GIÁO
HỌ NAM AM MỪNG MẸ MÂN CÔI
Chiều
Chúa Nhật 05/10/2014, tại nhà thờ giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc
đã long trọng tổ chức kiệu rước Mẹ Mân Côi.
Dù
trời có mưa nhẹ; nhưng cộng đoàn phụng vụ nô lức rước kiệu Mẹ chung quanh Thánh
Đường. Lòng tràn ngập vui sướng, thinh lặng bước đi lòng hân hoan ngẫm suy về Mẹ
Mân Côi, khấn xin cùng Mẹ Mân Côi, Nhờ Mẹ, Với Mẹ và Trong Mẹ Mân Côi.
Mời
xem hình:https://www.flickr.com/photos/giaoxubachai/sets/72157648406198352/
Mở
đầu thánh lễ, cha chánh xứ Đaminh Bùi Văn Án vui mừng chia sẻ với cộng đoàn phụng
vụ về một sự kiện trùng hợp đầy ý nghĩa. “Hôm nay Giáo Hội cho phép chúng ta được
long trọng tổ chức mừng lễ Mẹ Mân Côi, trùng với ngày khai mạc Năm Thánh mừng
Kim Khánh thành lập giáo phận Xuân Lộc (1965-2015).
Cách
đặc biệt, giáo họ Nam Am long trọng tổ chức lễ mừng Mẹ Mân Côi quan thầy và mừng
kỷ niệm 60 năm thành lập giáo họ (1954-2014).
Đây
là dịp chúng ta bày tỏ tâm tình tạ ơn với Chúa, qua lời bầu cử của Đức Mẹ.
Chúng ta biết ơn đến các Đấng bậc trong Hội Thánh, các vị tiền nhân của chúng
ta đã có công hình thành, xây dựng và phát triển giáo phận, giáo xứ và giáo họ.”
Trong
bài giảng lễ, bằng chất giọng dịu dàng truyền cảm và sâu lắng. Cha xứ đã giúp cộng
đoàn hiểu rõ về vai trò của Đức Mẹ, Đấng trung gian chuyển thông ơn sủng của
Chúa cho nhân loại, qua các nhân đức của Đức Mẹ sau lời “Xin Vâng”. Ngài tha
thiết mời gọi mọi người hãy năng chạy đến cùng Đức Mẹ, noi gương Đức Mẹ, thực
hiện sự khiêm nhường trong đời sống gia đình, họ đạo, xứ đạo, để đem lại sự an
vui hạnh phúc cho mình và cho mọi người.
Sau
khi nhận phép lành Tòa Thánh, cộng đoàn hướng về Đức Mẹ, sướng vui ca vang hát
về Mẹ, khấn xin cùng Mẹ.
Màn
đêm buông xuống, thành phố ngập tràn ánh sáng, cộng đoàn hân hoan ra về với mái
nhà nhỏ bé yêu thương của mình.
Lược
sử giáo họ Nam Am
Cộng
đoàn Giáo họ Nam Am mừng lễ Mẹ Mân Côi Quan thầy đồng thời mừng kỷ niệm 60 năm
thành lập (1954-2014), chính là dịp để nhìn lại hành trình, hình thành, xây dựng
và phát triển, để suy niệm về ơn Chúa, tri ân các bậc tiền nhân đã mở đường, đặt
nền móng xây dựng nên Giáo xứ Nam Am miền Bắc và Giáo họ Nam Am miền Nam.
Vạn
trái tim cùng chung một nhịp, với bàn tay của bao thế hệ, hy sinh công sức, của
cải, cả những giọt máu đào, để xây nên giáo xứ, giáo họ thành những cộng đoàn của
Thiên Chúa, minh chứng một niềm tin tuyệt đối và cùng để tạ ơn, ca ngợi lòng
nhân từ yêu thương chở che của Mẹ Mân Côi Quan thầy, ban muôn hồng ân phúc lộc
cho tất cả mọi người, mọi gia đình, mọi thế hệ Kito hữu Nam Am.
