Chiến tranh: lò sa thải và thử nghiệm khí giới
Như
chúng tôi đã liên tục đưa tin, trong ba tuần qua chiến cuộc giữa quân đội
Israel và lực lựơng Hamas của người Palestine đã khiến cho 1.500 người chết,
hơn 5.000 người bị thương và mấy trăm ngàn người phải bỏ nhà cửa di tản. Từ hơn
mười ngày qua quân đội Israel đã cảnh báo người dân Palestine sống tại miền bắc
dải Gaza phải mau chóng rời bỏ nhà cừa ruộng vườn, vì họ sẽ bỏ bom và bắn đại
bác vào các vùng này, để tiêu diệt các căn cứ của lực lượng Hamas, rải rác trà
trộn giữa nhà người dân.
Cho
tới nay phía Israel đã phá hủy 50 hầm bí mật, mà lực lượng Hamas đã đào sang đất
Israel để mở các cuộc tấn công hay bắn các hỏa tiễn vào làng mạc và thành phố của
người do thái, kể cả Tel Aviv, Haipha và Giêrusalem. Đa số các hỏa tiễn này đã
bị lực lượng phòng không của Israel phá hủy trên không trung. Tuy không chính
xác, nhưng hàng ngàn hỏa tiễn này có tiếng rú rất mạnh khiến cho dân chúng kinh
hoàng sợ hãi, vì phải liên tục nghe tiếng còi báo động và sống trong bất an.
Mấy
cuộc ngưng bắn do Ai cập đề nghị và làm trung gian, cũng như qua trung gian của
ngoại trường Hoa Kỳ John Kerry và ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc,
đã chỉ kéo dài vài giờ, vì không được phe Hamas tôn trọng. Phe Hamas đòi chính
quyền Israel hủy bỏ lệnh cấm vận Gaza đã kéo dài từ 12 năm qua, khiến cho vùng
Gaza hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nhưng đó là điều Israel không
muốn. Do đó, chiến tranh vẫn tiếp diễn nên các tổ chức cứu trợ nhân đạo đã
không thể trợ giúp các nạn nhân, đa số là người Palestine sống trong dải Gaza.
Tin
cuối cùng cho biết hôm 1-8-2014 Israel và lực lượng Hamas đã chấp thuận ngưng bắn
72 giờ đồng hồ, để các tổ chức nhận đạo có thể đem các phẫm vật cứu trợ tới cho
người Palestine dang phải chịu cảnh đói khát, không có nước uống và thiếu thực
phẩm cũng như mọi thứ cấn thiết. Các nhà thương trong dải Gaza đầy ắp người bị
thương và người chết. Từ 5 năm qua đây là lần thứ ba xảy ra xung khắc giữa người
Israel và lực lượng Hamas.
Mặc
dù các lời kêu gọi liên tục và sáng kiến cầu nguyện cho hòa bình của Đức Thánh
Cha Phanxicô, cũng như của nhiều Hội Đồng Giám Mục quốc gia và các giới chức
lãnh đạo tôn giáo trên thế giới, cả hai bên đều ”giả điếc làm ngơ”, không bên
nào chịu nhượng bộ bên nào. Và thế là cứ ”hòn đất ném qua, hòn chì ném lại”. Chỉ
tội nghiệp cho các thường dân vô tội phải gánh hết mọi hậu quả tiêu cực của chiến
tranh: chết chóc, thương đau và tàn phá. Chỉ một quả bom hay một trái đại bác,
cả gia tài cơ nghiệp mà họ cố gắng gầy dựng với biết bao nhiêu hy sinh chắt bóp
và mồ hôi nước mắt bỗng thành mây khói.
Thật
ra, chúng ta đều biết rằng tất cả mọi cuộc chiến trên thế giới hiện nay đều là
cách sa thải các vũ khí cũ, và thử nghiệm các vũ khí mới tối tân và tàn sát hữu
hiệu và nặng nề hơn. Trong trường hợp tại Thánh Địa các nước A rập trong đó có
A rập Sauđi, Iran, Ai Cập và các nước khác trong khối A rập thù nghịch với
Israel cung cấp vũ khí cho lực lượng Hamas và người Palestine. Trong khi Hoa Kỳ
yểm trợ khí giới cho Israel. Các quốc gia có kỹ nghệ sản suất chế tạo và buôn
bán khí giới mạnh nhất vẫn là các cường quốc Hoa Kỳ, Nga, các nước Âu châu như
Đức, Anh quốc, Pháp, Italia. Và các nước kỹ nghệ đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ,
Pakistan, Brasil, Nam Phi, Camerun, cũng sản xuất và buôn bán khí giới.
Để
có thể tiêu thụ mọi thứ vũ khí ngày càng tối tân, cần phải tạo ra chiến tranh,
với tất cả các lý do chính đáng và thường khi là không chính đáng. Và không cần
phải tìm tòi và lý luận dài dòng ai cũng biết ngay rằng các quốc gia có kỹ nghệ
chế tạo và buôn bán khí giới thường tìm cớ gây ra chiến tranh, xúi dục cho các
lực lượng và phe phái khác nhau thù hằn bắn giết nhau, rồi rêu rao là trợ giúp
các quốc gia hay các phe lâm chiến ấy, vì muốn bảo vệ các nền dân chủ, hay du
nhập nền dân chủ kiểu tây âu vào các xã hội Phi châu, châu Mỹ Latinh và Á châu.
Các kho chứa vũ khí đã đầy ứ, vì thế cần phải thải bớt và bán các vũ khí cũ đi,
để lấy chỗ cho các khí giới mới tối tân và có sức tàn phá mạnh hơn. Chiến tranh
trở thành dịp sa thải các khí giới cũ, đồng thời cũng là dip thử các vũ khí mới
tinh vi hơn.
Đó
là các lý do ngoại tại của chiến tranh. Các lý do nội tại của chiến tranh thường
là các bất công, đàn áp, trong các đường lối chính trị, kinh tế tài chánh và xã
hội của một nước, trong đó hàng lãnh đạo có khuynh hướng cai trị độc tài, bưng
bít và ngu dân.
Dầu
sao đi nữa, trong cái luận lý của kỹ nghệ chế tạo buôn bán vũ khí, chiến tranh
cần thiết, vì nó là chợ trời sa thải vũ khí, cũ và là lò thử nghiệm các vũ khí
mới tối tân, có khả năng giết người và tàn phá môi sinh mạnh mẽ hữu hiệu hơn.
Qua đó chúng ta hiểu tại sao thế giới này lại không có hòa bình.
Linh
Tiến Khải