Công Bố
Tân Tiến Sĩ Giáo Hội : Thánh Gioan d’Avila (Tây Ban Nha)
và Maria
Ildegarda de Bingen (Đức)
và Khai
Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới
Khóa họp
lần thứ XIII
Thánh Lễ Chúa Nhật XXVII Mùa Thường Niên
Ngày 7-10-2012
Anh Em
thân mến,
Anh Chị
Em thân mến,
Với buổi đồng tế trọng thể này,
chúng ta Khai mạc Khóa Họp thường kỳ lần thứ XIII của Thượng Hội Đồng Giám Mục
Thế Giới (= THĐGMTG), với chủ đề: Việc
rao giảng mới của Tin Mừng để truyền đạt Đức Tin Kitô Giáo. Chủ đề này là
câu trả lời đưa ra một chương trình có hướng định rõ ràng trong đời sống Giáo
Hội, của tất cả mọi thành viên của Giáo Hội, của các gia đình, của các cộng
đoàn, của các cơ chế của Giáo Hội. Viễn tượng này còn được tăng cường bởi sự
trùng hợp với cuộc Khai mạc Năm Đức Tin, sẽ
được thực hiện vào ngày thứ năm 11 tháng 10, trong dịp mừng 50 năm Khai mạc
Công Đồng Chung Vatican II.
Tôi gửi lời chào chân thành và biết ơn của Tôi tới tất cả
Anh Em, tụ họp đến đây để cử hành Đại hội THĐGMTG, nhất là tới Đức Tổng Giám
Mục Tổng Thư Ký của THĐGMTG và các cộng sự viên của Ngài. Tôi cũng gửi lời chào
thăm của Tôi tới các Phái Đoàn Anh Em của các Giáo Hội khác và các Cộng Đoàn
Giáo Hội, và tất cả mọi người đang hiện diện nơi đây, xin tất cả, bằng lời cầu
nguyện hằng ngày, hãy đồng hành với các
công việc sẽ tiến hành trong vòng 3 tuần sắp tới.
Các Bài Sách Thánh của
Phụng Vụ Lời Chúa Chủ Nhật hôm nay cống hiến cho chúng ta hai nguyên lý để suy
tư: điểm thứ nhất liên hệ tới Hôn Phối, mà Tôi muốn nói tới sau đây; điểm thứ
hai liên hệ tới Chúa Giêsu Kitô, mà Tôi suy tư ngay ở đây. Chúng ta không có
thời giờ để chú giải đoạn trích từ Thư
Gửi Tín Hữu Do Thái, nhưng chúng ta đang ở vào những ngày đầu họp Đại Hội
của THĐGMTG, chúng được mời gọi để xác định cái nhìn vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng
“được mang triều thiên vinh quang và danh
dự do sự chết mà Ngài đã chịu” (Dt 2,
9). Lời của Thiên Chúa đặt chúng ta trước Chúa Chịu Đóng Đinh vinh hiển, như
thế cả cuộc đời chúng ta cũng vậy, và đặc biệt sự dấn thân của Đại Hội của
THĐGMTG này, người ta hãy đưa mắt nhìn vào Ngài và đi vào trong ánh sáng của
mầu nhiệm của Ngài. Việc rao giảng Tin Mừng, trong mọi thời đại và mọi nơi,
luôn có điểm trung tâm và kết thúc là Chúa Giêsu, Đức Kitô, Con của Thiên Chúa
(xem Mc 1, 1); và Đấng bị đóng đinh
tuyệt diệu là dấu hiệu phân biệt nơi người loan báo Tin Mừng: dấu hiệu của Tình
Yêu và của Hòa Bình, lời mời gọi ăn năn trở lại và hòa giải. Chính chúng ta,
trước tiên, thưa Anh Em, chúng ta hãy đem cái nhìn của con tim tới Ngài và
chúng ta hãy để cho Ngài thanh luyện chúng ta bằng ơn sủng của Ngài.