Giáo
họ Nam Am được thành lập từ năm 1954 trên cơ sở gần 20 gia đình Công giáo từ
ngoài xứ Nam Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, miền Bắc, theo đoàn người di cư vào Nam
năm 1954 và đã đến chọn vùng đất cây số 7 Hố Nai, Biên Hòa để sinh sống và lập
nghiệp.
Trong
dịp vui mừng trọng đại này, chúng tôi xin được trình bày Lược sử Giáo họ Nam Am
qua hai phần:
Phần
I: Xứ Nam Am Quê Hương Miền Bắc
1. Vĩnh
Bảo Hải Phòng bao niềm thương nhớ!
Mỗi
khi nhớ về cuộc chia ly, lòng người không khỏi dâng cao những cảm xúc nhớ
thương, nhớ biết bao kỷ niệm tuổi ấu thơ, từ ngàn đời gắn bó như hơi thở, như đất
trời, như mạch nước khơi nguồn sự sống.
Người
đi một nửa hồn tôi mất
Một
nửa hồn kia bỗng dại khờ.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Khi ta ở đất là nơi đất ở
Khi
ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.
Nhà
thơ Chế Lan Viên
Thuốc
lào Vĩnh Bảo là đặc sản quê hương tôi. Qua cánh đồng trồng thuốc lào, những cây
thuốc thâm thấp mập mạp, lá to đang kỳ bánh tẻ, mùi thuốc lào thoảng lẫn trong
vị ngọt ngào của ngô non và đòng đòng lúa quanh đấy, như một sự tẩm ướp tinh tế.
Nghe người Vĩnh Bảo rít thuốc lào thì khỏi phải nói. Ca dao về thuốc lào Vĩnh Bảo
có câu:
Nhớ
ai như nhớ thuốc lào
Đã
chôn điếu xuống lại đào điếu lên.
Hút
thuốc lào Vĩnh Bào rồi phả khói mù mịt làm cảnh vật trước mắt chập chờn ẩn hiện
như thực như ảo:
Thoáng
bóng ai về trong khói thuốc
Mắt
cười lúng liếng lá răm tươi…
Có
sách gọi cây thuốc lào là: Tương tư thảo. Vĩnh Bảo, vùng đất văn nhân hào
kiệt có danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và có một loài cây kỳ
thú mang cái tên gợi thương gợi nhớ.
2. Tên
gọi Nam Am.
Theo
lời kể của các cụ cao niên, vùng đất Nam Am ngày nay cùng với 7 xã khác ở phía
Nam huyện Vĩnh Bảo là: Lý Học, Tam Cường, Vĩnh Tiến, Hoà Bình, Trấn Dương, Cao
Minh, Liên Am được gọi là Đất Trạng, trước kia thuộc huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải
Dương. Đất Trạng có tất cả 18 làng mang tên Am (Thập bát trang Am) như: Cổ Am,
Bào Am, Tiên Am, Thượng Am, Liên Am, Ngãi Am, Dương Am, Hạ Am, Lý Am, Trung Am,
Đông Am, Nam Am, Tây Am, Lạng Am, Tiền Am, Hội Am, Hiền Am, Thanh Am.
3. Giáo
xứ Nam Am.
Dọc
theo con đường từ nội thành Hải Phòng, đến Phà Khuể rồi qua địa phận huyện Tiên
Lãng, Giáo xứ Nam Am tọa lạc dọc theo đường liên huyện 17A với con sông Tranh
Dương hiền hòa xuôi chảy như ôm trọn bao bọc lấy Giáo xứ. Giáo xứ với gần 6000
nhân danh, gần 2.500 hộ gia đình và 4 giáo khu. Mỗi giáo khu có một Đền Thánh
như: Khu Đoài có đền Thánh Inê. Khu Trung có đền Đức Mẹ Vô Nhiễm. Khu Nam có đền
Thánh Gioan. Khu Đông có đền Thánh Giuse. Hiện nay, do cha chánh xứ Gioan
Baotixita Nguyễn Văn Sách coi sóc. Đây là một xứ lớn, có tinh thần hiếu học,
truyền thống đạo đức, có lòng nhiệt thành Đức tin và trung thành với Giáo hội.
Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây đã được mệnh danh là “Con tim của Giáo phận”.
