giám Mục Trưởng
     Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha tội cho chúng ta qua các linh mục
     Đức Thánh Cha kêu gọi tinh thần truyền giáo của các tín hữu
     Đức Thánh Cha cảnh giác chống tiên tri giả và kêu gọi cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại
     Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm chính thức Tổng thống Cộng hòa Italia