Trang Chủ > Tin Giáo Hội > Giáo Hội Toàn Cầu

Bài Huấn dụ thứ tư hàng tuần của Đức Thánh Cha Phanxicô

trong buổi Triều Yết ngày 11-12-2013

Anh Chị Em thân mến,

Xin chúc Anh Chị Em một ngày thật tốt đẹp!

Hôm nay Tôi muốn khởi đầu loạt bài cuối cùng về việc tuyên xưng Đức Tin, bàn về câu quả quyết "Tôi tin sự sống đời đời". Đặc biệt Tôi dừng lại ở tín điều về cuộc phán xét cuối cùng. Nhưng chúng ta không phải sợ hãi gì: chúng ta cảm thấy điều mà Lời Chúa nói với chúng ta. Về điều này, chúng ta đọc trong Phúc Âm thánh Mathêu: Lúc đó Đức Kitô "sẽ đến trong vinh quang của Ngài, với tất cả các thiên thần của Ngài . . . Và họ sẽ tập hợp lại trước mặt mình tất cả mọi dân nước, và Ngài sẽ phân chia người này khỏi người khác, như người mục tử phân chia chiên ra khỏi dê, và sẽ đặt chiên ở bên phải của Ngài và các dê ở bên trái của mình . . . Và họ sẽ đi, người này xuống nơi cực hình đời đời, và người công chính vào sự sống vĩnh cửu" (Mt 25, 31-33. 46). Khi chúng ta suy nghĩ về cuộc tái lâm của Đức Kitô và việc phán xét sau cùng của Ngài, trong đó sẽ bày tỏ ra, cho tới các hậu quả cuối cùng, sự thiện mà mỗi người làm được hoặc họ bỏ làm các việc lành trong cuộc sống trần thế của họ, chúng ta thấy mình ở trước một mầu nhiệm vượt lên trên chúng ta, điều mà chúng ta không thể tưởng tượng ra được. Một mầu nhiệm mà tự nó gợi ra trong chúng ta một cảm tình lo sợ, và có thể là run rẩy. Tuy nhiên nếu chúng ta suy cho kỹ về thực tại này, thì nó chỉ có thể mở rộng con tim của người Kitô và đưa ra một lý do để an ủi và tín thác.

Về điều này, chứng tá của các cộng đoàn Kitô đầu tiên rung lên mãi mãi là một điều thật gợi hứng. Quả thực các cộng đoàn thường tháp tùng các buổi cử hành và các lời kinh với câu tung hô Maranathà = Lạy Chúa xin hãy đến!, một kiểu nói được làm nên do 2 từ tiếng Aramaico, mà theo cách đọc nhấn mạnh, người ta có thể hiểu như là một lời khẩn nài: "Lạy Chúa, xin hãy đến!", hoặc như một sự chắc chắn được nuôi dưỡng bằng đức tin: "Phải, Chúa đến, Chúa đã ở gần". Đó là một lời than van qua đó chúng ta thấy tột  đỉnh tất cả Mặc khải Kitô giáo, đặt ở cuối việc chiêm ngưỡng thật lạ lùng như Sách Khải Huyền của Thánh Gioan nói cho chúng ta (xem Kh 22, 20). Trong trường hợp này, đó chúng ta thấy Giáo Hội - Tân Nương, là người, nhân danh toàn thể nhân loại và coi mình như là của đầu mùa của nhân loại, hướng về Đức Kitô, là Hôn Phu của mình, khi không nhận ra thời giờ được gói trọn trong một vòng ôm hôn: vòng ôm hôn của Chúa Giêsu, Đấng là sự viên mãn của sự sống và sự viên mãn của tình yêu. Như thế Chúa Giêsu ôm hôn chúng ta. Nếu chúng ta nghĩ tới cuộc phán xét trong viễn tượng này, thì mọi lo sợ và âu lo sẽ giảm bớt đi và dành chỗ cho việc chờ đợi và một niềm hoan lạc sâu xa: Chính là lúc, trong lúc sau cùng đó, chúng ta sẽ bị phán xét và sẵn sàng mặc lấy vinh quang của Đức Kitô, như là một chiếc áo cưới, và sẽ được dẫn vào bàn tiệc, hình ảnh của sự hiệp thông trọn vẹn và sau cùng với Thiên Chúa.