Giáo
xứ Nam Am được các cha dòng Đaminh thành lập vào năm 1670 và nhận Đức Mẹ
Mân Côi làm Bổn mạng. Khi địa phận Đàng Ngoài phân tách thành hai Địa phận Tây
và Đông Đàng Ngoài vào năm 1679, Nam Am được chọn là Tòa Giám Mục của Địa phận
Đông Đàng Ngoài (địa phận Hải Phòng ngày nay). Nơi đây đã được Đức cha
Gieronimo Liêm đặt là nơi xây dựng Đại chủng viện và tiểu chủng viện thời kỳ
phôi thai của Địa phận. Mảnh đất này cũng là nơi ghi dấu của bao vị anh Hùng tử
Đạo như thánh Liêm, thánh Vinh, thánh Bình, thánh Khang,... Nam Am nổi tiếng với
những dòng họ Khổng, Vũ, Đào, Đặng, Ngô đã đến đây lập nghiệp được gần 600 năm.
Và nơi đây đã sinh ra biết bao người con tận hiến cho Chúa. Vì thế, Nam Am đã
trở thành một trong những Giáo xứ kỳ cựu nhất của Địa phận Hải Phòng.
4. Nhà
thờ Nam Am (tước hiệu Đền Thánh Đức Mẹ Mân Côi).
Hiện
nay ngôi nhà thờ thứ hai thay cho ngôi nhà thờ cũ được làm từ năm 1878. Ngôi
nhà thờ mới khởi công xây dựng ngày 25/6/2001, và ngày 15/10/2006 nhà thờ Nam
Am được Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám mục Hải Phòng về cắt băng khánh thành
và cung hiến bàn thờ.
Nhà
thờ mới có chiều dài 74 mét, chiều rộng 28 mét, chiều cao 21 mét, tháp chuông
chính cao 50 mét, hai tháp phụ, mỗi tháp cao 28 mét, cửa chính nhà thờ được khắc
tám Hán tự, tượng trưng cho tám mối phúc thật, trên thành cửa chính có ba chữ:
Ngã Chi Môn nghĩa là: Ta là cửa (Gioan 10,9), trên cửa phụ phía bắc có bốn chữ:
Ngã Chi Mục Tử, nghĩa là: Ta là mục tử (Gioan 10,11), trên cửa phụ phía nam có
bốn chữ: Ngã Chi Chiếu Minh, nghĩa là: Ta là ánh sáng (Gioan 8,12). Ngôi nhà thờ
được diễn tả theo nền văn hóa Á đông, theo tinh thần Tông huấn Giáo hội tại Á
châu của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo 2.
5. Phúc
tử đạo.
Nam
Am có sáu Đấng được phúc tử đạo và đã được Giáo Hội tôn phong Bậc Đáng Kính đó
là: cha Phêrô Lương, Đôminicô Vũ Văn Lâm, Giuse Đại, Giuse Tuyên, Phêrô Tràng,
Đôminicô Cầm. Theo thống kê mới nhất của giáo xứ, Nam Am có hơn 50 linh mục,
trên 200 tu sĩ nam nữ hiện đang phục vụ khắp nơi trong nước cũng như ở hải ngoại.
Nam Am có truyền thống đạo đức, tổ chức các đoàn hội các giới theo độ tuổi, siêng
năng đọc kinh mân côi, kinh bổn (giáo lý) tổ chức các lễ hội phục sinh, lễ các
thánh, lễ giáng sinh, làm việc bác ái, tổ chức khuyến học.v.v.v
Phần
II: Họ Nam Am Quê Hương Miền Nam
1. Cuộc
di cư năm 1954.
Geneve
là một thành phố thắng cảnh của Thụy Sỹ, là nơi diễn ra nhiều cuộc hội nghị quốc
tế và ký kết nhiều hiệp định đình chiến giữa các nước, nên cả Pháp và Việt Nam
đã chọn nơi đây để thương thuyết. Hội nghị Hiệp Định Đình Chiến Geneve được
khai mạc vào ngày 26/4/1954 và kết thúc vào ngày 21/7/1954.
