Trang Chủ > Tin Giáo Hội > Giáo Phận Xuân Lộc

GIÁO XỨ BẮC HẢI DÂNG LỄ CẦU NGUYỆN

KÍNH NHỚ TỔ TIÊN ÔNG BÀ CHA MẸ

Sáng mồng hai Tết Nguyên Dán Giáp Ngọ, Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc, dâng thánh lễ tại nghĩa trang để cầu nguyện cho Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ.

Đặc biệt năm nay một số quý cha đồng hương, quý thầy phó tế, quý tu sĩ nam nữ về quê ăn tết sum họp gia đình đông hơn mọi năm, các ngài cùng dâng lễ với cha xứ, cha phó để cầu nguyện cho những người còn sống cũng như đã qua đời.

Trong dịp sum họp ngày đầu năm mới, cộng đoàn tham dự thánh lễ tại nghĩa trang rất đông.

Không chỉ có những vị khách gần xa trong ngoài giáo xứ mà còn có nhiều vị ở phương trời tây xa nửa vòng trái đất, nhiều người ở nhiều châu lục khác cũng về sum họp với gia đình và cùng đi dự lễ.

Mở đầu thánh lễ, cha xứ Đaminh Bùi Văn Án dâng lời chào mừng quý cha, quý thầy phó tế, quý tu sĩ nam nữ, quý cộng đoàn,  và ngài mời mọi người cùng nổ tràng pháo tay thay cho lời chào chúc nhau ngày đầu năm mới.

Trong bài giảng lễ, thầy phó tết Giuse Nguyễn Trí Dũng SDB chia sẻ với cộng đoàn:

« Kính thưa Cha chủ tế, quý Cha, quý ông bà anh chị em và cộng đoàn phụng vụ rất  thân mến!.

Truyền thống dân tộc Việt Nam quả rất cao quí khi ông bà tổ tiên, cha mẹ luôn được mọi người kính yêu, hiếu thảo. Cho nên, Hội Thánh Việt Nam luôn dành ngày mồng hai tết để  tưởng nhớ đặc biệt đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Bởi vì, Giáo Hội luôn cho con cái hiểu rằng việc hiếu thảo Cha mẹ có giá trị rất cao trong đời sống con người và là một trong những điều răn quan trọng mà Chúa dạy trong mươi điều răn: "Hãy thảo kính cha mẹ".

Có rất nhiều câu truyện hay kể về tình yêu thầm kín của cha mẹ đối với con cái mà con đọc được trên những trang mạng. Truyện kể về một người cha già 80 tuổi ngồi trên chiếc ghế sô-pha cùng người con trai trí thức 45 tuổi. Đột nhiên có tiếng một con quạ gõ gõ cái mỏ vào ô của sổ của căn nhà.

Người cha già 80 tuổi hỏi con trai: “Cái gì vậy?”. Người con trai trả lời: “Một con quạ”.

Vài phút trôi qua, người cha lại hỏi con trai: “Cái gì vậy?”. Người con trả lời: “Cha, con đã nói với cha rồi. Đó là một con quạ”.

Một lúc nữa lại trôi đi, người cha già lại hỏi: “Cái gì thế?”. Đến lúc này, người con có chút bực dọc, khó chịu trong giọng điệu khi trả lời cha: “Đó là một con quạ, một con quạ”.

Một lúc lâu sau, người cha lại hỏi con trai cũng vẫn câu hỏi “cái gì thế?”. Lần này người con trai thực sự tức giận hét vào mặt người cha già mà rằng: “Tại sao cha cứ hỏi đi hỏi lại con cùng một câu hỏi thế hả? Con đã nói bao nhiêu lần rồi, đó chỉ là một con quạ. Cha không hiểu hả?”.

Thoáng chút ngần ngừ, người cha đi vào phòng mình, mang ra một cuốn nhật kí đã cũ nát. Cuốn sổ ông giữ gìn kể từ khi người con trai ra đời. Mở một trang, người cha đưa cho cậu con trai đọc. Khi người con trai đón lấy, anh ta thấy những dòng chữ được viết trong nhật kí như sau: “Hôm nay, đứa con trai bé bỏng 3 tuổi ngồi cùng tôi trên chiếc ghế sô-pha. Khi một con quạ đậu trên cửa sổ, con trai đã hỏi tôi 23 lần rằng đó là cái gì, và tôi cũng đã trả lời 23 lần rằng đó là một con quạ. Tôi nựng con mỗi lần nó hỏi tôi cùng một câu hỏi, lặp đi lặp lại 23 lần. Tôi không hề cảm thấy khó chịu, mà trái lại, càng yêu thương đứa con ngây thơ bé bỏng này hơn”…

