Đức Thánh Cha bế mạc
tháng Hoa kính Đức Mẹ
VATICAN. Tối 31-5-2010, lễ Đức Mẹ Thăm
Viếng, hàng ngàn tín hữu đã tham dự buổi đọc kinh Mân Côi tại Hang đá Đức Mẹ Lộ
Đức ở nội thành Vatican, kết thúc tháng 5 biệt kính Đức Mẹ.
Hiện
diện tại buổi đọc kinh cũng có một số Hồng y và Giám mục, các linh mục và tu sĩ
nam nữ. Vào cuối buổi đọc kinh, lúc 9 giờ tối, ĐTC đã đến ban huấn dụ và phép
lành cho mọi người. Ngài mời gọi tất cả hãy noi gương Mẹ Maria trong hành trình
truyền giáo, mang Chúa Giêsu cho tha nhân vốn là kho tàng quí giá nhất mà chúng
ta có thể mang đến cho nhân loại.
ĐTC
nói: “Hành trình của Mẹ Maria đi thăm bà chị họ Elisabeth thực là một hành
trình truyền giáo. Đó là một hành trình dẫn đưa Mẹ đi xa khỏi nhà, thúc đẩy Mẹ
vào trong thế giới, đến những nơi xa lạ với thói quen hàng ngày... Cũng như đã
xảy ra với Abraham, Chúa cũng yêu cầu chúng ta ra khỏi chính mình, khỏi những
nơi an ninh của chúng ta để tiến về tha nhân, tại những nơi chốn và môi trường
khác. Chính Chúa đã yêu cầu chúng ta điều đó: “Các con hãy nhận lấy sức mạnh
của Thánh Linh Đấng sẽ ngự xuống trên các con, và các con sẽ là chứng nhân của
Thầy cho đến tận bờ cõi trái đất” (Cv 1,8).
ĐTC
nêu nhận xét: “bà Elisabeth tượng trưng cho bao nhiêu người già yếu, tất cả
những người đang cần được giúp đỡ và yêu thương. Và có bao nhiêu người như vậy
ngày nay trong các gia đình chúng ta, trong các cộng đoàn và thành thị của
chúng ta!”
Tuy
nhiên, - ĐTC nói – “Lòng bác ái của Mẹ Maria không dừng lại ở việc giúp đỡ cụ
thể, nhưng đạt tới tột đỉnh qua việc trao ban chính Chúa Giêsu, làm cho người
ta gặp gỡ Ngài.. Và ở đây chúng ta ở nơi trọng tâm và tột đỉnh sứ mạng truyền
giáo. Chúng ta đi tới ý nghĩa chân thực và mục tiêu chân chính nhất của mọi
hành trình truyền giáo: đó là trao ban cho con người Tin Mừng sống động là
chính Chúa Giêsu... Ngài thực là kho tàng đích thực duy nhất mà chúng ta phải
trao ban cho nhân loại. Chính Chúa là Đấng mà con người nam nữ ngày nay đang
hoài tưởng sâu xa, cả khi họ có vẻ cố tình không biết đến hoặc phủ nhận ngài”.
Và ĐTC
kết luận rằng: “Chúng ta được trao phó trách nhiệm đặc biệt ấy. Chúng ta hãy
sống trách nhiệm này trong vui tươi và quyết tâm để nền văn minh của chúng ta
thực là một nền văn minh trong đó có sự thật, công lý, tự do và tình thương
hiện trị, đó là những cột trụ cơ bản không thể thay thế được của cuộc sống
chung có trật tự và an bình” (SD 31-5-2010)