Hậu
quả của hội nghị dẫn đến làn sóng người di cư vào Nam là 887.890 người (theo cuốn
Hai Mươi Năm Qua: 1945-1964 của Đoàn Thêm, trang 179 và 194-195), trong đó số
giáo dân tại Hải Phòng là 60 ngàn người (theo cuốn Vài Nét Về Địa Phận của Đức
Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng).
Làn
sóng người di cư vào nam bằng hai phương tiện chính là “Tầu há mồm” và “Máy
bay”.
Tất
cả mọi người vào tới miền Nam được Phủ Tổng Ủy do Đức Cha Phero Maria Phạm Ngọc
Chi phụ trách đón tiếp.
Đại
diện cho các cha Hải Phòng, có cha Giuse Lê Quang Ngọc đón tiếp và đưa đoàn di
cư tới các nơi tạm cư và tiếp tế lương thực, lều trại và mỗi ngày mỗi người
lãnh 12 đồng tiền ăn.
Người
di cư Hải Phòng có hai trại lớn: trại định cư Hố Nai do cha Giuse Nguyễn Quốc Vận
làm trại trưởng. Trại Thủ Dầu Một do cha Giuse Đào Thanh Hương làm trại trưởng.
Sau này, vì quá đông người, nên các cha tự đi tìm các điểm lập ra các trại
khác.
Trại
định cư Hố Nai là lớn hơn cả, thuộc tỉnh Biên Hòa, nằm trên quốc lộ 1, cho nhiều
địa phận. Đức Cha Phero Maria Phạm Ngọc Chi cho bốc thăm, mỗi đia phận nhận 2
km, làm nhà hai bên quốc lộ.
Người
di cư Hải Phòng bốc được số 1, nên ở đầu trại, từ cây số 6 đến cây số 8. Và do
cha Isidoro Bùi Thái Học làm trại trưởng.
Vì
có nhiều xứ, nên cha Học chia ra làm 4 khu: Đông Hải, Nam Hải, Bắc Hải và Tây Hải.
Nhưng vì các xứ lớn có cha xứ lãnh đạo, nên tự xây nhà thờ riêng, và giữ tên cũ
của xứ mình, còn các xứ nhỏ ít người, thì nhập lại với các xứ lớn.
2. Giáo
Họ Nam Am.
Cách trung
tâm Biên Hòa 7 cây số, Nam Am có đường quốc lộ 1A đi qua, nay là đường
Nguyễn Ái Quốc, và được bao bọc bởi các giáo họ, Ngọc Lý, Đỗ Xuyên, và một phần
của giáo xứ Phúc Lâm. Những ngày đầu đến khai hoang, sinh sống lập nghiệp ở
vùng đất đồi nhiều sỏi đá Hố Nai, với biết bao gian nan khổ cực, một số gia
đình bỏ đi nơi khác như: Bãi Re (Phúc Hải), Bến Hải (Gò Vấp), Rạch Dừa, Cát Lở,
Xuyên Mộc, Thủ Lựu, Long Kiên, Long Tân.v.v.v.. số ít còn lại khoảng gần 10 gia
đình gốc Nam Am.
Vâng
lời cha cố Phero Vũ Trọng Thư, cùng với nhiều giáo họ khác làm nên giáo xứ Bắc
Hải. Tuy dù ít, nhưng các gia đình gốc Nam Am vẫn giữ nguyên tên gọi
và tên thánh Bổn mạng Mẹ Mân Côi. Tạ ơn Chúa! 60 năm thấm thoát trôi qua,
người dân gốc Nam Am Vĩnh Bảo Hải Phòng luôn giữ nề nếp quê cha đất tổ, những
sinh hoạt đạo đời luôn cố gắng hoàn thiện, tình làng nghĩa xóm, sớm hôm tối lửa
tắt đèn vui buồn có nhau.
Người
dân Nam Am vốn cần cù siêng năng lao động, có tinh thần hiếu khách, trọng lễ
giáo, sinh động trong làm ăn kinh tế, chăn nuôi, trồng trọt, phát triển nhiều
ngành nghề thương mại, dịch vụ, ăn uống, công nhân, công chức.v.v.v.