Câu truyện đến đây thì tác giả không viết thêm gì, nhưng nó để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Trong các tình yêu, có lẽ chỉ có tình cha, tình mẹ là bền bỉ, là kiên vững nhất. Cho dù người con có như thế nào, thì tình cha mẹ dành cho con cái mãi mãi như sông ngòi, biển khơi. Trên thực tế chúng ta có thể thấy, cha mẹ đã đánh đổi cả cuộc đời mình, chỉ mong cho con cái thành người. Niềm vui, niềm hạnh phúc và tự hào của cha mẹ là nhìn thấy sự thành công của con cái. Cho dù có phải vì con mà vất vả lao đao, cha mẹ vẫn không sờn lòng. Cho dù có vì con mà cha mẹ phải hao gầy, cha mẹ vẫn vui khi nhìn thấy con cái lớn khôn mỗi ngày.

Kính thưa quý ông bà anh chị em và cộng đoàn phụng vụ rất  thân mến!.

Tình yêu Cha mẹ cao qúy như vậy đấy, nhưng đối với mỗi người chúng ta, chúng ta có bao giờ thấu hiểu tình yêu sâu rộng của Cha mẹ hay không! Hay ngược lại chúng ta lại xem tình yêu của cha mẹ chỉ là một nghĩa vụ mà cha mẹ buộc phải làm cho con cái và con cái chỉ cần tiền bạc là có thể bù lại nghĩa vụ đó là xong, hết trách nhiệm. Có lẽ trên thực tế là vậy! có nhiều người con vì lý do này, vì lý do khác đã quy tình yêu cao cả của cha mẹ mình thành vật chật, cho nên có thể dùng tiền bạc để bù đắp tình cảm thiêng liêng đó. Để phá đổ quan niệm sai lầm đó, Bài Tin Mừng hôm nay nói lên lời giáo huấn của Chúa Giêsu về vấn đề thao kính cha mẹ.

Trong đoạn Tin Mừng mà quý ông bà anh chị em vừa nghe, Chúa Giêsu đã dạy cho các Kinh Sư, những người pharisiêu bài học về vấn đề báo hiếu. Chúa Giêsu luôn đề cao việc hiếu thảo đối với ông bà tổ tiên, cha mẹ, các bậc sinh thành, dưỡng dục. Trong khi đó, các Kinh sư và Pharisêu cho rằng theo lời của tiền nhân thì tất cả những gì họ làm cho cha mẹ đều là tế phẩm dâng lên Thiên Chúa, do đó, họ làm như thế là đủ rồi, là tròn bổn phận và trách nhiệm rồi, không cần phải thờ cha kính mẹ nữa. Họ giới hạn bổn phận và nghĩa vụ dựa trên vật chất, và họ gán cho nó tính chất đạo đức. Đối với Chúa Giêsu, Ngài nói cho các Pharisêu, các Kinh sư và mọi người biết rằng: "Phải thảo kính cha mẹ…" theo đúng giới răn thứ bốn trong thập giới của Thiên Chúa đã trao cho ông Môsê: "Thảo kính cha mẹ". Chúa nói: "Kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử ". Chúa Giêsu mở ra cho thế giới, cho con người, cho mỗi người một chân trời mới về nghĩa vụ và bổn phận đối với các bậc sinh thành. Tuy vật chất cần thật nhưng tấm lòng, con tim, tinh thần còn có giá trị cao vời hơn cả những thứ vật chất nữa.

Thật vậy, xưa cũng như nay, vấn đề hiếu thảo đối với các bậc sinh thành luôn được đặt ra với nhiều quan niệm và suy nghĩ khác nhau. Ngày nay, tại nhiều đất nước, việc truyền bá tự do luôn được đề cao, nhiều nơi xem sự tự do là chính mà quên đi giá trị đạo đức. Do đó, giá trị truyền thống hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ bị coi nhẹ. Nhiều nước, luật pháp bảo vệ tự do quá đáng: cha mẹ không được nói nặng tới con cái, chứ chưa nói tới quát nạt, to tiếng hay đánh sửa dạy. Nhiều nước, con cái tới 18 tuổi được luật pháp bảo hộ theo ý của mình. Cha mẹ luôn phải dè chừng với con cái. Nên, giá trị đạo đức bị lung lay: con cái muốn làm gì thì làm.Luân lý bị coi nhẹ. Cha mẹ được xem như gánh nặng đối với con cái. Con cái thích tự lập, ở riêng. Người già đã có nhà xã hội, nhà dưỡng lão vv…Việc hiếu thảo đối với cha mẹ được xem nhẹ. Cha mẹ già thường cảm thấy cô đơn, buồn tủi. Có người đã nói cay chua, mỉa mai: "Ước gì mình được con cái chăm sóc như con chó mà con mình đang nuôi". Đó là sự thực nhưng sự thực thật cay đắng và mỉa mai.Thiết tưởng, mọi gia đình phải nhìn vào mẫu của gia đình thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu để noi gương bắt chước. Chúa là Chúa nhưng làm người, Ngài luôn vâng lời, tuân phục và sống thảo hiếu với cha mẹ của mình.