Bây giờ Tôi muốn suy tư vắn tắt về Việc rao giảng mới của Tin Mừng”, đem công việc này so sánh với việc
rao giảng Tin Mừng trong sinh hoạt thường ngày và so sánh với sứ vụ ad gentes (Missio ad gentes). Giáo
Hội hiện hữu vì việc rao giảng của Tin Mừng thông thường, và vì sứ vụ ad gentes. Trung thành với mệnh lệnh của
Chúa Giêsu Kitô, các môn đệ của Ngài ra đi trên khắp nẻo đường thế giới để loan
báo Tin Vui, ở khắp nơi, các ngài thiết lập các cộng đoàn Kitô Hữu. Với thời
gian, các cộng đoàn đó trở nên các Giáo Hội được tổ chức chặt chẽ với nhiều tín
hữu. Trong những thời kỳ lịch sử nhất định, Sự Quan Phòng của Thiên Chúa đã
khơi lên tính năng động được canh tân trong các hoạt động rao giảng Tin Mừng
của Giáo Hội. Chúng ta chỉ cần nghĩ tới việc rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc
Anglosaxon, cho các Dân tộc Slavo, hoặc trong việc truyền giảng Phúc Âm cho Mỹ
Châu, và rồi các mùa truyền giáo hướng về Châu Phi, Châu Ấ và Châu Đại Dương.
Trên nền tảng đầy sức năng động này Tôi cũng muốn nhìn vào hai nhân vật sáng
chói mà Tôi vừa tuyên bố là các Tiến Sĩ của Giáo Hội: Thánh Gioan d’Avila và
Thánh Nữ Ildegarda thành Binhgen. Cả trong thời đại của chúng ta Chúa Thánh
Thần cũng đã gợi lên trong Giáo Hội một cái đà mới để loan báo Tin Vui, một sức
năng động thiêng liêng và mục vụ đã tìm ra biểu lộ của nó một cách phổ quát hơn
và một sự thúc đẩy có thế giá hơn trong Công Đồng Chung Vatican II. Một sức
năng động được canh tân như thế trong việc loan báo Tin Mừng làm phát sinh một
ảnh hưởng mang nhiều lơi ích trên các “cành”
đặc biệt để rồi từ đó phát triển ra, có thể nói như thế, từ một phía, sứ vụ đến muôn dân (missio ad gentes), nghĩa là việc loan báo Phúc Âm cho những người
chưa nhận biết Chúa Giêsu Kitô và sứ điệp cứu rỗi của Ngài; đàng khác, việc rao giảng mới của Tin Mừng, chính
yếu hướng về những người, cho dù đã lãnh nhận bí tích rửa tội, nhưng đã bỏ đi
xa khỏi Giáo Hội, và sống mà không thực hành sống đạo như một Kitô Hữu. Đại Hội
của THĐGMTG mà hôm nay khai mạc được dành cho việc rao giảng mới của Tin Mừng,
và cổ võ nơi con người một cuộc gặp gỡ mới với Đức Kitô, là Đấng duy nhất làm
cho của chúng ta tràn đầy ý nghĩa sâu xa và tràn đầy bình an; cổ võ việc tái
khám Đức Tin, nguồn mạch ơn Thánh ban niềm hoan lạc và hy vọng cho cuộc sống cá
nhân, gia đình và xã hội. Dĩ nhiên, một hướng đặc biệt như thế khổng thể làm
giảm đi cái đà truyền giáo theo nghĩa hẹp của nó, cũng như không thể làm giảm
đi hoạt động thông thường của việc rao giảng Tin Mừng trong các cộng đoàn Kitô
của chúng ta. Quả thật 3 khía cạnh của một thực tại duy nhất của việc loan báo
Tin Mừng bổ túc cho nhau và làm phong phú cho nhau.