Theo
dòng thời gian, dân số giáo họ Nam Am mỗi ngày thêm đông. Ngoài việc phát triển
tự nhiên, cuối năm 1966 có một số đông gia đình từ Long Điền (xưa huyện
Long Điền là quận Long Điền. Năm 1975, huyện Long Điền một phần của huyện Long
Đất tỉnh Đồng Nai, nay thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) di tản chiến tranh về
khu rừng đồi cỏ tranh sau Nam Am, khai hoang lập nghiệp, cũng như một số đông
gia đình từ các nơi khác đến xin nhập vào họ Nam Am do hoàn cảnh kinh tế sau
năm 1975.
Hiện
nay giáo họ Nam Am có 386 gia đình công giáo, số nhân danh là 1535 người, trong
đó: Có 762 nam và 773 nữ. Số người từ 60 tuổi trở lên là: 105 người
(trong đó 45 nam, 60 nữ). Số người từ 21 đến 59 tuổi là: 537 người (trong đó
471 nam, 466 nữ). Số người từ 20 tuổi trở xuống là: 493 người (trong đó 246
nam, 247 nữ).
Ngày
nay, nhiều gia đình gốc Nam Am hiện đang sinh sống, lập nghiệp ở khắp mọi nơi
trong nước cũng như ở hải ngoại. Dù xa cách về địa lý; nhưng những gia đình gốc
Nam Am luôn hướng về quê nhà, góp lời cầu nguyện, giúp đỡ cách này hay cách
khác cho người thân yêu nơi quê nhà thêm tươi thắm.
Một
điều đáng tiếc cho giáo họ Nam Am, một giáo họ lớn đông giáo dân nhất trong
giáo xứ; nhưng lại không có Nhà Nguyện, không có Đền Thánh. Giáo họ có một căn
nhà mặt tiền cấp 4 cho thuê để lấy kinh phí sử dụng chi tiêu trong giáo họ, và
một đội trống phục vụ giáo họ, giáo xứ cũng như giáo phận trong các dịp lễ hội
hàng năm.
Các
giờ kinh tối luân phiên đến các gia đình trong giáo họ, được các đoàn thể như:
Giới gia trưởng, Giới hiền mẫu, Giới trẻ tổ chức đều đặn, sốt sắng.
Trong
dịp mừng Quan Thầy giáo họ Nam Am và mừng kỷ niệm 60 năm thành lập giáo họ
(1954-2014), giáo họ Nam Am đã có những việc làm thiết thực như: ra sức cổ võ đọc
kinh tối trong các gia đình, siêng năng tham dự thánh lễ, chầu Thánh Thể, xưng
tội rước lễ, sống bác ái, tình làng nghĩa xóm, chương trình khuyến học, xây dựng
tinh thần thể thao.v.v.v.
3. Quý
vị Trùm Giáo Họ Nam Am từ năm 1954 đến nay.
01. Cụ
Trùm Giuse Hoàng Ngọc Hạp NK: 1955 – 1958
02. Cụ
Trùm Heronimo Nguyễn Đình Lộc NK: 1958 – 1961
03. Cụ
Trùm Vicente Đào Trọng An NK: 1961 – 1967
04. Cụ
Trùm Phanxico Trần Văn Sâm NK: 1978 – 1982
05. Cụ
Trùm Giuse Đào Bá Mãn NK: 1982 – 1986
06. Cụ
Trùm Giuse Lê Huy Sang NK: 1982 – 1986 Trùm Phó. 1986 – 1990 Trùm Trưởng
07. Cụ
Trùm Phó Inhaxio Đoàn Như Đỗ NK: 1986 - 1993
08. Ông
Trùm Giuse Khổng Hữu Uy NK: 1990 – 1997
09. Ông
Trùm Phó Fx Trần Văn Sầm NK: 1997 - 2001
10. Ông
Trùm Phó Giuse Trần Văn Tiến NK: 1990 - 2001
11. Ông
Trùm Đaminh Khổng Hữu Thú NK: 1993 – 1997 Trùm Phó. 1997 – 2001 Trùm Trưởng
12. Ông
Trùm Giuse Khổng Hữu Phước NK: 1997 – 2001 Thơ Ký. 2001 – 2005 Trùm Trưởng.