Dân tộc Việt Nam luôn còn giữ được truyền thống thảo hiếu và giáo dân Việt Nam còn biết lắng nghe lời Chúa và thực hành lời Chúa. Do đó, nghĩa vụ, bổn phận đối với các bậc sinh thành, tổ tiên luôn được trân trọng giữ gìn.

Trong ngày lễ kính nhớ tổ tiên hôm này, chúng ta hãy xin Chúa Giêsu ban thêm lòng mến cho chúng ta để chúng ta luôn biết thảo hiếu với tổ tiên, cha mẹ: sống thì thăm hỏi, giúp đỡ, nuôi dưỡng, khi các Ngài khuất bóng thì biết xin lễ, cầu nguyện và làm những việc phúc đức dâng cho cha mẹ, tổ tiên. Amen”.

Trước khi kết thúc thánh lễ, cha xứ không quên nhắc nhở mọi người hãy lưu ý nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông trong những ngày tết, để cuộc sống luôn được an vui hạnh phúc.

Dù rất đông, nhưng mọi người dự lễ thật là nghiêm trang trật tự, hầu như ai cũng sốt mến dự Tiệc Thánh Thể để cầu nguyện cho Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ của mình.

Giuse Khổng Hữu Nguồn

   

 


Các bài viết mới hơn
     Lời Chủ Chăn Gp. Xuân Lộc tháng 03-2022: Hướng tới một Hội Thánh hiệp hành
     Thư mục vụ Giáo phận Xuân Lộc tháng 01-2022_ Đức Cha: Gioan Đỗ Văn Ngân
     Giáo Phận Xuân Lộc Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục XVI tại địa phương cấp Giáo phận - Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
     Lời Chủ Chăn Tháng 12 - 2021: Nguyện Cầu… Những ‘Bản Diệu Ca’
     Giáo phận Xuân Lộc: Thư chung về chương trình mục vụ năm phụng vụ 2021 – 2022
     Lịch Phụng vụ tháng 8 - 2021
     Lời Chủ Chăn Tháng 8-2021
     Thư Chung của Đức Cha Giáo phận gửi đến Quý Cha trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tái bùng phát
     Thông báo của TGM trước tình hình nhiều nơi phải phong tỏa
     Sắc lệnh phân tách giáo hạt Xuân Lộc thành Giáo hạt Long Khánh và Giáo hạt Gia Ray

Các bài viết cũ hơn
     NGÀY HỌP MẶT TÂN TÒNG GIÁO PHẬN XUÂN LỘC. Giuse Khổng Hữu Nguồn
     “TÂN TÒNG TRUYỀN GIÁO”. BBT
     GIÁO XỨ BẮC HẢI THÁNH LỄ BẾ MẠC NĂM ĐỨC TIN. Khổng Hữu Nguồn
     LỄ MỪNG KÍNH BỐN THÁNH TỬ ĐẠO HẢI DƯƠNG. Khổng Hữu Nguồn
     GIÁO XỨ BẮC HẢI TỔ CHỨC LỄ CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH HỒN 02/11. Giuse Khổng Hữu Nguồn
     GIÁO PHẬN XUÂN LỘC ĐÓN NHẬN 909 ANH CHỊ EM TÂN TÒNG. Giuse Khổng Hữu Nguồn
     THÁNH LỄ RỬA TỘI – THÊM SỨC KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO 2013 Giáo phận Xuân Lộc – Giáo xứ Hà Nội. BBT
     HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG TÁC VIÊN TIN MỪNG. BBT
     GIÁO XỨ BẮC HẢI CHÚC MỪNG THỌ 108 CỤ. Giuse Khổng Hữu Nguồn
     GIỚI TRẺ GIÁO PHẬN THI TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ MỤC VỤ CẤP GIÁO PHẬN. Maria Phương Trâm, ĐMPC