Chủ đề về Hôn Phối,
mà Bài Phúc Âm và Bài Đọc thứ nhất đề ra cho chúng ta, theo hướng này, cũng
đáng chúng ta chú ý tới cách đặc biệt. Sứ điệp từ Lời của Thiên Chúa có thể tóm
lại trong kiểu nói chứa đựng trong Sách
Sáng Thế, và được lặp lại bởi chính Chúa Giêsu: “Vì thế người đàn ông sẽ bỏ cha mình và mẹ của mình và sẽ kết hợp với vợ
của mình, và cả hai sẽ nên một” (St 2,
24; Mc 10, 7-8).Lời nói này có nghĩa gì cho chúng ta ngày hôm nay? Đối với Tôi Lời
này mời gọi chúng ta hãy ý thức về một thực tại đã được biết tới, nhưng không
được đánh giá cho đầy đủ: nghĩa là Hôn Phối, làm nên trong chính mình một Tin
Mừng, một Tin Vui cho thế giới ngày hôm nay, đặc biệt cho thế giới đang mất đi
tính chất Kitô Giáo. Sự hiệp nhất giữa người đàn ông và người đàn bà, việc họ
trở nên “một xác thịt” trong đức ái,
trong tình yêu phong phú và bất khả phân ly, là dấu hiệu nói về Thiên Chúa một
cách mạnh mẽ, hùng biện, cho thấy rằng, trong thời đại chúng ta, Hôn Phối trải
qua, thật đáng tiếc vì những lý do khác nhau, chính trong các vùng đất mà việc
rao giảng Tin Mừng đã có từ xưa, một cơn khủng hoảng sâu xa. Và đây không phải
là tình cờ. Hôn Phối gắn liền với Đức Tin, không phải trong lý do chung chung
vậy. Hôn Phối, như một sự hiệp nhất của tình yêu trung thành và bất khả phân
lý, Hôn Phối được thiết lập trên ơn thánh đến từ Thiên Chúa, Một Chúa và Ba
Ngôi, mà trong Đức Kitô, Ngài đã yêu chúng ta bằng tình yêu trung thành cho đến
Thánh Giá. Ngày nay chúng ta có thể nhận ra tất cả sự thật của điều xác quyết
này, ngược hẳn lại với thực tế đau lòng của biết bao cặp Hôn Phối, đang kết
thức một cách thật đau lòng và bất hạnh. Có một sự tương đồng đích thực giữa
cơn khủng hoảng Đức Tin và cơn khủng hoảng Hôn Phối. Và, như Giáo Hội xác quyết
và làm chứng tá từ bao đời, Hôn Phối được gọi không phải để nên một đối tượng,
nhưng là một chủ thể của việc rao giảng Tin Mừng mới. Điều này được nhận ra
trong nhiều kinh nghiệm, nơi các cộng đoàn và các phong trào, nhưng đang được
thực hiện điều này, càng ngày càng thấy xuất hiện trong phạm vi các Giáo Phận
và các Giáo Xứ, như được chứng tỏ Cuộc Gặp Gỡ mới đây của Các Gia Đình.
Một trong những ý tưởng thúc đẩy mới mẻ, mà Công Đồng Chung
Vatican II đưa ra cho việc rao giảng Tin Mừng, đó là tư tưởng về ơn gọi phổ
quát nên thánh, là điều liên hệ tới tất cả các Kitô Hữu (xem Hiến Chế Anh sáng muôn dân (Lumen Gentium), 39-42). Các Thánh là những tác nhân đích thực của
việc loan báo Tin Mừng trong tất cả các lối diễn tả của nó. Cách đặc biệt, Các
Thánh cũng là những người tiên phong và những người lôi kéo việc loan báo mới
của Tin Mừng: với lời chuyển cầu của Các Thánh và với gương đời sống của Ngài,
theo những gợi hứng phong phú của Chúa Thánh Thần, Các Ngài tỏ ra cho các người
có thái độ nhửng nhưng, hoặc thù nghịch với vẻ đẹp của Tin Mừng và của sự hiệp
thông với Đức Kitô, và khi mời gọi các tín hữu, có thể nói như thế, sống với sự
vui tươi của Đức Tin, Đức cậy và Đức Ái, để tái khám phá ra “hương vị” của Lời của Thiên Chúa và của
các Bí Tích, đặc biệt của Bánh ban sự sống, là Thánh Thể. Các Thánh Nam Nữ có
nhiều giữa các vị truyền giáo quảng đại loan báo Tin Vui cho những người không
phải là Kitô Hữu, theo truyền thống, ở các nước truyền giáo và hiện thời là tất
cả những nơi mà những người không phải là Kitô Hữu sống. Sự thánh thiện không
biết tới ranh giới về văn hóa, xã hội, chính trị, Tôn Giáo. Ngôn ngữ của sự
thánh Thiện – thứ ngôn ngữ của tình yêu và của sự thật – được hiểu bởi hết mọi
người thiện chí và đem họ đến gần Chúa Giêsu Kitô, nguồn suối vô tận của sự
sống mới.