13. Ông
Trùm Phó Giuse Lê Sỹ Hải NK: 2001 – 2005
14. Ông
Ký Heronimo Nguyễn Đình Công NK: 2005 – 2009
15. Ông
Phó Giuse Vũ Minh Sinh NK: 2009 – 2013
16. Ông
Phó Giuse Trần Ngọc Nam NK: 2009 – 2013
17. Ông
Ký Đaminh Nguyễn Đình Tuấn NK: 2009 – 2013
18. Ông
Trùm Gioan Bt Ngô Ngọc Vĩ NK: 2001 – 2005 Trùm Phó. 2005 đến nay là Trùm
Trưởng
19. Ông
Trùm Fx Trần Văn Hùng NK: 2013 – 2017 Trùm Phó
20. Ông
Ký Fx Trần Đức Thông NK: 2013 – 2017
4. Quý
vị Phụ trách Ban Trương (Ban Trống) trong Giáo họ.
01. Cụ
Trương Gioan Vũ Thế Đâu NK: 1955 – 1958
02. Cụ
Trương Giuse Ngô Văn Lừ NK: 1958 – 1972
03. Cụ
Trương Gioan Ngô Ngọc Vũ NK: 1972 – 1978
04. Cụ
Trương Giuse Khổng Hữu Tư NK: 1978 – 1982
05. Ông
Trương Giuse Nguyễn Văn Vững NK: 1982 – 1986
06. Ông
Trương Đaminh Khổng Hữu Thú NK: 1986 – 1990
07. Ông
Trương Vicente Đào Trọng Mai NK: 1990 – 1997
08. Ông
Trương Giuse Ngô Văn Cung NK: 1997 – 2001
09. Ông
Trương Giuse Vũ Minh Chính NK: 2001 – 2005
10. Ông
Trương Heronimo Nguyễn Đình Công NK: 2005 - 2009
11. Ông
Trương Giuse Lê Huy Sáng NK: 2009 – đến nay.
5. Quý
vị tham gia Ban Hành Giáo, Giáo xứ, Giáo khu từ năm 1954 đến nay.
01. Cụ
Phó Giuse Khổng Hữu Cửu NK: 1957 – 1960
02. Cụ
Đaminh Vũ Viết Bái NK: 1958 – 1967 Khán Khu. NK: 1966 – 1970 Phó Trương.
03. Cụ
Chánh Fx Trần Văn Sâm NK: 1982 – 1986
04. Cụ
Chánh Giuse Đào Bá Mãn NK: 1986 – 1990
05. Cụ
Thủ Quỹ Giuse Lê Huy Sang NK: 1990 – 1993
06. Cụ
Chánh Giuse Khổng Hữu Tư NK: 1990 – 1993 Phó Ngoại. 1993 – 1997 Chánh
Trương.
07. Ông
Trùm Khu 2, Giuse Khổng Hữu Uy NK: 1993 – 1997
08. Ông
Phó Đaminh Khổng Hữu Thú NK: 1997 – 2001 Trùm Khu hai. 2001 – 2005 Phó Nội.
09. Ông
Chánh Fx Trần Văn Sầm NK: 2001 – 2005 Phó Ngoại. 2005 – 2013 Chánh
Trương
10. Ông
Trùm Giuse Khổng Hữu Phước NK: 2001 – 2005 Trùm Khu hai.
11. Ông
Ký Giuse Khổng Hữu Nguồn NK: 2001 – 2005 Phó Phụng Vụ. 2005 – 2013 Thơ
Ký.
12. Cụ
Trương Maria Khổng Thị Bởi (Bà Hắc) NK: 1978 – 1986
13. Cụ
Trương Maria Nguyễn Thị Rõm (Bà Đà) NK: 1986 – 1990
14. Ông
Trương Vicente Đoàn Văn Nanh NK: 2005 đến nay
15. Bà
Trương Maria Nguyễn Thị Kim Loan NK: 2005 đến nay
6. Tham
gia các Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành.