Một lý do thứ hai để tín thác, được gợi ra cho chúng ta từ việc nhận xét rằng, trong giây phút phán xét, chúng ta sẽ không ở một mình. Chính Chúa Giêsu, trong Phúc Âm thánh Mathêu, loan báo trước, vào thời cuối cùng, những ai đã theo Chúa Kitô, sẽ được ngồi vào chỗ vinh quang của Đức Kitô, để cùng phán xét với Ngài (xem Mt 19, 28). Rồi Tông đồ Phaolô, khi viết cho cộng đoàn tín hữu tại Corintô, xác quyết rằng: "Anh em không biết rằng các thánh sẽ phán xét thế gian sao? Đúng hơn là các sự việc của đời này!" (1Cr 6, 2-3). Thật tuyệt đẹp khi biết rằng trong giờ phút đó, ngoài Đức Kitô, Đấng Bầu Cử của chúng ta, Đấng là Trạng Sư của chúng ta trước tòa Chúa Cha (xem 1Ga 2, 1), chúng ta có thể tin tưởng vào sự cầu bầu và lòng tốt của biết bao anh chị em lớn hơn của chúng ta, là những người đi trước chúng ta trong hành trình đức tin, là những người đã dâng hiến đời sống của họ cho chúng ta và là những vị tiếp tục yêu thương chúng ta một cách không thể nào tả nổi! Các thánh đã sống trước tòa Thiên Chúa, trong ánh chói ngời của vinh quang của Chúa, đang cầu nguyện cho chúng ta còn đang sống dưới thế gian này. Niềm an ủi lớn lao chừng nào gợi ra trong con tim của chúng ta sự chắc chắn này! Giáo Hội thực sự là mẹ và, như là người mẹ, Giáo Hội tìm điều tốt cho con cái của mình, nhất là những người ở xa hơn và bị đau khổ hơn, cho tới khi nào tìm được sự trọn vẹn trong thân xác vinh quang của Đức Kitô với tất cả các phần thân thể của Ngài.

Một điều khác gợi ra cho chúng ta từ Phúc Âm theo thánh Gioan, trong đó có xác quyết rõ ràng rằng "Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến trong thế gian không phải để phán xét thế gian, nhưng để thế gian được cứu rỗi nhờ Ngài. Ai tin vào Ngài sẽ không bị luận phạt; nhưng ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì đã không tìn vào Con Một của Thiên Chúa" (Ga 3, 17-18). Vậy điều này có nghĩa là cuộc phán xét cuối cùng đó đã thể hiện rồi, bắt đầu từ bây giờ trong chính cuộc sống của chúng ta. Cuộc phán xét này được loan báo trong mọi giây phút của cuộc sống, như việc đáp lại và việc đón nhận với đức tin ơn cứu rỗi đang hiện diện và đang hoạt động trong Đức Kitô, hoặc như là việc nhận ra thái độ không tin của chúng ta, và sau đó,  đóng kín vào chính con người chúng ta. Nhưng nếu chúng ta đóng kín lại trước tình yêu của Chúa Giêsu, thì chính chúng ta sẽ là người lên án chúng ta. Ơn cứu rỗi là mở ra cho Chúa Giêsu, và Ngài cứu rỗi chúng ta; nếu chúng ta là kẻ có tội - và tất cả chúng ta đều như thế - chúng ta xin Ngài ơn tha thứ và nếu chúng ta đến với Ngài trong ước muốn nên người tốt, thì Chúa tha thứ cho chúng ta. Nhưng vì thế chúng ta phải mở lòng mình ra cho tình yêu của Chúa Giêsu, là tình yêu còn mạnh mẽ hơn tất cả mọi điều khác. Tình yêu của Chúa Giêsu thật vĩ đại, tình yêu của Chúa Giêsu đầy nét thương xót, tình yêu của Chúa Giêsu là tha thứ; nhưng bạn phải mở lòng mình ra và mở lòng mình ra có nghĩa là thống hối, là xưng thú các điều mình làm mà không tốt và chúng ta đã làm. Chúa Giêsu được trao ban và tiếp tục trao ban chính Mình Ngài cho chúng ta, để làm cho chúng ta đầy tràn lòng thương xót và ơn thánh của Chúa Cha. Vì thế chúng ta là điều chúng ta có thể trở nên, theo một nghĩa nào đó, là chính quan án phán xét chúng ta, khi chúng ta tự lên án chúng ta khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và với người anh chị em. Vì thế, chúng ta đừng cảm thấy mệt mỏi, nhưng hãy luôn canh chừng các suy nghĩ và các thái độ của chúng ta, để ngay từ bây giờ chúng ta nếm thử trước sức nóng và ánh sáng ngời của dung nhan của Thiên Chúa - và điều này đẹp biết bao - là trong cuộc sống đời đời, chúng ta sẽ chiêm ngắm tất cả sự trọn vẹn đó. Hãy tiến lên, khi nghĩ về cuộc phán xét này bắt đầu từ bây giờ, và đã bắt đầu rồi. Hãy tiến lên, khi làm cách nào đó, để con tim của chúng ta mở ra cho Chúa Giêsu và cho việc cứu rỗi của Ngài; hãy tiến lên, mà không sợ hãi gì cả, bởi vì tình yêu của Chúa Giêsu thì lớn lao hơn và nếu chúng ta cầu xin ơn tha thứ các tội của chúng ta với Ngài, Ngài tha thứ cho chúng ta. Và Chúa Giêsu là thế đó. Vậy hãy tiến lên với sự chắc chắn này, là điều đem chúng ta tới vinh quang trên trời!