Tới đây, chúng ta ngừng lại trong giây lát để ngưỡng mộ Hai
Thánh mà hôm nay được xếp vào hàng ưu tuyển các Tiến Sĩ của Giáo Hội. Thánh
Gioan D’Avila sống vào thế kỷ thứ XVI. Một người hiểu biết sâu xa Kinh Thánh,
được ban cho tinh thần truyền giáo nồng nhiệt. Ngài biết đi sâu vào các mầu
nhiệm của Sự Cứu Rỗi được Đức Kitô thực hiện cho nhân loại. Là người của Thiên
Chúa, kết hiệp cầu nguyện liên tục với hoạt động tông đồ. Ngài xả thân cho việc
rao giảng và lo cho tín hữu tăng thêm việc thực hành lãnh nhận các Bí Tích, đặt
vào trung tâm các dấn thân của Ngài là cố hoàn hảo việc huấn luyện các ứng viên
lên chức linh mục, việc huấn luyện các tu sĩ và giáo dân, nhằm việc canh tân
phong phú Giáo Hội.
Thánh Nữ Ildegarda thành Bingen, một chân dung nữ giới quan
trọng của thế kỷ thứ XII, đã cống hiến những đóng góp quý báu cho việc thăng
tiến Giáo Hội thời của Ngài, khi thẩm định các ơn nhận được từ Thiên Chúa và tỏ
ra là người phụ nữ hiểu biết linh lợi, nhạy cảm sâu xa và có thế giá đáng trân
trọng về đàng thiêng liêng. Chúa ban cho Ngài tinh thần của các ngôn sứ và có
khả năng sốt sắng để phân định các diềm thời đại. Ildegarda nuôi dưỡng một tình yêu sâu đậm với
tạo vật, vun trồng ngành ý khoa, thi ca và âm nhạc. Nhất là Thánh Nữ luôn giữ
một tình yêu lớn lao và trung thành với Đức Kitô và với Giáo Hội của Chúa.
Cái nhìn vào lý tưởng của đời sống Kitô Hữu, được diễn tả ra
trong ơn gọi nên thánh, thúc đẩy chúng ta nhìn vào sự khiêm nhường yếu hèn của
biết bao nhiêu Kitô Hữu, nhất là các tội lỗi của họ, cá nhân và tập thể, vì tội
làm nên một rào cản lớn lao cho việc rao giảng Tin Mừng, và để chúng ta nhận ra
sức mạnh của Thiên Chúa, mà trong Đức Tin Ngài đến gặp gỡ sự yếu đuối của con
người. Vì thế, người ta không thể nói về việc rao giảng mới của Tin Mừng, nếu
không có thái độ sẵn sàng thành thực để hoán cải. Chúng ta hãy để cho mình hòa giải với Thiên
Chúa và với người anh chị em (xem 2Cr 5,
20), đó là con đường chính của việc loan báo mới của Tin Mừng. Chỉ khi nào họ
được thanh luyện, các Kitô Hữu mới có thể tìm lại được niềm hãnh diện hợp lý
viề phẩm giá của họ là con cái Thiên Chúa, được tạo dựng theo hình ảnh của
Thiên chúa và được cứu chuộc bằng giá máu châu báu của Chúa Giêsu Kitô, và có
thể cảm nghiệm được niềm hoan lạc cùng chia sẻ niềm hoan lạc này với tất cả mọi
người, với người thân cận và với người ở xa.
Anh Chị Em thân mến, chúng ta trao phó cho Thiên Chúa công
việc của Khóa Họp của THĐGMTG trong tâm tình sống động của niềm tin các thánh
cùng thông công, khi cầu khẩn đặc biệt sự can thiệp của các Thánh Truyền Giáo
vĩ đại, chúng ta muốn liệt kê các Ngài vào số đó, với tấm lòng kính yêu sâu xa,
Chân Phước Gioan Phaolô II, mà triều đại Giáo Hoàng lâu dài của Ngài luôn là
tấm gương của việc rao giảng mới của Tin Mừng. Chúng ta hãy đặt mình dưới sự
bảo trợ của Đức Trinh Nữ Maria, Sao sáng của việc rao giảng mới của Tin Mừng.
Với Mẹ chúng ta cầu xin một sự đổ tràn ơn Thánh Thần, soi sáng từ trên cao Đại
Hội của THĐGMTG và làm cho kết quả cho hành trình của Giáo Hội hôm nay, trong
thời đại của chúng ta. Amen
(Dịch theo nguyên
bản tiếng Ý do Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến ngày 7-10-2012. Linh mục
Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 8-10-2012).