Thật
đáng trân trọng đề cao những người độc thân hoặc có gia đình, đang dấn thân và
đem khả năng chuyên môn của mình phục vụ trong các tổ chức, các đoàn thể Công
Giáo Tiến Hành. Bằng đời sống cầu nguyện, làm việc bác ái, tham gia các Hội
đoàn, làm tông đồ cá nhân cũng như tập thể, tham gia vào các sinh hoạt mục vụ
trong giáo phận, giáo xứ, giáo họ của mình.
Tiếp
nối truyền thống đạo đức của các bậc tiền nhân. Trước năm 1975 cũng như những
năm sau này; rất nhiều vị trong giáo họ Nam Am đã hăng say nhiệt tình tham gia
các đoàn thể công giáo tiến hành, kiêm nhiệm nhiều chức vụ.
Như
Cụ Đaminh Vũ Viết Bái, sinh năm 1922, người gốc khu Trung làng Nam Am. Ngày mới
vào Nam, cụ là một chàng trai độ ngoài 30, nay cụ đã gần tuổi “Bách niên chi
lão nghĩa là gần 100 tuổi”, cái tuổi “Phúc lộc trời cho”, và có thể nói: “Cụ là
vị gia trưởng của những gia đình gốc Nam Am ở miền Nam còn lại”. Cụ nhiệt thành
trong mọi công tác tông đồ, kiêm nhiệm nhiều chức vụ, làm Khán khu rồi Phó
Trương giáo xứ. Dù trong hoàn cảnh nào, Cụ luôn sống theo tinh thần đạo binh Đức
Mẹ, sống khiêm nhường, đơn sơ, tín thác vào Mẹ Maria.
Sang
các thế hệ tiếp nối, nhiều vị đã và đang tham gia vào các đoàn hội như: Ông
Vicente Đoàn Văn Đà, Ông Giuse Bùi Văn Phát, làm trưởng giới Gia Trưởng. Bà
Anna Đoàn Thị Am, Bà Maria Trần Thị Hồng Hoa, Bà Maria Lưu Thị Sâm, làm Ban trị
sự giới Hiền Mẫu giáo xứ. Ông Toma Lưu Đức Thuần, Cô Maria Khổng Thị Lam, làm
Ban trị sự giới Thiếu Nhi giáo xứ. Bà Maria Lưu Thị Phiếm, làm trưởng hội Phạt
Tạ giáo xứ. Cô Rosa Lưu Thị Nhung, làm trưởng hội con Đức Mẹ giáo xứ.
7. 60
năm một hành trình đức tin.
Trải qua năm tháng cuộc đời, 60 năm ghi dấu một chặng đường, 60 năm với biết bao thăng trầm của các biến cố trong hành
trình 60 năm ghi dấu ấn thời
gian trên lịch sử giáo họ Nam Am. Mỗi biến cố cuộc đời làm chúng ta trưởng thành và lớn
lên thế nào thì mỗi biến cố xảy ra cho giáo họ cũng từng bước định hình nên một
giáo họ Nam Am hôm nay.
Nhìn lại chặng đường 60 năm ân phúc đã
qua, chắc hẳn chúng ta ai cũng nhận ra những hồng ân lớn lao và phong phú với tất
cả chiều cao sâu dài rộng mà Thiên Chúa không ngừng tuôn đổ trên cuộc đời mỗi
người, mỗi gia đình, trong giáo họ Nam Am. Đồng thời chúng ta luôn nhớ đến các
Đấng Bậc, các vị tiền nhân, các ân nhân, thân nhân ở trong nước và hải ngoại,
còn sống cũng như đã qua đời.
Trong tâm tình tín thác, mỗi người, mỗi
gia đình, các thành phần, trong cộng đoàn giáo họ Nam Am, xin đồng thanh sốt sắng
nói lời ‘Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa’ (x. Lc. 1, 46.48), và hân hoan cất
cao bài ca cảm tạ tri ân về những hồng ân lớn lao mà Chúa đã, đang và sẽ ban
cho giáo họ qua lời bầu cử của Mẹ Mân Côi, Quan thầy giáo họ.
Giuse
Khổng Hữu Nguồn