(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí của Tòa Thánh phổ biến, ngày 11-12-2013. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 11-12-2013).

***

Lời phát biểu của Đức Thánh Cha cho Châu Mỹ dịp Lễ Đức Mẹ Guadalupe:

Ngày mai (12-12) là Lễ Đức Mẹ Guadalupe của chúng ta, Quan Thày của toàn thể Châu Mỹ. Tôi muốn gửi lời chào thăm Anh Chị Em của Tôi tại Lục địa này, và Tôi nghĩ tới Đức Trinh Nữ Tepeyac.

Khi Đức Mẹ hiện ra cho Thánh Juan Diego, mặt của Mẹ là bộ mặt của người phụ nữ với máu thấm vào, và áo của Mẹ mang nhiều biểu hiệu của nền văn hóa địa phương. Giống như Chúa Giêsu, Đức Maria gần gũi với mọi con cái của Mẹ; như là người Mẹ ân cần lo lắng, Mẹ theo dõi họ trên hành trình của họ trong cuộc sống. Mẹ chia sẻ các niềm vui và hy vọng, các nỗi âu sầu và lo buồn của Dân của Thiên Chúa, là Dân gồm các người nam nữ của mọi giống nòi và dân tộc.

Khi bức ảnh của Đức Trinh Nữ hiện ra trên áo của Thánh Huan Diego, đó là lời tiên bào của một cái ôm hôn: cái ôm hôn của Đức Maria: Đức Maria ôm hôn tất cả mọi dân tộc trong vùng Châu Mỹ thật rộng lớn - các dân tộc đã sống tại đó, và những người sẽ đến vùng này. 

Cái ôm hôn của Đức Maria tỏ ra cho thấy rằng Châu Mỹ - Bắc và Nam - được mời gọi để là : một vùng đất tại đó nhiều dân tộc khác nhau đến với nhau; một vùng đất được chuẩn bị để tiếp nhận sự sống con người ở mọi giai đoạn của cuộc sống, từ khi ở trong bụng mẹ cho tới tuổi già; và một mảnh đất đón nhận các người di dân, và các người nghèo khổ, các người bị loại ra ngoài, trong mọi thời đại. Một vùng đất thật quảng đại.

Đó là sứ điệp của Đức Mẹ Guadalupe, và đó cũng là sứ điệp của Tôi, sứ điệp của Giáo Hội. Tôi xin mọi người tại Châu Mỹ hãy mở rộng vòng tay ra, giống như Đức Trinh Nữ, với tình yêu và sự dịu hiền.

Tôi cầu nguyện cho tất cả, Anh Chị Em thân mến, và Tôi xin Anh Chị Em cũng cầu nguyện cho tôi! Chớ gì niềm hoan lạc của Phúc Âm luôn ở trong lòng Anh Chị Em. Xin Chúa chúc lành cho Anh Chị Em, và Xin Đức Mẹ luôn ở bên cạnh Anh Chị Em.

(Nguyên bản bằng tiếng Tây Ban Nha. Dịch từ bản tiếng Anh, do Phòng Báo Chí của Tòa Thánh phổ biến ngày 11-12-2013. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 11-12-2013).

***

Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô

Hôm qua Caritas đã phổ biến một chiến dịch trên toàn thế giới chống lại nạn đói và việc phung phí thực phẩm, với khẩu hiệu sau đây: "Chỉ một gia đình nhân loại, thực phẩm cho mọi người". "Chỉ một gia đình nhân loại, thực phẩm cho mọi người": chúng ta nhớ điều này chứ? Chúng ta cùng nhau nhắc lại? "Chỉ một gia đình nhân loại, thực phẩm cho mọi người". Thật là gương xấu khi có sự kiện từng triệu người chết đói, mà không làm cho chúng ta ra tê liệt, nhưng sự kiện thúc đẩy chúng ta hành động, tất cả chúng ta, từng người, các gia đình, cộng đoàn, các cơ chế, các chính phủ, để loại trừ sự bất công này. Phúc Âm của Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta con đường: hãy tín thác vào sự quan phòng của Chúa Cha và chia sẻ cơm bánh hằng ngày mà không lãng phí. Tôi cổ võ Caritas hãy tiến lên trong dấn thân này, và Tôi kêu mời mọi người hãy hiệp nhất với "làn sóng" liên đới này.

(Nguyên bản bằng tiếng Ý do Phòng Báo Chí của Tòa Thánh phổ biến ngày 11-12-2013. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 11-12-2013).

 


Các bài viết mới hơn
     “Thánh Thể là sức mạnh của tôi”: câu chuyện của sơ Alicia Torres_ Sr. Bernadette M. Reis, fsp
     ĐTC Phanxicô: Trong Thánh Thể Chúa Giêsu nuôi dưỡng và cho chúng ta no thoả nhờ sự hiện diện của Người_ Nt. Hồng Thủy - Vatican News
     Đức Thánh Cha: Nhà giáo dục đích thực là người biết đồng hành, lắng nghe và đối thoại_Ngọc Yến - Vatican News
     Tiếp kiến chung 20/04: Sự thảo kính đối với người già_Vatican News
     Vài ngộ nhận đối với lập trường của Đức Thánh Cha về chiến tranh_G. Trần Đức Anh O.P
     Lễ Phục sinh ở Myanmar, Đức Hồng y Bo: Nơi thờ phượng bị ảnh hưởng, nhưng Giáo hội vẫn đứng vững_Vatican News
     Bạn trẻ cùi Robert Naoussi “dọn đường lên trời” cho người khác_Ngọc Yến - Vatican News
     Thứ Sáu Tuần Thánh - chứng tá tha thứ cho kẻ giết con mình_Ngọc Yến - Vatican News
     Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi_Vatican News
     ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân cho các tù nhân tại nhà tù ở Civitavecchia_Nt. Hồng Thủy - Vatican News

Các bài viết cũ hơn
     SỐNG NIỀM VUI TIN MỪNG
     Sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha: TÌNH HUYNH ĐỆ, NỀN TẢNG VÀ LÀ CON ĐƯỜNG DẪN TỚI HÒA BÌNH
     Đức Thánh Cha kêu gọi hiệp lực bài trừ nạn buôn người
     LỜI KINH DÂNG LÊN ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM
     Sứ điệp truyền hình của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi "Phong trào chống nạn đói trên thế giới" do Caritas Quốc Tế đề ra
     Bài Huấn dụ của Đức Thánh Cha Phanxicô cho các Thành Viên của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế
     Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội Đồng Tòa Thánh về giáo dân
     50 ngàn tín hữu đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: 8-12-2013
     Chúa Giêsu phục sinh sẽ cho chúng ta sống lại với thân xác được biến đổi và hiển dung
     Khóa họp thứ hai của Hội đồng 8 Hồng Y cố vấn